您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo PSV vs Liverpool, 3h00 ngày 30/1: Trận cầu thủ tục
NEWS2025-02-02 04:31:28【Bóng đá】2人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 29/01/2025 05:25 Cúp C1 Châu bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia tây ban nhabảng xếp hạng giải vô địch quốc gia tây ban nha、、
很赞哦!(41)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Juarez vs Santos Laguna, 10h00 ngày 30/1: Không thắng Laguna thì thắng ai
- Cầu vồng sau cơn mưa
- Nữ sinh 22 tuổi đăng quang Hoa hậu Hong Kong 2021
- Từ chàng mẫu triệu view đến người làm đẹp cho nhiều người nổi tiếng
- Nhận định, soi kèo Al Hilal vs Al
- TP.HCM tập trung phát triển kinh tế số 7 ngành, lĩnh vực
- Mạnh Trường, Hồng Đăng, Việt Anh hóa soái ca sơ mi trắng
- Nhà báo Trần Đăng Tuấn nêu ý kiến về biên chế giáo viên
- Nhận định, soi kèo Stuttgart vs PSG, 3h00 ngày 30/1: Khách chiếm ưu thế
- Tiệc sinh nhật xa xỉ biến tôi thành đàn bà, rồi “gái bao”
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá Leganes vs Rayo Vallecano, 03h00 ngày 1/2: Khách thắng thế
- “Mầm non là giai đoạn đầu tiên trẻ bước vào môi trường giáo dục. Làm thế nào để những tờ giấy trắng tinh khôi ấy không bị hoen ố là điều vô cùng quan trọng” - đó là những trăn trở của cô giáo Nguyễn Thị Thảo, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quang Thuận (Bạch Thông, Bắc Kạn).
Sự cực khổ cũng là niềm vui trong nghề
Trước khi giữ vai trò quản lý, cô giáo Nguyễn Thị Thảo đã từng tham gia giảng dạy tại Trường Mầm non Đức Xuân và Trường Mầm non Mỹ Thanh (Bắc Kạn). Nhớ lại quãng thời gian đó, cô Thảo cho biết tại đây điều kiện khó khăn không thể tổ chức cho trẻ ăn bán trú, nhưng nhiều em nhà ở xa, bố mẹ không thể đưa đón, phụ huynh vẫn phải để con tại trường và gửi cô giáo trông giúp buổi trưa.
Công việc luôn đi sớm về muộn, cho nên trong suốt 17 năm công tác, hiếm khi cô có thời gian đưa con đến trường như những người mẹ khác
“Tôi đã ứa nước mắt khi nhìn thấy nắm cơm của các con được gói vào chiếc lá, trong đó có thêm một mẩu cá mắm và vài ba cộng rau dớn. Cứ buổi trưa tan học, mười lăm đứa trẻ lại ngồi xếp hàng mở gói cơm ra ăn. Đó là những hình ảnh tôi nhớ mãi trong suốt quãng thời gian dạy học và là động lực để mình bám trụ với nghề” – cô giáo Nguyễn Thị Thảo bắt đầu câu chuyện về 17 năm gắn bó với ước mơ làm giáo viên mầm non của mình.
Thời điểm đó, khi tuổi đời còn khá trẻ, với khao khát được cống hiến, cô Thảo nhận nhiệm vụ tại Trường Mầm non Mỹ Thanh - một điểm trường lẻ với 15 học sinh, cơ sở vật chất thiếu thốn trăm bề.
“Lúc đó khó khăn vô cùng. Thiếu bàn ghế, trang thiết bị, tôi chỉ có thể trải một tấm chiếu mỏng xuống nền cho học sinh ngủ qua trưa”.
Dù vậy, với cô giáo trẻ, chính tình yêu thương đã tạo thành sức mạnh giúp cô vững tâm theo đuổi nghề. “Nhiều người cho rằng dạy trẻ mầm non rất cực khổ. Những người giáo viên mầm non phải hóa thân lúc là cô, là mẹ, khi lại là ca sĩ, họa sĩ trong lớp học mà vai nào cũng đòi hỏi sự hoàn hảo. Nhưng tôi luôn coi đó là niềm vui trong nghề” – cô giáo Thảo chia sẻ.
Hàng ngày, khi mới tờ mờ sáng, cô Thảo đã phải vượt hơn 12km để kịp có mặt tại trường.
Nhà cách trường khá xa, nhưng giáo viên luôn phải phụ thuộc vào thời tiết đặc thù của địa phương để tới trường. Có những ngày giá rét, sương mù, 7h30 sân trường không có bóng dáng học sinh nào. Nhưng cũng có khi vào ngày mùa, trời nắng sớm, 6h30 học sinh đã đứng đầy trong sân, 7h cô giáo có mặt tại lớp mà phụ huynh trách “Sao cô giáo đến muộn thế?”...
Công việc luôn đi sớm về muộn, cho nên trong suốt 17 năm công tác, hiếm khi cô có thời gian đưa con đến trường như những người mẹ khác.
Đến với nghề nhờ chữ duyên, theo đuổi nghề như cái nghiệp, cho nên dù đã bao lần phải rơi nước mắt khi con ốm đau mà không thể mang con theo cùng, cô Thảo vẫn quyết tâm bám ngôi trường làng. Với cô, niềm hạnh phúc không gì hơn là được thấy nụ cười của con trẻ.
“Mặc dù trường tôi đang công tác không đủ đầy về vật chất như các trường ở thành phố, nhưng chính sự thân thiện của phụ huynh, lòng tin tưởng của đồng nghiệp khiến tôi quyết tâm gắn bó với nơi này”.
Chữ "tâm" phải đặt lên hàng đầu
Hiện nay, cô Thảo đang là Hiệu trưởng Trường Mầm non Quang Thuận, Bạch Thông, Bắc Kạn. Sau 17 năm theo nghề, giờ đây, cô đã trang bị cho mình nhiều kinh nghiệm chuyên môn lẫn khả năng quản lý.
Cô chia sẻ: “Là giáo viên mầm non, đã dấn thân vào nghề thì cái tâm luôn phải đặt lên hàng đầu. Giáo viên phải là người mẹ của trẻ, phải chăm sóc, yêu thương trẻ như con của mình”.
Cô giáo Nguyễn Thị Thảo cùng đồng nghiệp trong ngày đón bằng công nhận trường Mầm non Quang Thuận đạt trường chuẩn Quốc gia cấp độ I
Vì vậy, cô luôn trăn trở trước hàng loạt những vụ bạo hành trẻ tại các trường mầm non trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, cô cho rằng những sự việc này chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” trong môi trường sư phạm. Thực tế, còn rất nhiều thầy cô tâm huyết, có chuyên môn, coi học sinh như những đứa con của mình.
Cô cũng khẳng định trong những trường hợp như thế, nếu không có bản lĩnh vượt qua, người giáo viên rất dễ sa vào những việc vi phạm đạo đức nghề giáo.
“Giáo viên mầm non là một nghề đầy áp lực. Có những lúc sự căng thẳng trong chăm sóc trẻ khiến giáo viên không kiềm chế được bản thân. Tuy nhiên, trong các cuộc họp, tôi luôn đưa ra vấn đề này để các cán bộ giáo viên rút ra bài học và coi đó là sai phạm không được mắc phải trong nghề nghiệp. Những việc gây ảnh hưởng đến tinh thần và thân thể của học sinh cần tuyệt đối tránh.
Tôi nghĩ những câu chuyện bạo hành trẻ gần đây trước hết là do cán bô quản lý chưa sát sao, khiến việc bạo hành trẻ trở thành một thói quen chứ không phải là việc sơ suất” – cô Thảo bộc bạch.
Cô cũng cho rằng áp lực với công việc này đôi khi đến từ chính phụ huynh học sinh. Nhiều cha mẹ thấy con gặp vấn đề gì đều nghĩ đó là “lỗi ở các cô giáo”. Ít nhận được sự cảm thông của phụ huynh, người giáo viên nếu không vì yêu trẻ sẽ không tiếp tục được công việc.
Trong khi đó, những rủi ro trong lớp học là điều không thể tránh khỏi. Cô Thảo kể lại một sự việc xảy ra khi mới vào nghề: “Trong một tiết học ngoài trời, không may học sinh lớp tôi phụ trách bị va đập vào cánh máy bay đu quay, chảy nhiều máu. Tôi và các giáo viên khác rất lo lắng, đưa con đi bệnh viện ngay lập tức. Sau đó, tôi cùng với cô hiệu trưởng đến nhà xin lỗi phụ huynh. Dù là vô tình, nhưng với trách nhiệm của người giáo viên, tôi cảm thấy rất buồn. Cũng may, tôi được phụ huynh cảm thông và không trách cứ”.
Bắt đầu từ công việc giảng dạy đến vai trò là người quản lý, cô Thảo luôn thấu hiểu được những vất vả trong nghề của đồng nghiệp. Vì vậy, cô hiệu trưởng trẻ này luôn cố gắng biến ngôi trường thành ngôi nhà thân thiết mà ở đó, giáo viên gắn bó với học sinh, đồng nghiệp sẵn sàng chia sẻ, góp ý những câu chuyện khó khăn trong quá trình dạy học.
Năm 2011, cô Nguyễn Thị Thảo được bổ nhiệm vào vị trí Hiệu trưởng Trường Mầm non Quang Thuận. Nhờ tâm sức của cô và cán bộ nhà trường, Trường Mầm non Quang Thuận đã có sự vươn lên - năm 2016, trường đạt trường chuẩn quốc gia cấp độ I.
Đối với riêng cô Thảo, trong nhiều năm liền, cô liên tục được UBND tỉnh và ngành giáo dục trao tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nữ cán bộ giáo viên tiêu biểu của ngành, chiến sĩ thi đua... Cô luôn tâm niệm, dù ở cương vị nào làm việc cũng cần phải có tâm, luôn phải phấn đấu và học tập.
Thúy Nga
">Cô giáo “ong thợ” dưới mái trường làng
Thí sinh Yến Nhi giành chiến thắng chung cuộc. Trong đó, thí sinh Yến Nhi thuộc đội Quốc Trí - Giang Thái đã có thành tích nổi bật. Qua phần thi nhóm với chủ đề Tết xưa, cô chứng minh được thực lực của mình khi thể hiện được sự vừa phải trong lối dẫn dắt mà không đi vào lối mòn hay kể lể quá nhiều.
Nữ MC chọn giới thiệu về chiếc áo dài qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, đồng thời khiến người xem mãn nhãn với tiết mục trình diễn của các người mẫu.
Giám khảo Thanh Phương cho biết hài lòng với phần trình diễn này. Chính sự điềm tĩnh, dẫn đúng trọng tâm và không sa đà vào việc diễn xuất giúp Yến Nhi ghi điểm trong mắt ban giám khảo.
Sau đó, Yến Nhi cùng với Minh Tú, Hữu Tuấn và Bảo Châu là 4 gương mặt xuất sắc nhất bước vào vòng thi ứng xử. Trong đó, câu hỏi của Yến Nhi là Nếu bạn trở thành Quán quân của Micro Vàng 2023 bạn sẽ nói gì với bản thân khi đứng trên sân khấu này vào năm sau?
Yến Nhi giữ bình tĩnh và bắt đầu vào vai mình là một người chiến thắng. Cô thể hiện sự biết ơn chương trình đã tạo cơ hội được học hỏi và trải nghiệm cũng như gặp gỡ được nhiều đồng nghiệp có chuyên môn. Phần trình bày thuyết phục và đầy tự tin của cô nàng quê Long An nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả.
"Cảm xúc khó nói thành lời, hạnh phúc vỡ òa và biết ơn những anh chị, thầy cô đã chỉ dạy để mình có thể may mắn đạt được ngôi vị Quán quân. Tôi biết ơn vì đã gặp được những người có cùng sở thích, tiếp thêm niềm tin và nuôi dưỡng cơ hội làm MC", tân Quán quân Micro vàng 2023 nói.
Nói về học trò, Á hậu Giang Thái hào hứng chia sẻ ở Yến Nhi toát lên vẻ nhẹ nhàng và linh động trong khi dẫn chương trình. "Khi nghe Yến Nhi và Bảo Châu vào top 4, chúng tôi chắc chắn mình cầm chắc trong tay Quán quân và 1 Á quân", cô nói.
Lê Nguyễn Yến Nhi xuất thân là một cựu sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Mở TP.HCM. Nữ MC 9X có tính cách hoạt bát và gương mặt khả ái nhưng từng nặng đến 80 kg. Tuy nhiên, vì đam mê công việc dẫn chương trình, Yến Nhi quyết tâm giảm cân cho thân hình gọn gàng, xinh xắn để xuất hiện trên sân khấu.
Các thí sinh ở hậu trường cuộc thi
Khôi Nguyên
Nữ MC thời tiết VTV sinh năm 2000 từng thi hoa hậuMC thời tiết Lan Chi là một trong những nữ MC thế hệ mới, nhận được nhiều yêu thích của bản tin thời tiết VTV.">Nữ MC từng nặng 80kg trở thành quán quân Micro Vàng 2023
Sau thời gian dài vắng bóng, nữ diễn viên sinh năm 1965 bất ngờ tái xuất vớ phong cách rất cool ngầu ở độ tuổi U60 trên tạp chí Marie Claire số tháng 9/2021. Xuất hiện trong những trang phục cá tính, sang chảnh, Củng Lợi gây ấn tượng với vẻ đẹp lạnh lùng nhưng rất thu hút của một trong những ngôi sao nổi danh nhất điện ảnh Trung Quốc. Mái tóc ngắn uốn quăn cá tính cùng đôi mắt sắc lạnh tạo nên những shoot hình cuốn hút cho nữ diễn viên 'Đèn lồng đỏ treo cao'. Kinh nghiệm nhiều năm đứng trước ống kính khiến Củng Lợi vẫn vô cùng tự tin ở độ tuổi U60. Cô không hổ danh là "người phụ nữ đẹp nhất của phương Đông" mà phương Tây từng gọi. Có vẻ như Củng Lợi ngày càng "lão hóa ngược", càng có tuổi càng đẹp và trẻ trung, phá cách. Củng Lợi từng là nàng thơ một thời của đạo diễn Trương Nghệ Mưu và xuất hiện trong rất nhiều bộ phim bom tấn suốt thập niên 1990 đến 2000. Cô là nữ diễn viên nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, góp mặt trong 3/4 phim Trung Quốc được đề cử Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Quỳnh An
Daniel Craig 007 nhận cát sê cao nhất thế giới
Daniel Craig - ngôi sao của loạt phim 007 nhận thù lao lên tới 100 triệu USD cho hai phần ' Knives Out'.
">Củng Lợi tái xuất sang chảnh ở tuổi 56
Nhận định, soi kèo Bochum vs Freiburg, 21h30 ngày 1/2: Khách thất thế
Nữ sinh người Thái Lan tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH KHXH&NV với 3.92/4 điểm
Lalitpat Kerdkrung (1995), tên Việt Nam là Trang, có tình yêu tha thiết với Việt Nam. Ước mơ được đi du học tại đây của Lalitpat Kerdkrung nhen nhóm từ những năm học cấp 3.
“Thời cấp 3 mình được học các môn Lịch sử và Địa lý của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Mình luôn tự hỏi tại sao bản thân lại biết đến kiến thức khu vực khác nhiều hơn khu vực xung quanh mình, mặc dù những quốc gia xung quanh đất nước mình đều rất gần gũi và có sự ảnh hưởng rất lớn.
