您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Granada vs Sociedad, 0h30 ngày 24/9
NEWS2025-02-05 06:58:21【Thời sự】8人已围观
简介ậnđịnhsoikèoGranadavsSociedadhngàjuventus đấu với cagliari Nguyễn Quang Hải - juventus đấu với cagliarijuventus đấu với cagliari、、
很赞哦!(4)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Atletico Cerro vs CA River Plate, 05h30 ngày 4/2: Điểm tựa sân nhà
- 6 quy tắc ứng xử cần dạy trẻ trước thềm năm mới
- 12 vật dụng trong nhà tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao
- Mỹ nhân cascadeur U40 Phi Ngọc Ánh vẫn nóng bỏng dù bị vỡ sụn, đứt dây chằng
- Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa
- Giờ xuất hành, hướng xuất hành ngày mùng 1 Tết Tân Sửu 2021 đón tài lộc
- Đại học tư thục lớn nhất Mỹ, đào tạo 17 tỷ phú, 39 giải Nobel
- Bạn muốn hẹn hò 702: U60 giàu có tặng nhẫn vàng cho bạn gái ngay khi vừa gặp
- Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch
- Tổng thống Hàn Quốc luyện đánh golf cho ngày gặp ông Trump
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Marseille vs Lyon, 2h45 ngày 3/2: Phong độ sa sút
- “Chỉ mong ngày Tết được đoàn viên”
4 tháng sau trận lũ lụt lịch sử, ký ức về dòng nước xiết vẫn ám ảnh bà Nguyễn Thị Minh (64 tuổi, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình): “Đêm hôm đó nước dâng lên đột ngột. Tôi, 4 đứa cháu nhỏ và đứa con trai tật nguyền phải đu lên cột nhà và nín thở chờ đợi. Con trai tôi bị liệt nên di chuyển vô cùng khó khăn. Ơn trời, những người hàng xóm tốt bụng biết hoàn cảnh của gia đình đã đưa thuyền đi giải cứu, nếu không bà cháu tôi giờ đã “xanh cỏ” rồi!”.
Trận lũ cướp đi những tài sản lớn của gia đình. May mắn, bà kịp di tản được một con lợn và “Bây giờ nó là gia sản lớn nhất của gia đình tôi”.
Được hỏi về mong ước lớn nhất trong dịp Tết, bà Minh trầm ngâm, “Tôi chỉ mong ngày Tết được đoàn viên và bố mẹ của bọn nhỏ được về quê ăn Tết. 2 đứa con tôi làm ăn xa nhà, 1 đứa ở Lào thì khó về vì Covid-19. Còn 1 đứa ở TP.HCM thì cũng khó khăn, về quê tốn kém, 2 vợ chồng nó đắn đo nhiều… Chỉ tội mấy đứa nhỏ, lâu rồi chúng nó chưa được gặp ba mẹ”.
Tất cả dành cho con gái
Anh Nguyễn Văn Hùng (42 tuổi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang) mồ côi cha mẹ từ nhỏ, anh Hùng ở cùng người thân rồi đến tuổi trưởng thành đi lang bạt khắp nơi để mưu sinh. Có con năm 2016, nhưng niềm hạnh phúc chưa được bao lâu thì vợ anh qua đời. Bế đứa con nhỏ, 2 cha con lên Hà Nội hành nghề đánh giày, bốc vác rồi giờ là bán miếng bọc chân chống tại ngã tư Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ (Hà Nội).
Ít tháng trước, cha con anh bị tai nạn, con gái anh - bé Huyền Trang bị gãy tay, còn mắt anh thì bị mờ dần. Còn 8 triệu đồng chắt chiu mấy năm trời, anh Hùng dốc hết điều trị cho con, chẳng màng đến mình.
Anh Hùng kể: “2 tuần trước tôi được 1 mạnh thường quân giúp đỡ đưa đi mổ mắt, nếu không mắt tôi giờ có lẽ đã mù”. Sau ca mổ mắt, giờ thị lực của anh Hùng đang dần phục hồi.
Giờ đây, mong ước Ngày Tết của anh là: “Tôi chỉ mong kiếm thêm chút tiền để mua sách vở, cũng như sắm cho con một bộ quần áo thật đẹp. Tết chỉ có 2 bố con, tôi cầu mong bản thân thật khoẻ mạnh để kiếm tiền chăm con. Giờ nó là lẽ sống của cuộc đời tôi”.
