您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs TPHCM, 19h15 ngày 18/4: Đòi nợ?
NEWS2025-04-21 19:40:09【Bóng đá】3人已围观
简介 Hư Vân - 18/04/2025 19:05 Việt Nam lịch bóng đá châu âu hôm naylịch bóng đá châu âu hôm nay、、
很赞哦!(8364)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Barca vs Celta Vigo, 21h15 ngày 19/4
- Essensia Sky nâng tầm giá trị sống với bệ phóng hạ tầng
- Thanh tra TPHCM yêu cầu làm rõ gói thầu xây dựng kỷ yếu chính quyền quận 11
- "Ông trùm" WikiLeaks nhận tội tại Mỹ để được trả tự do
- Nhận định, soi kèo Stoke City vs Sheffield Wednesday, 21h00 ngày 18/4: Khách tự tin
- Tỷ phú Elon Musk vận động tranh cử cùng ông Trump
- Xôn xao cảnh nữ du khách nhổ hoa bên đường cất lên ô tô
- Thí điểm cho Khánh Hòa tự duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị
- Nhận định, soi kèo Nagoya Grampus vs Sanfrecce Hiroshima, 12h00 ngày 20/4: Đứng im bắt bảng
- Sư đoàn thiết giáp đứt liên lạc, quân đội Syria mất 114 xe tăng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Ulsan HD vs Gangwon, 12h00 ngày 19/4: Thắng nhẹ
Bước ngoặt chiến lược với Ukraine trước giờ G bầu cử Mỹ
Thành Đạt
(Dân trí) - Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được dự đoán sẽ tác động đáng kể đến tính toán chiến lược của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Xe tăng Nga khai hỏa ở vùng chiến sự (Ảnh: Sputnik).
Nga tiếp tục tiến quân trên toàn bộ chiến tuyến ở Ukraine khi cuộc bầu cử Mỹ sắp diễn ra vào ngày 5/11. Kết quả của cuộc bầu cử này được cho là sẽ có tác động lớn đến khả năng ứng phó của Ukraine trên chiến trường.
Hãng tin Bloombergdẫn lời các quan chức phương Tây cho biết, quân đội Nga vẫn đạt được những bước tiến chiến thuật trên chiến trường bất chấp tổn thất.
Lực lượng Nga đang tiếp tục tiến về khu vực Donetsk ở phía đông Ukraine. Giành quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực này vẫn là mục tiêu chiến lược trước mắt của Moscow.
Thành trì Vuhledar gần đây đã rơi vào tay Moscow, trong khi trung tâm hậu cần Pokrovsk ngày càng lâm nguy.
Binh lính Ukraine cũng đang dần mất thế trận ở tỉnh Kursk của Nga, nơi Kiev phát động cuộc đột kích bất ngờ hồi tháng 8.
Sau hơn 1.000 ngày giao tranh ác liệt, cuộc bầu cử Mỹ đánh dấu bước ngoặt đối với Ukraine.
Các quan chức ở Kiev và khắp châu Âu lo ngại rằng chiến thắng của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump có thể khiến Ukraine buộc phải đưa ra một giải pháp khó khăn trong việc củng cố quyền kiểm soát lãnh thổ của mình.
Trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cam kết tiếp tục chiến đấu, lực lượng quân sự suy yếu của Kiev đang phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ của Mỹ.
Một số đồng minh của Ukraine đã bắt đầu bàn luận về việc chiến tranh có thể kết thúc như thế nào.
Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris (Ảnh: Getty).
Nếu cựu Tổng thống Trump, người từng tuyên bố sẽ giải quyết xung đột ngay cả trước khi nhậm chức, đắc cử và hiện thực hóa lời đe dọa cắt viện trợ, các lựa chọn cho Ukraine sẽ bị thu hẹp đáng kể.
Nhưng ngay cả khi Phó Tổng thống Kamala Harris giành chiến thắng, chính quyền Mỹ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục quốc hội thông qua viện trợ tài chính đáng kể cho Ukraine.
Ukraine từng chứng kiến việc cắt giảm viện trợ diễn ra như thế nào. Tranh cãi nội bộ ở Mỹ đã trì hoãn việc phê duyệt gói viện trợ trị giá hàng tỷ USD trong 6 tháng, giáng một đòn mạnh vào Ukraine khi quốc gia châu Âu này rơi vào cảnh thiếu đạn dược và nhân lực.
