您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Union Berlin, 21h30 ngày 8/2: Mùa giải nhọc nhằn
NEWS2025-02-12 21:24:45【Bóng đá】6人已围观
简介 Pha lê - 08/02/2025 07:46 Đức m24hm24h、、
很赞哦!(37528)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Napoli vs Udinese, 02h45 ngày 10/2: Củng cố ngôi đầu
- Đẩy mạnh hợp tác với Romania khi Việt Nam sắp mở rộng công trình lớn về dầu khí
- Bộ trưởng Nội vụ tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican
- Khơi thông các dòng chảy thương mại và đầu tư để giữ vững ‘ASEAN tầm vóc’
- Kèo vàng bóng đá Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2: Khách đáng tin
- Bảng xếp hạng V
- HLV Park Hang Seo tổ chức giải quốc tế cho học trò nhí
- Thắng '5 sao', tuyển Anh thăng hạng Nations League
- Soi kèo góc Celta Vigo vs Real Betis, 20h00 ngày 8/2
- Soi kèo Liverpool vs Real Madrid, 03h00 ngày 22/02/2023
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Melbourne Victory, 13h00 ngày 8/2: Chủ nhà chìm sâu
Mike Tyson thoải mái đếm tiền sau khi hứng chịu những đòn đánh của Paul. Ảnh: Imago Thế nên, trong khi thế giới quyền anh vẫn còn chỉ trích về vở kịch trên sân AT&T (Texas), thì Tyson thoải mái đếm tiền, giống như những tờ tiền mà Paul thể hiện trong video thách đấu.
Tyson, phớt lờ những chỉ trích, giải thích rằng quyền anh là một trong những tình huống bạn thua nhưng vẫn thắng.“Tôi rất biết ơn về trận đấu. Tôi không hối hận khi được bước vào võ đài lần nữa”.
Huyền thoại 57 tuổi chia sẻ rằng tính mạng bản thân từng gặp nguy hiểm do vết loét dạ dày. Vấn đề y tế này không chỉ trì hoãn cuộc chiến 4 tháng, mà còn buộc ông phải truyền máu 8 lần.
“Việc các con tôi được chứng kiến tôi thi đấu và kết thúc 8 hiệp với một võ sĩ tài năng chỉ bằng nửa số tuổi trên sân khấu chật cứng là một trải nghiệm mà không người đàn ông nào có quyền yêu cầu. Cảm ơn các bạn”, Tyson kết thúc thông điệp.
Thách đấu Canelo
Sự kiện có 72.300 người đến sân, cùng 60 triệu lượt xem trên Netflix, giúp Paul trở nên phù hợp hơn trong giới quyền anh với tư cách người có ảnh hưởng kiêm võ sĩ. Trước đó, anh được nhắc nhiều hơn đến vai trò YouTuber.
Thành tích quyền anh chuyên nghiệp của Paul là 11 chiến thắng và 1 thất bại. Trận thua duy nhất diễn ra tháng 2 năm ngoái tại Saudi Arabia, trước Tommy Fury, em trai cùng cha khác mẹ của cựu vô địch hạng nặng Tyson Fury.
Paul nổi tiếng về việc kết hợp giữa giải trí và thể thao, đang hướng đến cuộc chiến với một YouTuber khác, KSI (tên thật Olajide Olayinka Williams Olatunji; người có sức ảnh hưởng, võ sĩ và nhạc sĩ người Anh). Thời gian cụ thể chưa được chốt, dự kiến diễn ra ở London (Anh).
Sự kiện thứ Bảy tuần trước (giờ Hà Nội), giúp Paul và Tyson cùng nhận 40 triệu USD, bên cạnh số tiền lớn nhất trong lịch sử quyền anh nữ với 12 triệu USD được phân chia giữa Katie Taylor và Amanda Serrano.
Canelo từ chối lời thách đấu của Paul. Ảnh: EFE Doanh thu bán vé 18 triệu USD, gấp đôi số tiền mà những đêm quyền anh béo bở nhất tại Texas kiếm được trước đây. Giá vé VIP cao nhất lên đến 2 triệu USD.
Trước đó, doanh thu cao nhất về trận đấu thể thaotại Texas là cuộc tranh tài Canelo Alvarez và Billy Joe Saunders, tháng 5/2021.
