您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Tiện ích từ việc cấp hộ chiếu phổ thông trực tuyến
NEWS2025-02-06 12:54:05【Giải trí】5人已围观
简介Đại tá Võ Tất Thành - Trưởng Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (QLXNC) cho biết,ệníchtừviệccấphộchiếuphổtkqbd bundesligakqbd bundesliga、、
Đại tá Võ Tất Thành - Trưởng Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (QLXNC) cho biết,ệníchtừviệccấphộchiếuphổthôngtrựctuyếkqbd bundesliga từ tháng 7/2022 đến nay, Phòng QLXNC đã tổ chức tiếp nhận và xử lý hơn 17 nghìn hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công an. Riêng 5 tháng đầu năm 2024, đơn vị tiếp nhận, xử lý hơn 5.100 hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công an, đạt 100% đối với hồ sơ đủ điều kiện.
Việc cấp hộ chiếu phổ thông qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công an giúp người dân tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, góp phần tích cực vào công tác chuyển đổi số. Phòng QLXNC hiện đang triển khai việc tiếp nhận hồ sơ cấp hộ chiếu trực tuyến cho trẻ em dưới 14 tuổi trên địa bàn tỉnh.
![Quảng ngãi 1.jpg](https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2024/6/3/quang-ngai-1-1809.jpg?width=0&s=50TkBWeXGZazFntUhVLSQA)
Để đạt được kết quả trên, từ tháng 7/2022, Phòng QLXNC đã thực hiện tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông cho các trường hợp đủ điều kiện qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công an tại địa chỉ https://dichvucong.bocongan.gov.vn. Công dân đăng nhập bằng tài khoản VNeID hoặc tài khoản dịch vụ công đăng ký bằng thuê bao di động. Cuối năm 2022, tỷ lệ người dân đăng ký trực tuyến chỉ đạt dưới 20%.
Để nâng cao tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến qua dịch vụ công, Phòng QLXNC đã triển khai mô hình “Cán bộ, chiến sĩ Phòng QLXNC đồng hành cùng nhân dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến”, xây dựng và phát hơn 3.000 tờ rơi hướng dẫn cụ thể từng thao tác để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện việc nộp hồ sơ. Đồng thời, bố trí cán bộ trực tiếp hướng dẫn những người gặp khó khăn khi thao tác nộp hồ sơ trực tuyến; viết bài tuyên truyền, hướng dẫn trên trang thông tin điện tử công an tỉnh...
Bên cạnh đó, Phòng QLXNC tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện dịch vụ công như triển khai Bộ mã QR hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập cảnh. Cán bộ, chiến sĩ Phòng QLXNC tích cực tuyên truyền người dân chuẩn hóa thông tin thuê bao điện thoại di động và đăng ký định danh điện tử (VNeID mức 2) đăng nhập vào Cổng dịch vụ công Bộ Công an để nộp hồ sơ trực tuyến.
Đại tá Võ Tất Thành nhấn mạnh, việc triển khai cấp hộ chiếu trực tuyến cho người dân trên Cổng Dịch vụ công là một trong những giải pháp tạo bước đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số, rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí, công sức đi làm thủ tục hành chính của công dân. Tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến luôn đảm bảo 100%.
Dự kiến, từ ngày 1/7/2024, công dân chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Phòng QLXNC khuyến cáo công dân sớm đăng ký định danh điện tử mức độ 2 để có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an được nhanh chóng, thuận tiện.
TheoBá Sơn - Đình Khải(Báo Quảng Ngãi)
很赞哦!(83526)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Llaneros vs Union Magdalena, 8h30 ngày 4/2: Cơ hội phục thù
- Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 19/6: Kim Ngưu có một ngày tuyệt vời
- Erik lại đốn tim fan khi cover 'Bùa yêu' cực ngọt
- Nữ giáo viên quyên góp 1000 áo dài tặng các đồng nghiệp ở miền Trung 20/11
- Nhận định, soi kèo Al Tai vs Al Ain, 19h55 ngày 4/2: Khó tin cửa dưới
- Tử vi thứ 2 ngày 23/4 của 12 cung hoàng đạo
- Tử vi thứ 2 ngày 23/4 của 12 cung hoàng đạo
- Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đánh trống khai trường cũ
- Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa
- Khu xử lý chất thải Sông Công gây ô nhiễm, chỉ đạo khẩn sau VietNamNet phản ánh
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Porto, 03h45 ngày 4/2: Khách thắng chật vật
Sống thử có thể đặt dấu chấm hết cho tình yêu nếu cả hai không nỗ lực vì nhau. Ảnh: cosmopolitan.
