Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vú có xu hướng gia tăng theo thời gian nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh ngày càng được cải thiện nhờ các thành tựu đạt được trong phát hiện,ữnglưuýkhitầmsoátungthưvúchịemkhôngnênbỏmu. chẩn đoán và điều trị. Phát hiện bệnh càng sớm thì điều trị càng hiệu quả.
Dưới đây là một số lưu ý của Bệnh viện K với các chị em khi đi khám tầm soát ung thư vú:
Thời điểm nào chị em nên tầm soát ung thư vú?
Chị em phụ nữ nên tầm soát ung thư vú sau khi hết kinh nguyệt từ 3 đến 7 ngày để có kết quả chẩn đoán chính xác.
Cần lưu ý điều trị trước khi đi tầm soát?
- Hãy liên hệ đăng ký khám trước để được ưu tiên và làm thủ tục nhanh chóng hơn khi tới bệnh viện.
- Chị em nên mang theo tất cả kết quả gần nhất mà mình vừa thực hiện để các bác sĩ có căn cứ cho các chỉ định tiếp theo.
Lưu ý khi chụp X-quang vú
- Không chụp khi ngực bị căng cứng để giúp giảm bớt sự khó chịu và để thu được hình ảnh chính xác hơn.
- Không bôi chất khử mùi, chất chống mồ hôi, phấn, kem hoặc nước hoa dưới cánh tay, trên hoặc dưới ngực vào ngày tầm soát.
- Trước khi vào phòng chụp X-quang, bạn cần tháo trang sức, không mặc áo lót và mặc trang phục áo choàng của bệnh viện.
Khi trao đổi với bác sĩ
- Hãy trao đổi thông tin của bạn và vấn đề đang gặp phải ở vùng ngực để bác sĩ nắm rõ có dấu hiệu.
- Nếu gia đình có người thân mắc bệnh này bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ để có lời khuyên phù hợp cho thành viên khác trong gia đình nên đi tầm soát.
-Hãy lắng nghe thật kỹ những chia sẻ, tư vấn của bác sĩ và tuân thủ lời khuyên đó.
Lưu ý sau khi tầm soát
- Nên thực hiện thăm khám, tầm soát ung thư vú ở cùng một cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ dễ dàng theo dõi và đánh giá các chỉ số.
- Chị em nên thực hiện tự khám vú hàng tháng và khám vú định kỳ ít nhất mỗi 6 tháng một lần tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện bất thường ở tuyến vú và có hướng điều trị kịp thời.
- Từ tuổi 40, mọi phụ nữ nên được khám tầm soát ung thư vú. Đặc biệt, những người có các yếu tố nguy cơ ung thư vú cao hơn người bình thường như tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, tiền sử bản thân (ung thư vú, ung thư buồng trứng, đã xạ trị vùng cổ, vùng ngực...), có mang gen đột biến (BRCA1, BRCA 2...), mắc một số hội chứng di truyền, sử dụng liệu pháp nội tiết thay thế hay một số yếu tố liên quan đến lối sống... cần tầm soát ung thư vú chặt chẽ ở thời điểm sớm hơn như ngoài 30 tuổi hoặc khi có bất thường để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và can thiệp kịp thời.