Moscow tiếp tục tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng và hạ tầng năng lượng của Ukraine. Kiev lo ngại các cuộc tấn công này sẽ gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng và gián đoạn hệ thống sưởi ấm khi mùa lạnh bắt đầu.
Bên cạnh ưu thế trên không, Nga còn duy trì lợi thế đáng kể về đạn dược so với Ukraine.
Một quan chức phương Tây cho biết binh lực của Nga đông hơn Ukraine với tỷ lệ 3:1 và Moscow có khả năng tuyển khoảng 30.000 người mới mỗi tháng.
Giới chức Mỹ lo ngại, nhưng ít bi quan hơn các đồng minh khác về diễn biến trên chiến trường Ukraine.
Các quan chức cấp cao của Mỹ hồi đầu tháng 10 dự đoán Ukraine có thể duy trì quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ ở tỉnh Kursk của Nga trong ít nhất vài tháng, đồng thời lưu ý rằng Kiev đang có nguồn cung đạn dược ổn định hơn.
Điều này có thể đủ để Ukraine giữ thế trận, nhưng chưa đủ để giành chiến thắng.
Tổng thống Zelensky gần đây đã đưa ra "kế hoạch chiến thắng", mà theo ông nhằm mục đích buộc Nga phải đàm phán và tránh đóng băng cuộc xung đột dọc theo chiến tuyến hiện tại.
Ông cho biết Ukraine đang nỗ lực đảm bảo có thêm viện trợ quân sự và cho phép Kiev sử dụng vũ khí do phương Tây sản xuất để tấn công vào lãnh thổ Nga, nhưng nói thêm rằng điều đó còn phụ thuộc nhiều vào kết quả cuộc bầu cử ở Mỹ.
Kiev đang tìm kiếm sự hỗ trợ và tăng cường phòng không từ các nước láng giềng để bắn hạ tên lửa và máy bay không người lái của Nga tiếp cận không phận, cũng như khả năng làm suy giảm khả năng tấn công của Nga tại các vùng lãnh thổ bị kiểm soát.
Ukraine cần thêm trang bị cho các lữ đoàn của mình. Ông Zelensky cho biết Đức và Pháp đang đặt mục tiêu cung cấp thiết bị cho ít nhất hai lữ đoàn của Ukraine.
Kiev cũng tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc phát triển năng lực tấn công tầm xa, trong đó Mỹ đã cam kết hỗ trợ 1,6 tỷ USD.
Ukraine cũng sẽ tìm cách tiếp tục tiến công ở khu vực Kursk với mục đích gây ảnh hưởng đến dư luận ở Nga.
"Nga sẽ giữ thế chủ động, không tính đến tổn thất và sẽ sử dụng những bước tiến ở các địa phương trên chiến trường nhằm gây áp lực lên Ukraine cũng như gây áp lực lên các đối tác của chúng tôi", Mykola Bielieskov, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Kiev, cho biết.
Theo ông Bielieskov, "mô hình mà phương Tây cung cấp đạn dược và Ukraine cung cấp nhân lực có thể không còn hiệu quả nữa".
"Mặc dù Mỹ luôn nói rằng sẽ không có quân Mỹ trên chiến trường, nhưng chúng tôi đang tiến đến thời điểm mà những nhu cầu như vậy có thể nảy sinh từ các đối tác của chúng tôi, vì nguồn lực của Ukraine không phải là vô hạn", chuyên gia cho biết thêm.
Theo Bloomberg">Bước ngoặt chiến lược với Ukraine trước giờ G bầu cử Mỹ
Hiệp ước phòng thủ chung Nga - Triều Tiên chính thức có hiệu lực
Thành Đạt
(Dân trí) - Hiệp ước phòng thủ chung được các nhà lãnh đạo Nga và Triều Tiên ký kết hồi tháng 6 đã bắt đầu có hiệu lực.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin chụp ảnh sau khi ký hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện tại Bình Nhưỡng hồi tháng 6 (Ảnh: Yonhap).
Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều Tiên đã có hiệu lực vào ngày 4/12, khi hai bên ký nghị định thư về việc trao đổi các văn kiện phê chuẩn.
"Quan hệ Triều Tiên - Nga dựa trên hiệp ước sẽ là một công cụ an ninh mạnh mẽ thúc đẩy phúc lợi của người dân hai nước, hạ nhiệt tình hình khu vực và đảm bảo ổn định chiến lược quốc tế", KCNA đưa tin.
