Hơn 20% trẻ vị thành niên Việt Nam gặp vấn đề sức khỏe tâm thần
Thông tin trên được đề cập trong Hội thảo góp ý Đề án tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần giai đoạn 2023-2030. Hội thảo do Cục Quản lý Khám chữa bệnh,ơntrẻvịthànhniênViệtNamgặpvấnđềsứckhỏetâmthầtối nay ai đá Bộ Y tế, tổ chức sáng 10/8 tại TP.HCM với sự tham gia của đại diện các bệnh viện chuyên khoa tâm thần ở phía Nam.
Chia sẻ tại hội thảo, bác sĩ Nguyễn Huy Du, Quyền Trưởng chương trình Vì sự sống còn, phát triển trẻ em và môi trường (UNICEF), cho hay hơn 75% rối loạn sức khỏe tâm thần khởi phát ở tuổi 24. Riêng tại Việt Nam, kết quả khảo sát sức khỏe tâm thần vị thành niên quốc gia năm 2022 (trẻ từ 10-17 tuổi) cung cấp những con số đáng chú ý.
Cụ thể, 21,7% trẻ vị thành niên cho biết có vấn đề về sức khỏe tâm thần; 3,3% trong đó đáp ứng các tiêu chí về rối loạn tâm thần. Vấn đề rối loạn lo âu phổ biến nhất với 18,6% và trầm cảmchiếm 4,3%.
Cũng theo khảo sát, chỉ có 5,1% phụ huynh xác định trẻ cần giúp đỡ về các vấn đề về cảm xúc và hành vi trong 12 tháng qua.
Bác sĩ Du lưu ý mặc dù Chính phủ và Bộ Y tế có rất nhiều nỗ lực nhưng Việt Nam vẫn còn những khoảng trống đáng kể về chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần. Ví dụ, nước ta hiện không có nhân viên tư vấn hoặc nhân viên công tác xã hội tại trường học để cung cấp hỗ trợ hay tư vấn cho học sinh khi gặp các vấn đề trên.
Do đó, đề án quốc gia cần tập trung tăng cường sự hợp tác đa ngành giữa các ngành và các bên liên quan, huy động sự tham gia của phụ huynh, người chăm sóc trẻ em, nhân viên y tế, giáo viên, nhà hoạch định chính sách giáo dục, nhân viên công tác xã hội, cộng đồng và bản thân trẻ em - vị thành niên.
Đề án quốc gia nên tuân theo cách tiếp cận chăm sóc liên tục; ưu tiên các cách tiếp cận, chương trình và dịch vụ phù hợp và cụ thể cho trẻ em và thanh thiếu niên trong các lĩnh vực. Ngoài ra, cần đầu tư vào các biện pháp để thúc đẩy nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần một cách tích cực, xóa bỏ sự kỳ thị xung quanh sức khỏe tâm thần...
Theo Tiến sĩ Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, lĩnh vực tâm thần rất chuyên biệt và đặc thù. Đây cũng là một trong những lĩnh vực sức khỏe cộng đồng bị bỏ quên nhiều nhất.
Trong khi đó, tại Việt Nam, cứ 7 người lại có một người mắc một trong 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến. Ở nhóm trẻ em và vị thành niên, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung là 8% đến 29%. Tỷ lệ số ca tự tử trên tổng số ca tử vong ở trẻ vị thành viên là 2,3%.
Đại diện Cục quản lý Khám chữa bệnh cho hay, trên toàn thế giới, đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng, phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người. Rối loạn lo âu và trầm cảm tăng hơn 25% trong năm đầu tiên của đại dịch.
Tuy nhiên, 71% người bị rối loạn tâm thần không nhận được các dịch vụ chăm sóc, các quốc gia chỉ chi trung bình hơn 2% ngân sách y tế cho lĩnh vực này. Các vấn đề rối loạn sức khỏe tâm thần ước tính có thể gây thiệt hại 16 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030.
UNICEF cam kết hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực sức khỏe tâm thầnTheo bác sĩ Nguyễn Hữu Du, thực tế vẫn còn tình trạng thiếu hiểu biết, sợ hãi và thái độ phân biệt đối xử về các vấn đề sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần.
Do đó, các chính sách cần đầu tư vào các biện pháp để thúc đẩy nâng cao nhận thức, xóa bỏ sự kỳ thị xung quanh sức khỏe tâm thần. Đồng thời, khuyến khích các cá nhân liên hệ với bạn bè, gia đình, chuyên gia khi đối mặt với những thách thức về sức khỏe tâm thần.
Các chương trình nuôi dạy con cái, các chiến dịch nâng cao nhận thức và đầu tư nhiều hơn vào việc phòng ngừa và tiếp cận cộng đồng trong các lĩnh vực khác nhau.
"Tất cả chúng ta đều cần có kỹ năng để xác định các dấu hiệu cảnh báo rằng ai đó có thể đang gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần", ông nói.
Đại diện UNICEF cũng cam kết hỗ trợ Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan trong việc thúc đẩy nâng cao sức khỏe tâm thần tích cực và đảm bảo các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội, chăm sóc sức khỏe tâm thần, đặc biệt là cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam.