您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Hãng tin CNN ra mắt ứng dụng miễn phí cho iPad
NEWS2025-04-12 05:29:45【Kinh doanh】6人已围观
简介CNN tham gia vào cuộc đua ứng dụng dành cho iPad. Time Warner,ãngtinCNNramắtứngdụngmiễnphídortmund đdortmund đấu với hoffenheimdortmund đấu với hoffenheim、、
![]() |
CNN tham gia vào cuộc đua ứng dụng dành cho iPad. |
Time Warner,ãngtinCNNramắtứngdụngmiễnphídortmund đấu với hoffenheim tập đoàn sở hữu CNN, đã đưa ra quyết định không thu phí ứng dụng mới này, trong bối cảnh những tổ chức truyền thông khổng lồ khác đang lên kế hoạch để thu tiền ứng dụng của họ trên các thiết bị smartphone và máy tính bảng. Có thể kể tới New York Times, tờ báo đang tính tới việc sinh lời nhờ phần mềm đọc nội dung của họ trên các thiết bị cầm tay.
Phó chủ tịch cao cấp kiêm Quản lý chung của trang CNN.com, ông KC Estenson, phát biểu: "CNN là một thương hiệu uy tín và quy mô, và nó sẽ càng trở nên tốt đẹp hơn khi có thêm thật nhiều người quan tâm theo dõi. Do vậy, việc ra mắt ứng dụng đọc nôi dung miễn phí của CNN trên iPad sẽ giúp mở rộng thêm cộng đồng độc giả của chúng tôi."
很赞哦!(49)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Samaxi FK vs Neftchi Baku, 18h30 ngày 7/4: Chiến thắng căng thẳng
- Vụ hàng loạt ô tô bị tạt sơn ở Trung Văn: Có dấu hiệu hình sự
- ‘Siêu sinh nhật’ KidsPlaza: 15 tuổi, ưu đãi 15 tỷ đồng
- Đến 2025 chúng ta sẽ thành vùng trũng nếu không làm xe điện
- Nhận định, soi kèo Rigas Futbola Skola vs Tukums, 23h00 ngày 9/4: Quá chênh lệch
- Xuân Anh thời tiết quay phóng sự trong xe với nhiệt độ 57 độ C
- Xe Kawasaki Ninja ZX
- Nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhận giải thưởng Nhà nước trăn trở về 4 cuốn sách viết dở
- Nhận định, soi kèo Cukaricki vs FK IMT Belgrad, 23h00 ngày 7/4: Mệnh lệnh phải thắng
- Tấp nập đăng ký ô tô ngày cận Tết
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo AL
Một chiến dịch ở Bắc Kỳ là cuốn sách đầu tiên trong Tủ sách Đông Dương của Đông A ra mắt bạn đọc. Cuốn sách do dịch giả Đinh Khắc Phách dịch. Với cuốn sách này, Đông A phát hành 4 phiên bản khác nhau, phục vụ nhu cầu đa dạng của độc giả:
Một chiến dịch ở Bắc Kỳ là cuốn sách đầu tiên trong Tủ sách Đông Dương của Đông A ra mắt bạn đọc. Ấn bản phổ thông - có bìa áo in bằng công nghệ metalize, ruột in bằng mực vi sinh trên giấy GV76-BB định lượng 100 gsm (vốn dùng trong các phiên bản sách đặc biệt giới hạn 100 bản trước đó của Đông A).
Ấn bản cao cấp - có bìa cứng, bìa áo ôm in bằng công nghệ metalize, khổ lớn 18,5 x 26,5 cm, dày 592 trang, ruột in 2 màu (xanh, đen), bằng mực vi sinh.
