您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Sukhothai, 18h00 ngày 9/2: Khó cho cửa trên
NEWS2025-02-12 21:21:35【Thế giới】2人已围观
简介 Hư Vân - 09/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g tin tức trong ngàytin tức trong ngày、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Atletico Madrid, 03h00 ngày 9/2
- Ten Hag gửi cảnh báo đanh thép đến dàn sao MU
- Kết quả U22 Việt Nam 2
- HLV Kim Sang Sik tin tuyển Việt Nam sẽ tạo kỳ tích ở Iraq
- Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Montpellier, 23h15 ngày 9/2: Phong độ đang lên
- Hồ thủy lợi nào lớn nhất Việt Nam, có diện tích gấp 2.000 lần Hồ Gươm?
- Xem ông Putin thi nấu ăn với ông Tập Cận Bình
- Real Madrid giành Siêu cúp châu Âu, sự lợi hại từ bộ ba siêu đẳng
- Nhân định, soi kèo Holstein Kiel vs Bochum, 21h30 ngày 9/2: Tận dụng lợi thế
- Kết quả bóng đá Hà Nội 1
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Wigan Athletic vs Fulham, 22h00 ngày 8/2: Khó có bất ngờ
Lịch Thi Đấu AFF Cup 2020 Ngày Giờ Đội Tỉ số Đội Vòng Kênh 06/12 06/12 16:30 Campuchia 1:3 Malaysia B VTV6, On Sports+ ">06/12 19:30 Lào 0:2 Việt Nam B Xem bài Lịch thi đấu AFF Cup 2021 hôm nay 6/12: Tuyển Việt Nam ra trận
Cơ sở Parchin của Iran hôm 9/9. Ảnh: Planet Labs PBC Tehran thừa nhận đã ghi nhận thiệt hại từ hành động tấn công của Israel, và thậm chí một số binh sĩ nước này cũng đã thiệt mạng. Song hiện chưa rõ Israel đã làm suy yếu chương trình tên lửa của Iran đến mức nào.
Cơ sở Parchin của Iran hôm 27/10, một ngày sau cuộc không kích của Israel. Ảnh: Planet Labs PBC Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố các cuộc không kích đã khiến "đối phương bị suy yếu cả về khả năng sản xuất tên lửa, và khả năng tự vệ. Điều này đang làm thay đổi cán cân sức mạnh".
Theo Business Insider, các bức ảnh vệ tinh do Planet Labs PBC chụp vào cuối tuần qua đã hé lộ mức độ thiệt hại sau trận không kích của Israel vào các căn cứ quân sự Parchin và Khojir, hai địa điểm gần Tehran và từ lâu gắn liền với các hoạt động chế tạo tên lửa.
Ông Farzin Nadimi tại Viện Chính sách Cận Đông Washington nhận định, các cuộc không kích của Israel vào Parchin và Khojir cùng một cơ sở gần Shahroud đã phá hủy nhiều tòa nhà liên quan đến dây chuyền lắp ráp tên lửa, và chế tạo nhiên liệu rắn.
Cơ sở Khojir của Iran hôm 22/10. Ảnh: Planet Labs PBC Tuy nhiên, ông Nadimi cho rằng ngành công nghiệp tên lửa của Iran rất lớn, phân tán, và được bảo vệ dưới lòng đất. Do đó, các cuộc không kích của Israel "chỉ có thể trì hoãn một số quá trình nhất định trong vài tuần, hoặc vài tháng". Cũng theo ông, các cuộc không kích tiếp theo mà Israel có thể triển khai cần có quy mô lớn gấp 3 lần mới có thể gây ra tác động lâu dài.
Ông Nadimi nói thêm, Iran có kho tên lửa khổng lồ nên "sẽ mất thời gian trước khi có thể cảm nhận được hậu quả từ những cuộc không kích chính xác".
Thiệt hại được ghi nhận tại cơ sở Khojir của Iran hôm 26/10. Ảnh: Planet Labs PBC Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) tại Washington hôm 27/10 đánh giá cuộc tấn công của Israel đã nhắm vào các máy trộn dùng để tạo nhiên liệu cho tên lửa đạn đạo, và có thể khiến Iran mất nhiều tháng để có được thiết bị. Trước đó, ISW cho rằng một cuộc tấn công như trên có thể phá vỡ năng lực sản xuất tên lửa của Iran để tấn công Israel, hoặc gửi tên lửa ra nước ngoài.
