您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Mẹ bán bánh mì, không còn tiền chữa bệnh xin con về giữa chừng
NEWS2025-01-28 11:43:49【Giải trí】5人已围观
简介- “Cả nhà tôi sống nhờ xe bánh mì,ẹbánbánhmìkhôngcòntiềnchữabệnhxinconvềgiữachừtin mới 24h giờ cháu tin mới 24htin mới 24h、、
- “Cả nhà tôi sống nhờ xe bánh mì,ẹbánbánhmìkhôngcòntiềnchữabệnhxinconvềgiữachừtin mới 24h giờ cháu nằm viện, không còn thời gian đi bán thì lấy gì mà sống, chữa bệnh cho cháu. Tôi đã gặp bác sĩ điều trị cho cháu để xin cho cháu về nhà nhưng bác nói vết thương chưa ổn nên cần phải tiếp tục điều trị nếu không sẽ nhiễm trùng và nguy hiểm. Chúng tôi đã phải vay nóng mấy chục triệu mỗi tháng trả hơn 3 triệu tiền lãi rồi không vay được nữa…”, mẹ Đặng Thái Dũng chia sẻ.
Theo giới thiệu của người quen chúng tôi đến gặp Đặng Thái Dũng (sinh năm 1989 quê Sóc Trăng đang ở trọ Bình Chánh,TP.HCM) để tìm hiểu hoàn cảnh.
Theo em Đặng Thái Dũng, vì hoàn cảnh ở quê không có việc làm, chỉ có một mảnh đất nhỏ để cả gia đình sinh sống nhưng vì có tranh chấp nhiều năm không được giải quyết. Cả gia đình đã đưa nhau lên thành phố kiếm việc sinh nhai.
Em Đặng Thái Dũng bị tai nạn gãy một chân và đa chấn thương. |
Cả gia đình gồm mẹ và anh trai (đã có gia đình) thuê chung một căn nhà để ở hằng ngày bán bánh mì ngoài vỉa hè. Cha của Đặng Thái Dũng cũng đã xuất giá đi tu lâu lâu mới về thăm nhà.
Nếu như không có biến cố xảy ra, thì nhờ bán bánh mì gia đình Đặng Thái Dũng vẫn ổn định.
Đặng Thái Dũng bị tai nạn bị chấn thương sọ não, chấn thương cột sống, giập tủy, chấn thương phổi, ảnh hưởng mắt trái và bị cụt một chân.
Chi phí điều trị cho lần bị tai nạn rất lớn mặc dù đã được người gây tai nạn chi trả tiền viện phí, gia đình Đặng Thái Dũng vẫn phải tiêu tốn rất nhiều tiền.
Suốt một thời gian dài điều trị tốn kém chi phí đi lại, ăn uống và không tiếp tục bán được hàng nên gia đình em đã gặp khó khăn.
Gia đình Dũng đã phải vay mượn tiền nóng bên ngoài để chữa bệnh đến nay vẫn chưa trả được. Do không còn tiền để tiếp tục điều trị nên mẹ em đã xin bác sĩ để về nhà để mẹ có thể đi làm kiếm tiền sinh sống. Tuy nhiên, bệnh tình của Dũng vẫn cần được tiếp tục theo dõi điều trị nên bác sĩ vẫn chưa cho về.
“Mẹ con tôi khó khăn quá mới phải xin bác sĩ cho con về. Từ ngày cháu bị tai nạn tới nay cả nhà không làm ăn gì được cứ phải trông nom trong bệnh viện. Cả gia đình tôi sống nhờ việc bán bánh mì, nếu không bán thì biết lấy gì mà ăn.
Bây giờ nợ tiền người ta hằng tháng phải lo tiền để trả lãi nữa. Tôi tính đủ đường rồi nên phải xin bác sĩ về để con ở nhà tôi còn đi làm. Con tôi có về nhà cũng không biết khi nào mới có thể đi làm lại được. Một chân bị cụt đã đành hiện hai tay cũng bị yếu cột sống cũng yếu chưa thể ngồi dậy.
Bác sĩ nói cần điều trị thêm một thời gian nữa chi phí cũng chỉ khoảng vài chục triệu nữa. Tôi nghĩ đây là khó khăn trước mắt của gia đình tôi thôi, nếu vay được tiền rồi dần dần chúng tôi cũng có thể trả được. Tuy nhiên, cảnh nhà thuê mướn, không họ hàng thân thích vay mượn cũng khó”, chị Hứa Ngọc Đào chia sẻ.