Canelo, nhà vô địch hạng siêu trung người Mexico, được nhắc đến ngay sau trận đấu. Chính Paul thách đấu bằng câu nói khoa trương.
“Canelo cần tôi hơn tôi cần anh ta. Anh ta muốn tiền nên biết phải tìm ở đâu”, Paul lớn tiếng. Sau đó, anh nhấn mạnh “đó sẽ là trận chiến lớn nhất”, thậm chí còn hơn cả cuộc so găng cùng Tyson.
Tuy nhiên, Canelo từ chối khi tuyên bố “không hứng thú”, vì đây mang tính chất biểu diễn hơn là cuộc chiến thực sự. “Thật tốt khi Netflix tham gia, nhưng không phải vào những trận đấu kiểu đó. Đó giống buổi biểu diễn hơn là một cuộc chiến. Tôi có suy nghĩ như vậy”.
Những lời thách đấu Paul
Không phải tất cả mọi người trong giới quyền anh đều nghĩ như Canelo, nhất là sau khi chứng kiến những con số khổng lồ từ trận Tyson gặp Paul.
Đồng hương của Canelo, Julio Cesar Chavez Jr - con trai huyền thoại Julio Cesar Chavez, người được ví “Caesar của làng quyền anh” - gửi lời thách đấu.
Paul là con gà đẻ trứng vàng của quyền anh. Ảnh: Imago “Bạn nói mình có thể chiến đấu với bất cứ ai, điều này có thể đúng vì tiền. Nhưng bạn không chiến đấu với một người biết cách chiến đấu, như Julio Cesar Chavez Jr. Đã đến lúc rồi, Jake”, võ sĩ 38 tuổi, biệt danh “El hijo de la leyenda” (con trai của huyền thoại), viết.
Artur Beterbiev (Nga), nhà vô địch không thể tranh cãi hạng dưới nặng, cũng thách thức: “Jake Paul, cậu có thể làm gì trên võ đài với nhà vô địch không thể tranh cãi hiện tại? Tôi chỉ muốn cho cậu biết rằng tôi sẵn sàng đón nhận mọi thách thức”.
Paul đáp trả bằng sự né tránh, nhưng nhấn mạnh vào thực tế mà giới quyền anh chuyên nghiệp không muốn thấy. “Tôi vừa nhìn thấy điều này, võ sĩ top 5 thế giới Pound for pound (không phân biệt hạng cân), đang thách đấu tôi. Hahaha. 4 năm tham gia quyền anh và tôi đã kiểm soát môn thể thao này”.
Không nghi ngờ gì, Paul chính là con gà đẻ trứng vàng trong môn quyền anh ngày nay. Thể thao hay showbiz tùy tiêu chuẩn của mỗi người.
">Jake Paul đánh bại Mike Tyson, con gà đẻ trứng vàng quyền anh
Bà con kiều bào chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính GS Phan Mẫn bày tỏ vui mừng trước sự phát triển trong quan hệ Việt - Mỹ. Hai quốc gia, hai dân tộc, hai văn hóa và hai chủ nghĩa khá xa lạ nhưng chịu ngồi lại với nhau, xích lại gần nhau để trở thành đối tác.
Ông mong muốn cộng đồng người Việt Nam dù ở đâu cũng xích lại gần nhau để hướng đến một đất nước Việt Nam giàu mạnh hơn, phồn thịnh hơn, văn minh hơn.
"Từ lâu tôi luôn thấm thía với một câu tuyên bố của Nhà nước: Kiều bào ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời với quê hương, với dân tộc, đất nước Việt Nam. Làm sao cụ thể hóa câu nói này, chính sách nào, hoạt động gì của Chính phủ có thể cho đồng bào ở Mỹ chiêm nghiệm được câu nói đầy tình nghĩa này", ông gửi gắm đến Thủ tướng.
GS Phan Mẫn mong Chính phủ luôn quan tâm đến nguyện vọng những tài năng ở nước ngoài mong muốn đóng góp cho một Việt Nam giàu mạnh.