Ông Michael Allen, người từng là giám đốc cấp cao về chiến lược chống phổ biến vũ khí hạt nhân tại Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Bush, cho hay Israel đã nhắm vào những nơi "quan trọng nhưng dễ bị tổn thương" trong chuỗi cung ứng tên lửa của Iran, và điều này có thể gây ra những tác động trung hạn đến dài hạn.
Theo ông, tên lửa đạn đạo từ lâu đã đứng đầu danh sách khi đánh giá lợi thế của Iran. Do đó, cuộc tấn công của Israel "thực sự đang làm thay đổi đánh giá chiến lược về mối đe dọa mà Iran gây ra trong tương lai ngoài các lực lượng ủy nhiệm của mình, và những gì Israel có thể làm trong thời gian tới".
Việc đánh giá tác động lâu dài từ đòn tấn công của Israel đối với hoạt động sản xuất tên lửa của Iran là khá khó. Song Israel đã tạo ra tác động lên mạng lưới phòng không Iran, bởi Israel đã tấn công một số hệ thống S-300 do Nga sản xuất mà Tehran đang vận hành.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhấn mạnh, "các cuộc tấn công chính xác" vào radar và hệ thống phòng không của Iran đã tạo ra "một bất lợi lớn cho Tehran”, và quân đội Israel có thể tận dụng tình hình để có hành động tiếp theo.
Trong bản đánh giá hôm 28/10, các nhà phân tích an ninh tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh cũng cho rằng, cuộc không kích của Israel "đã phơi bày những điểm yếu của Iran" nhất là thông qua "sự xuống cấp rõ ràng" của mạng lưới phòng không Iran.
Israel tố Iran cố chế bom hạt nhân, Tư lệnh IDF thị sát căn cứ ngầm Hezbollah
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố, chính quyền Iran đang cố chế tạo vũ khí hạt nhân để hủy diệt nước này.">Đòn không kích của Israel tàn phá sức mạnh tên lửa Iran?
Số lượng khổng lồ các bức điện gửi về nước bị cơ quan phản gián Nhật chặn thu và một phần trong số đó đã bị giải mã. Người Nhật hiểu rằng đang có sự rò rỉ tin mật ra nước ngoài.
Nhưng nước nào đây? Thoạt đầu, người Nhật cho rằng Mỹ là nước quan tâm đến các tin mật, vì hai nước đang ở tình trạng đối đầu. Có điều, làm sao gián điệp Mỹ xâm nhập vào Nhật Bản được? Ắt là họ trà trộn trong số những người Nhật tái định cư từ Mỹ.
Xuất phát từ nhận định đó, các nhân viên an ninh Nhật lập danh sách những người Nhật “Mỹ”. Người đầu tiên bị nghi ngờ là bà Kitabayasi 60 tuổi, làm nghề thợ may, tái định cư từ năm 1935 và chuyên may đo trang phục cho các quan chức cao cấp, các văn nghệ sĩ... Một trong những khách hàng của Kitabayasi là Yotoku Miyagi – thành viên nhóm RAMSAI.
Nhà tình báo Richard Sorge. Ảnh: Wikipedia Ngày 26/9/1941, Kitabayasi cùng chồng là Tomo bị bắt. Bà Tomo không hề phủ nhận rằng mình có biết Yotoku Miyagi – một hoạ sĩ “rất dễ chịu, khoảng 40 tuổi”…
Mỗi bước đi của Miyagi bắt đầu bị theo dõi chặt chẽ, nhưng ông không nghi ngờ gì cả, tiếp tục những cuộc tiếp xúc với một thành viên RAMSAI khác là Ozaki. Mọi hành vi của hoạ sĩ đều bị xem là đáng ngờ.
Chỉ ít lâu sau, phản gián Nhật xác định được đường dây Miyagi - Ozaki – Klauzen – Vukelich – Sorge. Bản thân Miyagi cũng nhận thấy dấu hiệu nguy hiểm như phòng ở có hiện tượng bị lục soát trong khi ông vắng mặt, những tài liệu ông chuẩn bị sẵn để chuyển cho Sorge cũng không cánh mà bay.
Và rồi cái phải đến đã đến. Người đầu tiên bị bắt, ngày 10/10, là Miyagi. Ông toan tự vẫn nhưng không thành công. Ngày 15/10, đến lượt Ozaki bị bắt. Ngày 18/10/1941 có thể xem là ngày ngừng tồn tại của RAMSAI, khi cảnh sát đồng thời bắt giữ Sorge, Klauzen và Vukelich.