Sự khó khăn của gia đình em Đặng Thái Dũng cũng chỉ là tạm thời, số tiền để điều trị lành bệnh không phải là nhiều. Thậm chí theo chị Hứa Ngọc Đào nếu có chỗ vay mượn chị sẽ cố gắng để trả dần. Hy vọng rằng, mỗi sự chia sẻ dù nhỏ, dù lớn lúc này là rất ý nghĩa với gia đình chị Đào.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Vì gia đình chị Đào ở trọ địa chỉ không rõ ràng bạn đọc có thể gửi tiền ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ em Đặng Thái Dũng con chị Hứa Ngọc Đào ở Bình Chánh - Qua TK ngân hàng Vietcombank: Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Han//oi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 1020.1000.158.2330 Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand - Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Swift code:ICBVVNVX122 3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: [email protected] |
很赞哦!(57719)
相关文章
- Soi kèo góc Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1
- Nhà văn Nguyễn Văn Thọ phải cấp cứu vì cưa điện cắt đứt nửa bàn tay
- Bình hoa “vứt xó nhà” có giá… 2,7 tỷ đồng
- Phương pháp tư duy và thực thi mới cho nhà quản trị
- Nhận định, soi kèo Huế vs Khánh Hòa, 15h00 ngày 24/1: Bất phân thắng bại
- Thế chấp nhà thành phố, vợ chồng về làng sống thảnh thơi
- Hành trình đi tìm phong cách hội hoạ của Nguyễn Khắc Chinh
- Nữ 'chiến sĩ' của mạng lưới truyền thông siêu đặc biệt
- Soi kèo góc Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1
- Trao hơn 53 triệu đồng đến em Đặng Vần Kim bị ung thư trung thất
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1
Hoàng Thị Minh Hồng hiện là chủ cơ sở sản xuất mì ngô ở xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Cách đây 6 năm, Hoàng Thị Minh Hồng là chủ một cửa hàng thực phẩm sạch ở TP. Lạng Sơn. Cũng giống như bao bà mẹ bỉm sữa khác, tình yêu lúc ấy của cô tập trung hoàn toàn vào căn bếp.
Là con nhà nông, lại bán thực phẩm, từ lâu cô đã đau đáu ước mơ sản xuất một cái gì đó từ nông sản quê mình, có mã số mã vạch mang đi khắp nơi, sẽ trở thành món ăn yêu thích trong căn bếp của các gia đình.
Nhưng ước mơ ấy tạm bị gác lại vì cơm áo. Sau cửa hàng thực phẩm, Hồng chuyển sang làm du lịch. Cô muốn làm du lịch nông nghiệp nhưng vốn kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều, Hồng tạm chuyển sang bán “tour” trước. Đang làm du lịch thì Covid-19 khiến mọi thứ ngưng trệ.
Như bao người khác, cô cũng phải xoay ngang dọc tìm đường sống. Trong lần trò chuyện với một nhóm xuất khẩu nông sản, cô nhận được gợi ý sản xuất mì làm từ ngô cho một công ty chuyên xuất khẩu nông sản đi các nước phát triển.
Hồng thực sự bị ấn tượng mạnh với hướng đi này. “Liệu đây có phải là một cơ hội để mình thực hiện ước mơ bấy lâu nay không?” – Hồng tự hỏi.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, cây ngô từng rất gắn bó với Hồng. Nó từng là tất cả tài sản của gia đình, nuôi chị em cô ăn học. Cây ngô là tất cả những kỉ niệm không thể quên, dù có phần nghèo khó nhưng rất đỗi ngọt ngào và ấm áp, với những bữa cơm độn ngô, cháo nấu ngô, bánh chông chênh, bỏng ngô… cả nhà ngồi ăn quây quần bên nhau.
Cây ngô gắn bó với tuổi thơ của Hồng, thôi thúc cô phải làm một cái gì đó từ nông sản quê hương. Sau 2 tuần cân nhắc, suy nghĩ và lên kế hoạch bài bản, tháng 4/2020, Hồng gom hết vốn liếng, khăn gói về quê, bắt tay vào nghiên cứu sản xuất mì ngô.
Để ra được những sợi mì như ngày hôm nay, cô đã mất 1 năm nghiên cứu, thử nghiệm, xin cấp giấy chứng nhận công bố lưu hành và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mì.
Khi đi sâu nghiên cứu, cô biết rằng, tại châu Âu dòng mì pasta - làm từ ngô được canh tác tự nhiên - là một loại mì cực kì cao cấp bởi vì trong ngô không có Gluten - một chất mà những người ăn uống lành mạnh đang cố tránh.
Từ đó, Hồng cũng quyết trồng ngô “sạch”. Giống ngô cô chọn là giống ngô bản địa, được trồng theo hướng tự nhiên, dùng phân chuồng ủ hoai thay thế dần phân hóa học, không dùng thuốc diệt cỏ. Mỗi cây ngô được chăm bón, làm sạch cỏ tỉ mẩn bằng cách xới rạc cỏ rồi vun đất vào từng gốc một. Làm theo cách này, năng suất có thấp hơn nhưng cô thu mua với giá thành cao nên bà con trong tổ hợp tác trồng ngô đều vui vẻ.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất vẫn là ở khâu sản xuất mì. Suốt gần 1 năm, mì vẫn không sao ăn được vì vón cục, cứng, đứt gãy, bết dính, thậm chí cho vào máy mà không thể ra được sợi. Hàng tấn ngô bị bỏ đi. Những kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại được Hồng ghi chép kín cuốn sổ mà vẫn chưa thành công.