Ấn bản S500 - (chỉ in 511 bản) có bìa da Microfiber, trong đó bao gồm 11 bản đặt riêng cho dự án hợp tác Pháp - Việt giữa École Normale Supérieure và ĐH Sư phạm Hà Nội. Ấn bản được in 2 màu (xanh, đen) bằng công nghệ mực vi sinh, mạ cạnh sách bằng nhũ vàng, đóng dấu đỏ của Đông A dành cho người sưu tầm và chơi sách.
Ấn bản đặc biệt S100 là phiên bản chưa từng có được Đông A thực hiện gồm 105 bản bìa da bò nhập khẩu từ Italy với kỹ thuật khâu ruột sách và làm bìa cứng thủ công theo lối cổ điển châu Âu Passé-carton.
Một chiến dịch ở Bắc kỳ của Omega+ do Thanh Thư dịch, khổ 16 x 24 cm, có bìa cứng, áo ôm, NXB Đà Nẵng xuất bản. Đây là ấn bản kỷ niệm 50 năm thành lập Cộng đồng Pháp ngữ (1970 - 2020) và đánh dấu cột mốc một năm ra đời Tủ sách Pháp ngữ - Góc nhìn Sử Việt của Omega+.
Còn Nhã Nam thông báo sắp sửa ra mắt cuốn sách cùng tên này.
Một chiến dịch ở Bắc kỳ của Omega+ do Thanh Thư dịch. Một chiến dịch ở Bắc kỳ là một tác phẩm lớn, có giá trị sử liệu về con người, xã hội và phong tục Bắc kỳ, và cả Trung kỳ; một trong những công trình quan trọng nhất về văn hóa - lịch sử, về cách vận hành xã hội Việt Nam nói chung vào một thời đoạn qua những ghi chép lý thú và hàng trăm minh họa độc đáo của tác giả Charles-Édouard Hocquard, thầy thuốc quân y kiêm nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp.
Những năm cuối thế kỷ XIX, một chiến dịch diễn ra từ tháng 6/1883 đến tháng 4/1886 do Pháp tổ chức, nhằm chống lại các đội quân của người Việt, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và đội quân Quảng Tây và Vân Nam của nhà Thanh, với mục tiêu chiếm đóng Bắc Kỳ và giữ vững sự bảo hộ của Pháp tại đó.
Với những diễn biến phức tạp của chiến dịch xảy ra vào tháng 8/1884 do bùng phát Chiến tranh Pháp - Thanh và vào tháng 7 năm 1885 do phong trào Cần Vương tại An Nam, chiến dịch cần đến sự tham gia của rất nhiều quân Pháp, dưới cái tên Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ và sự hỗ trợ từ Đội tàu chiến Bắc Kỳ. Chiến dịch chính thức kết thúc vào tháng 4/1886, khi lực lượng viễn chinh giảm số lượng quân đội chiếm đóng, nhưng tình hình Bắc Kỳ vẫn không ổn định cho đến tận năm 1896.
Lính tập Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Hành trình của vị bác sĩ quân y Hocquard (từ 11/1/1884 - ngày ông rời cảng Toulon, cho đến ngày 19/4/1886 - ngày trở về Pháp) diễn ra đúng vào thời điểm này. Tổng cộng, ông ở Việt Nam khoảng 26 tháng (giữa tháng 2/1884 đến giữa tháng 4/1886). Trong thời gian này ông vừa tham gia chiến dịch, vừa chụp lại những hình ảnh ông bắt gặp trên cuộc hành trình, để viết nên “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ”.
Ký sự hành trình Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) xuất hiện lần đầu bằng tiếng Pháp, trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam.
Phố Cờ Đen - Phố Mã Mây ngày nay. Hocquard là một bác sĩ quân y, nhà nhiếp ảnh, đam mê viết lách và là người thích phiêu lưu. Ông tham gia chiến dịch quân sự một cách tự nguyện nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy mà ông chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự chứ không đi sâu vào nó. Hành trình của Hocquard qua 8 tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ; từ vùng châu thổ đến các bản làng miền núi, thị trấn đồng bằng; từ các con lộ đến đường mòn, các lối dọc ven sông; từ đồi trọc đến những cánh đồng lúa bát ngát. Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất có thể về quang cảnh, con người, cảnh sinh hoạt của người dân trong vai trò người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích.
Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong 225 ảnh trên toàn cuốn sách thì có hơn 40% số lượng ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ... Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhân... Hocquard cũng dành một phần không nhỏ cho các nghi thức tôn giáo và tập tục (đám ma, thờ cúng tổ tiên...), giải trí (trò chơi, âm nhạc...).
Cùng thời gian đó, một công chức Pháp là Camille Paris phụ trách việc xây dựng đường điện báo nối Nam kỳ và Bắc kỳ công tác tại Huế, những quan sát và ghi chép của ông được xuất bản tại nhà xuất bản Ernest Leroux (Paris, 1889) với nhan đề Voyage d’exploration de Huê en Cochinchine, par la route mandarine (Chuyến thám hiểm từ Huế đến Nam kỳ bằng đường cái quan), bao gồm 12 ảnh khắc và 6 tấm bản đồ về Việt Nam, thuật lại những điều trải nghiệm từ phía nam thành Huế đến Bình Thuận.
Hồ Hoàn Kiếm thế kỷ 19. Nếu đặt hai tác phẩm của Camille Paris và Hocquard cạnh nhau, chúng ta có một bộ sách giá trị mô tả sống động Việt Nam qua các tỉnh thành từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phan Rang và Bình Thuận.
Mỗi người mỗi phương pháp, mỗi điểm nhìn, nhưng qua các tác phẩm của họ độc giả ngày nay có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin quan trọng về đời sống thường nhật của người dân Bắc kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung hồi cuối thế kỷ XIX.
Tình Lê
Nhà báo Trần Mai Hạnh: Sức hút lớn nhất của 'Biên bản chiến tranh' là sự thật
Với tư cách là người viết, nhà báo Trần Mai Hạnh cho rằng, sức hút lớn nhất của Biên bản chiến tranh 1-2-3-4-75 là sự thật.
">3 nhà sách lớn cùng ra mắt 'Một chiến dịch ở Bắc Kỳ'
Lương Thùy Linh chinh phục 10 câu hỏi dễ dàng.
Ngay câu hỏi thứ 8 đầu chương trình, Lương Thùy Linh đã phải nhờ đến quyền trợ giúp 50/50 vì "hơi khó" với cô dù ban đầu đã có nhận định đúng. Câu tiếp theo Hoa hậu tiếp tục dùng đến trợ giúp gọi điện thoại cho người thân và dễ dàng giành 14 triệu đồng.
Ở câu hỏi thứ 10, Lương Thùy Linh đưa ra đáp án chính xác mà không dùng đến 2 quyền trợ giúp còn lại, mang về 22 triệu đồng. Sang câu hỏi thứ 11, Hoa hậu kết nối với hai nhà thông thái của Ai là triệu phú và dễ dàng giành được tấm séc trị giá 30 triệu đồng nhờ đưa ra đáp án chính xác.
Tuy nhiên cô đã không chọn đúng món sắn luộc ở câu hỏi thứ 11. Lương Thùy Linh bước vào câu hỏi trị giá 40 triệu với nội dung: Món ẩm thực dân dã nào không nằm trong cuốn sách 'Miếng ngon Hà Nội' của nhà văn Vũ Bằng? Hoa hậu chia sẻ: "Cái này hơi khó vì Linh cũng chưa có thời gian đi hết Hà Nội hay đọc những cuốn sách về những món ăn về Hà Nội".
Sau đó Lương Thùy Linh loại bỏ đáp án "sắn luộc" (đáp án đúng) từ đầu và cho rằng đó không phải món ăn Hà Nội. Người đẹp quyết định sử dụng quyền trợ giúp cuối cùng là hỏi ý kiến bạn đồng hành và đưa ra đáp án "ngô rang". Kết quả, Lương Thùy Linh ra về với tấm séc 22 triệu đồng.