Theo KCNA, hiệp ước "sẽ đóng vai trò là động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc thiết lập một trật tự thế giới đa cực độc lập và công bằng mà không có sự thống trị, khuất phục và bá quyền".
Triều Tiên cho biết hiệp ước đóng vai trò là "khuôn khổ pháp lý" sẽ giúp đưa quan hệ song phương lên một tầm chiến lược mới, bảo vệ vững chắc môi trường an ninh khu vực và toàn cầu phù hợp với lợi ích chung của hai quốc gia.
Trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bình Nhưỡng hồi tháng 6, hai bên đã ký hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều Tiên nhằm thay thế một số thỏa thuận trước đó giữa 2 nước.
Hiệp ước phác thảo sự hợp tác chiến lược toàn diện mà 2 nước dự định duy trì, bao gồm cả các vấn đề an ninh quốc gia. Hiệp ước nêu rõ rằng không bên nào sẽ ký kết các hiệp ước với bên thứ ba xâm phạm chủ quyền của bên kia.
Trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vào một trong 2 quốc gia, quốc gia còn lại cam kết sẽ cung cấp hỗ trợ, bao gồm cả các phương tiện quân sự, như được Hiến chương Liên hợp quốc cho phép.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko cho biết, hiệp ước sẽ đưa quan hệ giữa Nga và Triều Tiên lên một tầm cao mới và góp phần "tạo ra một hệ thống quốc tế đa cực công bằng".
"Đây là một hiệp ước mở, không có bất cứ điều khoản bí mật nào. Mọi thứ đều được viết rõ ràng", ông Rudenko nói.
Hiệp ước được công bố trong bối cảnh Triều Tiên được cho là đã gửi hàng nghìn binh lính tới Nga để triển khai trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng xác nhận quân đội Triều Tiên đã được triển khai tới Nga và các cuộc giao tranh giữa lực lượng quân sự 2 nước đã diễn ra ở tỉnh Kursk của Nga, nơi Kiev mở chiến dịch đột kích hồi đầu tháng 8.
Mỹ và đồng minh cũng cáo buộc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga để hỗ trợ Moscow trong cuộc chiến chống lại Ukraine và đổi lấy viện trợ công nghệ cho các chương trình hạt nhân, tên lửa của Bình Nhưỡng.
Mỹ và Ukraine cáo buộc Triều Tiên đã cung cấp cho Moscow các tên lửa đạn đạo, trong số đó có các tên lửa được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Ukraine từ cuối năm ngoái.
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 10, Tổng thống Putin cho biết Nga và Triều Tiên sẽ tự quyết định việc có áp dụng điều khoản hỗ trợ quân sự của hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện hay không và áp dụng như thế nào.
Nga và Triều Tiên đến nay tiếp tục bác bỏ cáo buộc Triều Tiên đưa quân đến Nga để tham chiến, cho rằng những cáo buộc này là vô căn cứ. Mặt khác, Moscow nêu rõ, kể cả kịch bản Triều Tiên đưa lính đến Nga cũng không vi phạm luật pháp quốc tế.
Theo Yonhap">Hiệp ước phòng thủ chung Nga
Red One: Mật mã đỏ được chờ đợi bởi sự xuất hiện của Chris Evans và Dwayne Johnson (The Rock) - hai tài tử ăn khách và quyến rũ bậc nhất thế giới.
The Rock giành danh hiệu Người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh năm 2020 trong khi "Đội trưởng Mỹ" Chris Evans đăng quang năm 2022.
Trong bom tấn Red One: Mật mã đỏ sắp công phá màn ảnh, hai cực phẩm nhan sắc sẽ cùng bắt tay nhau trong phi vụ hot nhất tháng 11. Sau khi Ông già Noel (mật danh: Red One) bị bắt cóc, Trưởng An ninh Bắc Cực (Dwayne Johnson) phải hợp tác với thợ săn tiền thưởng khét tiếng nhất thế giới (Chris Evans) trong một nhiệm vụ kịch tính xuyên lục địa để giải cứu Giáng Sinh.
Dwayne Johnson và Chris Evans trong "Red One: Mật mã đỏ". Ảnh: Warner Bros. Pictures Red One: Mật mã đỏ có suất chiếu đặc biệt từ 18h ngày 7/11, khởi chiếu tại rạp từ 8/11/2024. Đáng nói, khán giả Việt Nam sẽ được xem bom tấn này sớm hơn thế giới 1 tuần.
The Rock nhận cát xê 492 tỷ, mang tiền tấn về cho 'Black Adam''Black Adam' dẫn đầu doanh thu phòng vé tại Việt Nam và Mỹ cuối tuần qua, bỏ túi 140 triệu USD chỉ sau 3 ngày chiếu đầu tiên.">2 tài tử sexy nhất thế giới cùng xuất hiện trong bom tấn hành động 6.200 tỷ
Soi kèo phạt góc Villarreal vs Sociedad, 21h15 ngày 20/4
Nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Lào Cai được công nhận Di tích quốc gia
Phạm Ngọc Triển
(Dân trí) - Theo Bảo tàng tỉnh Lào Cai, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định công nhận nơi Bác Hồ tới thăm và nói chuyện với nhân dân Lào Cai ngày 24/9/1958 là Di tích quốc gia.
Nơi Bác Hồ gặp gỡ thân mật và nói chuyện với đại biểu các dân tộc tỉnh Lào Cai ngày 24/9/1958 (Ảnh: Bảo tàng tỉnh Lào Cai).
Nơi được công nhận Di tích quốc gia hiện nay là Công viên Hồ Chí Minh của thành phố Lào Cai, nằm ở vị trí K30 năm xưa, nay thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, là nơi Bác Hồ tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân dân các dân tộc và chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lào Cai ngày 24/9/1958.
Theo tài liệu của Bảo tàng tỉnh Lào Cai, trong ngày 23 - 24/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn của Trung ương Đảng, Chính phủ đi xe lửa từ Thủ đô Hà Nội lên thăm tỉnh biên giới Lào Cai.
Trong thời gian đó Bác Hồ đã vào thăm và động viên cán bộ, công nhân, chuyên gia Liên Xô giúp mỏ apatít Lào Cai tập trung khôi phục sản xuất và khai thác nhiều quặng phục vụ sản xuất phân bón thâm canh nông nghiệp cho các tỉnh, thành phố toàn miền Bắc; thăm công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện Lào Cai; gặp gỡ thân mật, nói chuyện với cán bộ chủ chốt tỉnh, đại biểu nhân dân các dân tộc và chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân địa phương.
Nhà bia lưu niệm Bác Hồ lên thăm tỉnh Lào Cai ngày 23 - 24/9/1958 trong Công viên Hồ Chí Minh ở thành phố Lào Cai.
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và bà con các dân tộc tỉnh Lào Cai phải đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương giàu mạnh, đẩy mạnh tăng gia sản xuất lương thực, tích cực định canh định cư, xóa bỏ hủ tục lạc hậu để xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.
Làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm địa phương hơn 60 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết một lòng chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, vững mạnh, xứng đáng là một trong những địa phương phát triển toàn diện của vùng Tây Bắc.
">Nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Lào Cai được công nhận Di tích quốc gia
Năng lực đặc biệt quyết định thành bại của Nga - Ukraine trên tiền tuyến
Đức Hoàng
(Dân trí) - Giới quan sát nhận định, Nga hay Ukraine nếu muốn thành công trên chiến trường cần phải sở hữu năng lực bắc cầu quân sự qua các con sông.
Một thiết giáp bắc cầu (Ảnh minh họa: Wikipedia).
Trong tháng qua, Nga đã tăng cường tấn công, nhằm mục đích giành thêm lãnh thổ từ Ukraine. Cả đà tiến của Nga và nỗ lực phòng thủ của Ukraine đều đang phải đối mặt với những thách thức từ những con sông cắt ngang lãnh thổ Ukraine.
Những con sông này đóng vai trò là rào cản tự nhiên đối với các phương tiện quân sự hạng nặng, nhiều cây cầu đã bị nhắm mục tiêu và phá hủy. Do đó, kết quả thành bại trong giai đoạn này của cuộc chiến sẽ phụ thuộc một phần lớn vào khả năng tiến hành các hoạt động bắc cầu quân sự của mỗi bên.
Việc bắc cầu qua một con sông được coi là một trong những cuộc hoạt động quân sự phức tạp nhất. Các đội công binh phải nhanh chóng triển khai một cây cầu có khả năng hỗ trợ các xe bọc thép hạng nặng trong khi cũng chịu được dòng chảy mạnh, với kết cấu ít phức tạp nhất có thể.