Là người sáng lập công ty công nghệ ở Mỹ, TS Hùng Trần bày tỏ vui mừng khi quan hệ Việt - Mỹ được nâng lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Điều đó tạo nhiều cơ hội để Việt Nam tận dụng xây dựng các giải pháp công nghệ để phát triển kinh tế số.
TS Hùng Trần Câu hỏi đặt ra là làm sao tận dụng được cơ hội như vậy. Theo ông Hùng, mấu chốt là phải xây dựng nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao mà Việt Nam đang thiếu. Người Việt rất giỏi, và những người trẻ ở Thung lũng Silicon đều sẵn sàng chung tay đào tạo đội ngũ nhân lực công nghệ chất lượng cao để giúp Việt Nam tận dụng cơ hội mà mối quan hệ Việt - Mỹ mang lại.
Hiện nay các trường đại học của Việt Nam đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ nhưng chỉ có 12%, tức 6.000 người làm được những công việc tương đương với kỹ sư Mỹ. Vì vậy cần nâng cao đào tạo nguồn lực này.
Chị Tô Diệu Liên (Chủ tịch hội thanh niên - sinh viên Việt Nam tại Mỹ) cũng kiến nghị có cơ chế hội tụ nhân tài Việt Nam tại Mỹ để những người có tâm huyết, chuyên môn đóng góp cho đất nước.
Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của chúng ta
Thủ tướng bày tỏ vui mừng được gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại San Francisco và những vùng lân cận, mặc dù ở xa nhưng vẫn dành thời gian gặp gỡ đoàn.
Điểm lại quan hệ Việt - Mỹ thời gian qua, Thủ tướng nhấn mạnh, ý nghĩa quan trọng của việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã hoàn tất là đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
“Với Việt Nam và Mỹ có đặc điểm rất riêng, rất đặc biệt. Chúng ta phấn đấu từ chỗ chấm dứt chiến tranh đến bình thường hóa, chấm dứt hận thù, rồi đến đối tác chiến lược toàn diện là cả một quá trình, trong đó có đóng góp của bà con kiều bào”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng nhắc lại lời Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh giá “cộng đồng người Việt Nam là một cộng đồng thành công, sáng tạo, có nhiều đóng góp tích cực cho quan hệ hai nước, là cộng đồng phát triển rất nhanh”.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam bày tỏ tự hào về việc thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ có sự đóng góp của bà con kiều bào trong suốt mấy chục năm qua để “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện như hôm nay.
Điều đó cho thấy tầm vóc, vai trò của Việt Nam trên thế giới, vị trí quan trọng của Việt Nam trong mối bang giao của Mỹ với các nước trên thế giới.
Thủ tướng nhắc lại trong tuyên bố chung nói rất rõ, “Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của chúng ta”. Vì vậy Tổng thống Mỹ đã nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Việt Nam và Tổng Bí thư đã trực tiếp đón, hội đàm với Tổng thống Mỹ tại Văn phòng Trung ương Đảng.
“Một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đón một Tổng thống Mỹ, một nền kinh tế số một thế giới, một cường quốc thế giới và ra tuyên bố chung để thấy sự tôn trọng của Mỹ với thể chế của chúng ta”, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh.
Mở đầu cuộc gặp mặt, Thủ tướng mời bà con thưởng thức bánh kẹo mang đậm hương vị quê nhà được đoàn mang từ Việt Nam nhân dịp Tết Trung thu sắp đến. Ngoài ra, Thủ tướng cũng cho hay, Mỹ ủng hộ Việt Nam “mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng”. Trước đây chỉ có “mạnh, độc lập và thịnh vượng”, bây giờ thêm 2 từ “tự cường”. Điều đó cho thấy chúng ta phải tự cường đi lên từ bàn tay, khối óc của mình.
Thủ tướng cho biết, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay có khoảng 6 triệu người ở 130 quốc gia nhưng riêng Mỹ là 2,2 triệu người; riêng bờ Tây số người Việt lên đến hơn 1 triệu người, trong đó tại San Francisco có 700 nghìn người. Trong 6 triệu người thì có 10% là trí thức, nhà khoa học.
Theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, kim ngạch hai chiều Việt Nam - Mỹ đạt hơn 123 tỷ USD vào năm 2022, đưa đất nước ta trở thành đối tác thương mại thứ 7 của Mỹ…, quan hệ hai nước càng ngày càng tốt lên.
