您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Video hành trình lên ngôi vô địch Copa America của Argentina
NEWS2025-02-08 21:07:20【Bóng đá】0人已围观
简介Video những bàn thắng đưa Argentina lên ngôi vô địch Copa America:Nghĩa HưngXem 4 bàn thắng đẹp mắt lịch thi đấu bóng đá namlịch thi đấu bóng đá nam、、
Video những bàn thắng đưa Argentina lên ngôi vô địch Copa America:
Nghĩa Hưng
Xem 4 bàn thắng đẹp mắt của Messi tại Copa America 2021
Messi là Vua phá lưới Copa America 2021 với 4 bàn thắng, 3 trong số đó là những siêu phẩm. Cùng chiêm ngưỡng những pha làm bàn của Messi tại giải vừa qua.
很赞哦!(3364)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Antigua GFC vs Malacateco, 08h00 ngày 6/2: Tạm chiếm ngôi đầu
- 'Thánh phút cuối' ghi bàn trận gặp U23 Indonesia là ai?
- LMHT: Fnatic đánh bại G2 trong màn ‘tử chiến’ đường giữa
- Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Những mốc thời gian cần nhớ
- Soi kèo phạt góc Adelaide United vs Melbourne City, 15h35 ngày 7/2: Chủ nhà áp đảo
- Kia Rio thêm phiên bản GT
- Khám phá Hà Nội 'mới lạ' qua camera Galaxy S10e
- Gabe xác nhận, Microsoft còn lâu mới mua được Valve
- Nhận định, soi kèo QPR vs Blackburn, 2h45 ngày 5/2: Tìm lại mạch thắng
- Thêm một số trường lần đầu tuyển sinh chuyên ngành khoa học dữ liệu
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo U20 Fiorentina vs U20 Cagliari, 19h30 ngày 5/2: Khó tin ‘tiểu The Viola’
Sau khi bạn nhập địa chỉ email của người nhận (1), chủ đề email (2), và nội dung tin nhắn (3), bạn hãy đặt con trỏ tại vị trí bạn muốn chèn ảnh (4).
Bấm nút Insert photo (Chèn ảnh) nằm trên thanh công cụ ở dưới cùng của cửa sổ.
Tại cửa sổ Insert photo (Chèn ảnh), bạn có thể chọn ảnh từ thư viện, upload từ địa chỉ web (URL) hoặc upload từ máy tính.
Sau khi chọn ảnh, bạn cần chọn tùy chọn Inline (Nội tuyến) ở phía dưới góc phải của màn hình. Bạn có tùy chọn As attachment (Dưới dạng tệp đính kèm) cho phép chèn ảnh dưới dạng file đính kèm, nhưng nó sẽ không cho phép bạn chèn link vào ảnh.
Nhấn nút Insert (Chèn).
Ảnh bạn chọn sẽ xuất hiện trong phần nội dung email. Đừng lo lắng nếu bạn thấy kích thước ảnh quá lớn, bạn có thể thay đổi kích thước của nó. Chọn ảnh, nhấp chuột lên các tay nắm ở góc bất kỳ, và sau đó thay đổi kích thước theo ý muốn.
Cách chèn liên kết vào ảnh
Đến đây, bạn đã sẵn sàng chèn liên kết vào ảnh. Chọn ảnh bằng cách nhấp giữ chuột lên vị trí trống bất kỳ trong nội dung email và kéo con trỏ chuột lên nó.
Lưu ý: Nếu muốn chèn liên kết vào ảnh, bạn bắt buộc phải chọn ảnh theo cách này thay vì chỉ nhấp chuột lên nó.
Tiếp theo, bạn bấm nút Insert link (Chèn liên kết) từ thanh công cụ ở dưới cùng của cửa sổ hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + K.
Ở hộp thoại Edit link (Chỉnh sửa liên kết), bạn sẽ thấy tên và định dạng ảnh trong ô Text to display (Nội dung hiển thị) hoặc Web address (Địa chỉ web). Nếu bạn không thấy những dữ liệu này, nghĩa là thao tác chọn ảnh của bạn chưa đúng. Hãy thoát hộp thoại Edit link (Chỉnh sửa liên kết) và chọn lại.
Trong phần Link to (Liên kết tới), bạn nhập địa chỉ URL của trang web bạn muốn sử dụng. Nhấn nút OK.
Vậy là bạn đã chèn link vào ảnh trên email Gmail thành công. Để chắc chắn, bạn có thể kiểm tra bằng cách nhấp chuột lên ảnh một lần nữa. Nếu bạn thấy thông báo Go to link (Chuyển đến liên kết) kèm theo đường dẫn phía sau nó nghĩa là bạn đã thực hiện đúng.