Ngày càng nhiều người trẻ quyết định sống chung trước hôn nhân. Xét trên nhiều khía cạnh, đây là cách tiết kiệm tài chính nhưng lại đi kèm với nhiều rủi ro khó lường trước.
Sống thử là bước đệm để tiến xa hơn trong mối quan hệ, nhưng cũng có thể là “nấm mồ” của tình yêu đôi lứa. VICENewsđưa ra 6 lời khuyên mà các cặp đôi nên nằm lòng trước khi quyết định về chung một nhà.
Chấp nhận thay đổi và tôn trọng khác biệt
Nếu bạn tự huyễn hoặc rằng không có gì thay đổi, rằng các bạn chỉ đang yêu “gần” hơn thì rất có thể, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi sống chung. Nhưng nếu cởi mở và chấp nhận những khác biệt, tình yêu sẽ đưa cả hai đến gần nhau hơn.
Việc cuối tuần bạn làm gì, thực đơn bữa tối ra sao, hay mời ai đến nhà gần như không còn là quyết định của cá nhân nữa. Đó cũng là lúc bạn cần phải quan tâm đến mong muốn của người bạn cùng nhà.
Bạn cũng có thể bắt đầu cảm thấy ám ảnh những bài nhạc mà nửa kia yêu thích hay thậm chí ghét tiếng thở đều đều mỗi khi ngủ của đối phương, thứ mà bạn từng dành cả đêm để lắng nghe và nghĩ đủ mọi chiêu trò để chọc phá.
Hãy nhớ rằng mọi người, và ngay cả chính bạn, đều có những khuyết điểm. Bạn hoàn toàn có thể phàn nàn hay góp ý bất cứ điều gì, nhưng cần tôn trọng sở thích và thói quen của đối phương.
Ngồi lại và nói chuyện về những điều cả hai cần thay đổi là chìa khoá để giải quyết những ấm ức và cãi vã khi sống chung. Ảnh: The List.
“Điều quan trọng là phải giao tiếp. Việc dành nhiều thời gian hơn cho nhau và thích nghi với thói quen của nhau rất cần giao tiếp và thỏa hiệp”, Ellie Turner, tư vấn viên, diễn giả của TEDx chia sẻ.
Thiết lập quy tắc
Ngay cả khi đã sống cùng một nhà, bạn cũng cần đặt ra ranh giới giữa những việc được làm và không được phép làm. Đây còn là cách thể hiện nhu cầu, cảm xúc và giúp người kia hiểu bạn muốn được đối xử như thế nào.
Không tự ý kiểm tra điện thoại của nhau hay không quan hệ tình dục khi chưa sẵn sàng là những quy tắc thường được các cặp đôi áp dụng.
Để làm được điều này, theo Turner, hãy cởi mở và trung thực với cảm xúc của mình. “Những khó chịu không được nói ra rất dễ dẫn đến oán giận. Chúng ta không thể mong đợi mọi người sống theo cách mình muốn. Điều cần làm là phải tôn trọng lẫn nhau và nói ra nhu cầu thay vì chờ đợi người khác phải hiểu mình”.
Phân chia tài chính
Phân chia tài chính minh bạch giúp các cặp đôi cảm thấy được chia sẻ và có trách nhiệm hơn.
Nếu một người phải chịu hết tất cả chi phí, hoặc chịu nhiều hơn, đến một lúc nào đó, họ có thể mệt mỏi và cảm thấy mình "phải gánh vác" trong mối quan hệ.
Brad Thomas, giám đốc kinh doanh, người mới chuyển đến sống cùng bạn gái, cho biết: “Trước đây tôi sống một mình. Việc chuyển đến ở cùng nhau sẽ có lợi hơn cho tôi về mặt tiền bạc, vì vậy tôi rất vui vẻ khi trả nhiều tiền thuê nhà hơn cô ấy. Các hóa đơn thường được chia 50-50, nhưng chúng tôi xem xét sự chênh lệch trong thu nhập để làm cho nó cân bằng. Ví dụ, tôi thanh toán bữa tối thì cô ấy sẽ trả tiền đồ ăn nhẹ sau đó”.