Mình cảm thấy nếu có cơ hội được tìm hiểu thêm về các nước Đông Nam Á, chắc chắn mình sẽ lựa chọn Việt Nam - một đất nước có lịch sử chiến tranh oai hùng. Mình rất tò mò về đất nước này và luôn cảm thấy mọi thông tin được học là không đủ”, Lalitpat Kerdkrung nói.
Cũng vì bất ngờ về hình ảnh một đất nước “gắn với chiến tranh, bom đạn” nhưng lại có thể đứng dậy mạnh mẽ sau vài chục năm kết thúc chiến tranh, Lalitpat Kerdkrung đã tìm mọi cách để được đến Việt Nam du học.
“Đó là lý do mà năm 2013, khi Chính phủ Hoàng gia Thái Lan tổ chức cuộc thi học bổng hàng năm, trong đó có học bổng dành cho Bộ Ngoại Giao gồm 6 nước với 3 nước khu vực ASEAN là Indonesia, Malaysia và Việt Nam, mình quyết tâm đi thi”.
Mặc dù mỗi học bổng chỉ chọn một người, nhưng may mắn, Lalitpat Kerdkrung đã được lựa chọn.
Mặc dù mỗi học bổng chỉ chọn một người, nhưng may mắn, Lalitpat Kerdkrung đã được lựa chọn.
Cùng thời điểm này, Lalitpat Kerdkrung biết tin mình thi đỗ vào một trong những trường đại học tốt nhất của Thái. Bố mẹ cô do dự hỏi con: “Con có thực sự muốn đi hay không?”
“Là những người không hiểu biết nhiều về Việt Nam, họ rất sợ để mình tự lập tại một đất nước xa lạ. Tuy nhiên, mình đã nỗ lực rất nhiều để đạt học bổng này. Do vậy, mình không muốn bỏ cuộc”, Lalitpat Kerdkrung nói.
Tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ phổ biến ở Thái Lan. Lalitpat Kerdkrung kỳ vọng chính điều không phổ biến này sẽ là cơ hội để cô được chia sẻ kiến thức mình đã học tới mọi người.
Học Tiếng Việt tại Thái 3 tháng trước khi sang Việt Nam, nhưng những ngày đầu du học, Lalitpat Kerdkrung vẫn chưa thể nghe viết được.
“Mình chủ yếu giao tiếp... bằng tay. Ngôn ngữ Tiếng Việt đa nghĩa và nhiều từ tương đồng khiến mình bị “loạn” khi sử dụng. Vì thế mục tiêu của mình khi ấy chỉ là có thể theo học và tốt nghiệp ra trường. Danh hiệu thủ khoa là điều mình chưa từng nghĩ tới”.
Lalitpat Kerdkrun cũng cảm thấy bị sốc với một số chuyện như: Tại sao Việt Nam có nhiều xe máy thế? Tại sao người Việt Nam cứ thích bấm còi liên tục? Tại sao người Việt hay ồn ào?
“Nhưng sau khi mình bắt đầu đi học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học, mình dần dần hiểu được và biết thêm về văn hóa Việt Nam. Từ đó, mình đã mở lòng để tiếp xúc nhiều hơn với người bản địa. Giờ đây, mình cảm thấy hầu hết người Việt Nam đối xử với mình thật là đáng yêu và thành thật”.
Học Tiếng Việt tại Thái 3 tháng trước khi sang Việt Nam, nhưng những ngày đầu du học, Lalitpat Kerdkrung vẫn chưa thể nghe viết được.
Nhận được học bổng toàn phần, Lalitpat Kerdkrung không nghĩ nhiều tới việc đi làm thêm. Cô dành tất cả thời gian cho việc học và tìm hiểu văn hoá Việt.
“Mình không bao giờ nghỉ học trừ khi có việc cực kỳ gấp. Học Tiếng Việt khá khó nên khi tới lớp, có từ nào không hiểu mình có thể hỏi luôn thầy cô, bạn bè.