“Chỉ cần bánh chưng, kẹo, thịt… là quá hạnh phúc”
Chuyện tình của ông Thành bà Thuỷ đã kéo dài hơn nửa thế kỷ. “Tôi gặp bà ấy vào ngày 26/9/1969, khi chúng tôi đang nhặt rác ở chợ Đồng Xuân, sau ngày định mệnh đó, tôi đã xăm trên cánh tay của mình, con số đó giờ vẫn nét lắm”, ông Thành (84 tuổi) cười móm mém khi nhắc về ngày đầu tiên gặp vợ.
Họ không có con cái mà chỉ có tình yêu và 1 ngôi nhà nhỏ lênh đênh ở bãi giữa sông Hồng. Ngôi nhà nổi nằm sát cầu Long Biên, thỉnh thoảng khi những chiếc tàu lớn đi qua, ngôi nhà lại nghiêng ngả chao đảo theo con sóng cuộn.
Hiện ông Thành đã lãng tai, phải dí sát vào tai và nói thật to ông mới nghe thấy. Còn bà Thuỷ bước sang tuổi 83 thị lực đã giảm dần gần về con số 0. Ông bà kể, 2 vợ chồng giờ nương tựa vào nhau để sống. Trước còn sức khoẻ, ông Thành còn đi nhặt rác mỗi đêm, nhưng giờ rác cũng ít, sức cũng yếu dần, có hôm cả đêm gom được vài lon bia bán được vài nghìn đồng.
Ông Thành, bà Thủy trong căn nhà tồi tàn nhưng tràn ngập tình yêu của mình Nói về Tết, bà Thủy cho biết: "Năm nào vợ chồng tôi cũng đón Tết ở căn nhà trên sông nước này. Những năm trước, Tết cũng chỉ có cơm trắng với vài con cá. Bánh chưng, mứt, hoa quả... là những thứ quá xa xỉ. Chỉ vài năm gần đây, một số đoàn từ thiện xuống bãi giữa sông Hồng tặng quà thì chúng tôi mới có bánh chưng, kẹo, thịt... Chúng tôi cũng chỉ cần như vậy. Thế là quá hạnh phúc với những người nghèo".
Hóa “Tết diệu kỳ” từ những điều giản dị
Đồng cảm với những hoàn cảnh như trên, suốt thời gian qua, nhiều chương trình, hoạt động từ các cá nhân và tập thể đã được triển khai trên khắp cả nước. Trong đó, nổi bật với chương trình Tết do Coca-Cola Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, UBND các tỉnh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các đối tác cùng thực hiện.
Với chủ đề “Điều giản dị làm nên Tết diệu kỳ”, chương trình hướng đến những hộ gia đình chịu ảnh hưởng của thiên tai tại 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương trên cả nước.
Chương trình còn nhận được sự chung tay từ cộng đồng thông qua “Thử thách nhỏ hoá tiệc Tết diệu kỳ”. Cụ thể, mỗi hành động giản dị quen thuộc mà người chơi gửi về tham gia thử thách sẽ được quy đổi thành bữa ăn vui trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn.
Với tốc độ chia sẻ gia tăng liên tục trên mạng xã hội những ngày qua, những hành động đẹp nhỏ bé của nhiều cá nhân đang lan toả tinh thần gắn kết, sẻ chia, góp phần tạo nên không khí Tết ấm áp, diệu kỳ cho mọi nhà.
Dù có trải qua biến động, Tết vẫn là dịp để cùng hy vọng về một khởi đầu mới tươi sáng. Đại diện Coca-Cola Việt Nam bày tỏ, “Điều giản dị làm nên Tết diệu kỳ” hy vọng sẽ mang Tết ấm đến nhiều mảnh đời.
Nhằm lan tỏa thông điệp "Điều giản dị làm nên Tết diệu kỳ", Coca-Cola tổ chức chương trình “Thử thách nhỏ hoá tiệc Tết diệu kỳ” từ 9/1 - 7/2/2021. Chương trình có sự đồng hành của IPP Travel Retail, Gogi House, Kichi-Kichi và Phở 24.