Phân chia tài chính không rõ ràng, hợp lý có thể gây ra nhiều căng thẳng khi sống thử. Ảnh: Verywell Mind.
Lời khuyên cho các cặp đôi muốn sống thử là hãy thống nhất và phân chia mọi thứ ngay từ đầu.
Tiền thuê nhà, hoá đơn điện nước và vô số các chi phí phát sinh khác sẽ là một bài toán tài chính khó nhằn nhưng thiết thực, đặc biệt là với các cặp đôi trẻ tuổi và có tài chính hạn hẹp.
Chia sẻ việc nhà
Chia sẻ công việc nhà là nỗi ám ảnh của nhiều cặp đôi ngay cả khi họ đã kết hôn.
Bạn sẽ có cảm giác như cả hai đang nỗ lực để xây dựng và vun đắp cho tổ ấm nhỏ, với điều kiện là từng công việc được phân chia một cách cụ thể và thông minh.
Hai người có thể liệt kê chi tiết từng nhiệm vụ và lựa chọn kiểu phân chia luân phiên. Nhưng Abi Herbert, chuyên gia PR đến từ Anh, đã rút ra một cách chia sẻ việc nhà khá thú vị sau khi sống thử cùng bạn trai một thời gian: phân chia theo năng lực và sở thích của mỗi người.
“Tôi ghét lấy túi rác ra khỏi thùng. Anh ấy làm việc đó thay tôi và tôi sẽ làm những thứ khác. Thay vì luân phiên nhau, chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm về một số việc. Điều đó giúp giảm thiểu những cuộc cãi vã vì ít khi quên rằng mình đang đến lượt phải làm gì”, Herbert chia sẻ.
Dành thời gian ở một mình
Sống cùng một nhà không có nghĩa là các bạn phải ở bên nhau mọi lúc. Điều này có thể khiến mỗi người cảm thấy ngột ngạt.
Đôi khi, không nhìn thấy nhau lại là chất xúc tác khiến cả hai thêm gắn kết và mặn nồng.
Từ những trải nghiệm cá nhân, Herbert chia sẻ với VICE: “Tôi đã yêu xa một năm trước khi chuyển đến ở cùng nửa kia, thời gian yêu xa thực sự rất tuyệt. Khi về chung một nhà, lúc đầu, chúng tôi tưởng nên làm mọi thứ cùng nhau, nhưng thực tế điều này hoàn toàn không tốt cho tinh thần. Chúng tôi bắt đầu tách nhau ra và dần đạt được sự cân bằng giữa riêng và chung”.
Cả bạn và người ấy đều cần không gian riêng, ngay cả khi đã về chung một nhà. Ảnh: Bankrate.
Ngay cả khi đang sống chung, bạn hoàn toàn có thể qua nhà bạn thân, xem TV một mình ở phòng khách hay trốn trong phòng đọc hết cuốn tiểu thuyết yêu thích.
Đừng để bị đánh lừa rằng bạn không thể xa người yêu quá 24h. Bạn xa gia đình khi đi học, đi làm và vẫn sống một cuộc đời độc thân vui vẻ trước khi biết yêu.
Đôi lúc, bạn cần được riêng tư và nửa kia cũng vậy.
Chuẩn bị cho mọi tình huống
Thực tế cho thấy nhiều mối quan hệ bị rạn nứt bởi những tình huống bất ngờ, đặc biệt ở giai đoạn nhạy cảm như sống thử.
Mang thai ngoài ý muốn, bố mẹ cấm cản việc ở chung hay bất ngờ phải chuyển chỗ ở là những tình huống mà cả hai có thể gặp phải.
Người ta thường tránh nói về những điều không hay nhưng khi phải đối mặt, họ lại hối tiếc vì đã không tính đến khả năng này.
“Đó là về việc có các khoản tiết kiệm khẩn cấp và các phương án nếu mọi việc không như ý muốn”, Turner chia sẻ.
Thẳng thắn nói về những biến cố có thể xảy ra và bàn bạc giải pháp tuy không mấy lãng mạn, nhưng có thể giúp cả hai tự tin hơn khi sống thử.
Quyết định sống chung một nhà là bài kiểm tra đánh giá mức độ gắn kết trong tình yêu. Nhưng sống thử thế nào cho hoà hợp còn phụ thuộc vào khả năng giải quyết tình huống của mỗi người.