Về mặt chiến thuật, hoạt động này đòi hỏi sự phối hợp chính xác và thực hiện nhanh chóng. Các lực lượng trước tiên phải bảo vệ bờ xa để thiết lập đầu cầu. Sau khi bảo vệ, công binh lắp ráp cây cầu, thường là dưới hỏa lực đối thủ.
Sau đó, lực lượng tấn công tiến qua cây cầu đã được bắc. Máy bay không người lái hiện đại và tác chiến điện tử làm tăng thêm những thách thức này bằng cách cho phép đối thủ nhắm mục tiêu chính xác vào cây cầu và phá vỡ các mạng lưới thông tin liên lạc cần thiết cho sự phối hợp nhịp nhàng.
Với nhịp độ tác chiến tăng lên, nhiều hoạt động gần đây đã tập trung vào sông và cầu. Theo báo cáo, lực lượng Nga đã thiết lập một đầu cầu có quy mô đại đội bắc qua sông Oskil ở khu vực Masyutivka-Zapadne thuộc tỉnh Lugansk.
Binh sĩ Nga thực hành xây dựng cầu phao trong hội thao quân sự (Ảnh: Reuters).
Sông Oskil được coi là chướng ngại vật chính ngăn cản quân Nga giành thành phố Kupyansk. Việc thiết lập cây cầu sẽ rất khó khăn, vì bất kỳ điểm vượt sông nào cũng nằm trong tầm bắn của pháo binh Ukraine và bất kỳ nỗ lực bắc cầu nào cũng có nguy cơ bị máy bay không người lái Ukraine phát hiện. Nếu không thiết lập được cây cầu, quân Nga sẽ không thể giữ được bàn đạp.
Sông Dnipro cũng vẫn là một thách thức đáng kể đối với cả Ukraine và Nga. Sau khi Nga rút khỏi Kherson, Kiev đã kiểm soát bờ tây, trong khi Moscow vẫn giữ quyền kiểm soát bờ đông.
Mặc dù lực lượng Ukraine đã thiết lập một đầu cầu ở bờ đông vào năm ngoái, nhưng họ không thể xây dựng một cây cầu, và cuối cùng đã phải rút lui. Hiện tại, lực lượng Nga cố gắng giành quyền kiểm soát các đảo ở cửa sông Dnipro để thiết lập các vị trí kiên cố có thể được sử dụng để bảo vệ một đầu cầu ở bờ tây.
Hơn nữa, lực lượng đặc nhiệm Nga được cho là đã phá hủy các cây cầu gần Tymonovychi và Karpovychi ở tỉnh Chernihiv gần biên giới Ukraine với Nga và Belarus. Cuộc tấn công này được cho nhằm mục đích phá vỡ khả năng tác chiến của Ukraine trong khu vực, đặc biệt ở tỉnh Kharkov.
Ukraine và Nga đều có các đơn vị kỹ sư chuyên biệt được đào tạo để xây dựng cầu nhanh. Cả hai bên đều sử dụng xe tăng bắc cầu thời Liên Xô, ví dụ như MTU-72, có nhịp cầu khoảng 20m và được lắp trên khung gầm xe tăng T-72.
Cả hai bên cũng đều sử dụng cầu nổi PMP thời Liên Xô, là cầu phao có thể bắc qua sông dài tới 227m và chịu được tải trọng 60 tấn. Nga đã nâng cấp MTU-72 bằng MTU-90 và cầu nổi PMP bằng cầu phao PP-2005. Các hệ thống nâng cấp có thể triển khai nhanh hơn và chịu được tải trọng nặng hơn.
Trong khi đó, Ukraine đã nhận được nhiều hệ thống hỗ trợ khác nhau trong các gói viện trợ nước ngoài, đặc biệt là từ Đức và Mỹ.
Mặc dù cả hai bên đều chịu tổn thất về thiết bị, vấn đề lớn hơn là nhân sự. Các đơn vị công binh vượt sông cần được đào tạo cẩn thận để triển khai nhanh chóng các cây cầu và hỗ trợ các cuộc tấn công trên sông.
Trong suốt cuộc chiến, các đơn vị bắc cầu ở cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề và có thể buộc phải được biên chế những người lính thiếu đào tạo bài bản.
Cuộc cạnh tranh để vượt sông trong chiến sự Nga - Ukraine làm nổi bật những thách thức của xung đột hiện đại, nơi các chiến thuật truyền thống giao thoa với các công nghệ tiên tiến.