Người chơi có thể tham gia 1 trong 12 thử thách nhỏ của chương trình để cùng lan toả sự diệu kỳ trong dịp Tết Tân Sửu và có cơ hội nhận giải thưởng hấp dẫn gồm: quà tặng cho 100 người tham gia sớm nhất mỗi thử thách; quà tặng mỗi tuần cho 100 người chơi may mắn nhất; quà tặng cuối chương trình cho 505 người tham gia nhiều thử thách (hợp lệ) nhất.
Độc giả tham gia tại đây: http://cokeurl.com/tet
Ngọc Minh
">Điều giản dị làm nên ‘Tết diệu kỳ’ của những mảnh đời kém may mắn
Trong nhiều năm gần đây, thuật ngữ "gà con", dần trở nên thịnh hành tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến. Những đứa trẻ trong các gia đình trung lưu được cha mẹ nuôi dạy theo phương pháp "luyện gà". Từ bé, các em đã phải sống theo sự sắp đặt và kỳ vọng to lớn của cha mẹ.
Để đạt được thành tích học tập mơ ước và chen chân vào những trường danh tiếng, các "gà con" phải tuân theo lịch trình cha mẹ đề ra, mỗi ngày các em phải tham gia hàng loạt lớp học văn hóa, năng khiếu.
Ngoài ra, các bà mẹ rất thích học hỏi, trao đổi bí kíp "luyện gà". Trào lưu dần được lan rộng, nhiều gia đình không muốn con bị tụt lại, quyết định gia nhập đường đua.
Kỳ thi học kỳ cận kề, nỗi lo của những gia đình có "gà con" cũng lớn dần.
Thế hệ "gà con" ở Trung Quốc kiệt sức vì phải chạy theo kỳ vọng của cha mẹ. Ảnh: Sixth Tone.
3 tuổi đọc sách tiếng Anh, học thuộc 100 bài thơ cổ
Bà Trương là người mẹ Hải Điến kiểu mẫu. Con trai bà hiện theo học tại một trường tiểu học trọng điểm. Dù mới 8 tuổi, thành tích học tập của cậu bé lọt top 1% toàn quận.
Được biết, nơi con trai bà Trương theo học là trường có tỷ lệ trúng tuyển thấp. Đề thi thay đổi hàng năm và được bảo mật gắt gao. Để có được một suất học tại đây, các "gà con" phải luyện tập chăm chỉ.
Bà Trương nhận định, 3-6 tuổi là độ tuổi tốt nhất để trau dồi kiến thức. Vì thế, từ khi con trai lên 3, bà đã thiết lập thời gian biểu và loạt mục tiêu cụ thể để con trai tuân theo.
Chia sẻ với People's Daily, bà Trương cho biết con trai mình được rèn thói quen học tập, sinh hoạt độc lập. Ngoài ra, em được cung cấp nền tảng vững chắc để có thể đọc thông viết thạo tiếng Trung và đạt trình độ tiếng Anh nhất định.
Chỉ mới học lớp 3, bà Trương đã cho con trai học Toán Olympic, chơi piano và luyện võ Taekwondo. Người mẹ cảm thấy bản thân phù hợp với hệ thống "luyện gà" ở Hải Điến.
Nữ phụ huynh này cho biết thêm thành phố Bắc Kinh có rất nhiều gia đình tri thức, trình độ học vấn cao. Bà chỉ tốt nghiệp đại học bình thường, bị xếp vào loại "mù chữ" trong quận.
Hơn ai hết, bà Trương hiểu rõ sự khốc liệt trên đường đua dạy con ở nơi này. Dù trình độ học vấn không cao, bà vẫn tự tin có thể nuôi con ăn học thành tài.
Nhiều cha mẹ ở Trung Quốc có gia cảnh bình thường, trình độ học vấn không cao. Vì thế, họ quyết định đặt hết hy vọng vào thế hệ sau, với mong muốn con cái thay mình thực hiện ước mơ.
Từ bé, nhiều đứa trẻ được cha mẹ đặt mục tiêu thi đậu Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa (hai trường top đầu tại Trung Quốc).