Theo Zing
">6 điều nên biết trước khi quyết định sống thử
Nữ ca sĩ sinh năm 1995 đã có những cử chỉ và điệu bộ vô cùng dễ thương khi được hỏi về cầu thủ Công Phượng.Người làm chao đảo showbiz Việt thực sự đã bị bắt?">
Hòa Minzy hét toáng trên truyền hình vì Công Phượng
Bảo Thanh đóng phim từ năm 8 tuổi nhưng chỉ thực sự lên hàng ngôi sao truyền hình sau phim 'Sống chung với mẹ chồng' năm 2017. Cô hiện di chuyển chủ yếu bằng chiếc xe trị giá 1 tỷ. Cách đây không lâu Bảo Thanh khoe căn biệt thự mang tên cô tại Đà Nẵng. Bảo Thanh từng chia sẻ với VietNamNet: "Ước mơ của tôi là có căn nhà trong Đà Nẵng và chồng tôi cũng đang có ý định kinh doanh trong đó nên 2 vợ chồng cùng cố gắng". Căn biệt thự được vợ chồng Bảo Thanh chăm chút trong một thời gian dài và hiện nữ diễn viên 9X thường xuyên chia sẻ thời gian tại Hà Nội và Đà Nẵng. Biệt thự mơ ước của nữ diễn viên cùng chồng và cậu con trai 8 tuổi có bể bơi và không gian ngoài trời. Ngoài biệt thự tại Đà Nẵng, Anh Thư của 'Về nhà đi con' sống tại một căn hộ chung cư cao cấp tại Hà Nội. Nữ diễn viên sinh năm 1990 cho biết căn nhà ở Hà Nội là tiền vợ chồng cô tích cóp trong nhiều năm. Bảo Thanh từng phải vay ngân hàng nhưng đã trả xong trước khi tiếp tục thực hiện giấc mơ ở Đà Nẵng.
Sức nóng từ phim 'Về nhà đi con' và vai Anh Thư lại khiến Bảo Thanh 'hot' trở lại. Cô hiện là diễn viên đắt show quảng cáo nhiều nhất trên facebook và có thể thu về cả trăm triệu đồng mỗi ngày từ quảng cáo. Trong khi đó Quốc Trường nổi tiếng là diễn viên 'có điều kiện'. Nam diễn viên sinh năm 1988 sở hữu xe sang và biệt thự triệu đô. Mới đây Vũ của 'Về nhà đi con' bổ sung thêm chiếc xe trị giá 5 tỷ vào bộ sưu tập xe của mình. Cũng giống nhân vật Vũ, Quốc Trường ngoài đời cũng đam mê tốc độ và xe phân khối lớn. Anh sở hữu một chiếc xe motor đắt đỏ của một thương hiệu lớn. Hồi đầu năm, nam diễn viên khánh thành căn biệt thự cho bố mẹ ở Cần Thơ. Căn biệt thự rộng 700m2, trị giá 25 tỷ là món quà nam diễn viên 31 tuổi báo hiếu cha mẹ. Bên cạnh nhà đẹp, xe sang, những món phụ kiện đắt đỏ, Quốc Trường hiện còn là người điều hành hệ thống hơn 100 quán ăn trên toàn quốc. Tuy nhiên nam diễn viên tự nhận mình chỉ giàu bình thường. Là gương mặt đắt show nhất hiện nay của dàn diễn viên 'Về nhà đi con', Quốc Trường đang là gương mặt được nhiều thương hiệu săn đón. Anh cho biết nếu một ngày nhận hết hàng chục các lời mời quảng cáo, anh có thể thu về nửa tỷ đồng cát xê. Mai Linh
Những kỷ lục từ bom tấn truyền hình 'Về nhà đi con'
Bộ phim gia đình quốc dân khép lại hành trình 90 tập phim trong suốt hơn 4 tháng với những chuyện không thể tin nổi.
">Đọ độ giàu có của cặp đôi diễn viên hot nhất 'Về nhà đi con'
Nhận định, soi kèo Konyaspor vs Eyupspor, 22h00 ngày 4/2: Cạnh tranh ngôi đầu
Thiết trí đơn giản trong tang lễ của Đại sư Tinh Vân hồi tháng 2/2023. Đám tang là nghi thức cuối cùng dành cho một người xả báo thân tứ đại. Tùy theo vị trí, tâm nguyện, cũng như niềm kính tiếc của thân quyến, môn đồ… mà được tổ chức tương ứng. Trong đó, di nguyện của người mất là quan trọng nhất, phải được “y giáo phụng hành” vì đó là lời nguyện cuối cùng của vị ấy.
Do biết được tình cảm của pháp quyến, môn đồ nên những vị lãnh đạo Phật giáo thường để lại lời dặn dò việc tổ chức lễ tang cho mình theo hướng thật đơn sơ. Có vị còn dặn đến cả việc thờ cúng cho hậu học, như Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã di ngôn không xây tháp.
“Thầy không muốn sau này quý vị xây cho thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì thầy đang trao truyền... Không được nhốt thầy, bỏ thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói trong một pháp thoại.
Hình ảnh ngôi mộ cỏ đơn sơ của ngài Thanh Bích hay lời dạy “đừng xây tháp cho thầy” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh… đã trở thành hình ảnh và “tâm thư” lay động lòng người.
Các ngài nhìn thấy được trước những điều có thể sẽ diễn ra trong tang lễ và ân cần dặn dò kỹ lưỡng để tránh lãng phí vì việc viên tịch theo lẽ đương nhiên của mình. Có thể xem đó là bài pháp sống động cuối cùng đi vào lòng người mỗi khi nhắc về các vị thầy lớn.
Thực sự, khi đã chọn con đường xuất gia, trở thành vị khất sĩ thì lối sống giản dị, khiêm cung, khép mình chính là chìa khóa mở cho chúng sanh tìm tới đạo. Ở ngoài kia, thế gian xa hoa bao nhiêu thì cũng đầy phiền não bấy nhiêu. Nên người đời tìm tới cửa đạo chính là bởi ở đó có nếp sống “thiểu dục tri túc”, tưởng đơn giản nhưng cực kỳ khó làm của người tu.
Khi bậc xuất trần càng buông bỏ nhiều chừng nào càng được sự kính trọng chừng ấy từ đồ chúng lẫn chư thiên. Những vị ấy thường thâu nhiếp được tâm người, làm được những việc lớn. Tâm rộng cảnh rộng!
Trước Tết, ở Quảng Nam, Hòa thượng Thích Thông Chánh cũng để lại di ngôn cho tang lễ của mình, với mấy gạch đầu dòng như: lấy câu Phật hiệu “Nam mô A Di Đà Phật” làm tôn chỉ tang lễ; không tiếp nhận phúng điếu, vòng hoa, liễn tang; khi chư tôn đức tăng ni đến viếng cung thỉnh quý ngài dâng hương và kinh hành niệm Phật 3 vòng; cúng dường ẩm thực, tịnh tài đến quý tăng ni và mời cơm Phật tử xa gần… Những học trò của ngài nhận được di ngôn này đều xúc động, xem đó là lời dạy cuối cùng thầy dành cho mình, y giáo phụng hành.
Thực sự, di sản thầy để lại cho trò không gì quý hơn đức hạnh mà vị thầy tu tập. Di sản ấy khiến người học trò tự hào và được nuôi dưỡng mỗi khi nhớ đến thầy, như một cách được núp bóng từ bi của người đã sinh ra mình trong ngôi nhà Chánh pháp.
Tang lễ người xuất gia cần được tổ chức đơn giản, nhưng vẫn trang nghiêm thanh tịnh. Phẩm vật cúng dường Tam bảo hay Giác linh người thầy chắc chắn không có gì quý bằng hương giới-định-tuệ. Những lễ tang thiền vị ấy khiến mọi người nhìn vào sanh tâm hoan hỷ, phát khởi tín tâm và cúi đầu trước bậc đã giác ngộ vô thường, vô ngã. Lễ tang như thế tưới tẩm hạt giống Phật trong lòng người.
Có thể nói, chuẩn bị lễ tang cho chính mình, dặn dò tang lễ đơn sơ thôi hoặc đề nghị con cháu dùng tiền phúng điếu làm từ thiện, trao học bổng, giúp người nghèo, bệnh nhân… là việc thiện lành cũng là bài học lớn người đi để lại cho người còn sống tiếp, rất đáng suy ngẫm, thực hành.
">Tại sao các vị thầy lớn đều dặn tổ chức lễ tang đơn sơ?