Lương Thùy Linh mất tấm séc 30 triệu đồng vì chọn sai món ăn. Mỹ Anh
Lương Thuỳ Linh đối đáp hài hước với MC Ai là triệu phú
Trên ghế nóng Ai là triệu phú, Hoa hậu Lương Thùy Linh nói với MC Phan Đăng: "Ngồi đây cũng khá là mát vì chúng ta đang ngồi trong phòng điều hòa mà".
">Hoa hậu mất tấm séc 30 triệu ở Ai là triệu phú vì món sắn luộc
Một hội viên Hội Nhà văn chia sẻ với VietNamNet, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đã xin rút khỏi Ban chấp hành Hội trong phiên họp hôm nay 24/11.
Chưa xây dựng được những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu
Báo cáo tại Đại hội, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, trong 5 năm qua về tư duy văn học, đề tài, chủ đề, phương pháp sáng tác tiếp tục được đổi mới, đem đến một diện mạo văn học đa dạng phong phú, chấp nhận và khuyến khích nhiều cá tính sáng tạo, nhiều tìm tòi thể nghiệm cái mới. Đời sống văn học đã trở nên năng động hơn, thích ứng với yêu cầu mới của cuộc sống.
Vấn đề đạo đức xã hội đã được nhiều tác phẩm lên tiếng cảnh báo từ lâu, nay tiếp tục đi sâu vào nhiều ngõ ngách, cảnh báo về những vực thẳm dưới tác động tinh vi và dữ dằn của thị trường. Tự do sáng tác được tôn trọng, xu hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động đang thu hút nghị lực và tâm huyết của đông đảo nhà văn hiện nay. Đây chính là nơi thể hiện rõ nhất bản lĩnh, nhân cách và trách nhiệm của nhà văn với đất nước.
Hội nhà văn Việt Nam tổ chức Đại hội X (nhiệm kỳ 2020 - 2025) với sự tham dự của hơn 500 văn sĩ trong cả nước. (Ảnh: Hữu Việt). Bên cạnh đó, số sách xuất bản của Hội trong 5 năm qua tiếp tục tăng. Những loại sách tương đối bán chạy là truyện ngắn và tiểu thuyết, có một số cuốn sách vừa ra mắt đã được tái bản. Một số cuốn hồi ký có tiếng vang và chất lượng phát hành lớn. Số sách ăn khách nhất là truyện ngôn tình và thuần túy mang tính giải trí. Sách lý luận phê bình và thơ hầu như chỉ lưu hành trong giới. Đó là hiện tượng đáng suy nghĩ. Nguyên nhân chính là do áp lực của văn hóa nghe nhìn và văn học mạng.
Ngoài ra, nguyên nhân không kém phần quan trọng là chất lượng tác phẩm chưa đủ sức gây thành các hiện tượng văn học. Trong tình hình khó khăn đó, các nhà văn đã phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức các buổi ra mắt sách nhằm thu hút bạn đọc. Việc tổ chức các phố sách ở Hà Nội và TP.HCM cũng góp phần đáng kể đưa tác phẩm đến công chúng. Những ngày hội sách và trao giải thưởng cho sách có chất lượng cũng góp phần cải thiện công tác quảng bá tác phẩm…
Tuy nhiên, nhà thơ Hữu Thỉnh cũng cho rằng, mặc dù đã có rất nhiều đổi mới về tư duy văn học, về đề tài, chủ đề và phương pháp sáng tác, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, có sức khái quát về hai cuộc chiến tranh vĩ đại và công cuộc đổi mới còn ít tác phẩm đủ sức gây thành các hiện tượng văn học.
