您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Thành phố thông minh từ câu chuyện bóng đèn
NEWS2025-02-12 13:14:01【Kinh doanh】4人已围观
简介Ông Huỳnh Vĩnh Khánh,ànhphốthôngminhtừcâuchuyệnbóngđètinnhanhbongda Chủ tịch UBND thành phố Bến Tre tinnhanhbongdatinnhanhbongda、、
Ông Huỳnh Vĩnh Khánh,ànhphốthôngminhtừcâuchuyệnbóngđètinnhanhbongda Chủ tịch UBND thành phố Bến Tre chia sẻ, trước tháng 7 năm 2020, Bến Tre vẫn sử dụng hệ thống chiếu sáng cũ là công nghệ halogen. Hệ thống này tiêu thụ điện năng lớn, tuổi thọ độ bền của đèn kém, chi phí bảo trì bảo dưỡng lớn. Trước khi triển khai dự án chiếu sáng thông minh, Bến Tre có 7.467 mẫu đèn được phân bố trên 89 tuyến đường. Thời điểm đó, các chỉ tiêu về độ chiếu sáng, độ chói không đồng đều, không đảm bảo chất lượng chiếu sáng cho người tham gia giao thông, đồng thời gây lãng phí điện năng.
Muốn giảm lượng tiêu thụ điện thì thành phố phải tiết kiệm 40% lượng đèn chiếu sáng trên các tuyến. Theo tiêu chuẩn chiếu sáng là 35m phải có một cột đèn, nhưng do tiết kiệm nên cứ 70m thì Bến Tre đặt một cột đèn. Thế nhưng, mỗi năm Bến Tre vẫn phải chi trả 6,2 tỷ đồng tiền điện cùng với 3,5 tỷ phí quản lý bảo dưỡng.
Từ năm 2020, thành phố thực hiện dự án chiếu sáng thông minh sử dụng công nghệ IoT (Internet vạn vật), thay thế 6.800 bộ đèn sodium, compact trên 70 tuyến đường chính và 13 tuyến đường trong các công viên. Hệ thống chiếu sáng này còn lắp đặt các thiết bị để quản lý giao thông thông minh, quảng cáo thông minh, điều hành xe bus theo thời gian thực và cảnh báo ô nhiễm môi trường.
“Sau khi vận hành hệ thống chiếu sáng thông minh, các cột đèn được điều khiển từ xa, từ 11h đêm đèn sẽ giảm chiếu sáng để tiết kiệm điện. Theo đó, Bến Tre đã giảm được 50 - 60% điện năng tiêu thụ và mỗi năm tiết kiệm được khoảng 3 tỷ”, ông Huỳnh Vĩnh Khánh nói.
Ứng dụng công nghệ để tiết kiệm điện năng
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, điện năng dành cho chiếu sáng ở Việt Nam đang chiếm khoảng 35% tổng năng lượng điện cung ứng, trong khi trên thế giới, lĩnh vực này chỉ chiếm 15-17%. Giải pháp tiết kiệm điện cho chiếu sáng vì thế trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Nếu áp dụng công nghệ vào chiếu sáng, Việt Nam sẽ giảm được lượng điện tiêu thụ đáng kể, có thể đạt với mức chuẩn của thế giới.
Theo thống kê của BKAV, văn phòng, nơi công cộng lắp đặt hệ thống thông minh tắt/mở tự động sẽ giúp tiết kiệm tới 40% tiền điện hàng tháng. Căn cứ kết quả nghiên cứu và nghiệm thu ở thành phố Trà Vinh năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nếu áp dụng hệ thống này trên quy mô toàn thành phố, chi phí tiết giảm được ít nhất là tương đương như trên. Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bách khoa TP.HCM đã thử nghiệm hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh tại Khu đô thị Đại học Quốc gia ở Thủ Đức, đường nội đô Khu công nghệ cao TP.HCM. Kết quả thu được bước đầu là hết sức tích cực khi tiết kiệm từ 50-70% điện năng so với đèn thủy ngân cao áp, tùy theo phương án điều khiển.
Cho đến thời điểm này, chưa có con số cập nhật chi tiết về tổng số tiền chi cho chiếu sáng đô thị của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào con số của TP.HCM sẽ thấy Việt Nam có thể tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng từ việc ứng dụng công nghệ. Theo số liệu của Sở GTVT TP.HCM năm 2017, điện năng cho chiếu sáng công cộng của TP.HCM lên tới 93 triệu kWh, tương đương với 180 tỷ đồng. Đây chỉ là số đèn chiếu sáng công cộng mà Sở GTVT quản lý. Nếu tính toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng tại TP.HCM, con số này có thể gấp đôi.
Rõ ràng là khi áp dụng giải pháp công nghệ chiếu sáng thông minh có thể tiết kiệm cho thành phố đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Các đô thị vẫn chậm chân
Tại Việt Nam, Nghị định về quản lý chiếu sáng đô thị năm 2009 cũng như Luật Quy hoạch đô thị đã có quy định Quy hoạch chiếu sáng đô thị phải được lập thành đồ án riêng cho các đô thị trực thuộc Trung ương. Nhưng hiện nay chỉ có 3 đô thị thực hiện là Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Một số thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh… đang trong quá trình xây dựng, triển khai thành phố thông minh và ứng dụng công nghệ IoT vào quản lý chiếu sáng công cộng là một phần không thể thiếu của hạ tầng đô thị. Nhiều nước trên thế giới yêu cầu bắt buộc phải có chiếu sáng thông minh khi xây dựng hạ tầng đô thị. Trong khi đó, việc triển khai hệ thống chiếu sáng thông minh tại Việt Nam giờ mới bắt đầu.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi cho biết, chúng ta thường xuyên thấy những quãng đường hàng chục km rực sáng trong đêm kể cả khi không có phương tiện qua lại. Hệ thống chiếu sáng cũ đang gây nên sự lãng phí quá lớn bởi nó không thể kiểm soát việc tiết kiệm điện năng. Nếu mỗi cột đèn chiếu sáng có công suất 150 - 200W sẽ gây lãng phí điện năng biết bao nhiêu?