Không hẹn mà gặp, các hộ dân người miền Tây đổ về lòng hồ thủy điện mưu sinh tạo thành làng chài giữa núi rừng. Làng chài miền Tây giữa núi rừng
Ánh hoàng hôn buông trên mặt hồ lấp loáng. Làng chài dưới chân cầu Đắk Hil (xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) í ới gọi nhau chong đèn đi thả lưới. Họ là những hộ dân hơn 10 năm nay sống bằng nghề đánh bắt, nuôi cá bè trên dòng suối Đắk Hil.
Vừa gỡ tấm lưới vá chằng vá đụp, ông Phạm Văn Thia (52 tuổi, cư dân làng chài) vừa chia sẻ: “Ở đây chỉ có 38 hộ dân thôi. Chúng tôi đều là người miền Tây và đều chọn việc đánh bắt, nuôi cá bè để mưu sinh”.
“Hơn 10 năm trước, chúng tôi không hẹn mà gặp tại đây, tạo thành làng chài miền Tây giữa núi rừng thế này. Hồi rời quê, ai cũng hồ hởi, mang theo nhiều ước vọng. Bây giờ thì…”, ông Thia ngập ngừng.
Năm 2009, khi thủy điện Buôn Tua Srah (huyện Krông Nô) tích nước, đi vào hoạt động, con suối Đắk Hil hình thành một lòng hồ rộng lớn. Chưa từng bị khai thác, nguồn thủy sản trong lòng hồ vô cùng phong phú.
Những hộ dân chuyên nghề cá thạo tin ở các tỉnh miền Tây như: Đồng Tháp, Kiên Giang, Tiền Giang… bắt đầu đổ về hồ đánh cá. Họ chọn chân cầu Đắk Hil làm điểm dừng chân, dựng bè, mưu sinh bằng nghề chài lưới.
Người dân trong làng chài chủ yếu mưu sinh bằng nghề nuôi cá bè, đánh bắt thủy sản. Tin lành bay xa, nhiều hộ dân khác cũng từ bỏ quê nhà, mang theo giấc mơ đổi đời tìm đến chân cầu Đắk Hil lập nghiệp. Ông Thia là một trong số đó. Ông nói, năm 2009, nghe lời “thiên hạ”, ông gom góp vốn liếng dưới quê lên lòng hồ Đắk Hil.
Tiền bạc ông đem theo chỉ đủ đóng cái bè và một chiếc ghe nhỏ. Ông Thia định bụng ráng làm ăn vài năm, có vốn rồi về quê kinh doanh. Thế mà, hơn mười năm qua, ông chỉ “dư được bà vợ cùng 2 đứa con”, giấc mơ trở về quê cũng tan biến.
Cạnh bên bè cá gia đình ông Thia là “cơ ngơi” của ông. Võ Văn Bích. Ông nói, ở quê làm ruộng, làm rẫy mất mùa liên tục nên ông dắt díu vợ con lên lòng hồ thủy điện dựng bè nuôi cá. Bây giờ, hơn 11 miệng ăn của gia đình đều trông chờ vào bè cá và việc chài lưới của ông.
Dù thưa vắng người, làng chài miền Tây giữa lòng hồ thủy điện vẫn tạo nét độc đáo rất riêng giữa núi rừng Tây Nguyên. Không biết từ lúc nào, cầu Đắk Hil đã trở thành điểm buôn bán cá loại cá khô. Tại đây, có hàng chục sạp hàng khô cá đủ các loại.
Ông Bích cho biết, lênh đênh hơn chục năm trên mặt hồ, ông vẫn chưa có mảnh đất cắm dùi, giấc mơ đổi đời nhạt dần theo con nước. Thế nhưng, những hàng quán ấy vẫn chưa thể kéo làng chài ra khỏi sự túng quẫn, khó khăn. Nhìn bè cá ọp ẹp, xiêu vẹo như muốn đổ nhào xuống mặt nước, ông Bích giọng buồn buồn nói: “Tôi Nghèo, nghèo đến nỗi, bây giờ có chết cũng không có đất mà chôn”.
“Lúc bỏ quê đi, tôi nghĩ cứ lên đây làm vài năm rồi ky cóp mua miếng đất cắm dùi, cho con cái đi học. Bây giờ, tôi có thêm 3 cháu nội, 2 cháu ngoại rồi mà vẫn chưa có mảnh đất cắm dùi, vẫn bám víu vào bè cá mà sống”, ông chia sẻ thêm.