Tình trạng trung bình, tản mạn còn khá phố biến, tính chuyên nghiệp chưa cao. Bên cạnh đó việc tiếp thu các trào lưu nghệ thuật của nước ngoài được mở rộng nhưng chưa có sự chọn lọc, nghiền ngẫm sâu sắc. Trong lý luận phê bình văn học còn biểu hiện máy móc khi vận dụng các quan điểm nghệ thuật của nước ngoài vào thực tiễn đời sống văn học trong nước. Trong hoạt động nghiệp vụ, một số cơ quan báo chí xuất bản của Hội công tác biên tập chưa theo kịp yêu cầu, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sản phẩm.
Công tác xã hội hóa trong hoạt động của Hội còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu còn dựa vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước… "Tầm với và sự bao quát của Ban chấp hành, của các Hội đồng và Ban chuyên môn còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với vùng xa vùng sâu", nhà thơ Hữu Thỉnh nói.
Nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng, về công tác hội nhập quốc tế, đỉnh cao của các hoạt động này chính là việc tổ chức thành công Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 4 và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ 3 với gần 200 đại biểu đến từ 51 quốc gia. Hoạt động văn học dịch cũng sôi động trong 5 năm qua với nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật các tác phẩm hay trong kho tàng văn học Hán, Nôm của ông cha ta,...
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhìn nhận, vì số lượng ủy viên Ban chấp hành quá ít so với số lượng hội viên và lượng công việc quá nhiều nên Ban chấp hành chưa nắm vững được đầy đủ tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn của một số hội viên để kịp thời giúp đỡ. Cùng với đó, cho dù lượng đầu sách dịch và giới thiệu ra thế giới tăng lên, nhưng chưa thực hiện được dự án dịch và giới thiệu nền văn học Việt Nam ra thế giới một cách đầy đủ và có hệ thống thường xuyên.
Ban chấp hành thường xuyên quan tâm, theo dõi và chỉ đạo các cơ quan cấp hai của Hội nhưng chưa bao quát hết nên vẫn để xảy ra một số sai sót đáng tiếc trong lĩnh vực báo chí và xuất bản. Chưa phát huy một cách có hiệu quả nhất chức năng tư vấn của các liên chi hội và chi hội Nhà văn Việt Nam ở các khu vực trong cả nước.
Đông đảo nhà văn, nhà thơ có mặt tại ĐH Nhà văn VN lần này. Ảnh: Hữu Việt. Nâng văn học Việt Nam lên một tầm cao mới
Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, mục tiêu của nhiệm kỳ tới sẽ nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn học lên một tần cao mới theo hướng chuyên nghiệp hoá, phấn đấu để có nhiều tác phẩm kết tinh rực rỡ tài năng và tâm huyết của nhà văn, xây dựng được những hình tượng nghệ thuật có sức khái quát cao, có sức sống lâu bền, phục dựng lại cuộc sống đất nước, con người và thời đại có sức cảm hoá, chinh phục lòng người sâu sắc.
Xây dựng Hội nhà văn Việt Nam thành một tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp vững mạnh về tư tưởng và nghiệp vụ, đoàn kết, tập hợp mọi tài năng văn học, góp phần xứng đáng xây dựng văn hoá, xây dựng con người, thoả mãn nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân.
Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam kỳ vọng đại hội lần thứ X này cố gắng phát huy trí tuệ và tập thể, bầu đủ số lượng và chất lượng, để có một cơ quan lãnh đạo đủ mạnh đưa văn học Việt Nam tiếp tục phát triển. "Trong nhiệm kỳ tới cần huy động và khai thác tài năng và kinh nghiệm của các nhà văn có bề dày sáng tạo vào các hoạt động của Hội. Phát huy hơn nữa vai trò của các chi hội trong việc đẩy mạnh sáng tác, đi thực tế, kết nạp hội viên, phát hiện các giải thưởng,..", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.