Không chỉ thế, gần đây, mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện "Bảng kế hoạch cuộc đời" của những bà mẹ Hải Điến. Cụ thể, khi biết nói, trẻ sẽ được dạy nói song ngữ Trung - Anh. 3 tuổi, mục tiêu của những đứa trẻ này là có thể tự đọc sách tiếng Anh, học thuộc 100 bài thơ cổ.
5 tuổi là thời điểm vàng để các "gà con" luyện thi Olympic Toán học và đoạt huy chương vàng vào 5 năm tiếp theo. Lấy chứng chỉ tiếng Anh cũng là một trong những kế hoạch được lên sẵn cho nhiều đứa trẻ.
Nếu hoàn thành những mục tiêu trên, các em sẽ lọt top 5% học sinh giỏi ở Hải Điến và top 1% học sinh giỏi toàn thành phố Bắc Kinh.
Các bà mẹ Hải Điến gần như tạo ra một chuẩn mực mới cho nhiều gia đình ở Trung Quốc. Hàn Lê, một bà mẹ ở Thành Đô, bày tỏ mong muốn tham gia huấn luyện "gà con". Tuy nhiên, khi đối mặt với khối kiến thức khổng lồ phải "nạp" vào đầu các con, bà Hàn chùn bước.
"Tôi không thể làm được. Khi nghĩ đến việc con mình phải học quá nhiều, tôi rất đau lòng", mà mẹ bộc bạch.
Áp lực thành tích khiến "luyện gà" trở thành trào lưu. Ảnh: The New York Times.
Vì sao "luyện gà" trở thành xu hướng ở Trung Quốc?
Bà Trương giải đáp hiện nay, tiêu chuẩn đầu vào tiểu học, THCS ở Trung Quốc không rõ ràng như kỳ thi tuyển sinh THPT. Vì thế, các gia đình muốn con có nền tảng kiến thức vững chắc để dễ dàng giành suất vào các trường trọng điểm, chất lượng cao. Trong đó, chứng chỉ tiếng Anh là một trong những điều kiện được ưu tiên hàng đầu.
Theo Sixth Tone, nhiều gia đình ở Thượng Hải chi khoảng 100 USD/giờ cho các khóa học tiếng Anh của con. Trước kỳ thi khoảng 6 tháng, các bé sẽ phải tham gia các lớp học tiếng Anh hàng tuần, mỗi buổi kéo dài 2-3 giờ.
Ngoài ra, trào lưu "luyện gà" bắt nguồn từ những lời so sánh, ganh đua thành tích. Bà Hàn Lê cho hay bạn cùng lớp của con trai mình có thể đọc thành thạo sách ảnh tiếng Anh, dù em mới chỉ 4 tuổi. Bà lo lắng con trai không thể đạt được trình độ tương tự.
"Trước khi có Internet, bạn chỉ biết những chuyện ở quanh mình. Những thay đổi của thời đại đã khiến tiêu chuẩn sống của mọi người thay đổi", bà nhận xét.
Bà Phong, một trường hợp khác bị ảnh hưởng bởi những lời so sánh thành tích, cho biết các bạn cùng lớp con gái có thể vừa kể chuyện vừa đếm số, trong khi con bà chưa làm được như vậy. Lo sợ con bị tụt lại, bà quyết định lên mạng tìm hiểu phương pháp "luyện gà".
Sau đó, bà lập nhóm chat, tập hợp những ông bố, bà mẹ "luyện gà" ở Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm. Mọi người cùng nhau trao đổi cách dạy con và thảo luận về những trường luyện thi chất lượng.
Một bà mẹ trong nhóm chat tự hào kể "gà con" của bà đạt 99 điểm môn tiếng Trung và Toán, xếp hạng nhất. Điều này khiến bà Phong lo lắng, cố gắng thúc đẩy con học tập.
GS Tiết Hải Bình, Đại học Thủ đô (Bắc Kinh, Trung Quốc) và cộng sự đã thực hiện một cuộc khảo sát về phương pháp nuôi con của cha mẹ Trung Quốc. Ông rút ra cách dạy con của các gia đình có thể chia làm 3 loại: Độc đoán - chuyên quyền, bao dung và bỏ mặc.
Qua đó, những cha mẹ "luyện gà" được xếp vào loại độc đoán - chuyên quyền.
GS Thẩm Dịch Phi tại Đại học Phúc Đán nhận định kiểu cha mẹ trên thường có tâm lý sợ con chậm lớn, bị tụt lại so với bạn bè cùng trang lứa.