“Rõ ràng chiếu sáng thông minh đem lại hiệu quả cho các đô thị, song những nhà quản lý đô thị có muốn làm hay không mà thôi. Để giải quyết vấn đề chiếu sáng thông minh phải có quy định cho các dự án đô thị mới. Thành phố thông minh không phải là cái gì to tát mà chính là từ câu chuyện nhỏ như bóng đèn thông minh”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Thái Khang
很赞哦!(41112)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Empoli vs AC Milan, 0h00 ngày 9/2: Khó cho Rossoneri
- Ngoài Hạ Long, Quảng Ninh còn có 3 điểm đến ‘đẹp không ngờ’
- Bỏ cơ nghiệp theo nữ bác sĩ, nam giám đốc nhận kết đắng
- Dấu ấn Viettel với ngành giáo dục
- Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Montpellier, 23h15 ngày 9/2: Phong độ đang lên
- Chồng mình không ngoại tình, chỉ là anh yêu người khác...
- Món ngon miền Tây: Bạch tuộc nhúng dấm tươi giòn ở Cà Mau
- Sáng kiến công nghệ hoá trò chơi dân gian cho trường học 4.0
- Nhận định, soi kèo Mainz vs Augsburg, 21h30 ngày 8/2: Điểm tựa MEWA ARENA
- Phí Thùy Linh chia sẻ kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc cùng con trai nhỏ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Nice vs Lens, 23h00 ngày 8/2: Cân bằng
Bánh chưng là món bánh truyền thống của miền Bắc không thể thiếu trong những mâm cơm ngày Tết Nguyên đán. Món bánh làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ nổi bật với lớp vỏ màu xanh của lá dong bao bọc bên ngoài. Ảnh: Anjoy_restaurant. Người miền Bắc thường luộc hay chiên bánh chưng giòn sau đó chấm cùng xì dầu/nước mắm. Món bánh truyền thống xuất hiện từ thời vua Hùng, bánh chưng hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Những sợi dây lạt buộc chặt bên ngoài dùng để xắt bánh còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của những thành viên trong gia đình; sự gắn kết của toàn dân tộc. Ảnh: Fromfood2fit. Ý nghĩa sâu xa của bánh chưng còn nằm ở phần nhân bên trong. Nguyên liệu gạo nếp ngon là thức ăn nuôi sống con người từ bao đời nay, cũng tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước truyền thống của Việt Nam. Lá dong xanh bọc ngoài phần nhân trong ruột bánh tượng trưng cho ơn sinh thành, bao bọc của cha mẹ. Ảnh: Dangtung_hn. Bánh tét là món bánh tương tự như bánh chưng của miền Bắc. Mâm cơm của người dân miền Nam không thể thiếu bánh tét gói bằng lá chuối, lá dong và phần nhân gồm thịt heo, đậu xanh và gạo nếp. Ảnh: Quoc.hoang.nguyen. Khác bánh chưng, người miền Nam gói bánh tét hình trụ dài với phần nhân dàn đều bên trong. Bánh tét mang ý nghĩa lịch sử, tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con. Ảnh: Thao243. Sự hiện diện của bánh tét những dịp lễ quan trọng cũng là lời nhắc nhở công ơn sinh thành của cha mẹ ngày đầu năm. Như vậy, mỗi người con Việt Nam luôn biết hiếu thảo, nhớ đến công ơn cha mẹ. Người miền Nam thường ăn bánh tét kèm dưa góp và các loại rau chống ngấy. Ảnh: Theblogofsalt. Bánh cộ, còn gọi là bánh in, là một trong những đặc sản xứ Huế. Không khí Tết cổ truyền tại Huế luôn mang đập nét ẩm thực và sự hiện diện của bánh cộ nhiều màu sắc là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Người Huế thường dùng bánh cộ kèm những ly trà nóng để thưởng thức trọn vị thanh, thơm ngọt của bánh. Ảnh: Daisynguyen. Nguyên liệu làm bánh mộc mạc từ bột nếp, bột đậu xanh, hạt sen… nhưng cách làm khá cầu kỳ và công phu. Lịch sử của món bánh cộ bắt nguồn từ thời nhà Nguyễn, thức bánh này được dâng lên vua uống trà vào dịp Tết Nguyên đán. Bánh mang ý nghĩa chúc vua trường thọ nên dần trở thành đặc sản không thể thiếu của Huế mỗi dịp đầu năm. Ảnh: At_vo, uneboucheepour. Bánh đậu xanh là đặc sản giản dị của vùng đất Hải Dương, thức quà dùng để chiêu đãi khách và biếu tặng các dịp lễ, tết. Món bánh này từng được dâng lên vua Bảo Đại trong một lần kinh lý đến Hải Dương và được vua khen ngợi. Vị ngọt thanh nhẹ của đậu xanh khi thưởng thức cùng trà đã tạo nên nét đẹp trong ẩm thực của người dân xứ này. Ảnh: Vnlocalfood. Nguyên liệu chính làm món bánh này là bột đậu xanh nguyên chất, đường tinh luyện và dầu thực vật. Loại bánh này phù hợp với thực khách nhiều lứa tuổi với ý nghĩa gắn kết các thế hệ trong gia đình lại với nhau trong những buổi tâm giao trò chuyện, thưởng trà, ăn bánh. Ảnh: Mequeshop. Bánh phu thê, đặc sản của Bắc Ninh không chỉ góp mặt trong các dịp cưới hỏi mà luôn hiện diện trong các dịp lễ, tết quan trọng. Món bánh này mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng thuỷ chung son sắt của các cặp vợ chồng. Phần bột mỏng ôm trọn nhân đậu xanh bên trong thể hiện sự ôm ấp, chở che ấm áp của tình nghĩa vợ chồng. Ảnh: Sonyandoan. Bánh phu thê còn có tên gọi là bánh xu xê/su sê tuỳ biến tấu của các vùng miền. Vị ngọt thanh và dai của bột nếp, đậu xanh và dừa sợi khiến món bánh trở thành món tráng miệng hấp dẫn. Đầu năm mới, thưởng thức bánh phu thê thanh ngọt cùng tách trà nóng để bạn cảm thấy hân hoan, tươi mới khi nghĩ về tình cảm đôi lứa trong gia đình. Ảnh: Trang.perfumer. Bánh chưng, bánh tét tí hon gây chú ý dịp cận Tết Nguyên đán
Bánh chưng, bánh tét ngày càng có xu hướng thu nhỏ kích cỡ để phù hợp với nhu cầu người dùng. Năm nay, hình ảnh bánh chưng, bánh tét tí hon xuất hiện khiến nhiều người thích thú.