Tại nhà Max Klauzen, cảnh sát thu được máy phát vô tuyến cùng phụ tùng thay thế, máy ảnh, tiền đô-la Mỹ và các bức điện báo-mã hoá lẫn chưa mã hoá. Cuối cùng, người Nhật hiểu rằng họ đang đối đầu không phải với người Mỹ, mà với tình báo Liên Xô.
Số phận những người anh hùng
Sorge và đồng đội bị giam giữ tại nhà tù Sugamo khét tiếng, nơi các nhân viên điều tra xét hỏi hành động theo phương châm “không để sống, nhưng cũng không giết ngay”. Sorge tỏ ra rất bình tĩnh, nhận toàn bộ trách nhiệm về bản thân mình và giảm tầm quan trọng của thành viên.
Sau gần 2 năm giam giữ, ngày 29/9/1943, Toà án Tokyo mở phiên toà xét xử “nhóm phá hoại an ninh quốc gia”. Toà tuyên án tử hình đối với Richard Sorge và Hotsumi Ozaki. Việc Sorge dũng cảm nhận hết trách nhiệm về mình đã cứu sống đồng đội. Vukelich và Max Klauzen bị tù chung thân; Anna Klauzen bị kết án 3 năm cầm cố (Miyagi chết trước đó do không chịu nổi cực hình).
Sau một thời gian, Branko Vukelich bị chuyển đến nhà tù Abashiri (bắc đảo Hokkaido). Sau bao tra tấn đầy ải, thân hình Branko chỉ còn là cái xác nặng 32kg. Ngày 13/1/1945, Branko Vukelich qua đời lúc mới 40 tuổi.
Sau khi nước Nhật bại trận, vợ chồng Max và Anna Klauzen được giải thoát và được đưa về Liên Xô chữa trị. Năm 1946, hai vợ chồng trở về CHDC Đức và sống trong hoà bình, hạnh phúc cho đến ngày qua đời.
Hotsumi Ozaki hi sinh cùng ngày với Richard Sorge, ngày 7/11/1944, trước Ngày chiến thắng vẻn vẹn nửa năm và đúng vào ngày kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười. Trước khi lên giá treo cổ, Ozaki hô lớn: “Tôi chết vì nhân dân”. Còn Sorge nói với viên giám thị: Hãy nói với những người còn sống: Sorge đã chết trong tiếng hô: “Liên Xô muôn năm! Hồng quân muôn năm!”.
Chiến công có một không hai của tổ điệp báo quốc tế do Richard Sorge đứng đầu mãi mãi được lưu trong tâm khảm của các thế hệ người dân Liên Xô và Nga. Ngày 19/1/1965, Max Klauzen được tặng Huân chương Cờ đỏ; Anna Klauzen được tặng Huân chương Sao đỏ; Vukelich được truy tặng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất. Trước đó, ngày 5/11/1964, Đoàn Chủ tịch Xô-viết Tối cao Liên Xô ra sắc lệnh truy tặng Richard Sorge danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Thi hài Sorge được mai táng tại nghĩa trang Tama ở Tokyo. Mười hai năm sau khi hi sinh, năm 1956, một bia đá hoa cương được dựng trên mộ ông. Mặt trước khắc tên ông, còn mặt sau có dòng chữ: “Nơi đây yên nghỉ người anh hùng đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp chống chiến tranh, vì hoà bình trên toàn thế giới”.
Nhiều năm sau, một bia đá mới được dựng trên mộ Sorge. Trên mặt bia khắc ngôi sao Anh hùng Liên Xô và dòng chữ bằng các tiếng Nga, Đức, Nhật: “Anh hùng Liên Xô Richard Sorge, 4/10/1895 – 7/11/1944”.
Nguyên Phong
Bí mật về những vụ 'đi đêm' của Anh, Mỹ với phát xít Đức
Xuất phát từ lập trường chống Liên Xô, Anh và Mỹ từng nhiều lần tìm kiếm hòa ước riêng rẽ với nước Đức phát xít.