Nhiều người mong muốn con thành tài, vô tình bỏ quên ý kiến của con. Họ sẵn sàng dùng nhiều cách khác nhau để thuyết phục, thậm chí ép con tham gia hàng loạt lớp học thêm.
Khi cuộc sống thay đổi, con người buộc phải hoàn thiện bản thân để chứng minh vị thế trong xã hội. Qua đó, giấy khen, huy chương, chứng chỉ ngoại ngữ dần trở thành tấm vé thông hành cho những đứa trẻ thời hiện đại, giúp các em thi được vào những trường học top đầu.
Tuy nhiên, nuôi con kiểu "luyện gà" có thể gây phản tác dụng. Khi đứa trẻ bị ép vào khuôn khổ, chúng có thể hình thành tâm lý phản kháng. Hơn nữa, lịch học dày đặc, áp lực thành tích có thể khiến trẻ cảm thấy nặng nề, ám ảnh tâm lý. Trong tương lai, những điều này có thể để lại hậu quả không ngờ đến.
"Bản chất của giáo dục gia đình là nâng đỡ tinh thần và tu dưỡng nhân cách. Cha mẹ cần để con học cách thích ứng và tự giải quyết các vấn đề cá nhân. Điều quan trọng là phải cho trẻ niềm tin và cảm giác an toàn", GS Thẩm khuyên.
Xem thêm video: Chuyện tình chồng Việt vợ Đài và 'bệnh viện sách cổ' đầu tiên tại Việt Nam
Lời khuyên giúp cha mẹ nuôi dạy con thành tỷ phú
Elon Musk, Larry Page, Mark Zuckerberg, Oprah Winfrey… - thế giới đầy ắp câu chuyện về những tỷ phú tự thân đạt được thành công đáng kinh ngạc.
">Trào lưu 'luyện gà' ở Trung Quốc và cuộc đua biến con thành thần đồng
Không phải mất công đặt 2 phòng ở 2 nước, chỉ cần lưu trú trong khách sạn Arbez, nằm ở làng Lacure giữa biên giới Pháp và Thụy Sĩ một đêm, bạn có thể trải nghiệm cảm giác ngủ trên lãnh thổ 2 quốc gia ngay tại một chiếc giường. Sở dĩ có sự đặc biệt này là biên giới 2 nước chạy qua khách sạn và nó chia đôi giường tại một số phòng. Cho nên, nửa bên này nằm tại lãnh thổ Thụy Sĩ thì nửa bên kia đã ở trên đất Pháp. Tại một phòng khách, diện tích hầu hết cả phòng nằm trong lãnh thổ Thụy Sĩ, nhưng nơi tắm lại trên đất Pháp. Không chỉ có trải nghiệm đặc biệt mà bạn còn được thưởng thức ẩm thực truyền thống của cả 2 quốc gia. Trong nhà hàng của khách sạn, đường biên giới Pháp - Thụy Sĩ chạy ở giữa nên có 2 nơi bày các món ăn của từng nước. Tòa nhà là khách sạn Arbez tọa lạc ngày nay có từ đầu những năm 1850, được xây dựng sau khi Pháp và Thụy Sỹ đạt được thỏa thuận năm 1862 về việc vẽ đường biên giới giữa 2 nước. Năm 1921, tòa nhà được chuyển thành khách sạn khi Jules-Jean Arbez mua lại và đổi thành tên của mình. Ngày nay, khách thuê khách sạn có thể ở và đi lại thoải mái bên trong. Do Thụy Sĩ và Pháp đều là thành viên của Hiệp định Schengen, cho phép công dân EU và Thụy Sĩ có thể di chuyển giữa các quốc gia thuộc khối mà không cần xuất trình hộ chiếu, miễn hộ chiếu còn hạn để đến một trong các quốc gia có ký hiệp định này. Nếu bạn muốn đặt phòng khách sạn đặc biệt và trải nghiệm cảm giác ngủ giữa 2 quốc gia chỉ mất 107 USD/đêm cho phòng đôi. Giá phòng khách sạn ở Nhật rẻ hơn một tô mì
Do việc kinh doanh ảm đạm trong mùa dịch, thay vì để phòng trống, ban quản lý Hotel Sunplaza đưa ra chương trình ưu đãi đặc biệt để thu hút khách hàng.