Cả hai bên đều phải đối mặt với những trở ngại đáng kể trong việc thiết lập và duy trì các cây cầu, vốn vẫn là mục tiêu ưu tiên cao, trước các mối đe dọa rình rập thường xuyên như UAV trinh sát hoặc tấn công.
Việc bắc cầu quân sự sẽ định hình tốc độ tác chiến và diễn biến chung của cuộc chiến, với các con sông của Ukraine đóng vai trò vừa là rào cản vừa là yếu tố hỗ trợ trong cuộc xung đột đang diễn ra này.
Theo Forbes">Năng lực đặc biệt quyết định thành bại của Nga
Tổng thống Putin: Phương Tây tìm cách đánh bại Nga trên mọi mặt trận
Thành Đạt
(Dân trí) - Tổng thống Vladimir Putin cáo buộc phương Tây tìm cách đánh bại Nga trên mọi mặt trận, bao gồm việc gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự Diễn đàn đầu tư VTB Russia Calling tại Moscow ngày 4/12 (Ảnh: Reuters).
Trong bài phát biểu khai mạc tại diễn đàn đầu tư Russia Calling! vào ngày 4/12, Tổng thống Putin cho biết giới tinh hoa của "một số quốc gia nhất định" đã chứng tỏ họ là những đối tác thương mại không đáng tin cậy vì họ đã cố gắng gây tổn hại đến lợi ích của Nga trong những năm gần đây.
"Chúng tôi thường nghe nói rằng những quốc gia đó đặt mục tiêu gây ra thất bại chiến lược cho Nga trong các lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế, bao gồm cả về mặt kinh tế và công nghệ", ông tuyên bố.
"Họ tìm cách làm suy yếu đáng kể ngành công nghiệp, tài chính, dịch vụ của chúng tôi, tạo ra tình trạng thâm hụt hàng hóa trên thị trường của chúng tôi, làm mất ổn định thị trường lao động, làm giảm mức sống của người dân chúng tôi", tổng thống Nga nói thêm.
Theo Tổng thống Putin, nền kinh tế Nga không chỉ phục hồi sau thiệt hại ban đầu do các cuộc tấn công gây ra mà còn trải qua quá trình chuyển đổi cơ cấu có lợi cho nền kinh tế. Ông nhấn mạnh, chính phủ Nga đã nỗ lực cải thiện hậu cần thương mại quốc tế mà các doanh nghiệp Nga sử dụng và tăng cường quan hệ với các đối tác hữu nghị, điều này đã giúp nền kinh tế Nga tăng trưởng.
Tổng thống Putin cho biết, chính phủ và các doanh nghiệp Nga đang nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia bằng cách đưa ra các cơ chế mới, chẳng hạn nhận diện khách hàng từ xa của các ngân hàng. Những thay đổi như vậy đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý và giúp đồng tiền quốc gia thuận tiện hơn cho thương mại quốc tế.
Cụm từ "thất bại chiến lược" đã được chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sử dụng để mô tả hậu quả mà cuộc xung đột Ukraine được cho là sẽ gây ra cho Nga. Washington và các đồng minh đã tịch thu tài sản của Nga và áp đặt các biện pháp hạn chế kinh tế đơn phương, cũng như đe dọa trừng phạt các bên thứ ba nếu họ giao dịch với Nga theo cách không được phương Tây chấp thuận.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Pankin hồi tháng 7 cho biết khoảng 20.000 lệnh trừng phạt khác nhau đã được áp đặt đối với Nga. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cáo buộc phương Tây đang tiến hành một "cuộc chiến không luật lệ" nhằm vào Nga.
Bất chấp những nỗ lực của phương Tây, Nga vẫn tích cực tham gia vào thương mại quốc tế. Một số quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục mua năng lượng từ Nga, trong khi những quốc gia khác thực hiện thông qua các bên trung gian. Tháng trước, hãng tin Bloomberg đã cảnh báo rằng vòng trừng phạt mới nhất của Mỹ, nhắm vào ngân hàng Gazprombank của Nga, đe dọa gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở Tây Âu.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các lệnh trừng phạt không thể gây tổn hại cho Nga như cách mà phương Tây mong muốn. Ông Peskov nói rằng nền kinh tế Nga đã dần thích nghi và sẵn sàng chống chọi với các lệnh trừng phạt của phương Tây thêm nhiều năm nữa.
Theo RT">Tổng thống Putin: Phương Tây tìm cách đánh bại Nga trên mọi mặt trận