">Ý nghĩa của 5 món bánh truyền thống Việt Nam ngày Tết Nguyên đán
Vừa qua, người đẹp truyền thông Phùng Bảo Ngọc Vân đã vinh dự được nhận giải thưởng KOVA.
Đây là giải thưởng dành cho những sinh viên học tập xuất sắc, có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học (cả nước có 12 sinh viên đủ điều kiện được trao giải hạng mục này).
Phùng Bảo Ngọc Vân là 1 trong 12 sinh viên được nhận giải thưởng KOVA năm nay. Bước ra từ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016, Phùng Bảo Ngọc Vân không lựa chọn con đường showbiz mà tiếp tục theo đuổi ước mơ nghiên cứu khoa học và học tập tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Với thành tích học tập, nghiên cứu khoa học xuất sắc trong suốt hai năm qua, Ngọc Vân đã vinh dự được nhận giải thưởng KOVA hạng mục triển vọng gồm những sinh viên học tập xuất sắc và có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học.
Bước ra từ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016, Phùng Bảo Ngọc Vân không lựa chọn con đường showbiz mà tiếp tục theo đuổi ước mơ nghiên cứu khoa học. Đây là giải thưởng uy tín do nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cùng PGS.TS Nguyễn Thị Hòe - Phó Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam sáng lập vào năm 2002. Kể từ năm 2012, vị trí Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng do Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nắm giữ. Ủy ban Giải thưởng KOVA còn có sự tham dự và đóng góp từ Lãnh đạo Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo Dục Đào Tạo, Hội liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam…
Giải thưởng KOVA đều đặn được trao hàng năm, gồm 4 hạng mục: Kiến tạo, Triển vọng, Sống đẹp, Nghị lực.
Ngọc Vân bên ba mẹ trong ngày đi nhận giải thưởng. Cô cho biết, bố mẹ luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện để cô được theo đuổi đam mê khoa học. Giải thưởng với sứ mệnh: Phát trí - Nhân tâm - Dưỡng tài; Khuyến khích các công trình khoa học ứng dụng; Lan tỏa những việc làm nhân văn; Ươm mầm tài năng trẻ cho đất nước; Tiếp sức cho sinh viên nghèo vượt khó.
Ngọc Vân cho biết, nghiên cứu khoa học là niềm đam mê và cô sẽ tiếp tục theo đuổi trong tương lai. Chia sẻ về con đường nghiên cứu khoa học của mình, Ngọc Vân cho biết: “Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 là một bệ phóng giúp Vân có thể phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả showbiz. Nhưng với Vân, showbiz lúc nào cũng chỉ là một mảnh đất đầy thú vị mà mình sẽ dạo chơi những lúc cần thiết, để mang lại những hương vị mới mẻ cho cuộc sống của mình.
Còn nghiên cứu khoa học là niềm đam mê mà Vân đã theo đuổi từ lâu và sẽ tiếp tục theo đuổi trong tương lai. Vân xác định đây sẽ là lĩnh vực gắn bó với mình lâu dài và sẽ đầu tư nghiêm túc hơn nữa cho nó”.
Được biết, vào năm 2017, Ngọc Vân đạt giải Nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ và giải nhất cấp Trường. Ngọc Vân cũng là đại biểu danh dự tại cuộc thi Sáng chế sáng tạo thế giới tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc năm 2017.
Trước đó, vào năm 2015, nữ sinh Đại học Ngoại thương nhận Huy chương vàng tại cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế và các giải thưởng của Hội đồng sáng chế các nước trong khu vực.
Đồng thời, Ngọc Vân còn tham gia viết một số bài báo khoa học đã được đăng trên các tạp chí kinh tế, hội nghị khoa học uy tín và được nhận bằng khen của Bộ giáo dục & Đào tạo và Bằng khen Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Sắp tới, Ngọc Vân sẽ tham gia hỗ trợ Diễn đàn Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu, được tổ chức tại Đà Nẵng. Diễn đàn quy tụ hơn 200 đại biểu là các nhà khoa học trẻ, từ 21 quốc gia về nước tham dự.
Đặt camera trong phòng ngủ con trai, mẹ trẻ chứng kiến cảnh giật mình
Khi đặt camera, mục đích của tôi là quản lý các con từ xa. Tuy nhiên, chỉ 1 tuần sau lắp đặt, tôi đã giật mình trước cảnh khó tin…
">'Người đẹp truyền thông' Ngọc Vân tiếp tục nhận giải thưởng lớn
Nằm ngay giữa phố Hàng Buồm, giữa những lô xô mái ngói rêu phong phố cổ, đền Bạch Mã trở thành một điểm nhấn bức tranh phố cổ Hà Nội.
Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, hay còn gọi là Tô Lịch giang thần, thành hoàng Hà Nội. Truyện xưa kể lại rằng, khi vua Lý Thái Tổ dời đô đến Đại La đổi tên là kinh đô Thăng Long ngài đã cho xây dựng đô thành, nhưng thành cứ xây lên rồi lại lở.Vua liền sai người tới đây cầu lễ, chợt thấy ngựa trắng từ trong đền đi ra, đi quanh một vòng, đi đến chỗ nào thì để lại dấu chân đến đó, rồi trở lại vào trong đền thì biến mất. Vua theo dấu chân ngựa mà đắp thành lũy thì không lở nữa, nên thờ làm thành hoàng Thăng Long. Tạ ơn thần linh trợ giúp, vua bèn tôn phong thần Long Đỗ làm “Quốc đô Định bang Thành Hoàng Đại Vương”, và cho gọi tên ngôi đền thờ thần là “Bạch Mã linh từ” (đền thiêng ngựa trắng).