">Nguyên nhân tổ điệp báo lừng danh Liên Xô ở Nhật bị lộ
Nhận định, soi kèo Sociedad vs Espanyol, 0h30 ngày 10/2: Chờ đợi bất ngờ
Liên minh châu Âu (EU) giàu có, khoa học tân tiến, hệ thống phúc lợi và y tế tuyệt vời, cùng sự đồng thuận chính trị lớn về chăm sóc sức khỏe cho người dân… nhưng lại trượt ngã trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Theo tờ The Economist, xét về số ca tử vong, EU nhìn chung không tồi tệ bằng Anh hoặc Mỹ, với 138 ca tử vong được ghi nhận trên 100.000 trường hợp. Tuy nhiên, châu lục này đang hứng chịu làn sóng gia tăng lây nhiễm vô cùng nguy hiểm vì một biến thể virus chết người. Điều này càng nhấn mạnh hiểm họa của tỷ lệ tiêm chủng thấp của lục địa già. Dữ liệu cho thấy, 58% người Anh trưởng thành đã nhận được một liều tiêm, người Mỹ 38%, còn công dân EU mới có 14%.
Ảnh minh họa Các quốc gia châu Âu còn đi sau về tiêu chí khác trên thẻ điểm Covid-19, đó là nền kinh tế. Trong quý cuối cùng của năm 2020, Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 4,1%. Ở Trung Quốc, mức tăng trưởng là 6,5%. Trong khi đó, ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, nền kinh tế vẫn không ngừng thu hẹp. Một năm trước, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez gọi Covid-19 là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất gây ra cho EU kể từ sau Thế chiến 2.
Những nguyên nhân căn bản
Một phần vấn đề của châu Âu là nhân khẩu học. Dân số EU đã già theo tiêu chuẩn toàn cầu, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như các đô thị đông đúc, cũng có thể khiến người châu Âu dễ nhiễm bệnh. Đi lại xuyên biên giới vốn một trong những thành tựu lớn của EU có thể cũng góp phần cho virus lây lan, nhưng không ai muốn hạn chế điều này khi đại dịch giảm bớt.
Một phần nữa là chính trị. Jean Monnet, một nhà ngoại giao người Pháp đã giúp thành lập dự án châu Âu, từng viết một câu nổi tiếng "Châu Âu sẽ bị trui rèn trong khủng hoảng". Khi mọi thứ rơi vào cảnh tồi tệ nhất, những lời nói đó được lặp lại để nhắc nhở rằng EU sẽ giành lấy chiến thắng từ thất bại. Còn nhớ thời kỳ khủng hoảng đồng Euro, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã ra tay cứu vãn bằng một loạt chính sách mới. Tương tự, cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 đã làm cho Frontex - lực lượng an ninh biên giới của EU – mở rộng đáng kể.
Tuy nhiên, câu nói nổi tiếng của Monnet cũng chính là khởi nguồn của tâm lý tự mãn. Cuộc nội chiến ở Nam Tư những năm 1990 đã dẫn đến tuyên bố: "Đây là thời khắc của châu Âu". Nhiều năm thảm kịch đã tiếp nối sau đó. Cũng giống thế, quyết định năm ngoái trao cho Ủy ban châu Âu trách nhiệm duy nhất trong việc mua và chia sẻ vắc-xin Covid-19 cho 450 triệu người đã trở thành một thảm họa.
Tổng hợp nỗ lực nghiên cứu của 27 quốc gia và các quỹ của họ để mua trước vắc xin là điều có ý nghĩa, giống như Chiến dịch Warp Speed ở Mỹ tập hợp 50 tiểu bang lại với nhau. Tuy nhiên, bộ máy hành chính của EU đã quản lý sai các cuộc đàm phán hợp đồng, có lẽ vì nhìn chung chính phủ các nước giám sát y tế công. Dự án chủ yếu được xử lý bởi Chủ tịch Ủy ban, Ursula von der Leyen, người từng vui mừng gọi quyết định mở rộng đế chế của bà là một "câu chuyện thành công của châu Âu".
Thực tế thì rất khó. Đội của bà tập trung quá nhiều vào giá cả mà chú trọng quá ít đến an ninh nguồn cung. Họ mặc cả vô nghĩa về trách nhiệm nếu vắc-xin gây hại. Châu Âu run rẩy trong những ngày nghỉ tháng Tám. Những cuộc cãi vã sau đó, đùn đẩy trách nhiệm và đe dọa phong tỏa xuất khẩu vắc-xin đã làm suy yếu niềm tin vào tiêm chủng.
Châu Âu cũng bị giảm sút về kinh tế
Một lần nữa, châu lục này dùng đại dịch để đạt được tiến bộ về thể chế, bằng cách tạo ra một công cụ mới được gọi là Quỹ EU thế hệ tiếp theo, hay (NGEU). Với trị giá 750 tỷ Euro (880 tỷ USD), mục tiêu của quỹ chủ yếu nhắm đến các quốc gia yếu hơn cần giúp đỡ. Hơn một nửa số tiền là viện trợ chứ không phải cho vay, giảm bớt tác động của nợ quốc gia.