">Ngủ giữa 2 quốc gia trên một chiếc giường tại khách sạn độc nhất vô nhị
Nhận định, soi kèo Churchill Brothers vs Sporting Club Bengaluru, 17h00 ngày 3/2: Không thể cản bước
- Các sinh viên nữ tại Trung Quốc mở chiến dịch vận động xóa bỏ ngày con gái vì nghĩ dịp kỷ niệm này tạo cơ hội cho hành vi phân biệt giới tính và quấy rối tình dục, theo Sixth Tone.
Trước ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày 7/3 ở Trung Quốc được coi là dịp không chính thức dành tặng cho các cô gái. Dịp lễ này bắt đầu từ những năm 1990, xuất phát từ Đại học Sơn Đông, sau được tổ chức ở các trường đại học khác.
Phân biệt giới tính
Theo thời gian, ngày con gái thành sự kiện phổ biến ở Trung Quốc, tổ chức công phu hơn so với ngày 8/3. Vào dịp này, các biểu ngữ màu đỏ được các nhóm sinh viên nam treo đầy xung quanh sân trường đại học, ghi những câu bày tỏ sự trân trọng với phái nữ, hoặc cả những câu đùa mang nghĩa phân biệt giới tính.
Tại Trung Quốc, ngày 7/3 là ngày lễ không chính thức dành cho các cô gái. Ảnh: SCMP.
"Hôm nay, khuôn ngực lớn của tôi chờ đón bạn", "Con gái của bạn sẽ có đến 26-27 ông bố từ lớp chúng ta", "Chúng ta đang kỷ niệm ngày con gái nhưng sớm thôi sẽ trở thành kỷ niệm ngày làm cha của bọn tôi". Trong vài năm gần đây, các tấm băng rôn với các thông điệp như vậy khiến nhiều nữ sinh thấy khó chịu, thay vì vui vẻ.
Không ít sinh viên nữ ở Trung Quốc thấy chán nản, cảm thấy dịp 7/3 ít tôn vinh quyền phụ nữ mà thay vào đó là thể hiện định kiến giới và quấy rối tình dục.
Năm 2019, một nữ sinh tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc đã đốt biểu ngữ được treo trong khuôn viên trường vào ngày con gái để phản đối. Năm 2018, nhóm nữ sinh viên thuộc Đại học Sơn Đông đứng trước một số biểu ngữ và trực tiếp chỉ ra câu nói được in là "quấy rối tình dục".
Phản ứng dữ dội vẫn tiếp tục trong năm nay. Joanne, một sinh viên ở Bắc Kinh, đã thiết kế hai tấm áp phích có nội dung “Thay vì nước hoa và son môi, chúng tôi thích bình đẳng, tự do, độc lập và tôn trọng” và “Nói không với phân biệt giới tính”.
"Sau nhiều năm chứng kiến các câu đùa cợt từ nam giới, tôi và các bạn khác từ nhiều trường đã chuẩn bị biểu ngữ cho riêng mình để thúc đẩy các giá trị nữ quyền", Joanne nói với Sixth Tone.
Vào ngày 7/3, những biểu ngữ màu đỏ có nội dung chúc mừng các sinh viên nữ được treo đầy xung quanh các trường đại học. Không ít câu chúc khiến các nữ sinh khó chịu. Ảnh: Sixth Tone.
Joanne nói các biểu ngữ thông thường miêu tả phụ nữ là đối tượng tình dục, hoặc vốn dĩ phụ thuộc vào nam giới. “Thành thật mà nói, chúng tôi không xúc động mà chỉ cảm thấy bị xúc phạm", cô nói.
Tính đến thứ 8/3, bài đăng trên nền tảng Weibo với hình ảnh các biểu ngữ của nhóm nữ sinh đã được chia sẻ hơn 34.000 lần.
Trả lại ý nghĩa cho ngày 8/3
Theo Joanne, mục tiêu của chiến dịch là chống lại sự kỳ thị và trả lại ý nghĩa thực sự cho ngày 8/3, mà theo những lời nói đùa biến tướng, ra đời để kỷ niệm những ai mất đi trinh trắng trong ngày con gái.