“Quan hệ Việt – Mỹ là hình mẫu trong quan hệ quốc tế đi từ hận thù, từ chiến tranh đến một đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian rất ngắn. Đây là nỗ lực của hai bên”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tiếp tục “đoàn kết để thành công”
Điểm lại tình hình kinh tế xã hội trong nước, Thủ tướng cho biết trong bối cảnh vừa qua, Việt Nam tự mình vươn lên. Năm 2022 tăng trưởng trên 8%, lạm phát 3%...
Mặc dù năm nay khó khăn hơn nhưng tình hình đang tốt lên, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước.
Thủ tướng bày tỏ tự hào về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, là một bộ phận không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam đi đâu cũng tự hào, đi đâu cũng thành công và mỗi năm đều thành công hơn trước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính Người đứng đầu Chính phủ mong bà con kiều bào tiếp tục “đoàn kết để thành công”, nhất là sau khi nâng cấp quan hệ 2 nước thành đối tác chiến lược toàn diện sẽ mở ra nhiều cơ hội trong hợp tác thương mại, đầu tư.
Thủ tướng tin sau khi nâng cấp quan hệ, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, quan hệ thương mại hai nước sẽ phát triển hơn.
Cuối buổi gặp mặt, Thủ tướng mời bà con kiều bào cùng thưởng thức chương trình nghệ thuật mang đậm bản sắc “cây nhà lá vườn” từ quê nhà Việt Nam.
Thủ tướng đến San Francisco, bắt đầu lịch trình làm việc trên đất Mỹ
Chuyến công du lần thứ 2 đến Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhằm cụ thể hóa các kết quả trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây.">Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với kiều bào tại San Francisco
13,5 triệu tỷ đồng gửi ngân hàng trong 2023, cao nhất từ trước tới nay
Phát biểu tại toạ đàm, Thủ tướng cho biết, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế còn khiêm tốn, sức chống chịu còn hạn chế nhưng độ mở lớn, một biến động nhỏ bên ngoài có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong, do đó nền kinh tế cần có sự điều tiết của Nhà nước khi cần thiết.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp các đại biểu tại toạ đàm. Ảnh: Nhật Bắc Việt Nam phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, thường xuyên.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam đã xác định rõ "huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao".
Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh khó khăn vừa qua, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi trong kiểm soát.
Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp và thực tế thời gian qua, đồng tiền Việt Nam vẫn tương đối ổn định so với các đồng tiền khác. Cũng trong năm 2023, người dân và các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng khoảng 13,5 triệu tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay, cho thấy thu nhập được cải thiện và niềm tin của người dân.
"Chính sách phải thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh. Dù thế giới có chao đảo thì chúng tôi vẫn kiên trì những chính sách này, trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư và cùng chia sẻ khi có rủi ro. Đây chính là sự cân bằng lớn nhất", Thủ tướng nói.
Thủ tướng mong các nhà đầu tư tiếp tục đến với Việt Nam, mang tới nguồn vốn, công nghệ hiện đại. Ảnh: Nhật Bắc Theo Thủ tướng, nếu sự cân bằng, hài hòa này không giữ được thì cấu trúc hợp tác sẽ đổ vỡ, không thể bảo đảm hợp tác, đầu tư bền vững, lâu dài, hiệu quả.
Thủ tướng mong nhà đầu tư tiếp tục đến với Việt Nam, mang tới nguồn vốn, công nghệ hiện đại, góp ý hoàn thiện thể chế, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản trị hiện đại.
Chính phủ, các bộ, ngành luôn lắng nghe, sẵn sàng đối thoại, chia sẻ, đàm phán, "đã hứa là làm, đã cam kết phải thực hiện" và cũng mong nhà đầu tư theo tinh thần này.
"Ngay cả với những dự án hợp tác có thua lỗ thì chúng tôi cũng vẫn tôn trọng thỏa thuận đã cam kết, nhưng kiên trì kêu gọi các bên liên quan đàm phán lại, cơ cấu lại dự án để tìm hướng giải quyết", Thủ tướng nói và khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư.