Quỹ được thanh toán bằng cách tăng nợ, mà Liên minh phải chịu trách nhiệm chung. Điều này được hoan nghênh, bởi nó tạo ra một cơ chế cắt đứt mối liên hệ giữa huy động tiền và mức độ tín nhiệm của các chính phủ quốc gia. Trong các cuộc khủng hoảng tương lai, điều đó có thể bảo vệ các nước trong khu vực đồng Euro khỏi sự tháo chạy của vốn.
Tuy nhiên, cũng như với vắc-xin, sự thực thi NGEU rất chậm chạp. Phải nhiều tháng nữa thì khoản tiền đầu tiên mới được thanh toán, vì nhiều quốc gia thành viên vẫn bất đồng với Ủy ban về các chương trình riêng của họ. Đến cuối năm tới, chỉ một phần tư số quỹ được giải ngân.
Tình trạng chậm chạp như vậy là triệu chứng bộc lộ một vấn đề lớn hơn nhiều: Sự hờ hững với sức khỏe cơ bản của các nền kinh tế châu Âu. Ngay cả với khoản tiền mới, ngân sách EU sẽ chỉ chiếm 2% GDP trong giai đoạn tài chính bảy năm tới. Ở cấp độ quốc gia, nơi các chính phủ thường chi khoảng 40% GDP, người châu Âu tỏ ra thận trọng đến mức khó tin.
Hậu quả sẽ rất lớn. Tính đến cuối năm 2022, nền kinh tế Mỹ dự kiến sẽ lớn hơn 6% so với năm 2019. Ngược lại, châu Âu không có khả năng sản xuất nhiều hơn so với trước đại dịch.
Thật vậy, gói kích thích 1.900 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden sau gần 4.000 tỷ USD thời ông Donald Trump có nguy cơ khiến nền kinh tế phát triển quá nóng. Còn châu Âu đang nằm ở một thái cực hoàn toàn khác. Thâm hụt ngân sách năm 2021, tính trung bình, có lẽ bằng một nửa so với những gì Mỹ đang lên kế hoạch.
Sau khủng hoảng tài chính kết hợp với Covid-19, sản lượng của EU sẽ là 20%, tương đương 3.000 tỷ Euro, ít hơn so với mức tăng trưởng mà khối duy trì trong những năm 2000-2007.
EU đã đình chỉ các quy tắc tài khóa hạn chế thâm hụt. Một phần nhờ vào hoạt động tiền tệ của ECB, các chính phủ châu Âu có không gian tài chính để làm nhiều việc hơn. Lẽ ra họ nên sử dụng nó.
Châu Âu có thể tự an ủi rằng chương trình tiêm chủng sẽ bắt kịp vào mùa hè. Trên khắp lục địa, chủ nghĩa châu Âu đã suy giảm trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi, EU đang tụt lại so với Trung Quốc và Mỹ vì không thể đối phó thành thạo với từng cuộc khủng hoảng liên tiếp.
Trong một thế giới nguy hiểm và bất ổn, đó là một thói quen cần phải thay đổi.
Thanh Hảo
Anh đón tin vui, EU nói về biến chứng của vắc-xin AstraZeneca
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu và chuyên gia của cơ quan này đưa ra những thông tin khác nhau về biến chứng của vắc-xin AstraZeneca.
">Sai lầm của châu Âu trong cuộc chiến chống Covid
Trong cuộc họp báo hôm 23/9 tại Nhà Trắng, khi được hỏi về việc có chấp nhận kết quả bầu cử sắp tới và chuyển giao quyền lực êm thấm nếu thất cử hay không, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ nghi ngờ về tính công bằng và minh bạch của cách thức bỏ phiếu qua đường bưu điện, và lo ngại đây sẽ là cuộc bầu cử thảm họa.
Tổng thống Donald Trump khi tới một cuộc họp báo ở Vườn Hồng thuộc Nhà Trắng hồi tháng 7/2020. Ảnh: CNBC Tổng thống Trump cũng cho rằng, nước Mỹ sẽ không thể chứng kiến một cuộc chuyển giao quyền lực mà chỉ có "sự tiếp nối quyền lực". Câu nói này như một lời khẳng định ngầm rằng ông Trump sẽ không chấp nhận kết quả bầu cử tổng thống, nếu phần thắng thuộc về ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân chủ.