“Nhiều người nghĩ rằng chúng tôi quá cực đoan và nói rằng ý định ban đầu của ngày con gái là tốt. Nhưng có thực sự vậy không? Đó còn là sự xúc phạm đến những người tiên phong về quyền phụ nữ, những người đã chiến đấu để có công việc bình đẳng, trả lương công bằng và quyền phá thai", nữ sinh cho hay.
Nhóm 3 nữ sinh đứng phản đối trước biểu ngữ ghi dòng chữ "Con gái của bạn sẽ có đến 26-27 ông bố". Ảnh: Sixth Tone.
Cùng với Joanne, nhiều cô gái từ các trường đại học trong nước tham gia chiến dịch hưởng ứng trả lại ý nghĩa ngày phụ nữ.
Trên mạng Douban, một nữ sinh chia sẻ hình ảnh bức tường graffiti được dựng trong sân trường, ghi đầy các khẩu hiệu chê bai thói gia trưởng ăn sâu ở Trung Quốc.
Một sinh viên khác cho biết những băng rôn mang nghĩa phân biệt giới tính ở đã được báo cáo với ban giám hiệu và thay thế bằng thông điệp phù hợp hơn.
"Chúng tôi không gây rắc rối. Chúng tôi chỉ hy vọng nhiều sinh viên nam sẽ nhận ra một số trò đùa mà họ coi là buồn cười chỉ khiến phụ nữ khó chịu", bài đăng viết.
Zhang Yinhan, đang theo học ngành nhiếp ảnh tại Đại học Thanh Hoa, nói với Sixth Tonerằng các sinh viên nam mua tặng bạn học nữ món quà nhỏ như hoa và đồ ăn nhẹ vào ngày này.
“Tôi nghĩ rằng việc công nhận những đóng góp của phụ nữ là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, khi các nam sinh sử dụng ngôn từ không phù hợp, điều đó cho thấy rằng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đạt được bình đẳng giới”, Zhang nói.
Theo Zing
Lý do nữ sinh Nhật luôn mặc váy ngắn đi học dù mùa đông
Bất chấp mùa đông Nhật Bản có tuyết rơi dày và nhiệt độ xuống thấp, chuyện những nữ sinh nước này vẫn mặc váy ngắn đến trường không phải là điều lạ lẫm.
">Nữ sinh Trung Quốc yêu cầu bỏ ngày con gái vì thấy bị xúc phạm
- Trong chuyện tình cảm, mỗi người đều lựa chọn cho mình những cách yêu khác nhau, chẳng ai giống ai. Có người đặt hết thảy kỳ vọng của bản thân vào mối tình đầu tiên. Có người lại chỉ mong bình yên ở hiện tại, chuyện ngày mai để tương lai định đoạt.
Suy cho cùng, chúng ta yêu nhau để hạnh phúc, chứ không phải cứ sống mãi cùng những hoài vọng xa xăm. Yêu - người ta nói nhiều đến chuyện tương lai, nhắc nhiều đến viễn cảnh ngôi nhà và những đứa trẻ. Nhưng cũng có một sự thật, người kề cạnh hôm nay, có thể khi bình minh thức dậy đã trở thành người cũ chuyện xưa với bạn.
Tôi từng chứng kiến khá nhiều cuộc chia tay mà chính người trong cuộc cũng không thể tìm ra được nguyên do. Họ dùng lý lẽ rằng "không hợp nhau" để ngụy biện cho sự tàn ly của một chuyện tình từng là niềm hãnh diện.
Vốn dĩ trên đời này chẳng có ai hợp ai ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Vì trái tim trót lỡ dành cho đối phương những rung cảm lạ kỳ mà người ta cố gắng vun xây để cùng dệt nên bức tranh của yêu thương. Bức tranh ấy có đủ sắc màu, đủ cung bậc cảm xúc. Vậy mà đến cuối cùng, chẳng ai giữ nổi những hẹn ước ban đầu, rời bỏ nhau với mảnh tim vỡ vụn.
Bạn biết không, lời hứa sẽ khiến hạnh phúc nhân lên tại thời điểm tình yêu nồng cháy, nhưng cũng chính lời hứa ấy trở thành vết cứa thật đau ngày buông tay nhau, đi về hai hướng ngược lối. Tôi đã dành hơn 2 năm để xóa vết một câu ước hẹn. Cho đến bây giờ, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn không hiểu vì sao người ta có thể dễ dàng nói đi là đi, trong lúc tôi dốc cạn tin yêu để kỳ vọng thật nhiều.