Ca Tiếu (theo How-To Geek)
Cách tắt tính năng soạn thảo thông minh của Gmail trên Android và iOS
Smart compose là tính năng mới của Gmail giúp bạn soạn email nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy nó không cần thiết hoặc thậm chí phiền phức, bạn có thể tắt nó vĩnh viễn.
">Cách chèn liên kết vào ảnh khi soạn thảo Gmail
Công nghệ thanh toán không tiếp xúc được trình diễn tại sự kiện
Theo thông tin trao đổi tại hội thảo “Đồng hành với các ngân hàng Việt Nam chuyển đổi thành công thẻ chip theo chuẩn VCCS” ngày 26/3, các chuyên gia nhận định tại thời điểm hiện nay, việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip để đảm bảo an toàn bảo mật đang trở nên cấp bách.
Kế hoạch về việc chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ chip đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành nêu rõ, chậm nhất đến ngày 31/12/2020 toàn bộ thị trường thẻ Việt Nam phải chuyển đổi xong.
Từ ngày 5/10/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã chính thức ban hành 10 tiêu chuẩn cơ sở bao gồm các nội dung về các yêu cầu kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa công nghệ chip tại Việt Nam (hay còn gọi là chuẩn VCCS - Vietnam Chip Card Standards).
Các chuyên gia đánh giá, bộ tiêu chuẩn VCCS có phạm vi bao gồm cả tiếp xúc và không tiếp xúc, tương thích với tiêu chuẩn quốc tế EMV được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả triển khai tối ưu nhất cho các ngân hàng do kế thừa hạ tầng phát hành và chấp nhận thẻ quốc tế hiện đã tương thích với EMV của các ngân hàng.
Ngoài ra, cho phép các ngân hàng có thể lựa chọn triển khai chuyển đổi thẻ giao tiếp kép (hỗ trợ cả tiếp xúc và không tiếp xúc) ngay trong giai đoạn đầu tiên, giảm bớt một bước chuyển đổi theo lộ trình từ thẻ tiếp xúc sang không tiếp xúc như bài học kinh nghiệm từ các nước khác.
Các chuyên gia tài chính cũng đánh giá, Việt Nam có quy mô thị trường khoảng 70 triệu thẻ nội địa nằm trong lộ trình chuyển đổi sang thẻ chip theo chuẩn VCCS. Do đó, nếu chậm chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip, Việt Nam có thể trở thành tâm điểm của tội phạm với các vụ giả mạo thẻ skimming (ăn cắp thông tin thẻ từ ATM) đang gia tăng phức tạp.
Tại hội thảo, Công ty Cổ phần thông minh MK (MK Smart) cùng các đối tác Infineon (nhà sản xuất chip bảo mật cho các ứng dụng thanh toán toàn cầu) và NEXT Biometrics (công ty cung cấp công nghệ cảm biến vân tay cho các ứng dụng yêu cầu độ bảo mật, chính xác cao) khẳng định sẽ cùng hỗ trợ các tổ chức, ngân hàng tại Việt Nam thực hiện chuyển đổi thẻ cũng như tháo gỡ những áp lực về công nghệ, cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm triển khai các chương trình phát hành thẻ.
">70 triệu thẻ nội địa tại Việt Nam có nguy cơ lọt vào tầm ngắm của hacker
Khá Bảnh khoe rút được 450 triệu tiền quảng cáo từ YouTube. Đa phần các video trên kênh của Khá Bảnh có nội dung phản cảm như chửi thề, đánh đấm, bay lắc...
Ngoài thu nhập từ YouTube, Khá Bảnh còn nhận quảng cáo cho các trang web cờ bạc như L***88, F***88 và nhiều game điện tử bằng việc tạo ra các nội dung kêu gọi đánh bạc trên chính kênh của mình.
Theo thống kê từ trang SocialBlade, kênh YouTube của Khá Bảnh xếp hạng 57 những kênh lớn nhất Việt Nam với 61 triệu lượt xem mỗi tháng.
Ngoài YouTube, Khá Bảnh còn thường xuyên chia sẻ các video trên Facebook cá nhân, fanpage và group riêng. Hiện trang cá nhân của Khá Bảnh đã tạm khóa.
Sáng 2/4, chỉ huy Công an xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) cho biết Công an tỉnh này phối hợp lực lượng chức năng sở tại đã tổ chức khám nhà Ngô Bá Khá (hay còn gọi Khá Bảnh) tại thôn Phúc Tinh vào đêm 1/4.Sau hơn một giờ khám xét, cơ quan công an đã bắt giữ Khá Bảnh cùng 2 thanh niên khác.