Các đại biểu đánh giá năm 2023, GDP Việt Nam tăng trưởng 5,05%, đây là con số ấn tượng. Việt Nam cũng kiểm soát được lạm phát, triển khai các biện pháp tài khóa phù hợp, đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng, thu hút FDI đạt mức cao. Ảnh: Nhật Bắc Tại tọa đàm, dưới sự điều phối của Tiến sĩ Philipp Rösler, nguyên Phó Thủ tướng Đức, nguyên Giám đốc điều hành WEF, hiện là Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Thụy Sĩ, nhà đầu tư đã phát biểu đánh giá về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đối thoại cởi mở, chân thành, thẳng thắn...
Các đại biểu háo hức khám phá các cơ hội mới về đầu tư tại Việt Nam, tìm hiểu về các quy định, chính sách liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi năng lượng bền vững, chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá…
Nâng tầm quan hệ Việt Nam - Thuỵ Sỹ
Sáng 17/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Thụy Sỹ Viola Amherd.
Hai bên bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, nhất là trong kinh tế, thương mại, hỗ trợ phát triển, văn hóa, giáo dục; lãnh đạo hai nước thường xuyên duy trì tiếp xúc, trao đổi đoàn đã góp phần củng cố tin cậy chính trị giữa hai nước.
Tổng thống Thụy Sỹ đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc của Việt Nam trong những năm vừa qua, Việt Nam là đối tác kinh tế ưu tiên và quan trọng hàng đầu ở Đông Nam Á. Tổng thống Thụy Sĩ cam kết sẽ tiếp tục viện trợ phát triển cho Việt Nam, với hơn 40 dự án đang được triển khai trên các lĩnh vực, trong đó có việc chia sẻ kinh nghiệm về phát triển bền vững, giáo dục, doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Thụy Sỹ Viola Amherd. Ảnh: Nhật Bắc Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định những thành quả của hợp tác giữa hai nước trong 50 năm qua là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa hai nước; là cơ sở để hai bên tiếp tục nâng tầm quan hệ trong thời gian tới.
Thủ tướng đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị tốt chuyến thăm cấp cao giữa hai nước, qua đó rà soát, đánh giá kết quả hợp tác và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa.
Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Thụy Sỹ đã cung cấp ODA, góp phần hỗ trợ Việt Nam đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội; mong muốn có thêm nhiều doanh nghiệp Thụy Sỹ đầu tư vào Việt Nam; tăng cường hợp tác về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng.
Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất sẽ có cách tiếp cận linh hoạt trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư song phương nhằm tạo thuận lợi và bảo đảm lợi ích của các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước.
">Thủ tướng: Kiên trì chính sách thông thoáng, chia sẻ khi có rủi ro
Nhận định, soi kèo Lechia Gdansk vs Lech Poznan, 23h30 ngày 9/2: Củng cố ngôi đầu
Soi kèo góc Bournemouth vs Southampton, 2h00 ngày 1/10
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu. Ảnh: TTXVN Việt Nam mong muốn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Mỹ triển khai nội hàm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trên tất cả lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và đào tạo.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam luôn xác định ngoại lực có vai trò quan trọng, đột phá, trong đó gồm tư vấn về chính sách, kinh nghiệm quản trị và đào tạo nguồn nhân lực.
Ông tin tưởng Chương trình VELP 2024 sẽ giúp gợi mở nhiều vấn đề mang tính chiến lược, định hình tầm nhìn cùng những khuyến nghị cụ thể, thực chất cho Việt Nam.
Tại các phiên thảo luận về triển vọng kinh tế toàn cầu, trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn, các giáo sư, chuyên gia đã đưa ra bức tranh tổng thể, toàn diện về chiều hướng phát triển của các nền kinh tế lớn và các công nghệ mới.
Các giáo sư đều bày tỏ ấn tượng trước sự thành công của nền kinh tế Việt Nam; cho rằng Việt Nam là một trong những nền kinh tế có sự chuyển đổi thành công nhất thế giới trong 2 thập kỷ qua.