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bom B52 rải thảm ở miền Bắc, mọi thứ xung quanh đền đều bị tàn phá, riêng ngôi đền vẫn còn đó. Hiện ngôi đền vẫn giữ nguyên kiến trúc nhưng được sắp xếp lại theo cấu trúc Tam nguyên đồng hóa - tức là thêm điện thờ Phật và Mẫu. Đền Bạch Mã đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1986 được trùng tu tôn tạo nhiều lần khang trang.
Lễ hội đền hàng năm diễn ra vào tháng hai âm lịch ( 13/2 âm lịch) . Trước đây người ta còn tổ chức đánh trâu rước xuân vào đúng hội... Nằm ngay giữa phố Hàng Buồm, giữa những lô xô mái ngói rêu phong phố cổ, đền Bạch Mã trở thành một điểm nhấn bức tranh phố cổ Hà Nội.
Đền Voi Phục
Đền Voi Phục tọa lạc trên phố Kim Mã, cạnh công viên Thủ Lệ (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội), là một trong “tứ trấn” – trấn Tây của Thăng Long xưa.
Đền Voi Phục được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) đời Lý Thánh Tông ở góc phía Tây Nam thành Thăng Long cũ, thờ Linh Lang Đại vương - thần Linh Lang. Do vậy, ngoài cái tên đền Voi Phục, đền còn có tên gọi khác là đền Linh Lang.
Đền Voi Phục tọa lạc trên phố Kim Mã, cạnh công viên Thủ Lệ (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội), là một trong “tứ trấn” – trấn Tây của Thăng Long xưa. Theo sử sách ghi lại, thần Linh Lang là hoàng tử nhà Lý - Hoằng Chân, con vua Lý Thánh Tông, đã giúp vua cha chống quân xâm lược Tống bên bờ sông Như Nguyệt (sông Cầu) và đã hy sinh tại đó.
Để ghi nhớ công lao của hoàng tử, Đức vua Lý Thánh Tông đã sắc phong cho Hoàng tử là Linh Lang Đại vương và cho xây dựng đền thờ và cho tạc hai con voi đá nằm phủ phục trước cửa đền, sau này, dân chúng cầu đảo gọi luôn là đền Voi Phục.
Hàng năm, để tưởng nhớ thần Linh Lang, cứ đến ngày 9, 10 và 11/2 âm lịch, nhân dân ở đây tổ chức lễ hội đền Voi phục. Đây là hội rước lớn với cờ quạt, chiêng trống, lọng, tàn, tán nối nhau thành hàng dài cùng phường bát âm và đội sênh tiền rất nhộn nhịp.
Đầu năm 1994, nhân dân Thủ Lệ đã quyên góp đúc lại quả chuông cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi, có đúc nổi dòng chữ Hán "Tây trấn thượng đẳng". Ngoài ra đền còn còn có 9 cây muỗm đại cổ thụ nằm ngay trước sân đền, ước đã hơn 700 năm tuổi.
Đền Linh Lang sở hữu nhiều hoành phi và câu đối bằng chữ Hán, sơn son thiếp vàng lộng lẫy, nội dung chủ yếu ca ngợi công đức và sự thiêng liêng của các thánh thần.
Công trình được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngay từ đợt đầu vào ngày 28/4/1962.
Đền Kim Liên
Đền Kim Liên là ngôi đền linh thiêng trấn giữ ở phía Nam, nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương. Tương truyền thần là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ, là một trong 50 người con theo mẹ lên núi, đã cùng Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh mang lại bình yên cho nhân dân.
Sau đó ngài xin vua cha về vùng đất hoang vu lập nghiệp (vùng đất nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội). Để ghi nhớ công ơn ngài, sau khi ngài mất dân đã lập đền để thờ ngài. Theo tài liệu lưu giữ tại đền, đền Kim Liên được vua Lý Thái Tổ cho xây dựng ngay sau khi lập kinh đô Thăng Long (1010) nhằm mục đích bảo vệ kinh thành mới ở hướng Nam.
Đền Kim Liên là ngôi đền linh thiêng trấn giữ ở phía Nam, nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương. Ảnh: Quân Đỗ Đền Kim Liên hiện còn lưu giữ được tấm bia đá cổ được dựng từ năm 1772 khắc thần tích và bài minh ca ngợi Thần được soạn từ năm 1510 cùng 39 đạo sắc phong của các triều đại. Trong dịp Hà Nội kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đền Kim Liên được tu sửa lớn và được gắn biển “Công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.
Đền được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 9/1/1990. Hàng năm vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, người dân làng Kim Liên lại tổ chức mở hội truyền thống, nghe lễ tế để báo đáp ơn thần.
Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh nằm bên ngã ba đường Thanh Niên – Quán Thánh. Ngôi đền này thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Ban đầu, ngôi đền này nằm ở phía Nam sông Tô Lịch.
Sau khi dời đô về Thăng Long, vua Lý Công Uẩn cho dời đền về vị trí như ngày nay, với hy vọng Huyền Thiên Trấn Vũ sẽ giúp việc trị thủy quái Hồ Tây và trấn giữ mặt Bắc thành Thăng Long. Đền được gắn biển là Công trình 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Đền Quán Thánh được xem là ngôi Đền trấn giữ mặt Bắc thành Thăng Long. Ảnh: Quân Đỗ Đền Quán Thánh tọa lạc ở một địa thế rất đẹp, cạnh hai hồ là Trúc Bạch và Hồ Tây. Trong đền có một bức tượng đồng Trấn Vũ cao lớn uy nghi nặng 4 tấn.
Tượng cao khoảng 3,96m, chu vi 8m, mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng vị rùa. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của Việt Nam cách đây ba thế kỷ.
