PGS.TS Trần Quốc Trung - ứng viên giáo sư trẻ nhất nước năm 2024 (Ảnh: CLB Lý luận trẻ FTU2).
Ông Trung nhận bằng đại học vào năm 2008, ngành kinh tế tại Trường Đại học Ngoại thương.
Năm 2011 và 2012 ông liên tiếp nhận hai bằng thạc sĩ, một của ngành quản trị kinh doanh Trường Đại học Ngoại thương và một của ngành luật, kinh tế và quản lý của Trường Đại học Lille 2 của Cộng hòa Pháp.
Năm 2017, ông Trung nhận bằng tiến sĩ của Trường Đại học Lille 2.
Năm 2020, khi chỉ mới 34 tuổi, ông Trung được công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư.
Quá trình công tác, từ khi ra trường đến nay ông Trần Quốc Trung làm việc tại Trường Đại học Ngoại thương. Hiện tại, ông Trung giữ chức Phó giám đốc cơ sở 2, Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM.
Hai hướng nghiên cứu của PGS.TS Trần Quốc Trung gồm quản trị tài chính, quản trị công ty và quản trị rủi ro doanh nghiệp dưới tác động của môi trường kinh doanh; kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số.
Đến nay, PGS.TS Trần Quốc Trung đã công bố 64 bài báo khoa học. Trong đó 32 bài báo trên tạp chí quốc tế uy tín, 31 bài đăng trên các tạp chí trong nước, 1 bài đăng trên tạp chí quốc tế xuất bản trực tuyến.
Ứng viên có 7 cuốn sách đã xuất bản trong vài trò chủ biên, đồng chủ biên.
Ngoài ra, ông Trung cũng đã hoàn thành 8 đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên với 1 đề tài cấp quốc gia, 1 đề tài quỹ Nafosted.
Trong công tác dạy học, PGS.TS Trần Quốc Trung chia sẻ bản thân luôn nỗ lực lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp nhất với từng đối tượng người học nhằm khuyến khích tính chủ động, tinh thần đổi mới sáng tạo và tư duy phản biện của người học.
" alt=""/>Ứng viên giáo sư trẻ nhất nước là công dân trẻ tiêu biểu TPHCMCũng như vậy, bổn phận của một người làm chồng cũng phải hội đủ 5 điều sau:
1. Khi vợ ra đi hay lúc trở về, phải đưa đón niềm nở.
2. Phải ăn uống cho có giờ khắc, và đừng quá khó khăn, để vợ khỏi phải làm phiền lòng nấu nướng không chừng, và lo lắng cực nhọc.
3. Phải tùy phận giàu nghèo của mình, để vợ mua sắm áo quần và đồ trang sức vừa theo sở thích, không hẹp lòng làm vợ buồn phiền.
4. Phải tin cậy phó thác cho vợ các công việc nhà.
5. Không được sanh tâm tà, sớm mận tối đào, làm cho vợ ghen tuông sầu não.
Làm một người vợ tốt thì phải như thế nào?
Ngoài 5 bổn phận của một người chồng, người vợ phải có đủ như trên, đạo lý vợ chồng cũng được thể hiện rất rõ trong Kinh 7 loại vợ.
Trong bài kinh đó, Phật nói đến những người vợ tốt và không tốt. Những người vợ tốt là những phụ nữ biết cương - nhu, không ỷ thế giàu có hay xinh đẹp mà khinh mạn chồng, tướng mạo từ tâm, đoan chính không phải là vẻ đẹp bên ngoài mà là nội tâm bên trong. Ngược lại những người vợ không tốt là những người thuộc hạng như kẻ trộm cắp, bà chủ, kẻ sát nhân, tự thân họ cũng khó có thể mang lại hạnh phúc cho mình và cho chồng con.
7 loại vợ theo lời Phật dạy như sau:
1. Người vợ có tâm địa ác, có ý xấu, không có lòng thương, bỏ rơi chồng mình, yêu những người đàn ông khác, một dâm nữ, chỉ muốn làm phiền lòng người. Ðó là loại vợ sát nhân.