Ước mơ được lên bờ
Ông Bích nói, dù là dân miền sông nước nhưng bây giờ, ông cũng như những hộ dân còn lại đã ngao ngán, chán chường cảnh lênh đênh trên mặt nước. Bây giờ, họ ao ước được lên bờ. Thế mà, giấc mơ ấy vẫn xa xôi và mờ mịt như sương sớm núi rừng Tây Nguyên.
Ông nói: “Cái nghề “đâm Hà Bá” bạc lắm, làm hôm nay thì biết hôm nay chứ ngày mai chẳng biết thế nào. Năm ngoái, đợt xảy ra cơn bão số 12, nửa đêm mưa lớn, gió mạnh thổi tốc mái nhà, đánh vỡ bè cá… Mọi người sợ quá ôm con, dẫn vợ lên bờ xin ở nhờ để trốn bão”.
Ông chia sẻ, ông không muốn phải “ở nhờ”, “trốn bão nhờ” nữa. Thế nhưng, việc lên bờ đối với ông bây giờ quá đỗi xa xôi. Theo ông, vì sống tạm cư trên lòng hồ nên 38 hộ dân ở đây chỉ được đăng ký tạm trú dài hạn chứ chưa được cấp hộ khẩu.
Kinh tế khó khăn, vướng nhiều thủ tục pháp lý, nhiều trẻ em trong làng chài dù đã đến tuổi nhưng vẫn không được đến trường. Thế nên, họ không được hưởng các chính sách phúc lợi xã hội. Trẻ em cũng gặp nhiều hạn chế trong việc đến trường. Đưa mắt nhìn 5 đứa cháu đang hồn nhiên chơi đùa ở góc nhà, ông Bích buồn rầu nói: “Sắp nhỏ nay đã đến tuổi đến trường rồi mà chưa có điều kiện cho đi học”.
Cùng hoàn cảnh, đứa con 5 tuổi của ông Thia cũng chưa một lần được đến trường. Ông nói: “Tôi tính năm nay nếu trúng cá sẽ mua cái xe, gởi thằng nhỏ ra trường ngoài xã rồi đưa đón nó đi học. Nếu thất học, nó cũng chỉ mãi loanh quanh cái bè cá như cha nó thôi”.
Nói xong, ông ngồi nhẩm đầu ngón tay rồi cho biết, ở xóm chài này có hơn chục em đang độ tuổi đến trường mà vẫn chưa được đi học. Thậm chí, một số gia đình vì không có điều kiện nên phải cho con nghỉ học ở nhà bán cá, đi thả lưới.
Các hộ dân trong xóm chài nói rằng, họ muốn lên bờ, tìm lấy một miếng đất để an cư, bởi chẳng biết trụ được với cái nghề chài lưới, nuôi cá bè đến bao giờ.
“Không biết khi nào chúng tôi mới có được miếng đất, có cái nhà trên bờ để bớt khổ. Sống lênh đênh như thế này bao nhiêu năm nay mà chẳng tích góp được gì, đến khi chết cũng chẳng biết chỗ nào để chôn cất”, bà Thúy vợ ông Bích tâm sự.
Tạo điều kiện cho người dân ở làng chài
Trao đổi với PV, ông Hồ Văn Anh, Chủ tịch UBND xã Krông N cho biết, các hộ dân trên làng chài dưới cầu Đắk Hil vì chưa đủ điều kiện cấp sổ hộ khẩu nên chỉ được đăng ký tạm trú dài hạn.
Do đó, người dân còn thiệt thòi trong những chương trình chính sách phúc lợi xã hội và vay vốn từ ngân hàng chính sách để đầu tư mở rộng bè nuôi cá.
“Những năm qua, UBND xã cũng tạo điều kiện cho người dân ở làng chài về việc tạm trú, cấp giấy khai sinh cho trẻ em, được tham gia các hoạt động y tế, giáo dục của địa phương. Còn về đất tái định cư cho người dân làng chài cần phải đợi chủ trương, quy hoạch của cấp có thẩm quyền”, ông Hồ Văn Anh cho biết thêm.
Người cố níu con chữ cho những đứa trẻ 'hoang dã' trên cao nguyên đá
“Mình cứ nghĩ mãi đến chi tiết ấy và không hiểu nổi tại sao lại có người muốn bán đứa con dứt ruột đẻ ra. Cứ thế thôi mà thương nó”.
">Làng chài miền Tây giữa núi rừng tan mộng đổi đời, mơ được lên bờ lập nghiệp
">Thanh Hóa giành cú đúp giải thưởng ở V