Trong đền còn có quả chuông đồng trên gác tam quan với tiếng ngân khi đánh lên đã đi vào lòng người dân Việt Nam: “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.
Đền Quán Thánh tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Đền được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa ngày 28/4/1962.
Những điều cần tránh khi đi lễ chùa, đền, phủ
Đầu năm mới, nhiều người có thói quen đi chùa, đền, phủ. Đây là nét đẹp trong văn hóa của người Việt nhưng lễ chùa sao cho đúng không phải ai cũng biết.
">4 ngôi đền thiêng được xem là 'Tứ trấn Thăng Long'
Kèo vàng bóng đá Valencia vs Leganes, 22h15 ngày 9/2: Tin vào khách
Trở thành Giám đốc văn phòng tổng đại lý Hậu Nghĩa, Long An của Prudential Việt Nam chỉ sau 2 năm, chị Nguyễn Thuỵ Như luôn tâm niệm, niềm tin của khách hàng chính là thành công của các tư vấn viên (TVV).
Cơ duyên với bảo hiểm nhân thọ
- Được biết trước đây chị từng là một giáo viên, so với ngành bảo hiểm nhân thọ có một khoảng cách khá xa. Điều gì đã dẫn dắt chị đến và ở lại với ngành này?
Tôi nghĩ phần nhiều là do cơ duyên. Khoảng thời gian khi còn là giáo viên, tôi đã từng bị bệnh nặng, cần nghỉ ngơi để điều trị nên tạm ngưng công tác. Trong khoảng thời gian này, tôi chỉ quẩn quanh tại nhà và kinh doanh nhỏ lẻ để kiếm thêm thu nhập.
Năm 2014 tôi có dịp tham gia hội thảo của Prudential, tôi vỡ lẽ ra giá trị nhân văn của bảo hiểm nhân thọ: cơ hội bảo vệ bản thân, người thân, người dân địa phương,cũng như cơ hội để phát triển nghề nghiệp. Và tôi quyết định thử sức với bảo hiểm nhân thọ.
Khoảng thời gian đầu, tôi chỉ làm “chân trong chân ngoài” theo hình thức bán thời gian mà chưa thật sự toàn tâm toàn ý. Dù vậy chỉ sau thời gian ngắn, cuộc sống của tôi đã có nhiều thay đổi: tôi được mở rộng mối quan hệ và giao lưu với nhiều người, thu nhập tăng cao hơn nhiều lần so với công việc trước đây.
Một năm sau, gia đình một khách hàng của tôi không may gặp rủi ro: người chồng - trụ cột gia đình mất vì tai nạn lao động. Với thu nhập thấp, trước đó, gia đình này đã có ý định ngưng hợp đồng bảo hiểm trước đó, nhưng may mắn rằng tôi đã thuyết phục được họ đồng ý tiếp tục. Và khi tai nạn xảy đến, đến thăm viếng gia đình với lẵng hoa và quyền lợi chi trả của Prudential, tôi nghiệm ra giá trị của công việc mình đang theo đuổi và trách nhiệm bảo vệ bao người dân, gia đình mà mình đang mang trên vai.
- Vậy cái “lợi” mà chị toàn tâm mang đến cho khách hàng ấy đã giúp chị hái được “lộc” như thế nào trong 4 năm làm nghề vừa qua?
Từ sau câu chuyện chi trả ấy, tôi đặt ra lý tưởng cho mỗi ngày làm việc của mình: phải đặt mình vào vị trí khách hàng, thấu hiểu nhu cầu của từng gia đình và tư vấn giải pháp bảo vệ mà họ thật sự đang cần. Khi mình thật tâm vì khách hàng, họ sẽ nhìn thấy và tin tưởng, rồi tự trở thành “đại sứ” cho mình lúc nào không hay.
Chỉ sau một quý đầu vào nghề, tôi đã được trao danh hiệu TVV ưu tú Pru Elite Kim Cương. Chưa dừng lại ở đó, hình ảnh những “tiền bối” trong tập đoàn với tâm huyết vì nghề và thành tích xuất sắc trong các buổi vinh danh của tập đoàn đã tiếp tục thôi thúc tôi chinh phục những đích đến cao hơn. Nhờ đó, tôi đạt danh hiệu Trưởng nhóm xuất sắc của Prudential vào năm 2016.
2016 cũng là năm tôi quyết định tiếp quản lại Văn phòng Tổng đại lý Hậu Nghĩa khi đây còn là một khu vực “cằn cỗi” và còn rất nhiều khó khăn. Tôi cùng Hậu Nghĩa đạt danh hiệu Kim Cương Xanh - thứ hạng cao nhất dành cho các Văn phòng Tổng đại lý của Prudential chỉ sau vài tháng tiếp nhận.
“Niềm tin” của khách hàng là thành công
- Hành trình vực dậy một khu vực hẳn là rất gian nan, nhất là với một người có tuổi nghề còn khá trẻ như chị?
Lúc tôi đề xuất muốn tiếp nhận Hậu Nghĩa, tình hình kinh doanh của khu vực này không mấy khả quan, lực lượng TVV mỏng và gần như không có hoạt động trong suốt một thời gian. Ban giám đốc công ty cũng lo lắng rằng liệu một người trẻ về cả tuổi đời lẫn tuổi nghề như tôi có thể làm nên thành tích gì đặc biệt cho Hậu Nghĩa?
Tôi cùng đội nhóm mở ra những buổi hội thảo để gặp gỡ và truyền đạt với các khách hàng tiềm năng. Chỉ cần một người đến tham dự, những buổi sau sẽ có thêm nhiều người nữa và cứ thế cánh tay được nối dài, nỗ lực của chúng tôi đã có thể thu hút sự quan tâm của người dân. Chỉ sau 17 ngày với 12 con người, chúng tôi đã đạt được doanh thu bằng tổng doanh thu 5 tháng trước đó.