Việc các nhãn hàng phải trả tiền để xuất hiện bên cạnh các nội dung phản cảm từ lâu đã bị lên án. Năm 2017, Mars Inc, Deutsche Bank AG, Adidas AG và nhiều công ty khác đã đồng loạt rút quảng cáo khỏi YouTube sau khi chúng xuất hiện trên những video không phù hợp.
">YouTube tắt kiếm tiền kênh 450 triệu đồng/tháng của Khá Bảnh
Nhận định, soi kèo Persita Tangerang vs Persik Kediri, 15h30 ngày 7/2: Tin vào đội khách
Tiền ảo đang bùng nổ kéo theo nhiều nguy cơ mất an toàn, bị hacker tấn công chiếm đoạt
Theo cảnh báo của các chuyên gia bảo mật, sự bùng nổ khai thác tiền ảo như Bitcoin, Litecoin, Onecoin, Ether… trong những năm gần đây đang kéo theo hàng loạt vụ việc tấn công mạng, mất an toàn bảo mật nhằm vào những đối tượng sử dụng công nghệ này.
Chỉ tính riêng trong năm 2018, thị trường đã chứng kiến số vụ tấn công tăng hơn 83%, với hơn 5 triệu người dùng bị tấn công trực tuyến trong 3 quý đầu năm, so với con số 2,7 triệu người trong cùng kỳ năm 2017.
Liên quan đến vấn đề mất an toàn đối với đồng tiền ảo, trao đổi với ICTnews, chuyên gia đến từ công ty bảo mật Fortinet phân tích: một công nghệ Blockchain riêng được sử dụng sẽ có một số lượng máy chủ nhất định hỗ trợ các giao dịch tiền ảo trong hệ thống. Nhưng nếu một số lượng nhất định của các máy chủ đó bị phá hoại, mức độ kiểm soát tính chắc chắn cao của đồng tiền ảo cũng sẽ bị mất.
Đối với công nghệ Blockchain, trong các triển khai riêng tư, sự đồng thuận này có thể bị ngăn chặn bằng cách loại bỏ phần lớn các máy chủ hỗ trợ thông qua hành vi phá hoại an ninh mạng.
Bên cạnh đó, thông thường một loại tiền ảo sẽ được giám sát chặt chẽ, nhưng nếu hệ thống đó bị xâm phạm, đồng tiền cũng sẽ bị xâm phạm và nhà đầu tư sẽ trở thành nạn nhân.
">Chuyên gia cảnh báo nguy cơ hacker tấn công khiến tiền ảo “bốc hơi”
- Hồi cuối năm 2017 vừa qua, Nvidia đã chính thức giới thiệu chiếc VGA mạnh nhất thế giới mang tên Titan V của mình và khiến cho game thủ trên toàn địa cầu phải ngẩn ngơ ao ước. Tất nhiên với sức mạnh vượt trội cùng cái giá chẳng hề 'dễ nuốt' chút nào, lên tới 120 triệu đồng thì ai cũng phải ngất với card đồ hoạ này.
Hiện tại thì hàng khủng Titan V đã được đưa về Việt Nam và sau đây là những hình ảnh 'đập hộp' chiếc VGA siêu siêu khủng này:
Nvidia Titan V là sản phẩm mang kiến trúc Volta vượt quá yêu cầu chơi game của các game thủ thông thường. GPU này có 21,1 tỷ bóng bán dẫn, 5120 nhân CUDA kết hợp 12 GB bộ nhớ HBM2, cho khả năng xử lý đạt 110 teraflops và có 640 tensor core với hiệu suất xử lý các tác vụ deep learning cao gấp 9 lần so với thế hệ trước. Rõ ràng game thủ nào sắm về chắc chơi game đến 5 năm nữa vẫn ngon lành...
Theo GameK
">Trên tay Nvidia Titan V
Dưới đây là 6 "cú lừa" kinh điển từng khiến hàng nghìn người "ăn thịt thỏ" trong quá khứ.
Tảng băng được kéo từ Nam Cực về Australia
Ngày 1/4/1978, một chiếc sà lan chở tảng băng khổng lồ xuất hiện tại cảng Sydney, Australa. Dick Smith, một nhà thám hiểm, doanh nhân triệu phú thích phiêu lưu đã tuyên bố rằng mình đã kéo được tảng băng khổng lồ kia từ Nam Cực.