Gia đình cô liên tục mâu thuẫn vì công việc không thành. Người thân tham gia sản xuất cùng thì liên tục gặp tai nạn nghề nghiệp. “Bố mình đã phải nằm viện vì bị đứt gân bàn tay, một bên mắt suýt không nhìn thấy. Cậu em họ cũng bị thương vì giúp chị. Có những giọt máu, rất nhiều giọt nước mắt đã rơi xuống. Suốt 1 năm, Hồng mất ngủ, nhiều đêm thức trắng trăn trở với sản phẩm của mình.
Cuối cùng, bằng sự kiên trì và nỗ lực, Hồng tìm ra được một công thức chuẩn và bí quyết để cho ra những sợi mì mềm mịn, dẻo dai, thơm ngon đặc trưng.
Mì ngô của Hồng được làm từ loại ngô trồng theo hướng tự nhiên, dùng phân chuồng ủ hoai thay thế dần phân hóa học, không dùng thuốc diệt cỏ. Hiện tại, sản phẩm mì ngô của Hồng đang được phân phối tại một số chuỗi siêu thị thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch. Ngoài ra còn có một hệ thống nhỏ các mẹ bỉm sữa yêu thích thực phẩm an lành đang phân phối online mì ngô. Cô cũng trực tiếp bán hàng đến tận tay người tiêu dùng qua các kênh mạng xã hội, website, gian hàng thương mại điện tử.
“Mì ngô của mình cam kết nguồn nguyên liệu 100% sạch, tự trồng, không phải giống biến đổi gen, thành phần chỉ có bột ngô và bột dong riềng nên không có Gluten và sản phẩm không chiên qua dầu. Mình cho rằng đó là những điểm khác biệt của sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường”.
Là một hợp tác xã, cơ sở sản xuất của Hồng chia thành 2 bộ phận: sản xuất và nuôi trồng. Nguồn cung ngô đến từ các thành viên trong tổ hợp tác nuôi trồng 100% chủ động mà không mua từ bên ngoài. Phân gia súc sẽ được sử dụng để thay thế dần phân bón hóa học. Cây ngô tuyệt đối không được phun thuốc trừ cỏ. Ngô già lấy về được phơi nắng và bảo quản trong những bao nilon chuyên dụng trong bảo quản nông sản hữu cơ do Hồng đặt mua riêng từ một nhãn hàng bên Mỹ về.
Hiện tại, trung bình mỗi tháng cơ sở sản xuất của Hồng tiêu thụ được khoảng 2-6 tấn ngô tươi.
Hồng còn muốn phát triển thêm các sản phẩm khác từ ngô. Mục tiêu trong tương lai của bà mẹ 28 tuổi là không chỉ dừng lại ở mì ngô. Cô còn muốn phát triển thêm các sản phẩm khác để tạo thành dải giá trị cho cây ngô Việt Nam.
Khi được hỏi động lực nào giúp Hồng kiên trì theo đuổi con đường này, cô gái người Nùng trả lời: “Quan điểm của mình là: Nếu không là thế này thì chắc chắn là thế khác. Nếu chưa phải hôm nay thì sẽ là ngày mai, là tháng sau, là năm sau, thậm chí là năm sau nữa”.
Hồng nói, có lẽ vì là con nhà nông, từ nhỏ đã làm đồng áng, tự làm hết mọi việc nên cô không ngại khổ.
Hồng cũng thường nhìn các anh chị khởi nghiệp đi trước để học hỏi không ngừng. Mỗi khi cảm thấy khó khăn quá, cô tự đặt tay lên tim mình và an ủi mình rằng: “So với những mảnh đời bất hạnh ở ngoài kia, mình đã hạnh phúc và đủ đầy hơn rất nhiều”. Tự cảm thấy may mắn là cách cô giúp bản thân mình có thêm một nguồn sức mạnh to lớn vô cùng.
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
Chiếc bánh chưng của cha và những đêm khóc ướt gối của 9X ở Đà Lạt
Bỏ công việc tốt ở thành phố về Đà Lạt tự lập, Anh Thư trải qua hành trình vô cùng gian nan, vất vả nhưng cô chưa từng hối hận.
">Cô gái Nùng về quê làm mì ngô, đặt mục tiêu xuất khẩu
- Là MC nam duy nhất của Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) từ ngày đầu tiên phát sóng, trải qua 10 năm đồng hành cùng sự phát triển của kênh truyền hình thiết yếu quốc gia này, Thế Cương đã trở thành một gương mặt quen thuộc với khán giả cả nước.
Ít ai biết, anh bén duyên nghề từ khi còn rất nhỏ, bắt đầu từ việc đọc giúp mẹ những thông tin trên loa truyền thanh của xã.
Tốt nghiệp Đại học ngành quản lý giáo dục, nhưng Thế Cương lại bắt đầu sự nghiệp bằng công việc của một người dẫn chương trình.
Thế Cương bén duyên nghề từ khi còn rất nhỏ, bắt đầu từ việc đọc giúp mẹ những thông tin trên loa truyền thanh của xã. “Trước đây mẹ tôi làm phát thanh viên cho đài truyền thanh xã. Khi ấy, tôi là cậu nhỏ lẽo đẽo theo mẹ đi làm, được mẹ cho đọc những thông tin ngắn, rồi dần dần tự tin để bắt đầu việc dẫn dắt các chương trình sân khấu. Tôi nghĩ, đó là cơ duyên, và sự tôi luyện từ tấm bé giúp tôi tự tin khi trở thành MC của Đài Truyền hình Hải Dương từ năm thứ ba đại học.
Những ngày đó, vừa chạy lên Hà Nội học xong lại chạy về đài ghi hình, tới 2011 ra trường thì bắt đầu thi tuyển và trở thành MC chính thức của ANTV từ những ngày kênh chuẩn bị phát sóng chương trình đầu tiên”.
Nhớ lại những ngày đầu tiên ấy, Thế Cương chia sẻ: “Tôi được giao dẫn bản tin đầu tiên trong ngày lên sóng chính thức của kênh ANTV (11/12/2011), thực sự là rất lo lắng và hồi hộp cảm giác rất khó tả.
Áp lực đến mức lưng áo tôi ướt đẫm mồ hôi và tôi không dám thở mạnh. Cho đến khi kết thúc bản tin, được lãnh đạo và đồng nghiệp khen, tôi gần như bật khóc. Khóc vì tự hào vì mình vừa vượt qua khoảnh khắc lịch sử của kênh truyền hình, và vừa vượt qua thử thách của chính bản thân trong nghề MC chuyên nghiệp”.
Hơn 10 năm gắn bó với môi trường truyền hình vũ trang, Thế Cương cho rằng đây là môi trường rất phù hợp với mình bởi “ANTV là môi trường rất tốt, năng động, chuẩn chỉnh về mặt giờ giấc. Công việc chính của tôi tại ANTV là dẫn các bản tin Thời sự chính luận, các chương trình sự kiện của Bộ Công an và của đơn vị. Ngoài ra tôi cũng tham gia công tác biên tập và đạo diễn, thư ký các bản tin thời sự phát sóng trực tiếp trên kênh ANTV. Nhìn chung công việc rất áp lực, nhưng không quá khó khăn”.
Là gương mặt quen thuộc tại các sự kiện quan trọng của lực lượng công an và cũng là gương mặt đáng giá của ANTV trong những chương trình có rating cao nhất, Thế Cương cho biết, để có được sự ghi nhận đó anh cũng phải chấp nhận những hi sinh riêng tư. “Hơn 10 năm theo nghề thì chắc cũng từng ấy năm tôi thường xuyên vắng mặt trong các dịp vui chơi cùng bạn bè, gia đình dịp lễ tết.
Nhưng mãi cũng thành quen và tôi cảm thấy vui vì được lên sóng “xông đất” những ngày đó. Đặc biệt mỗi khi đi công tác hay dẫn các chương trình nhận được những lời góp ý, hay những lời khen hoặc được khán giả nhận ra là MC Thế Cương của ANTV là tôi cảm thấy rất tự hào”.
Tốt nghiệp Đại học ngành quản lý giáo dục, nhưng Thế Cương lại bắt đầu sự nghiệp bằng công việc của một người dẫn chương trình. Và “tai nạn nghề nghiệp” với bất cứ MC nào cũng là một nỗi ám ảnh, với Thế Cương cũng không là ngoại lệ. “Khi làm chương trình có muôn vàn những tình huống khác nhau. Không tình huống nào giống tình huống nào. Điều quan trọng là MC phải xử lý rất nhanh dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức mà mình có được.
Trong hơn 10 năm theo nghề, tôi cũng gặp nhiều “sự cố”, đặc biệt là các bản tin thời sự trực tiếp hay là các chương trình sự kiện. Nhưng có một sự kiện đáng nhớ nhất là một tôi dẫn một chương trình nghệ thuật ngoài trời. Khi đang dẫn thì mất điện liên tục, trong khi trời bắt đầu mưa. Và tôi buộc phải “nói chay” để chương trình không bị gián đoạn. Nói chay suốt gần một tiếng, tôi tự thấy sau đó thì mình cũng can đảm hơn rất nhiều”.
Sau 10 năm theo nghiệp dẫn và làm biên tập chuyên nghiệp của ANTV, Thế Cương bắt đầu tham gia công tác truyền nghề MC cho các bạn trẻ. “Tôi thấy là nhu cầu của các bạn trẻ hiện nay với nghề này rất lớn. Họ rất thích công việc là một BTV, thích được lên sóng. Nhưng tất cả các bạn chỉ nhìn thấy ở bề ngoài. Còn thực chất để trở thành biên tập viên - MC thì cần rất nhiều yếu tố, trong đó tôi nhấn mạnh đến kỹ năng cơ bản để dẫn bản tin và sự kiện. Và các bạn hiện nay đang thiếu.
Ngoài yếu tố năng khiếu thì rất cần phải sự khổ luyện và trau dồi. Nhiều bạn trẻ hiện nay chỉ nghĩ đơn giản là được mặc đẹp, xuất hiện trong các sự kiện, có thu nhập khá bằng việc chạy show hay đọc lời bình… Thực tế thì chưa đủ, nếu bạn chỉ dừng lại việc đọc và dẫn không có kiến thức thì bạn chỉ dừng lại là “máy nói” rất vô hồn.
Thế Cương lập gia đình năm 2019 và đang hạnh phúc với gia đình nhỏ cùng cô con gái xinh xắn tên Khả Tú. Anh chia sẻ ngắn gọn về cuộc sống riêng tư: “Cuộc sống hiện tại của tôi rất thoải mái, được làm công việc mình yêu thích, được gặp gỡ các bạn trẻ đam mê với nghề MC và truyền những kinh nghiệm cho các bạn đó là niềm vui.
Trong thời gian tới tôi vẫn tiếp tục tham gia dẫn dắt các bản tin và các chương trình và tôi cũng sẽ cố gắng bước ra khỏi “vùng an toàn”, có những bước đột phá, sẽ tham gia thêm công tác phóng viên để ngày càng trưởng thành hơn về nghề”.
Khả Nguyên
Tranh cãi trào lưu: Biến mất trong buổi hẹn đầu nếu bạn trai quên mang ví
Buổi hẹn đầu tiên luôn cần để lại ấn tượng tốt trong mắt đối phương, nhưng nếu bạn trai lỡ quên mang ví sẽ thế nào?
">MC thời sự ANTV bén duyên nghề từ giọng loa phát thanh của mẹ
Các đại biểu cắt băng khánh thành. Năm 1949, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ác liệt. Để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bộ Việt Minh và Đoàn Báo chí Kháng chiến đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền báo chí, cụ thể là xúc tiến thành lập Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Trường ra đời là dấu mốc đặc biệt gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tên trường do Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn đặt. Người đặc biệt quan tâm và hai lần viết thư động viên tinh thần dạy và học của thầy và trò. Người căn dặn: “Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô, thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng!” .
Ông Đỗ Đức Dục, Phó Bí thư Tổng bộ Việt Minh làm Giám đốc, ông Xuân Thủy làm Phó Giám đốc Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Trong vòng 3 tháng (từ ngày 4/4 - 6/7/1949), trường đã tổ chức thành công khóa đào tạo ngắn hạn đặc biệt. Do hoàn cảnh kháng chiến, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng chỉ tổ chức được duy nhất khóa học này.
Khóa học có sự tham gia của hơn 40 học viên là cán bộ chính trị, quân sự, báo chí trên cả nước, cùng đội ngũ giảng viên hơn 30 người. Đây đều là những người giàu kinh nghiệm chính trị, lý luận và thực tiễn, cũng như những nhà hoạt động văn hóa văn nghệ, trí thức cách mạng nổi tiếng.
Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã trở thành những cây bút trụ cột trong các cơ quan báo chí hoặc lĩnh vực văn hóa văn nghệ của đất nước.
“Từ dấu son đầu tiên của sự nghiệp đào tạo báo chí tại Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đến nay chúng ta đã có hơn chục cơ sở đào tạo cán bộ báo chí cho cả 4 loại hình: Báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử với trình độ từ cử nhân đến tiến sĩ.
Năm 1949, chúng ta có khoảng 10 tờ báo với khoảng 300 người làm báo thì tính đến hết năm 2023, cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí, 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình và trên 40 nghìn người làm báo”, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho biết.
Năm 2019, trên cơ sở những hồ sơ, tài liệu, hiện vật do Bảo tàng Báo chí Việt Nam sưu tầm, với quyết tâm rất cao của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền, nhân dân tỉnh Thái Nguyên và ngành văn hóa, “địa chỉ đỏ” Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã được khoanh vùng bảo vệ và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng Di tích quốc gia, đúng dịp kỷ niệm 70 năm thành lập trường.
Với mong muốn tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị, tầm vóc lịch sử của di tích, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã được giao làm chủ đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo từ nguồn vốn xã hội hóa.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh nhấn mạnh, sau 6 tháng 22 ngày bất kể thời tiết nắng mưa, công việc tu bổ, tôn tạo đã hoàn tất.
“Để công trình đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tốt nhất, tôi đề nghị Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Đại Từ, Ban Quản lý Di tích và các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch, đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, gắn kết với các địa danh lịch sử, văn hóa chiến khu Việt Bắc năm xưa; hình thành tuyến du lịch về nguồn ý nghĩa, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, đồng thời trải nghiệm văn hóa địa phương và khám phá vẻ đẹp của “Thủ đô gió ngàn” thập kỷ 50 của thế kỷ trước ở thời hiện đại”, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh nhấn mạnh.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên sau khi nhận bàn giao di tích sẽ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Hội Nhà báo Việt Nam triển khai những hoạt động hữu ích; khai thác, sử dụng hiệu quả công năng của những hạng mục đã được tu bổ, tôn tạo để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị bền vững của một di tích quốc gia có tầm vóc và ý nghĩa thiêng liêng. Đây sẽ là nơi kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai của nền báo chí cách mạng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan, du lịch “về nguồn” của nhân dân.
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Với nỗ lực không chỉ tái hiện lịch sử mà còn đảm bảo tính mỹ thuật cao cũng như bổ sung các công năng cần thiết, ngoài Bia Di tích đã được dựng từ 2019, quá trình tu bổ, tôn tạo hiện có các cấu phần như sau:
Nhà trưng bày - Bảo tàng thu nhỏ về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, dưới hình thức căn nhà cấp 4 rộng 80m2 xây trên đồi cao, phỏng dựng theo tài liệu ghi chép và một số hình ảnh tư liệu để lại, xưa là nhà tre nứa, nay là nhà khung gỗ, mái lá nhân tạo chống cháy.
Nhà sàn - Bảo tàng thu nhỏ trưng bày về Báo chí Chiến khu Việt Bắc 1946-1954, rộng 80m2, phỏng dựng từ ngôi nhà sàn của Tổng bộ Việt Minh, nơi chỉ đạo trực tiếp các hoạt động báo chí kháng chiến và cũng là nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam năm 1950.
">Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng
Soi kèo phạt góc Torino vs Cagliari, 2h45 ngày 25/1
Cụ ông Harold Terens (100 tuổi) và cụ bà Jeanne Swerlin (96 tuổi). Ảnh: CNBC Cụ ông Harold Terens (100 tuổi) sẽ làm đám cưới với cụ bà Jeanne Swerlin (96 tuổi) vào tháng 6 năm nay, sau gần 3 năm bên nhau.
Cả hai lớn lên ở thành phố New York, Mỹ. Năm 21 tuổi, bà Swerlin kết hôn với người chồng thứ nhất. Họ có 2 con gái và 1 con trai. Bà trở thành góa phụ ở tuổi 40. Vài năm sau, bà đi bước nữa. Người chồng thứ hai của bà qua đời sau 18 năm chung sống. Tiếp đó, bà chung sống với người đàn ông thứ 3 cho đến khi ông qua đời vào năm 2019.
Con gái của người chồng thứ 3 đã giới thiệu bà với ông Harold vào năm 2021. "Con bé nói rằng tôi đã làm cho bố nó có được một cuộc sống hạnh phúc, vậy tại sao tôi phải chịu nỗi cô đơn một mình chứ", bà kể lại.
Về phía ông Harold, ông kết hôn với người vợ đầu Thelma vào năm 1948. Họ có với nhau 2 con gái và 1 con trai. Gia đình ông chuyển từ New York đến Florida vào năm 2006, sau khi vợ ông nghỉ hưu. Năm 2018, vợ ông qua đời sau 70 năm chung sống.
"Sau khi vợ qua đời, tôi không muốn gặp ai. Trong khoảng 3 năm, tôi luôn tránh xa tất cả phụ nữ. Tôi đã 97 tuổi, tôi cảm thấy mình đã trải qua đủ mọi điều lãng mạn trong đời. Tôi không tìm kiếm thêm nữa", ông chia sẻ. Nhưng người bạn thân nhất đã khuyến khích ông đi gặp bà Swerlin và cho bản thân cơ hội mới.
Trong buổi hẹn hò đầu tiên, cả 2 đều e ngại về ý tưởng hẹn hò lần nữa. Hai người thậm chí không nhìn nhau là mấy. Sau một thời gian, cặp đôi mới dần trở nên thân thiết hơn và bắt đầu dành tình cảm cho nhau.
"Tôi nhớ đó là bữa tối ở nhà hàng Seasons 52. Chúng tôi ngồi cạnh nhau và cũng là lần đầu tiên chúng tôi chạm vào nhau. Toàn bộ cơ thể tôi run rẩy. Tôi rất phấn khích và tôi biết mình đã yêu cô ấy. Bây giờ, khi đã 100 tuổi, tôi nghĩ mình yêu cô ấy nhiều hơn trước. Tình yêu không ngừng phát triển mỗi ngày", ông Harold chia sẻ.
Liều thuốc giúp ông bà trường thọ
Sau gần 3 năm yêu nhau, cặp đôi dự định tổ chức đám cưới vào tháng 6 này tại Pháp. "Tôi vẫn cảm thấy hồi hộp. Điều này không chỉ dành cho giới trẻ phải không?", bà Jeanne chia sẻ.
"Tôi luôn cho rằng câu chuyện tình yêu vĩ đại nhất là của Romeo và Juliet. Nhưng, tôi nhận ra đó chỉ là hư cấu. Câu chuyện tình yêu vĩ đại nhất chính là tôi và Jeanne", ông Harold cho biết.
Ông vui vẻ chia sẻ tất cả chi tiết về kế hoạch đám cưới của 2 người. Ông hào hứng kể từ việc cháu gái ông sẽ hát bài "I Will Always Love You" của nữ ca sĩ Whitney Houston trong đám cưới, đến chuyện một người bạn mời cặp đôi đến Paris và hứa sẽ tài trợ cho tuần trăng mật.
Đối với cụ bà Jeanne Swerlin (96 tuổi) và cụ ông Harold Terens (100 tuổi), tình yêu chính là liều thuốc trường thọ giúp cả 2 tiếp tục tiến bước.
Họ thích dành thời gian cho gia đình, con cái, cháu chắt. Họ cùng nhau khiêu vũ và đi du lịch. Mặc dù đã trải qua nhiều mất mát và khó khăn, cả 2 người luôn cố gắng giữ cho mình thái độ sống tích cực.
"Bí quyết sống lâu là giảm căng thẳng. Cụm từ tích cực chúng tôi thường sử dụng đó là 'vậy thì sao'. Nếu chúng ta đi dã ngoại và trời mưa? Vậy thì sao? Ngày mai trời sẽ đẹp", ông cho biết.
Đám cưới vợ chồng U80: Rước dâu bằng 25 xe ô tô, đãi 30 mâm không nhận tiền mừng
Ở tuổi U80, ông Nguyễn Ngọc Linh quyết định tổ chức đám cưới vàng. Lễ cưới của vợ chồng ông có đầy đủ nghi lễ, đãi 30 mâm cỗ nhưng không nhận tiền mừng.">Cụ ông 100 tuổi sắp cưới cụ bà 96 tuổi, tình yêu là 'thuốc trường thọ'
- Làm giáo viên nhưng luôn đam mê cây cối, chị Phạm Thị Tuyết (45 tuổi, Hải Phòng) mơ ước có một vườn rau sân thượng xanh tốt. Sau khi chuyển đến nhà mới ở TP.Hải Phòng vào năm 2018, chị bàn với chồng giúp mình thực hiện ước mơ.
Biết vợ ấp ủ điều này từ lâu, chồng chị Tuyết ủng hộ hết mình. Anh nhờ bạn mua vật liệu và tiến hành hàn cầu thang, lan can, giá để chậu và giàn cây leo. Biết đất ải ở quê tốt, chị nhờ chồng về tận nơi chở đất lên làm. Anh dùng xe bán tải chở rất nhiều đất từ huyện Vĩnh Bảo lên ủng hộ vợ.
Chồng chị Tuyết về tận quê chở đất lên giúp vợ trồng rau. Hiểu việc trồng cây trên sân thượng không hề đơn giản, chị Tuyết đã phải chuẩn bị rất tỉ mỉ. Mục tiêu của chị không chỉ là hiện thực hóa đam mê, chị còn muốn mang lại một vườn rau sạch để gia đình sử dụng yên tâm hơn.
Khu vườn sơ khai là công sức vất vả của anh chị và người thân. Sau rất nhiều ngày kì công, chị đã tạo được cho mình một vườn sân thượng rộng 50m2. Tuy nhiên, việc làm vườn không hề dễ dàng. Những ngày đầu anh chị đã dành rất nhiều công sức.
Khu vườn tâm huyết của chị Tuyết trên sân thượng rộng 50m2. "Vì khu vườn ở trên nóc tầng 3, lối lên rất nhỏ, không có cầu thang lên, xung quanh không có lan can nên khi bắt tay vào làm, mình gặp rất nhiều khó khăn. Việc đi lại, vận chuyển rất mệt. Nếu không có sự giúp sức của chồng con, bạn bè của chồng và người thân thì mình cũng khó lòng thực hiện được ước mơ", chị Tuyết chia sẻ.
“Lần đầu trồng cây mình đã thất bại do khâu chọn đất và chăm sóc chưa đúng cách. Khi đó, mình dùng đất đóng bao sẵn về nên không biết trộn thêm phân, tro, trấu. Trời mưa mình vẫn tưới rau, lại thêm chưa có kinh nghiệm trong việc phòng sâu bệnh nên sâu, rệp rất nhiều làm rau không lớn được. Việc tưới nhiều nước khiến nước ngấm sàn. Vợ chồng mình phải lát gạch, cải tạo lại toàn bộ sân thượng để nước không ngấm xuống", chị Tuyết nói.
Các loại rau được nữ giáo viên trồng gối vụ, theo mùa, rất đa dạng. Khó khăn là thế nhưng chị Tuyết vẫn không nản lòng. Chị hiểu công việc trồng rau trên sân thượng không thể một lần mà thành công ngay.
Sau lần thất bại, chị tham gia vào các hội nhóm, tìm hiểu kĩ càng các thông tin trên mạng để học hỏi kinh nghiệm trồng cây. Nhờ đó, chị biết cách trộn đất, tưới nước sao cho đủ.