Chương trình lãnh đạo cao cấp 2024 tại Đại học Harvard. Ảnh: TTXVN Các chuyên gia đã đưa ra nhiều khuyến nghị cụ thể và thiết thực cho Việt Nam để nắm bắt thời cơ xu hướng mới, nhất là tranh thủ thu hút nguồn đầu tư mới đang dịch chuyển, xây dựng hệ sinh thái phát triển công nghệ mới nổi, phát huy lợi thế về nguồn nhân lực trong phát triển AI, chú trọng đầu tư hạ tầng số và năng lượng tái tạo…
Chiều 1/4, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp Giáo sư Douglas Elmendorf, Hiệu trưởng Trường Harvard Kennedy, Giáo sư David Golan, Hiệu trường Trường Đại học Y Harvard và các giáo sư của Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard.
Phó Thủ tướng trao đổi với các chuyên gia hàng đầu của trường đại học lâu đời nhất của Mỹ, nơi đào tạo nhiều chuyên gia, nhà khoa học nổi tiếng thế giới, cũng là một trong những trường đại học tích cực thúc đẩy hợp tác giáo dục với Việt Nam.
Hợp tác giáo dục, đào tạo là một trong những hướng triển khai quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ.
Phó Thủ tướng và Giáo sư David Golan. Ảnh: TTXVN Giáo sư Douglas Elmendorf khẳng định tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, tập trung vào chia sẻ nghiên cứu, đánh giá về tình hình quốc tế, khu vực, kinh tế Việt Nam. Trường Harvard sẽ tiếp tục thúc đẩy để Đại học Fulbright trở thành một cơ sở cung cấp nguồn nhân lực cao cho sự phát triển của Việt Nam.
Về chương trình VELP, ông đánh giá cao sự hợp tác lâu dài giữa hai bên, mong muốn thông qua đối thoại chính sách để cùng nhau chia sẻ góc nhìn mới, qua đó bổ sung và mở rộng tầm nhìn phát triển của mỗi bên trong giai đoạn tới.
Còn Giáo sư David Golan đánh giá cao các chương trình hợp tác với 10 trường đại học y, dược của Việt Nam, khẳng định sẽ dành nguồn lực để tiếp tục thúc đẩy triển khai Biên bản hợp tác giữa Đại học Y Harvard và Bộ Y tế Việt Nam.
">Các Giáo sư Đại học Harvard ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam
Thủ tướng gặp mặt bà con kiều bào tại Romania. Mở đầu cuộc gặp, Đại sứ Việt Nam tại Romania Đỗ Đức Thành cho biết, bà con và sứ quán mong chờ và vui mừng đón Thủ tướng trở lại thăm một địa bàn đã nhiều năm gắn bó với Thủ tướng khi còn là sinh viên, cán bộ ngoại giao.
Cộng đồng người Việt Nam tại Romania tuy số lượng không nhiều, chỉ khoảng hơn 600 người, nhưng đã phát huy truyền thống đoàn kết, "tương thân tương ái", giúp đỡ lẫn nhau để ổn định cuộc sống và luôn hướng về nguồn cội, quê hương.
Đại sứ cho biết, quan hệ Romania và Việt Nam đến nay đã gần 75 năm và vẫn phát triển tốt đẹp, thể hiện qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư, kim ngạch thương mại hai chiều tăng 18%/năm.
Đại sứ Đỗ Đức Thành Ông Nguyễn Văn Tới, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Romania cho biết, nhu cầu lao động của Romania rất lớn, khi có nhiều người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc thì lượng kiều hối gửi về trong nước rất cao. Đây là cơ hội với hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Thế nhưng, ông Tới cũng nêu thực tế, một số lao động Việt Nam phá hợp đồng bỏ sang nước thứ 3. Ông mong các bộ ngành tìm giải pháp nhằm ràng buộc lao động chấp hành nghiêm quy định khi sang Romania làm việc.
Phản hồi nội dung này, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh cho biết, hiện có khoảng 700 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Romania là thị trường rất tiềm năng, có thể tiếp nhận lao động ở nhiều trình độ khác nhau với thu nhập khá so với mặt bằng chung. Thực tế, việc chấp hành kỷ luật lao động tại Romania chưa tốt, Bộ LĐTB&XH đã yêu cầu chấn chỉnh việc này, khi đưa người đi phải đào tạo, quản lý để tránh người lao động bỏ trốn.