Sau nhiều tháng kiên trì, điều ý nghĩa nhất không chỉ là văn phòng Hậu Nghĩa đã đạt được danh hiệu văn phòng tổng đại lý Kim Cương và Kim Cương Xanh năm 2017, mà là hàng ngàn gia đình đã được bảo vệ. Đồng thời đội ngũ do tôi dẫn dắt cũng đạt thành tích cao của công ty.
Năm 2017 Hậu Nghĩa đã có 1 trưởng ban mới xuất sắc Nhất toàn quốc và 1 trưởng nhóm mới thuộc nhóm 10 trưởng nhóm mới xuất sắc nhất toàn quốccủa Prudential, số lượng TTV từ chỉ hơn chục người vào năm 2016, tính đến nay đã tăng lên vài trăm người với doanh thu vượt bậc.
- Đâu là “bí quyết” mà chị và đội nhóm của mình đã áp dụng để chinh phục các thách thức?
Để ở lại và gắn bó với nghề thì cần có đam mê: đam mê mang đến cuộc sống bình an cho những người xung quanh. Nếu không thật sự vì khách hàng, thì chỉ sau một vài vấn đề xảy ra mà không có được sự hỗ trợ từ TVV, họ sẽ không tin bạn nữa. Mà với tôi, “niềm tin” của khách hàng chính là thước đo chuẩn xác nhất của một người làm nghề.
Từ những cử chỉ nhỏ như một món quà nhân ngày sinh nhật, có thể là một ổ bánh kem, hay là một cái hộp bút được gói xinh xắn trao tay, tôi luôn cố gắng dành tặng cho các khách hàng của mình dù công việc có bận rộn đến mấy. Đến những khi có rủi ro xảy ra, tôi sẵn sàng chạy ngược chạy xuôi để “đau cùng nỗi đau” với khách hàng. Bạn biết đó, tình huống ấy xảy đến có ai bình tâm bao giờ, có TVV giúp đỡ chuẩn bị hồ sơ, khách hàng sẽ vơi bớt nhiều phần lo toan.
Khi ta lắng nghe, khách hàng sẽ nói; khi ta thấu hiểu, khách hàng sẽ tin và chọn ta làm bạn đồng hành. Tôi tin rằng đó chính là “bí quyết” giá trị nhất cho thành công của chúng tôi!
- Xin cảm ơn chị!
Ngân Võ (thực hiện)
">Điều đặc biệt khiến tư vấn viên Prudential thành VIP
Hơn 10 năm qua, ông Cần không chỉ mở tiệm sách miễn phí mà ông còn trở thành chuyên gia tâm lý bất đắc dĩ. Trong đó, không ít đại gia tìm đến nhờ ông khai thông những bế tắc trong cuộc sống.
Với diện tích chỉ hơn 10 mét vuông, tiệm sách miễn phí của ông Nguyễn Ngọc Cần (SN 1953) nằm ngay mặt tiền số 21 Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Bên trong tiệm sách, bất kỳ ai khi mới bước vào cũng sẽ kinh ngạc với số lượng sách không hề nhỏ. Những kệ sách được ông thiết kế bằng khung sắt áp sát vào tường chạy từ chân cầu thang lên gác. Tất cả sách đều được ông sắp xếp ngăn nắp, phân chia thành từng thể loại cụ thể.
Đặc biệt, tiệm sách có 3 quy định: không đặt cọc, không ghi sổ, không bắt buộc trả lại. Cứ thế gần 10 năm qua, nơi đây đã trở thành điểm đến lý tưởng của giới mê sách.
Ông Cần sinh ra ở Long An, lớn lên và làm việc tại TP.HCM. Thuở nhỏ, ông rất ham đọc sách nhưng gia đình không mấy khá giả để đáp ứng được sở thích ấy.
“Hồi xưa, nhà tôi nghèo, không có tiền mua sách. Tôi ham quá nên chỉ biết ra nhà sách đọc trộm. Nhiều khi dành dụm rất lâu mới đủ mua một quyển sách. Thỉnh thoảng, bạn bè thấy tôi mê sách nên mới cho tôi mượn vài quyển về đọc”, ông kể.
Ông Cần sắp xếp sách ngăn nắp, phân chia thành từng thể loại cụ thể. Ham mê sách từ bé, ông nghiệm ra rằng, nguồn kiến thức mà sách đem lại là vô hạn. Năm 2008, ông quyết định mở một tiệm sách nhỏ vừa để phục vụ nhu cầu đọc sách của chính bản thân vừa làm nơi giao lưu, hội ngộ bạn bè và những người có cùng đam mê.
Ngày ấy, ông dồn hết số tiền tiết kiệm vào việc mở tiệm sách. Thậm chí ông còn đi vay thêm tiền của em gái để tìm mua sách cũ.
Nằm ở vị trí mặt bằng đắt đỏ ngay tuyến đường trung tâm Sài Gòn, ngôi nhà do ba mẹ để lại ở số 21 Nguyễn Hữu Cảnh được ông Cần dành làm tiệm sách thay vì buôn bán hoặc cho thuê.
Ai cũng bảo ông khùng khi đổ hết công sức và tiền bạc vào tiệm sách cũ không đem lại lợi nhuận, lại còn mở miễn phí cho người khác đọc nhưng ông bỏ ngoài tai.
Đến nay, tiệm sách của ông đã duy trì được gần 10 năm. Mỗi ngày cửa tiệm chỉ mở từ lúc 15 giờ đến 22 giờ.Tất cả thời gian buổi sáng, người đàn ông này dành cho việc mua sách. Hàng ngày ông phải chạy xe đến 11 nơi để mua sách mang về, tăng sự đa dạng cho tiệm.
Ông Cần cho biết, tất cả sách mới tại tiệm này đều có giá bán giảm 30% - 40% so với giá bìa. Đặc biệt, sau khi đọc xong, họ có thể mang sách đến tiệm của ông để đổi lấy quyển sách khác mà không phải mất thêm bất kỳ khoản chi phí nào.
Ngoài ra, trước cửa tiệm, ông kê sẵn chiếc ghế đá và mấy chiếc ghế nhựa, bình nước trà, bánh kẹo… phục vụ miễn phí cho mọi người đến đọc sách. Vì vậy, tiệm sách miễn phí của ông chủ dễ tính ngày càng đông khách.