Tình yêu luôn có những lối rẽ bất ngờ, bạn chẳng thể biết trước được. Thế nên, hãy cứ hạnh phúc vẹn tròn với hiện tại, đừng đặt hết niềm tin cho một bức tranh tương lai chỉ được tô vẽ bằng lời hứa hẹn. Khi lời hứa chưa kịp thành hình thì người nói đã quên, còn người nghe lại ôm hoài ôm mãi vết thương lòng năm nào.
Không ai có thể ép buộc trái tim mình phải ở bên cạnh người ấy. Có những mối nhân duyên được "nảy mầm" từ cuộc gặp gỡ vô tình, từ ánh mắt ngại ngùng lướt ngang qua nhau. Chúng ta cứ luôn ngỡ rằng, chỉ cần dốc hết chân tình trao cho người ấy, thì sẽ nhận lại được trái tim chân thành.
Có thể phút ban đầu ấy, những hứa hẹn người trao là xuất phát từ thẳm sâu trái tim. Nhưng, một khi tình yêu đã có vết nứt, lời hứa không kéo lại được thực tại tình cảm đã hao mòn đến tội nghiệp. Cũng giống như việc, hôm nay thời tiết báo sẽ có mưa, bạn cố chấp không tin vì đang mải ngắm ánh mặt trời nhẹ chiếu buổi sáng. Chiều tàn, bạn trở về nhà với bộ dạng ướt sũng.
Tình yêu sắp đến ngày chia tay luôn có những dấu hiệu báo trước, nhưng không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận ra. Chúng ta đắm chìm trong viễn cảnh về ngày chung đôi, nắm chặt tay nhau bước vào lễ đường.
Cứ yêu thôi, đừng hứa hẹn sẽ bên nhau mãi mãi. Vì mãi mãi là điều vốn không có thật trên đời này, đặc biệt đối với tình yêu. Tình yêu nhất định phải gắn với thực tế của cuộc sống. Có những khi bạn phải chấp nhận rằng, thực tế luôn phũ phàng, thậm chí khiến tình yêu rơi vào bế tắc và tan vỡ.
Bạn hãy yêu hết mình, yêu chân thành và thay lời hứa hẹn gió thoảng bằng việc nắm chặt tay nhau vượt qua những thử thách để khẳng định tình yêu.
Tình yêu bi ai nhất chính là rời xa trong lặng im
Vốn dĩ trên đời chẳng có điều gì gọi là đúng người sai thời điểm. Hết yêu đến cuối cùng chẳng còn nói với nhau một lời. Tình yêu của năm ấy héo mòn đến tội nghiệp…
">Cứ yêu thôi, đừng hứa hẹn chuyện ngày mai…
- TS Thành, 40 tuổi, hiện là Phó giáo sư (Associate Professor) tại Khoa Kỹ thuật cơ khí và Kỹ thuật y sinh.
Nhóm nghiên cứu do anh đứng đầu được Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) rót bốn khoản R01 - khoản trợ cấp hào phóng nhất của tổ chức này, tổng hơn 9,5 triệu USD, theo công bố hôm 14/10. Trong số này, 7,5 triệu USD dành cho phòng thí nghiệm và nhân sự tại Đại học Connecticut (UConn), còn lại cho các cộng tác viên.
Tháng trước, Quỹ Bill và Melinda Gates cũng phê duyệt hai khoản tài trợ cho nhóm của anh Thành, tổng 6,6 triệu USD.
Trong bài đăng trên trang chủ Đại học Connecticut cách đây vài ngày, anh Thành được đánh giá là "ngôi sao" về Kỹ thuật y sinh, một trong những nhà nghiên cứu nhận được nhiều tài trợ nhất của trường.
Các nghiên cứu của anh là sự giao thoa của y sinh học, kỹ thuật vật liệu, việc sử dụng công nghệ nano và công nghệ vi mô.
"Chúng tôi luôn muốn giải quyết các vấn đề lớn trong y học, những vấn đề có tác động lớn đến sức khỏe con người", anh Thành nói.