Nhưng theo trang tin The Hill, trái ngược với những phát biểu của Tổng thống Trump, nhiều nhà lập pháp của đảng Cộng hòa đều nhất trí rằng bất kỳ quá trình chuyển giao quyền lực nào đều phải diễn ra một cách hòa bình, kể cả khi kết quả bầu cử Tổng thống có thể bị trì hoãn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell, dù thường xuyên từ chối bình luận về những phát biểu gây tranh cãi của Tổng thống Trump, song mới đây đã viết trên Twitter rằng người chiến thắng vào ngày 3/11 tới vẫn sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 năm sau, và quá trình chuyển giao vẫn sẽ diễn ra một cách "có trật tự" như những gì đã xảy ra từ năm 1792 đến nay.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, chủ tịch Ủy ban Tư pháp của Thượng viện Mỹ và cũng là một người trung thành với ông Trump, cho biết trên Fox News rằng nếu thất bại trong cuộc bầu cử, hoặc nếu Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết có lợi cho ứng cử viên Joe Biden, thì đảng của ông vẫn sẽ chấp nhận kết quả trên.
Dù không trực tiếp gọi tên ông Trump, nhưng trên Twitter cá nhân, một số nhà lập pháp của đảng Cộng hòa như Thượng nghị sĩ Marco Rubio (bang Florida), Thượng nghị sĩ Mitt Romney (bang Utah), và Hạ nghị sĩ Liz Cheney (bang Wyoming), đã bày tỏ quan ngại về những quan điểm của Tổng thống Mỹ.
Theo Thượng nghị sĩ Marco Rubio, như những gì đã thực hiện trong hơn 2 thế kỷ qua, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 vẫn sẽ diễn ra một cách hợp pháp và công bằng. “Có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường để biết được kết quả cuối cùng, nhưng nó sẽ là một kết quả hợp lệ. Và vào trưa ngày 20/1 năm 2021, Tổng thống vẫn sẽ tuyên thệ trong hòa bình,” ông Rubio cho biết.
Hạ nghị sĩ Liz Cheney, con gái của cựu Phó Tổng thống Dick Cheney, có chung quan điểm với Thượng nghị sĩ Rubio. Bà cho rằng việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình là điều đã được ghi rõ trong Hiến pháp và là nền tảng cho sự tồn tại nền Cộng hòa của nước Mỹ. “Các nhà lãnh đạo của Mỹ đã tuyên thệ trước Hiến pháp. Nên chúng tôi sẽ giữ vững lời tuyên thệ đó,” bà Cheney viết trên Twitter.
Về phần mình, Thượng nghị sĩ Mitt Romney đưa ra cảnh báo rằng nước Mỹ sẽ trở thành “Belarus thứ hai” nếu Tổng thống Trump thất cử vào tháng 11 tới nhưng không chấp nhận từ chức. Ông Romney nhấn mạnh, bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy một vị tổng thống không có khả năng tôn trọng và tuân thủ Hiến pháp Mỹ đều là những điều không thể tưởng tượng và chấp nhận được.
Dù vậy, một số thành viên Cộng hòa của Quốc hội Mỹ vẫn ủng hộ quan điểm của Tổng thống Trump. Họ phản bác những lời phản đối bằng việc dẫn lời cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người đã công khai kêu gọi ứng cử viên Biden không nhượng bộ ông Trump “trong bất kỳ hoàn cảnh nào”, vì bà cho rằng kết quả bầu cử sẽ “kéo dài” trong trường hợp các lá phiếu được bầu qua đường bưu điện.
Phát biểu trước báo giới, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Chuck Grassley từ bang Iowa cho biết ông rất lo lắng trước lời khuyên của Hillary Clinton dành cho ông Joe Biden: “Chúng ta có Hiến pháp và Hiến pháp quy định rõ khi nào nhiệm kỳ tổng thống sẽ kết thúc. Bà Hillary Clinton đưa ra lời khuyên như vậy đối với ông Biden là không tốt chút nào.”
Hạ nghị sĩ Kevin McCarthy, lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện, nói ông không quan tâm đến những phát biểu của Tổng thống Trump, và khẳng định quá trình chuyển giao quyền tổng thống Mỹ, nếu có, vẫn sẽ diễn ra trong hòa bình.
Tổng thống Donald Trump trước đó từng nhiều lần từ chối nêu quan điểm về việc có chấp nhận kết quả bầu cử trong năm nay hay không. Thậm chí, ông Trump từng nói đùa về việc muốn được tại vị thêm một số nhiệm kỳ nữa, bất chấp Hiến pháp Mỹ quy định mỗi đời tổng thống chỉ được giới hạn tối đa 2 nhiệm kỳ.