Trước khi thi môn nào đó mình cũng dành thời gian ôn tập rất nhiều. Mình luôn rơi vào trạng thái cảm thấy đọc bao nhiêu vẫn là không đủ nên cứ thế đọc rồi ghi ra giấy.
Trên lớp mình cũng chú ý nghe nhiều hơn ghi chép, hoặc vừa nghe vừa ghi lại từ khoá hay những điều bản thân cảm thấy thú vị”.
Vì thế, những tiết học trên lớp luôn khiến Lalitpat Kerdkrun bị lôi cuốn và cảm thấy thực sự thú vị.
“Mình thích không khí học tập tại khoa của mình. Đó là một môi trường đa văn hoá với các sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Đức,…
Ví dụ khi học môn Cơ sở văn hóa Việt Nam sẽ có một số văn hóa như Nho giáo giống với người Trung Quốc. Các thầy cô sẽ hỏi ý kiến của sinh viên Trung Quốc để so sánh ngược trở lại với Việt Nam.
Hay khi nhắc đến đạo Phật, thầy cô sẽ đặt câu hỏi: “Còn ở Thái Lan thì như thế nào?”. Nhờ vậy tất cả các bạn trong lớp sẽ có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về văn hóa các nước, từ châu Á đến châu Âu. Đây là những trải nghiệm rất thú vị mà không phải lúc nào mình cũng có cơ hội tiếp cận”.
Chinh phụ được hầu hết các môn học, nhưng khó nhất với Lalitpat Kerdkrun vẫn là môn Triết.
“Ở Thái không dựa vào triết học Mác – Lênin. Vì thế nhiều từ, nhiều câu trong môn này khiến mình thấy khó hiểu”.
Cô gái người Thái còn gây ấn tượng khi đạt điểm tối đa khoá luận tốt nghiệp
Cô gái người Thái còn gây ấn tượng khi đạt điểm tối đa khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Chính sách đối ngoại của vương quốc Xiêm và Đại Nam đối với các nước phương Tây nửa đầu TK XIX”.
Hoàn thành khoá luận này với Lalitpat Kerdkrun không phải điều dễ dàng bởi cô phải viết và tham khảo những tài liệu bằng tiếng Việt - một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ.
Trong thời gian làm khóa luận, Lalitpat Kerdkrun cũng phải bay về Thái trong gần 3 tuần để thu thập tư liệu cho đề tài khóa luận.
Đứng trước hội đồng giám khảo và nhận được những lời khen, Lalitpat Kerdkrun vô cùng hạnh phúc và tự hào vì đây là bằng chứng đáng tin cậy nhất chứng tỏ việc học tiếng Việt và học tại Việt Nam của cô đã thành công.
Ngày Lalitpat Kerdkrun nhận bằng tốt nghiệp, cả mẹ và bà ngoại cô đều sang tham dự. Lalitpat Kerdkrun cũng kiêm luôn vai trò hướng dẫn viên du lịch đưa mẹ và bà đi chơi Đà Nẵng, Hội An.
Khi thấy con gái nhận danh hiệu thủ khoa, mẹ Lalitpat Kerdkrun cảm thấy rất... ngại vì đây là trường đại học của người Việt.
“Mẹ mình sau sự bất ngờ là nỗi lo lắng vì sợ mình bị... ghét”, cô gái 24 tuổi chia sẻ.
Tháng 9 này Lalitpat Kerdkrung sẽ tiếp tục lên đường học tiếp bậc thạc sĩ tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (Anh).
"Trong tương lai, mình mong muốn sẽ được làm việc tại Đại sứ quán. Mình cũng mong sẽ cơ hội được quay trở lại Việt Nam", Lalitpat Kerdkrun nói,
Thúy Nga
Cô gái Việt trở thành thủ khoa ngành Dược tại Mỹ
- Vượt qua hàng ngàn sinh viên để trở thành thủ khoa khóa Dược đầu tiên của Trường Đại học Tyler, Hồng Ngọc được vinh dự đứng trước toàn trường phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp.