Nói về kỳ vọng với Ban chấp hành mới của Hội nhà văn Việt Nam, nhà văn Võ Khắc Nghiêm cho hay: "Tôi kỳ vọng phải có được một số đổi mới, ví dụ vai trò của nhà văn, theo tôi không gọi là thẻ hội viên mà nên gọi là thẻ hành nghề nhà văn. Có 2 vạn nhà báo mà chỉ có một nghìn nhà văn. Phải tạo được uy tín trong xã hội bằng thẻ hành nghề của mình.
Các nhà thơ, nhà văn tụ họp tại Đại hội. Kỳ vọng nữa là có sự đầu tư cho các nhà văn. Nhà nước nên đặt hàng đề tài lớn cho các nhà văn, đặc biệt là trong đề tài sản xuất và kinh doanh. Dường như các nhà văn ngại động chạm thì phải có đặt hàng, các chân dung doanh nghiệp, tập đoàn phối hợp giữa nhà văn và nhà nước. Tôi ví dụ chúng ta mở các cuộc thi sáng tác về nông nghiệp, nông thôn thì sẽ có được phong trào và từ sự đầu tư ấy nó khích lệ, không phải vấn đề về tiền mà khích lệ đi sâu vào lĩnh vực, cuộc sống khó khăn".
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ kỳ vọng, Ban chấp hành mới phải thay đổi một số vấn đề, quyền lợi của hội viên phải được chú ý hơn. Kể cả những người cao tuổi nhưng vẫn còn đau đáu với văn học nước nhà, kể cả 68 -70 tuổi thì cũng đừng ngại ngần mà không kết nạp họ vào Hội nhà văn Việt Nam. Bởi, họ là lực lượng còn lại của dòng văn học cách mạng. Cho nên, ngoài việc kết nạp hội viên trẻ để thay da đổi thịt, bắt kịp với đời sống xã hội có những tác phẩm phản ánh đời sống hiện thực thì vẫn cần chú ý đội ngũ già.
"Tôi hy vọng và ước mơ chọn được người biết làm việc, dám tận tuỵ để đưa đất nước lên đôi vai, để quyền lợi của Hội nhà văn Việt Nam tiếp tục dòng chảy của văn học cách mạng thích hợp với tình hình mới, biến động mới, giữ an cho đất nước cùng những môn nghệ thuật khác tô thắm cho đất nước, dân tộc bằng chữ nghĩa, bằng cả lòng yêu đất nước của nhà văn Việt Nam", nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ.
Tình Lê
Nhà thơ Hữu Thỉnh rút khỏi giải Tôn vinh tác phẩm về biên giới, biển đảo
Nhà thơ Hữu Thỉnh dù được Hội đồng giải thưởng sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1974 đến nay trao giải Tôn vinh nhưng ông đã xin rút.
">Nhà thơ Hữu Thỉnh rút khỏi Ban Chấp hành Hội Nhà văn khóa mới
Nhận định, soi kèo Nữ Mỹ vs Nữ Brazil, 09h30 ngày 9/4: Tròn 10 trận thắng
Ngày 13/6, Dortmund thông báo chia tay Terzic. Nhà cầm quân 41 tuổi đã chủ động yêu cầu chấm dứt hợp đồng sớm một năm, và ban lãnh đạo CLB đồng ý sau một cuộc thảo luận chung.
"Tôi đã yêu cầu những người chịu trách nhiệm tổ chức một cuộc họp sau trận chung kết Champions League vì sau 10 năm ở Dortmund, gồm cả năm năm trong ban huấn luyện và hai năm rưỡi làm HLV trưởng, tôi cảm thấy rằng khởi đầu mới sắp tới cần một HLV mới", Terzic cho biết.
Nhà cầm quân người Đức thừa nhận rời Dortmund là điều khó khăn, nhưng ngay cả sau những cuộc thảo luận chuyên sâu với ban lãnh đạo, ông vẫn không đổi ý.
