Học sinh đi xe máy 'đầu trần, kẹp ba' ra đường, phụ huynh có biết điều này?
LTS:Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM hiện nay,ọcsinhđixemáyđầutrầnkẹpbarađườngphụhuynhcóbiếtđiềunàngoại hạng anh trực tiếp việc học sinh cấp THPT và THCS tự điều khiển phương tiện xe máy, xe máy điện, xe đạp điện đến trường là khá phổ biến.
Trong đó, không ít học sinh còn sử dụng xe mô tô trên 50cc, không đội mũ bảo hiểm, thậm chí "kẹp 3, kẹp 4" lạng lách đánh võng trên đường dẫn tới nguy cơ cao tai nạn giao thông, khiến nhiều người đi đường không khỏi "tức mắt".
Với lứa tuổi dễ "bốc đồng" này, ngoài sự vào cuộc của nhà trường, các lực lượng chức năng và toàn xã hội thì việc giáo dục, nêu gương và quản lý sát sao của phụ huynh là hết sức quan trọng.
Dưới đây là bài viết của độc giả Nguyễn Việt Phương (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) thể hiện góc nhìn về vấn đề này:
Năm học mới với những niềm vui, sự phấn khởi và hy vọng mới đã bắt đầu. Thế nhưng, tuần đầu tiên vừa trôi qua khiến tôi không khỏi suy tư về ý thức tham gia giao thông của thế hệ tương lai, trong đó có thể có cả con em mình.
Trên đường đi làm hàng ngày qua tuyến Lương Thế Vinh - Nguyễn Trãi, hình ảnh những cô cậu mặc đồng phục học sinh mặt còn non sữa đã "đầu trần" phi xe vèo vèo trên đường. Thậm chí có em còn sẵn sàng "kẹp ba, kẹp bốn" dàn hàng ngang, đánh võng, vừa đi vừa cười nói hô hố.
Ngoài một số ít xe gắn máy biển AA, AB và xe đạp điện, rất nhiều em ngồi trên những chiếc xe như Honda Wave, Vision, Airblade,... loại xe vốn còn lâu học sinh mới đủ tuổi sử dụng.
Trong đầu tôi lúc đó hiện lên một câu hỏi, không biết bố mẹ các em có biết điều này? Họ có biết con mình sau mỗi giờ tan lớp lại đầu trần ngồi xe máy "đu đưa" ở ngoài đường?
Nếu là một phụ huynh sát sao, chắc chắn họ sẽ biết con mình đi học thế nào, bằng phương tiện gì, với ai,... Nhiều phụ huynh không có thời gian đưa đón con đã dạy các em điều khiển xe máy và giao xe cho con em mình sử dụng để đi học.
Người bình thường cũng biết học sinh cấp 3 thì chỉ được lái xe dưới 50cc, vậy việc phụ huynh cho con mình sử dụng mô tô như trên khác nào tiếp tay cho vi phạm. Rồi trong trường hợp ra đường va quệt, gây tai nạn cho người khác, ai là người chịu trách nhiệm? Do vậy, giận các em học sinh 1 thì tôi lại giận phụ huynh gấp 2-3 lần.
Quay trở lại với rất nhiều những cổng trường cấp 1, cấp 2 ở Hà Nội. Chắc hẳn ai có dịp đi qua vào giờ tan học không còn lạ gì kiểu nhiều phụ huynh đưa đón vài học sinh bằng xe máy nhưng chẳng bao giờ đội mũ bảo hiểm. Nếu được hỏi, họ sẽ có hàng nghìn lý do như nhà gần, tiện đường, quên mũ,...
Thế nhưng, họ không biết chính những hành vi như vậy đang hình thành lối mòn trong suy nghĩ của con em mình. Rồi vài năm nữa, khi các con lớn lên, cũng "tặc lưỡi" bỏ mũ, kẹp 3, vì... bố mẹ mình cũng vậy. Phụ huynh đã như thế thì dạy sao được con?
Tôi chợt nhớ tới dòng chữ mà hầu như nhà trường nào cũng in rất to, rõ ràng và treo ở khu vực dễ thấy nhất là "Tiên học lễ, hậu học văn". Thế nhưng, chữ "lễ" mà chúng ta hằng coi trọng ấy liệu có được bố mẹ các em nhận thức một cách đầy đủ hay chưa?
Hơn ai hết, các em học sinh cần phải được học về sự thượng tôn pháp luật, giữ an toàn cho bản thân và người xung quanh ngay từ những người gần nhất là ông bà, bố mẹ của mình.
Độc giả Nguyễn Việt Phương (Quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Thót tim với đôi học sinh vượt đèn đỏĐôi học sinh vượt đèn đỏ suýt bị thần chết gõ cửa nếu như tài xế ô tô phóng với tốc độ cao hơn. Tình huống thót tim xảy ra tại Hải Dương.