">Nữ sinh người Thái Lan tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH KHXH&NV với 3.92/4 điểm
Ảnh: Reuters Ông Cattelan chế tác bồn cầu hoàn toàn từ vàng 18 cara. Nó được thiết kế sao cho có thể lắp đặt và sử dụng dễ dàng như mọi loại bồn cầu thông dụng hiện nay.
Ảnh: Reuters "America" được đem triển lãm lần đầu tiên tại Bảo tàng Guggenheim, thành phố New York, Mỹ năm 2016. Bồn cầu bằng vàng này được coi là hình ảnh trào phúng về sự xa hoa của nước Mỹ.
Bản thân nghệ sĩ Cattellan từng bình luận về tác phẩm của mình trên tờ The New Yorker như sau: "Dù bạn ăn gì, bữa trưa 200 USD hay bánh mỳ kẹp xúc xích giá 2 USD, kết quả là như nhau và đều kết thúc ở bồn cầu".
Nhiều khách tham quan tranh thủ chụp "tự sướng" với chiếc bồn cầu độc nhất vô nhị. Ảnh: Widewalls Món đồ độc đáo lại được nhắc tới trong nhiều bài báo năm 2017 sau khi Nhà Trắng yêu cầu Bảo tàng Guggenheim cho mượn bức tranh sơn dầu "Landscape with Snow" (tạm dịch: Cảnh vật trong tuyết) do danh họa Van Gogh vẽ năm 1888, để treo trong phòng Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng bị quản lý bảo tàng khéo léo từ chối và đề nghị thay thế bằng bồn cầu vàng.
Cung điện Blenheim là một trong những lâu đài lớn nhất nước Anh và là nơi sinh của cố Thủ tướng Churchill. Ảnh: CNN Khi chiếc bồn cầu nói trên được lắp đặt tại Cung điện Blenheim để phục vụ triển lãm mới của nghệ sĩ Cattelan, Edward Spencer-Churchill, anh em cùng cha khác mẹ với Công tước xứ Marlborough và cũng là người sáng lập Quỹ nghệ thuật Blenheim thú nhận: "Dù được sinh ra trong nhung lụa nhưng tôi chưa bao giờ được 'giải tỏa nỗi buồn' trên một bồn cầu bằng vàng. Vì vậy, tôi rất móng ngóng đến ngày được trải nghiệm cảm giác ngồi trên đó".
Vị trí chiếc bồn cầu vàng được lắp đặt tại triển lãm ở Cung điện Blenheim. Ảnh: Telegraph Cung điện Blenheim là công trình kiến trúc mất 17 năm để xây dựng (từ năm 1705 -1722), thuộc sở hữu của gia đình Churchill và được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1987.
Trước câu hỏi liệu có lo lắng về sự bảo đảm an ninh đối với hiện vật đắt giá nói trên hay không, ông Spencer-Churchill quả quyết không cần cử người canh gác vì đây không phải là món đồ dễ đánh cắp. Ông giải thích, bồn cầu đã được gắn chặt vào nền nhà, kết nối với hệ thống nước của cung điện. Mỗi khách tham quan sẽ chỉ có 3 phút được tiếp cận bồn cầu.
Bồn cầu vàng trước khi bị đánh cắp. Ảnh: CBC Tuy nhiên, sự cố ngoài ý muốn đã xảy ra. Chỉ hai ngày sau khi được trưng bày, bồn cầu vàng đã bị cắp khỏi Cung điện Blenheim.
Báo Telegraph dẫn thông báo của cảnh sát Thung lũng Thames cho hay, họ được cấp báo về việc Cung điện Blenheim xảy ra trộm vào lúc 4h57 sáng 14/9. Một toán trộm táo tợn đã dùng 2 chiếc xe để gây án, cắt đứt bồn cầu khỏi tường và tẩu thoát lúc khoảng 4h50, để lại hiện trường hư hại và nước ngập sàn.