Ông Nguyễn Văn Tới (trái) đặt câu hỏi về xuất khẩu, nâng cao chất lượng lao động và Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh trả lời.
Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, dự kiến trong chuyến thăm, hai bên sẽ ký kết văn kiện hợp tác về lĩnh vực này, từ đó tạo điều kiện đưa ngày càng nhiều hơn lao động Việt Nam sang Romania, vừa bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, vừa nâng cao hơn ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật, tác phong của lao động Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết trân trọng chuyển lời chào thân ái, lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới cộng đồng người Việt Nam tại Romania nói riêng và tại châu Âu nói chung.
Thủ tướng chia sẻ mối quan hệ lương duyên Việt Nam – Romania bắt đầu từ năm 1955, là nước đầu tiên huy động hàng trăm nghìn người ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam.
Trước chuyến thăm, Thủ tướng bày tỏ xúc động khi được xem lại những bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Romania, thấy hàng trăm nghìn người dân Romania đón Bác. Tình cảm của nhân dân hai nước đã trải qua gần 75 năm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu Từng sinh sống, học tập và làm việc tại Romania, Thủ tướng nhấn mạnh, người Romania rất tốt bụng, thân thiện, giúp đỡ Việt Nam. Trong thời kỳ đại dịch Covid-19 cao điểm, Romania sẵn sàng ủng hộ cho Việt Nam 300 nghìn liều vắc xin.
Vì vậy phải gìn giữ hình ảnh người Việt Nam ở Romania, phát huy truyền thống gắn bó, hợp tác giữa hai nước. Khi có dịp gặp lãnh đạo Romania tại diễn đàn quốc tế, Thủ tướng đều đề nghị phía bạn hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con cộng đồng người Việt Nam làm ăn, sinh sống thuận lợi.
Đảng, Nhà nước chủ trương luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là chính sách sáng suốt, là chủ trương lớn để thể chế hóa, trong có Luật Đất đai (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua, theo đó người Việt Nam ở nước ngoài được tiếp cận đất đai bình đẳng với người trong nước.
Thủ tướng cũng nêu vấn đề giữ gìn văn hoá, tiếng Việt cho bà con cộng đồng vì "Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất". Thủ tướng mong các chị em phụ nữ dạy con em học tiếng Việt, giữ gìn văn hóa Việt Nam.
Thủ tướng và phu nhân chụp ảnh cùng bà con kiều bào tại Romania. Thủ tướng vui mừng khi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng lớn mạnh, có uy tín, trưởng thành nhanh. Thủ tướng yêu cầu xây dựng trang mạng thông tin người Việt Nam ở đây để có vấn đề gì thì có thể phản ứng nhanh, nhất là vừa qua khi bà con "nhường cơm, sẻ áo" giúp đỡ nhiều người Việt Nam ở Ukraine sang.
Thủ tướng chia sẻ, bà con cộng đồng Việt Nam sinh sống, lao động, làm ăn ở đây cũng là góp phần củng cố mối quan hệ hai nước.
Liên quan vấn đề lao động, Thủ tướng nêu rõ phải quản lý lao động thật chặt, rà soát lại, công ty xuất khẩu lao động nào làm tốt thì khuyến khích, những công ty 'ma', công ty làm ăn phi pháp thì dứt khoát phải bị xử lý nghiêm, rút giấy phép.
Theo Thủ tướng, phải tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho lao động Việt Nam, trang bị, phổ biến luật pháp nước sở tại, kỹ năng để tự vận động khi có vấn đề.
Đại sứ quán tặng Thủ tướng Phạm Minh Chính áo thi đấu có chữ ký của cầu thủ Gheorghe Hagi, một huyền thoại của bóng đá Romania. Thủ tướng yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam phải lo việc của bà con như việc của nhà mình; coi bà con như người thân trong gia đình để xử lý công việc; không được có thái độ quan liêu.
Thủ tướng đề nghị cần coi trọng đạo đức, tình cảm con người với con người. Bộ Ngoại giao cần lắng nghe nguyện vọng của bà con, thiết kế chính sách hợp lý.
Trần Thườngtừ thủ đô Bucharest, Romania
">Thủ tướng nói về chuyến thăm của Bác Hồ tới Romania và mối lương duyên hai nước