">Terzic từ chức HLV Dortmund
Làm bố đơn thân, bố của Tiểu Thảo luôn hết lòng vì con gái. Khi cô còn nhỏ, sức khỏe yếu, ông đã nhận một công việc gần nhà để tiện chăm sóc con. Sau này, khi con gái vào đại học, ông lại chuyển công tác để được gần con hơn.
Tiểu Thảo dành trọn thời gian chăm sóc bố bị liệt. Ảnh: SCMP Sau khi hoàn thành bằng cử nhân, Tiểu Thảo không theo đuổi việc học thạc sĩ hay đi theo đam mê của mình. Cô nhận việc bán hàng, lương cao với hi vọng kiếm nhiều tiền, lo cho bố tốt hơn.
Trước khi bố Tiểu Thảo bị tai nạn, cô yêu một người bạn trai là đồng nghiệp cũ. Cả hai còn lên kế hoạch kết hôn. Nhưng chuyện không may xảy ra. Bố của cô rơi từ tầng 5 một tòa nhà khi đang làm việc. Ông may mắn sống sót sau vụ tai nạn nhưng bị liệt.
Tiểu Thảo phải dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình để lo viện phí cho bố. Khi số tiền đó cạn kiệt, cô đi vay thêm một khoản lớn từ người thân, bạn bè.
Bố cô bị ngã từ một tòa nhà cao tầng, may mắn sống sót. Ảnh: Baidu Bạn trai từng đề nghị cô gửi bố vào viện dưỡng lão. Vì không muốn tạo gánh nặng cho bạn trai, Tiểu Thảo quyết định chia tay. Cô cũng xin nghỉ việc để có thời gian chăm sóc cho bố.
"Bố tôi đã nỗ lực nuôi dạy tôi. Bây giờ đến lượt tôi phải chăm sóc ông ấy thật tốt", Tiểu Thảo nói.
Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận về nhiều lượt bình luận của cộng đồng mạng. Nhiều người đồng cảm với hoàn cảnh của Tiểu Thảo, hết lòng ca ngợi sự hiếu thảo của cô dành cho bố mình.
"Nếu tôi là cô ấy, có thể tôi không làm được như vậy. Thật sự ngưỡng mộ tình cảm cha con của Tiểu Thảo. Chúc bố cô sớm bình phục để gia đình lại hạnh phúc, vui vẻ như xưa", một người bình luận.
Sự tận tụy và hi sinh của Tiểu Thảo dành cho bố truyền cảm hứng cho nhiều người trên mạng xã hội. Ảnh: Baidu Những câu chuyện về tình cảm gia đình, sự tận tụy và hi sinh vì nhau được đề cập nhiều trên mạng xã hội Trung Quốc. Tháng 3 vừa qua, một người đàn ông ở Sơn Tây (Trung Quốc) ôm mặt khóc nức nở khi nghe vợ kể lại trải nghiệm sinh nở khó khăn của mình. Hình ảnh người đàn ông khóc trong phòng sinh khiến nhiều người xúc động theo.
Hồi tháng 2, cô bé đến từ Nội Mông (Trung Quốc) bí mật lên kế hoạch gom đồ tái chế để giúp bố mẹ mua ôtô sau khi nghe lỏm kế hoạch của họ. Câu chuyện cũng khiến cộng đồng mạng thích thú.
Bố đơn thân bị nghi là kẻ bắt cóc vì để con gái ngủ trong cốp xe
Lo lắng con ở nhà một mình, một tài xế taxi ở Trung Quốc đưa con gái đi làm cùng mỗi ngày. Khi con mệt anh để con ngủ trong cốp xe.">Bố đơn thân gặp nạn, con gái từ bỏ tình yêu, công việc làm tròn chữ hiếu
Một anh bạn của tôi còn bỏ ra tiền tỷ sắm xe Mercedes, chẳng rõ nghe ai tư vấn mà cạy chữ C ra thay bằng chữ E hòng biến chiếc xe của mình từ C200 thành E200. Không biết những người khác có bị cái logo ấy đánh lừa hay không nhưng tôi bỗng thấy chiếc Mercedes ấy trông "kém sang" hẳn.