Ông sẽ cắt tảng băng thành từng mảnh nhỏ rồi đem bán cho người dân địa phương với lời quảng cáo "dòng nước ngọt tinh khiết ở Nam Cực sẽ cải thiện hương vị mới cho nước uống của bạn".
Tảng băng được quảng cáo là kéo về từ Nam Cực song thực chất chỉ là trò lừa Cá tháng Tư của vị triệu phú. Các đài phát thanh địa phương cũng đến quay và đưa tin về sự kiện này. Tuy nhiên khi đến nơi, trời bắt đầu mưa và mọi người mới nhận ra rằng mình bị lừa và tảng băng đó là "đồ rởm", được làm từ bọt chữa cháy và kem cạo râu. Khi bọt chữa cháy và kem cạo râu trôi đi bởi nước mưa để lộ một miếng nhựa trắng ở bên dưới lớp bọt.
2. Các hành tinh thẳng hàng
Vào ngày Cá tháng Tư năm 1976, trên BBC Radio 2, nhà thiên văn học Patrick Moore đã thông báo về một sự kiện thiên văn hiếm có sắp xảy ra.
Theo đó, vào đúng 9h47, Trái Đất sẽ thẳng hàng với sao Diêm Vương và sao Mộc làm giảm trọng lực của Trái Đất.
Các hành tinh thẳng hàng là "cú lừa" của BBC và nhà thiên văn học Patrick Moore. Ông Moore cho biết người dân có thể trải nghiệm cảm giác lơ lửng trong không trung nếu họ nhảy thật cao vào đúng thời điểm đó. Tất nhiên, có hàng trăm người đã "cắn câu" của BBC.
3. Chim cánh cụt biết bay
Ngày 1/4/2008, BBC đăng tải một đoạn video ghi lại phát hiện "chim cánh cụt có thể bay" được các quay phim tại đảo King George Nam Cực ghi lại. Clip này nhanh chóng "gây bão" và nhanh chóng trở thành một trong những video được xem nhiều nhất trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trò bịp khác của đài này.
Các nhà làm phim đã sử dụng hình ảnh của những loài chim trông giống chim cánh cụt, bắt chước chuyển động của chúng để tạo ra hình ảnh về những chú chim cánh cụt biết bay.
4. Bò lai cà chua
Ngày Quốc tế nói dối năm 1983, tạp chí khoa học New Scientist đăng tải thông tin rằng các nhà khoa học đã lai tạo thành công động vật với thực vật, tạo ra một giống mới gọi là "cà chua bò". Theo đó, loại cà chua này có vẻ ngoài sần sùi như da bò và có những khối "protein động vật" xen giữa lớp vỏ.
"Cà chua bò" là trò đùa Cá tháng Tư của tạp chí New Scientist. Trò đùa này thậm chí còn lừa được cả tạp chí khoa học của Brazil Veja, khi tờ này đăng tải lại các thông tin về loài "cà chua bò". Sau đó, khi sự thật được tiết lộ, tạp chí này bị nhiều dân mạng chế giễu trong thời gian dài.
5. Hít khí Heli để hát hợp xướng
Năm 2014, dàn hợp xướng của trường King's College (nước Anh) đăng một video lên Youtube về màn trình diễn của 4 thành viên nam. Theo đó, một thành viên đã hít khí Heli trong quả bóng cầm sẵn trên tay khi đến đoạn có nốt cao để có được giọng hát "thánh thót".
"Cú lừa" này thậm chí khiến nhiều dân mạng tin sái cổ và học cách làm theo. Video của dàn hợp xướng cũng thu về gần một triệu lượt xem trên Youtube.
6. Làm sạch núi ở Thụy Sỹ
Ngày 1/4/2009, Tổng cục Du lịch Thụy Sỹ đã phát hành một video tiết lộ bí mật tại sao các ngọn núi của họ lại trông sạch đẹp như vậy. Đó là nhờ công của "Hiệp hội những người làm sạch núi Thụy Sỹ", nơi các thành viên đã leo lên dãy Alps, cọ rửa những tảng đá dính phân chim và làm sạch cỏ.
Hàng triệu người đã xem video này. Thậm chí, có tới 30.000 người đã làm các bài kiểm tra online để đăng ký một "chân" vào đội ngũ này (còn gọi là Felsenputzers).
Cuối năm đó, do nhu cầu đến từ người dân, công ty cáp treo Brunni đã bắt đầu cung cấp các khóa học "làm sạch núi" thực sự, thu hút nhiều Felsenputzers từ khắp nơi trên thế giới.
">Những 'cú lừa' kinh điển trên thế giới trong ngày Cá tháng Tư