“Lúc trước người đến đọc sách đa phần là những người trung niên, cán bộ đã về hưu… Nhưng về sau này, các bạn trẻ đến đây đọc sách mỗi ngày một nhiều hơn đặc biệt vào những ngày cuối tuần. Đây cũng chính là động lực giúp tôi duy trì tiệm sách suốt gần 10 năm qua”, ông Cần kể.
Từ ngày mở tiệm sách, ông Cần có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người. Cũng từ ngày mở tiệm sách, ông Cần có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người. Không chỉ đến mượn sách, họ còn hỏi han, trò chuyện, coi ông như một người thân quen để trút bầu tâm sự. Vì vậy, nhiều khi ông trở thành chuyên gia tâm lý bất đắc dĩ.
Trong đó, cách đây không lâu, vì bế tắc trong cuộc sống, một đại gia ở TP.HCM tìm đến tiệm sách của ông khiến ông nhớ mãi.
Ông kể, anh này có đầy đủ cả tiền tài lẫn địa vị nhưng suốt những năm qua, anh không hề cảm thấy hạnh phúc. Anh mải miết chạy theo ma lực của đồng tiền, không quan tâm đến vợ con. Người đàn ông này luôn nghĩ rằng chỉ có tiền bạc mới khiến anh và vợ con được sống trong sự sung túc và hạnh phúc.
Thế nhưng, anh không ngờ rằng, có tiền bạc, vợ con anh rơi vào ăn chơi sa đọa, họ càng xa lánh chính anh. Dần dần, anh cũng trở nên mệt mỏi và bế tắc trước cuộc sống. Anh thấy cô đơn trong ngôi nhà của chính mình.
Sau khi nghe câu chuyện trên, ông Cần chia sẻ và tháo gỡ những khúc mắc đang tồn tại trong lòng vị khách. Theo ông, anh đã quá xem trọng tiền bạc mà không coi trọng đến cảm nhận và suy nghĩ của mọi người trong gia đình.
Vợ con anh cần ở người chồng, người cha sự yêu thương đúng cách. Hơn hết, vị khách này quên mất rằng, đôi khi chỉ có tiền bạc thôi chưa đủ để mang lại hạnh phúc trong cuộc sống.
Sau đó, ông Cần chọn cho người đàn ông này khá nhiều sách về triết lý của nhà Phật để mang về đọc. Về sau, vị đại gia tìm đến với vẻ mặt tươi tỉnh và cảm ơn ông vì những lời khuyên bổ ích.
Ở tuổi 65, cuộc sống của ông Cần luôn vui vẻ. Ông chia sẻ, với ông bây giờ, quan trọng là được làm điều mình thích và có ý nghĩa.
Ông vẫn luôn trăn trở: "Hiện nay, thiết bị công nghệ hầu như chiếm hết thời gian của thế hệ trẻ, văn hóa đọc ngày càng đi xuống. Tôi mong các bạn trẻ tiếp cận với sách nhiều hơn.
Nhờ đó, các bạn có những vốn kiến thức sâu rộng áp dụng vào trong cuộc sống. Tôi luôn hi vọng giới trẻ sẽ phục hồi dần niềm đam mê đọc sách”.
Giao dịch ngầm tại chợ ‘sung sướng’ ở phố cổ Hà Nội
Chỉ chưa đầy 20 phút, dọc hai bên phố Hàng Chiếu, khoảng 10 người dừng xe, mua đồ chơi người lớn. Tất cả giao dịch diễn ra khá chóng vánh...
">Ông chủ tiệm sách nhỏ khiến vị đại gia Sài Gòn 'thức tỉnh'
Thời gian học lái xe, nam học viên qua lại với cô gái trẻ đam mê cờ bạc. Anh này vay mượn 100 triệu cho nhân tình sát phạt đỏ đen. Đến lúc bị chủ nợ đòi, anh đánh liều, nói với vợ là đưa số tiền đó cho thầy dạy lái xe.
Chuyện cô gái trên xe buýt khiến phụ xe 'đứng tim'
Phụ xe buýt lặng người trước 'gia tài' bỏ quên của người lạ mặt
Một thời gian dài gắn bó với công việc dạy lái xe, thầy giáo Phạm Tuấn Anh (SN 1983, Hà Nội) chia sẻ, bên cạnh những học viên nhiệt tình, tập lái rất nghiêm túc, anh cũng gặp một số người gây bức xúc cho giáo viên.
Tấm bằng lái xe giá... 100 triệu
Trong đó phải kể đến trường hợp thầy giáo dạy lái xe này bị vợ học viên đến gây sự vì cho rằng thầy là nguyên nhân khiến chồng chị ta mang tiền đi “đốt”.
Thầy giáo Tuấn Anh hướng dẫn cho học viên sử dụng bảng điều khiển trên xe ô tô. Anh Tuấn Anh kể: “Cách đây 1 năm, tôi đào tạo cho nhóm học viên khoảng 10 người. Lớp chủ yếu là nam giới. Hôm nào học xong, mọi người cũng rủ nhau đi ăn uống, hát karaoke.
Học viên mời thầy ở lại nhưng tôi có nguyên tắc không sử dụng rượu, bia khi lái xe. Tôi cũng thường dạy nhiều ca nên không có thời gian nên lần nào cũng thoái thác, tìm cớ từ chối”.
Suốt khóa học, thầy giáo chỉ gặp họ trong giờ thực hành. Đến khi tổng kết, chuẩn bị thi, lớp tổ chức bữa tiệc nhỏ, chúc mọi người thi tốt. Tập thể lớp trân trọng mời anh Tuấn Anh đến dự.
Thấy học viên nhiệt tình, hơn nữa hôm đó không có giờ dạy nên anh đồng ý. Tập thể lớp còn chụp bức ảnh lưu niệm cùng thầy. Khóa đó tất cả đều đỗ với số điểm cao.