2. Người vợ hay hoang phí của cải tài vật, dù là ít do chồng làm ăn kiếm được, nhờ cày ruộng, buôn bán hay lao động khéo tay, đó là loại vợ ăn trộm.
3. Người vợ lười biếng, không muốn làm gì hết, lại tham ăn, ác độc, thô bạo, thích nói lời ác, lấn át người chồng siêng năng cần mẫn. Ðó là loại vợ kiêu sa.
4. Người vợ trìu mến, thân ái bảo vệ chồng như mẹ bảo vệ con, giữ gìn tài sản của chồng, đó là loại vợ như mẹ.
5. Người vợ kính trọng chồng, như em gái đối với anh cả, khiêm tốn, sống chiều đúng theo ý chồng. Ðó là loại vợ như em út.
6. Người vợ sung sướng khi thấy chồng, như gặp người bạn cũ sau bao năm xa cách, thuộc dòng quý tộc, có đạo đức, sống thanh tịnh. Ðó là loại vợ như bạn bè.
7. Người vợ dù là bị đối đãi không tốt, nhưng không giận hờn, vẫn bình tĩnh, chịu đựng mọi hành vi của chồng với lòng từ mẫn, tâm không biết giận, sống chiều đúng theo ý chồng. Ðó là loại vợ như người phục vụ.
Một số nhà sư giải thích rằng, tương ứng với 7 loại vợ ở trên cũng có 7 loại chồng như vậy.
Ở đây, đạo làm vợ được hiểu là làm một người vợ tốt là người vợ có những đức tính của người mẹ, người bạn, người em gái, người phục vụ. Những người vợ có các đức tính đó có thể xem là người vợ có nhân cách, phẩm hạnh và mang lại hạnh phúc cho gia đình. Ngược lại những hạng vợ như kẻ trộm cắp, như bà chủ, như kẻ sát nhân thì không phải là những người vợ tốt và tự thân họ cũng khó có thể mang lại hạnh phúc cho chồng con.
Quan niệm về một người vợ hoàn hảo có lẽ không giống nhau ở các thời đại, ở các nền văn hóa, truyền thống đạo đức. Tuy nhiên những đức tính mà một người vợ cần có của người mẹ, người bạn, người em gái, người phục vụ như lời Phật dạy trong bài kinh này là điều rất cần thiết cho đời sống gia đình ở bất cứ thời đại nào, xã hội nào.
Đạo làm vợ là khôn cùng, nhưng chỉ cần làm tốt những điều Phật dạy ở trên và loại bỏ tâm ác là có thể trở thành người vợ hiền, dâu thảo.
Hạnh phúc gia đình không thể chỉ tồn tại vĩnh cửu nếu chỉ vì dục lạc, đam mê mà còn phải có sự tôn trọng, sống có tình có nghĩa với nhau, làm tròn bổn phận dâu hiền, rể thảo, hiếu dưỡng ông bà, cha mẹ hai bên. Một khi hai vợ chồng hiểu được trách nhiệm của mình thì gia đình sẽ luôn thuận hòa, hạnh phúc.
“Chúng ta là người ngoại cuộc, đừng nên phán xét chuyện ly hôn của ông Vũ, bà Thảo, mà từ đó hãy nhìn lại hôn nhân của mình và giá trị của nó”, nhà văn Hoàng Anh Tú viết.
" alt=""/>Đạo làm vợ chồngCần xem xét điều gì khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?
Một trong những điều đầu tiên cần cân nhắc khi bạn muốn dừng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước thời hạn là: Liệu kế hoạch tài chính của gia đình sẽ bị ảnh hưởng như nào khi không còn có sự bảo vệ về tài chính? Bên cạnh việc mất đi bảo vệ trước những rủi ro, hãy suy nghĩ lại về những lý do và mục đích ban đầu đã khiến bạn mua bảo hiểm nhân thọ. Hãy nhìn lại xem liệu việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm có ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn của bạn hay ngăn cản bạn thực hiện một số mục tiêu nhất định không.
Ông Gaurav Sharma - Tổng Giám đốc BIDV MetLife |
Giá trị hoàn lại là gì?