Nhưng việc ông Trump tỏ ý từ chối một quá trình chuyển giao chức Tổng thống trong hòa bình là điều mà các đối thủ của ông cho rằng đã đi quá xa.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng không có gì ngạc nhiên với phát biểu của Tổng thống Trump, và bà “cảm thấy buồn” khi các phóng viên cảm thấy bắt buộc phải đặt nhiều câu hỏi về vấn đề này.
Còn khi được hỏi về động thái trên của ông Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden trả lời ngắn gọn rằng Tổng thống Mỹ đang nói những điều quá phi lý, và ông không lấy làm ngạc nhiên về điều đó.
Việt AnhÔng Trump tuyên bố 'trận chiến bầu cử kết thúc tại tòa tối cao'
Tổng thống Mỹ Donald Trump lại một lần nữa từ chối cam kết chuyển giao quyền lực hoà bình nếu thất bại trước đối thủ Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11 tới.
">Ông Trump tuyên bố 'rắn' nếu thua, đảng Cộng hòa lục đục
Theo The Atlantic, ông Biden đắc cử tổng thống nhờ vào chiến dịch phần lớn được thực hiện trên không gian ảo, và từ bỏ hầu hết các hình thức vận động cử tri truyền thống. Tuy nhiên, việc xây dựng một chính quyền mới trong thời gian 11 tuần là thử thách lớn hơn nhiều.
Bốn năm trước, ông Barack Obama đã khởi động quá trình chuyển giao bằng cách mời Tổng thống đắc cử Donald Trump đến Nhà Trắng, cùng nói chuyện trong một tiếng rưỡi, và cam kết sẽ hợp tác toàn diện với đội ngũ chuyển giao của ông Trump.
Ông Biden được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức trong quá trình chuyển giao. Ảnh: AP Tuy nhiên, một cuộc gặp tương tự giữa Tổng thống Trump và ông Joe Biden khó có khả năng diễn ra trong thời gian tới. Ngoài sự bất hợp tác từ chính phủ sắp mãn nhiệm, ông Biden và các cộng sự còn đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe gây ra bởi dịch Covid-19.
Patrick Gaspard, người từng điều hành việc tuyển dụng trong đội ngũ chuyển giao của ông Obama, nhớ lại: “Có rất nhiều người liên tục đến văn phòng tôi, để phỏng vấn, họp hay chuẩn bị cho các buổi họp, đưa ra lời khuyên… Đó là chuỗi ngày hoạt động liên tục, không nghỉ”.
Còn giờ đây, khi được hỏi về việc quản lý quá trình chuyển giao tổng thống giữa mùa dịch Covid-19, Gaspard nói rằng, dù điều này đang được điều hành bởi những cá nhân xuất sắc, nhưng ông không thể tưởng tượng được quá trình này diễn ra như thế nào.
Dù vậy, đội ngũ của Biden vẫn có những lợi thế nhất định so với quá trình chuyển giao thời Tổng thống Barack Obama năm 2008.
Những lợi thế nhất định
Vào thời điểm đó, đảng Dân chủ đã mất quyền kiểm soát Chính phủ Mỹ suốt 8 năm, trong khi tổng thống đắc cử có chưa đầy 4 năm ở Washington D.C. Ngược lại, ông Biden đã có gần nửa thế kỷ làm việc tại thủ đô nước Mỹ, trong đó có 8 năm trực tiếp làm việc tại Nhà Trắng.
Bên cạnh đó, người được ông Biden lựa chọn để lãnh đạo quá trình chuyển giao, cựu Thượng nghị sĩ Ted Kaufman, chính là đồng tác giả của luật liên bang trong việc điều chỉnh quá trình chuyển giao tổng thống ở thời điểm hiện đại.
Theo Max Stier, Giám đốc điều hành của tổ chức tư vấn Partnership for Public Service, các thành viên trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Biden đều là những người am hiểu, thậm chí từng làm việc trong chính phủ Mỹ.
Được chỉ đạo bởi ông Ted Kaufman, đội ngũ chuyển giao của ông Biden đã bắt đầu hoạt động ở hậu trường trước cuộc bầu cử tới vài tháng. “Rất khó để vận hành nó theo đúng hướng, nhưng họ đã có khởi đầu tốt hơn bất kỳ đội ngũ nào khác cho đến nay”, ông Stier cho biết.