3 tháng sau, khi anh Tuấn Anh vừa bước vào cổng trường, bỗng thấy một học viên cũ đi cùng một phụ nữ tóc xoăn, khuôn mặt trang điểm đậm đến. Có vẻ họ là một cặp vợ chồng.
Thầy - trò chưa kịp chào hỏi nhau, người phụ nữ lớn giọng quát chồng: “Thầy nào là Tuấn Anh? Ông gọi ra đây”.
Trước thái độ của người phụ nữ, anh Tuấn Anh khẽ nhíu mày, lòng có chút bực bội. Tuy nhiên anh vẫn trấn tĩnh tiếp chuyện.
Trong lúc trao đổi, người phụ nữ cho biết từ ngày lấy nhau, chồng chị chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi.
Qua tham khảo, chị biết học phí học lái xe chỉ mất khoảng 12 triệu cho 3 tháng học. Chị đầu tư cho anh học lái xe, về làm chân giao hàng, phụ bố mẹ vợ.
Thế nhưng, 3 tháng học lái xe, anh chồng về lấy của vợ số tiền hơn 100 triệu với lý do đóng tiền chống trượt và chi phí ăn uống.
Thấy vô lý, chị nhất định không đưa cho chồng nhưng người chồng lại lợi dụng mối quan hệ làm ăn của vợ, vay mượn. Đến khi học xong, chủ nợ đến đòi, chị vợ mới tá hỏa, tức giận gọi chồng về truy hỏi.
Người chồng lấp liếm, một mực nói số tiền đó dùng để trống trượt khi đi thi và ăn uống, mua quà cáp cho hội đồng chấm thi. Không muốn nhà cửa ầm ĩ, vợ anh ta ngậm bồ hòn làm ngọt, rút tiền trả nợ thay.
Ngày hôm sau, chị bắt chồng đưa đến trường gặp thầy hỏi cho ra nhẽ. Anh chồng đứng bên cạnh xanh mặt, định lẩn đi nhưng bị chị vợ giữ lại. Nghe xong câu chuyện của vợ chồng học viên, anh Tuấn Anh rất bức xúc.
Anh khẳng định, tiền học phí đóng theo quy định của nhà trường là 12 triệu, ngoài ra không phát sinh thêm khoản tiền nào khác. Nhất là không hề có hoản tiền nào gọi là chống trượt. Ai trượt, chấp nhận đóng tiền thi lại.
Thầy giáo cho biết thêm, việc học viên tụ tập ăn uống, chi phí phát sinh ra sao là chuyện riêng tư của học viên, anh không tham dự. Đồng thời, anh yêu cầu học viên đính chính lại toàn bộ thông tin.
Lúc này, nam học viên kia sau một hồi bị vợ trách móc, mới thú nhận, mình ra ngoài ngoại tình, vay mượn tiền cho người tình chơi cờ bạc. Bị chủ nợ đòi, sợ quá nên anh đành dùng hạ sách đó. Chị vợ biết đổ oan cho thầy giáo, đành nói lời xin lỗi rồi kéo chồng về.
Cô gái sexy trên ô tô khiến thầy dạy lái xe tức giận
Lần khác, thầy giáo sinh năm 1983 nhận dạy bổ túc tay lái cho cô gái ở phố cổ (Hà Nội). Gia đình cô thuộc hàng bề thế, buôn bán có tiếng. Dù chưa có bằng nhưng cô được bố mẹ tặng cho chiếc xe sang đời mới, có giá gần 5 tỷ dịp sinh nhật.
Anh Tuấn Anh chỉ cho học viên cách lên, xuống xe đúng quy cách. Theo lịch thỏa thuận giữa học viên và thầy giáo, họ sẽ luyện lái vào 10 giờ đến 12 giờ trưa hàng ngày. Mỗi ngày anh Tuấn Anh sẽ chủ động lái xe đến đón học viên, hết giờ lại chở về.
Buổi học đầu tiên, anh có mặt đúng giờ, 10 phút, rồi 30 phút trôi qua... vẫn không thấy bóng dáng nữ học viên. Anh bấm máy gọi, chỉ thấy điện thoại báo bận.
Hơn 1 tiếng chờ đợi, học viên mới nhắn mình đang bận, không đi được. Dù giận trước hành xử thiếu tôn trọng nhưng anh Tuấn Anh vẫn nhã nhặn, đồng ý dời buổi học vào hôm sau. Ngày thứ hai, anh rút kinh nghiệm, gọi cho học viên trước, nếu cô thu xếp được sẽ đến đón.
Sau khi nữ học viên giục thầy đến đón, anh lái xe đến đợi. Lần này, nữ học viên trễ hẹn đến 2 tiếng. Cô bước vào xe với trang phục gợi cảm và đôi giày cao gót, anh yêu cầu cô vào nhà thay đồ. Cô gái tỏ ý không hài lòng.
Bên cạnh đó, nghe anh Tuấn Anh nhắc nhở việc nên giữ thái độ tôn trọng, nghiêm túc về giờ giấc khi học, cô gái liền buông lời miệt thị: “Anh chỉ là người làm thuê. Tôi mất tiền, học như thế nào là do tôi quyết định”.
Trước hành xử đó, thầy giáo này kiên quyết mời cô xuống xe, từ chối đào tạo. Cô gái bức xúc, gọi về trường phản ánh rằng thầy giáo làm việc không tử tế.
Sau khi anh trình bày câu chuyện, lãnh đạo trường đồng ý bố trí cho anh dạy học viên khác. Tuy nhiên, thầy giáo Tuấn Anh thừa nhận những tình huống kể trên chỉ là số ít. 10 năm trôi qua, tình yêu của anh với công việc này vẫn luôn long đầy, nhiệt huyết.
Quý bà váy ngắn ngồi sau vô-lăng, thầy dạy lái xe tái mặt
Giây phút nữ học viên đạp nhầm chân ga, va chạm với xe ô tô khác khiến anh Tuấn Anh hoảng hốt.
">Học viên ngoại tình, thầy giáo lái xe nhận 'đòn' oan