Nếu bạn định chấm dứt hợp đồng của mình với hy vọng nhận lại được phí bảo hiểm bạn đã đóng để đầu tư vào một dự án khác, có một vài điều bạn nên cân nhắc:
- Kiểm tra xem hợp đồng của bạn có quyền lợi giá trị hoàn lại hay không: Đây là giá trị được tích luỹ từ phí bảo hiểm đối với những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có yếu tố tiết kiệm. Nếu sản phẩm bảo hiểm bạn đã lựa chọn không có yếu tố tích lũy, thì có thể hợp đồng không có giá trị hoàn lại, và có thể bạn sẽ không được nhận lại phí bảo hiểm đã đóng để thực hiện dự án đầu tư khác.
- Nếu hợp đồng của bạn có giá trị hoàn lại: Theo luật, nếu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị chấm dứt sau thời gian cân nhắc trong vòng 2 năm đầu tiên, người mua bảo hiểm sẽ không được nhận lại khoản phí nào. Điều này là do các khoản phí ban đầu để quản lý và vận hành một hợp đồng bảo hiểm mới là rất cao, cao hơn phí bảo hiểm đã thanh toán trong 2 năm này. Giá trị hoàn sẽ bắt đầu được tích lũy đối với các sản phẩm bảo hiểm có yếu tố tích lũy sau 2 năm, và chỉ sau đó bạn mới có thể nhận giá trị hoàn lại nếu quyết định chấm dứt hợp đồng.
Điều gì xảy ra sau khi chấm dứt hợp đồng?
Giống như bất kỳ thay đổi nào với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của bạn, bạn sẽ cần gửi yêu cầu bằng văn bản chính thức để chấm dứt hợp đồng với công ty bảo hiểm nhân thọ trước thời hạn. Khi bạn đã chấm dứt đồng thì công ty bảo hiểm nhân thọ trước đây hay công ty bảo hiểm nhân thọ khác sẽ không từ chối việc bảo vệ bạn với một sản phẩm khác mà bạn thấy phù hợp hơn.
Trong trường hợp bạn muốn khôi phục hợp đồng đã chấm dứt, điều này có thể được thực hiện nếu bạn chưa nhận giá trị hoàn lại trong vòng 24 tháng kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực, miễn là không muộn hơn thời hạn kết thúc của hợp đồng. Bạn sẽ phải trả phí khôi phục tương ứng với thời gian hợp đồng bị tạm ngừng và yêu cầu khôi phục sẽ có hiệu lực nếu bạn đáp ứng được các điều kiện về sức khoẻ và tài chính để tiếp tục tham gia gói bảo hiểm đó.
Sau khi đã xem xét lại, nếu bạn cảm thấy việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể ảnh hưởng đến mục tiêu dài hạn của mình hoặc có thể không đóng góp gì lớn vào việc giải quyết vấn đề tài chính hiện tại, hãy lập lại cho mình một kế hoạch tài chính hợp lý, điều chỉnh lại ngân sách thay vì loại bỏ đi kế hoạch bảo vệ dài hạn chính là bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt khi bạn đã tham gia bảo hiểm được một vài năm. Hãy trao đổi với các chuyên gia tư vấn tài chính để giúp bạn giải quyết các vấn đề tài chính hiện tại của mình.
Chuyên mục “Hiểu về Bảo hiểm nhân thọ” do VietNamNet và BIDV MetLife phối hợp thực hiện với mong muốn mang bảo hiểm nhân thọ đến gần hơn với người Việt Nam. Những chia sẻ từ ông Gaurav Sharma- Tổng Giám đốc BIDV MetLife, sẽ giúp độc giả có được những thông tin cần thiết để lựa chọn những gói bảo hiểm phù hợp, chủ động lên kế hoạch dài hạn cho bảnthân và những người thân yêu. Nếu bạn cần thêm thông tin về bảo hiểm nhân thọ, vui lòng gửimail về: [email protected], hoặc gọi Hotline: 024 6282 0606. Thông tin về BIDV MetLife vui lòng xem tại: www.bidvmetlife.com.vn |
(Nguồn: BIDV Metlife)
" alt=""/>Dừng hợp đồng bảo hiểm: nên hay không?