Cảnh sát địa phương đã bắt giữ một người đàn ông 66 tuổi tình nghi có liên quan đến vụ trộm nhưng chưa tìm thấy bồn cầu vàng. Nhà chức trách vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Nghệ sĩ Cattelan tại một triển lãm trưng bày chiếc bồn cầu bằng vàng của ông. Ảnh: Widewalls Hôm 15/9, nghệ sĩ Cattelan hài hước chia sẻ: "Sáng nay, khi được báo tin, tôi đã nghĩ đó là trò chơi khăm. Phải mất một lúc sau khi đã kiểm tra nhiều nguồn tôi mới dám chắc đó là sự thật khi bọn trộm thay vì ăn cắp đồ trang sức của Hoàng gia lại nhắm lấy đi bồn cầu vàng. Tôi luôn thích các bộ phim về đạo chích và rốt cuộc cũng có 'vai' trong một bộ phim như thế".
Sau khi mô tả bọn trộm là "những nghệ sĩ vĩ đại", ông hướng lời kêu gọi đến những đối tượng này: "Gửi những tên trộm, nếu đọc được thông điệp này, hãy cho tôi biết các người thích món đồ (bồn cầu vàng) đến mức nào và có cảm giác ra sao khi được giải quyết nỗi buồn trên vàng".
Tuấn Anh
">Ngắm bồn cầu vàng giá gần 140 tỷ trước khi bị đánh cắp khỏi Anh
Học sinh TP.HCM. Trước đó, trong 2 năm học 2021-2022 và 2022-2023, TP.HCM đã chi 2.280 tỉ đồng hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên thông qua các Nghị quyết của HĐND TP.HCM về các chính sách đặc thù.
Cụ thể, trong năm học 2021-2022, số tiền hỗ trợ học phí học kỳ I là 203 tỉ đồng, học kỳ II là 401 tỉ đồng.
Trong năm học 2022-2023, số tiền hỗ trợ học phí là 1.676 tỉ đồng, bao gồm: Đối với các đơn vị trực thuộc Sở, số tiền hỗ trợ là 421 tỉ đồng; Các đơn vị trực thuộc TP Thủ Đức và 21 quận huyện, số tiền hỗ trợ là 1.254 tỉ đồng, trong đó, công lập đã thực hiện cấp kinh phí vào dự toán đầu năm với số tiền 950 tỉ đồng, ngoài công lập TP Thủ Đức và 18 quận huyện thực hiện, số tiền: 304 tỉ đồng.
Năm học 2023-2024, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục tham mưu xây dựng Nghị quyết quy định nội dung chi và mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn TP.HCM và Nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí, tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tiền ăn trưa cho học sinh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ từ năm học 2023-2024...
Tháng 6/2023, Sở GD-ĐT TP.HCM có tờ trình trình Thường trực UBND TPHCM về chủ trương thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ học phí năm học mới 2023-2024 theo Nghị quyết số 16 năm 2022 của HĐND TPHCM. Tuy nhiên, tờ trình này vẫn dựa theo Nghị định 81 của Chính phủ, theo lộ trình tăng học phí trong năm học 2023-2024.
Theo đó, Sở GD-ĐT đề xuất UBND TP thống nhất chủ trương trình HĐND TP cho tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 17 năm 2022, hỗ trợ học phí phần chênh lệch mức học phí do điều chỉnh mức học phí theo Nghị quyết số 16 năm 2022. Đề xuất này không áp dụng cho học sinh ngoài công lập.
Năm nào cũng đóng tiền rèm cửa, điều hoà: Phụ huynh than trời, Sở GD-ĐT nói gì?
Một phụ huynh bức xúc khi năm ngoái, chị đóng tiền lắp rèm cửa, điều hòa cho con đầu, năm sau, con thứ 2 vào học, lại phải tiếp tục đóng khoản này. "Vậy rèm cửa, điều hòa năm ngoái đã đi đâu?", người này đặt câu hỏi.">Các trường TP.HCM chưa được thu bất kỳ khoản học phí nào năm học mới