Ông Biden và các cộng sự vốn đã quen với phương thức làm việc trực tuyến từ xa. Ảnh: AP Điều hành chính phủ “từ xa”
Theo The Atlantic, đội ngũ của ông Biden có một số lợi thế cho quá trình chuyển đổi giữa mùa dịch. Họ sẽ không phải dành nhiều thời gian hoặc tiền bạc để lập kế hoạch cho một lễ nhậm chức hoành tráng.
Tất nhiên, dịch Covid-19 không còn là vấn đề mới mẻ, rất nhiều trong số những người có khả năng trở thành nhân viên Nhà Trắng đã làm việc trực tuyến với nhau suốt nhiều tháng. Trong một vài trường hợp, các thành viên cũng có thể bắt đầu công việc trên nền tảng trực tuyến.
Sự gia tăng công việc từ xa đồng nghĩa với việc nhiều nhân viên mới có thể được tuyển dụng và hoàn tất các thủ tục giấy tờ ngay trên mạng. Điều này giúp nâng cao năng suất làm việc kể cả khi nhân viên không thể đi làm, thu hút một số lượng cựu nhân viên dưới thời Obama.
Tuy nhiên, nhiều công việc hệ trọng vẫn buộc phải gặp trực tiếp. Gaspard cho rằng, điều này sẽ đánh mất “tính năng động” của Chính phủ Mỹ, một thiếu sót lớn đối với những người đang nắm trong tay nhiệm vụ xây dựng một chính quyền mới.
“Thông thường, văn hóa thích ứng là điều cần thiết đối với bất kỳ quá trình chuyển giao quyền lực tổng thống nào, và điều đó không thể xảy ra trên không gian ảo”, ông Gaspard khẳng định.
Nhiều vấn đề khác trong quá trình chuyển giao cũng không thể được tiến hành hoàn toàn từ xa. Một số nhân viên chuyển giao sẽ cần phải vào trực tiếp trụ sở các cơ quan chính phủ, để xem xét các tài liệu mật từ Lầu Năm Góc, Bộ An ninh Nội địa...
Sự bất hợp tác của chính phủ tiền nhiệm
Một trở ngại lớn đối với quá trình chuyển giao của ông Joe Biden, là thái độ bất hợp tác từ chính quyền Tổng thống Trump.
Các cố vấn của ông Biden từng cảnh báo, sự chậm trễ này có thể làm tăng số người tử vong bởi Covid-19 tại Mỹ, vì nó cản trở khả năng của chính quyền mới trong việc phân phối vắc-xin. “Dù hiểu biết đến đâu, họ vẫn bị gạt ra ngoài lề. Và đó là một hạn chế thực sự”, Stier nói.
Max Stier, Giám đốc điều hành tổ chức Partnership for Public Service. Ảnh: Federal Times Sự chậm trễ này còn gây ảnh hưởng đến các vấn đề an ninh khác. Chẳng hạn, FBI không thể bắt đầu xử lý các giấy phép an ninh vĩnh viễn đối với giới chức chính quyền ông Biden. Điều này khiến các cơ quan hệ trọng thiếu hụt nhân viên nếu xảy ra một cuộc tấn công khủng bố.
Dịch Covid-19 và việc trì hoãn quá trình chuyển giao không gây tác động tức thời, song có thể để lại những ảnh hưởng lâu dài đối với sự vận hành trơn tru của chính quyền mới.
Theo Stier, một trong những khía cạnh quan trọng nhất nhưng thường bị bỏ qua trong quá trình chuyển giao, là sự tích hợp các vị trí mới được bổ nhiệm vào các đơn vị sự nghiệp cấp liên bang, những người lãnh trọng trách thực hiện các chính sách của chính quyền mới.
“Họ giống như khoang động cơ của chính phủ. Họ là những người biết nhiều nhất và hoàn thành nhiều việc nhất. Những xáo trộn và tình trạng hỗn loạn sẽ là điều không tốt đối với các hoạt động của họ”, ông Max Stier cho biết.
Giám đốc Partnership for Public Service cũng lo ngại các nhân viên liên bang sẽ gặp nhiều trở ngại nếu không được gặp trực tiếp những người giám sát mới của họ trong chính phủ Mỹ.
Việt Anh
Pennsylvania tuyên bố ông Biden thắng cử
Pennsylvania vừa xác nhận chính trị gia Dân chủ Joe Biden thắng cử, giành được 20 phiếu đại cử tri của bang này.
">Thách thức của Joe Biden khi chuyển giao quyền lực