Bộ logo cho các khách hàng thích lên đời xe Maybach. Ảnh: Facebook Hay như một số người sử dụng xe hơi Trung Quốc như Zotye, BAIC cứ nhất quyết khẳng định xe Trung Quốc có chất lượng không thua kém xe Nhật, xe Hàn nhưng hiếm người mua xe xong lại để logo nguyên bản xe Trung Quốc mà toàn thay bằng logo Maserati hay Range Rover. Chưa kể những logo, huy hiệu phần lớn đều là hàng chất lượng kém, gắn lên xe trông xấu xí, lạc lõng.
Thực ra, tôi không phản đối chuyện làm đẹp cho xe hơi, đây là một nhu cầu hết sức chính đáng. Tuy nhiên, việc này chỉ nên được thực hiện bởi các xưởng độ xe chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Chi phí cho việc làm đẹp ô tô nhiều khi bằng tiền mua cả chiếc xe mới.
Còn nếu chỉ là những người sử dụng xe bình thường, tôi khuyên các bạn không nên tự lắp thêm đồ trang trí cho xe làm gì cả. Các hãng xe hơi đã phải bỏ ra chi phí hàng chục triệu USD cho các studio thiết kế hàng đầu để có được sản phẩm tối ưu nhất. Nếu việc làm đẹp cho xe dễ dàng như vậy tại sao họ không làm ngay từ đầu.
Các phụ kiện mới lắp thêm vào ban đầu trông có thể lạ mắt nhưng không thể có vẻ đẹp "lâu dài" như thiết kế nguyên bản của nhà sản xuất. Những cửa hàng, đại lý bán phụ kiện xe hơi chỉ chăm chăm tư vấn sao cho khách chịu mua hàng chứ họ làm sao có con mắt thẩm mỹ như những nhà thiết kế chuyên nghiệp.
Các vết bẩn còn lại sau khi bóc decal. Ảnh: Facebook Ngoài ra, việc lắp thêm đồ chơi, đồ trang trí cũng làm giảm giá trị của xe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu dán decal rẻ tiền thì chỉ sau một thời gian lớp decal sẽ bị bong tróc trông rất xấu, chủ xe lại phải mất công bóc ra, vệ sinh lại. Hoặc việc độ lại đèn xe nếu làm không khéo sẽ dẫn đến các nguy cơ về chập điện, cháy nổ mà chắc chắn sẽ không được hãng sản xuất bảo hành.
Nếu tôi mà đi mua xe cũ, tôi sẽ tránh xa các chiếc xe đã qua độ, chế, trang trí nhiều đồ chơi. Những chiếc xe không còn nguyên bản khiến cho tôi có cảm giác thiếu an tâm. Biết đâu chủ xe trước lại là người không biết giữ gìn xe, dùng xe không cẩn thận. Hoặc xe từng bị tai nạn, nên mới phải sơn lại, thay phụ kiện khác thì sao? Chẳng thế mà khi bán xe cũ, các đại lý toàn phải quảng cáo "xe nguyên bản, zin từng con ốc".
Vì vậy, tôi khuyên mọi người, xe nhà sản xuất bán thế nào cứ để nguyên như vậy là tốt nhất, lắp thêm đồ chỉ có tiền mất, tật mang.
Hoàng Nam(Nhân viên văn phòng, Bắc Ninh)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Có nên dán decal trang trí lên ô tô?
Chỉ hết vài chục đến vài trăm nghìn, chủ xe có thể "lột xác" cho chiếc ô tô của mình bằng những tấm decal trang trí bắt mắt. Thế nhưng, dán decal có nhược điểm gì và về lâu dài có hại gì cho xe hay không?
">Tự gắn nhiều đồ trang trí cho ô tô, xe càng thêm xấu