Chị đã kiên trì hết mức có thể và cuối cùng cũng đạt được thành quả. Lần đầu nhìn thấy rau của mình lớn lên, được ăn rau do chính tay mình trồng, chị cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Ngoài rau, chị Tuyết trồng thêm hoa để khu vườn có thêm màu sắc rực rỡ. Trong vườn, chị trồng các loại rau theo mùa như su hào, bắp cải, cà chua, dưa chuột… Thỉnh thoảng, chị lại trồng xen kẽ một số loại hoa cho màu sắc khu vườn thêm rực rỡ.
Để có được thành quả này, chị Tuyết cho biết phải tỉ mỉ từng khâu: “Mình chăm sóc cẩn thận từ khâu chuẩn bị đất, ủ đất hoặc phơi đất để diệt mầm bệnh. Ngoài ra còn phải tưới, bón phân định kì và phun phòng sâu bệnh bằng các loại thảo dược tự làm”.
Trước khi đến mùa thu hoạch, chị Tuyết đã tính phải chuẩn bị tiếp giống để trồng gối vụ giúp vườn lúc nào cũng có đủ rau cung cấp cho cả nhà.
“Bí kíp để luôn có rau xanh là đất luôn được ủ sẵn, thu hoạch xong chỉ việc lấy ra trồng rồi lại cho đất mới thu hoạch vào ủ. Ngoài ra, mình phải chú ý việc trồng gối để luôn có rau ăn. Khi rau đến giai đoạn thu hoạch, mình lại hạ thổ lứa tiếp theo”, nữ giáo viên chia sẻ.
Mỗi vụ thu hoạch, chị mang biếu người thân. Vườn cà chua sai trĩu quả. Dù công việc làm giáo viên khá bận rộn nhưng chị Tuyết vẫn luôn biết cách sắp xếp thời gian để chăm sóc vườn rau của mình. Mỗi sáng trước khi đi làm, chị dành 1 tiếng để làm vườn. Buổi chiều, sau khi tan làm về nhà, chị lại dành một tiếng để lên sân thượng chăm sóc rau. Chồng con cũng giúp chị rất nhiều trong việc chăm sóc tưới tiêu. Sau giờ làm về chăm sóc vườn, chị lại thấy bản thân được giải tỏa, thoải mái khi nhìn những cây rau lớn dần.
Mỗi độ thu hoạch, sản lượng thường khá lớn. Ngoài phục vụ nhu cầu rau sạch của cả nhà, chị thường mang biếu người thân, bạn bè.
Cách "trang trí" vườn để xua đuổi sâu rệp. Việc trồng rau giúp chị giải tỏa căng thẳng cuộc sống, giúp gia đình gắn kết hơn. Nhờ đam mê, chị cũng biết thêm được rất nhiều người bạn chung sở thích với mình.
Đây không chỉ là niềm vui, hạnh phúc mà nó còn là nơi cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình, người thân của chị. Chị Tuyết cho hay, dù chi phí bỏ ra cho khu vườn không quá lớn, chỉ vài chục triệu đồng nhưng công sức của người trồng và chăm sóc mới là điều đáng nói. Chị Tuyết luôn tâm đắc với khu vườn sân thượng của mình. Đây không chỉ là niềm vui, hạnh phúc mà nó còn là nơi cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình, người thân của chị.
Tú Linh (Ảnh NVCC)
Khu vườn 5.500m2 rực rỡ sắc hoa của người phụ nữ ở Đà Lạt
Rời TP.HCM, chị Tú lên Đà Lạt, vào rừng thông làm vườn hồng rực rỡ sắc màu. Sáng sáng, chị ngồi dưới những đóa hồng, hít khí trời, nghe chim hót… sống hòa cùng thiên nhiên.
">Nữ giáo viên mê trồng rau, về quê chở đất lên phố làm vườn sân thượng
- Thịt ba chỉ nướng riềng mẻ đưa cơm thật tuyệt vời.
Phần 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- 0,5 kg thịt ba chỉ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn
- 2 thìa cà phê riềng xay
- 3 muỗng cà phê mẻ
- ½ thìa cà phê mắm tôm
- 1/2 thìa cà phê bột nghệ
- 1 thìa cà phê đường
- 3 thìa cà phê dầu ăn
- 2 thìa cà phê hạt nêm
- 2 củ hành khô, bóc bỏ, băm nhỏ
Phần 2: Sơ chế
Bước 1: Thịt cho vào bát tô, thêm riềng, bột nghệ, mắm tôm, mẻ, đường, hành khô, dầu ăn, bột nêm.
Bước 2: Trộn đều các nguyên liệu rồi ướp thịt khoảng 30 phút.
Bước 3: Xếp sẵn thịt thành lớp mỏng lên vỉ nướng, bên dưới là khay để khi nướng thịt chảy nước xuống.
Phần 3: Chế biến
Bật lò nướng trước 10 phút, sau đó cho vỉ thịt nướng (có cả khay bên dưới) vào lò, nướng thịt ở nhiệt độ 200 độ C.
Thịt nướng chín bỏ ra khỏi lò rồi xếp lên đĩa. Thịt nướng riềng mẻ chấm kèm tương ớt sẽ rất ngon.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm thịt nướng riềng mẻ!
(Theo Khám phá)
">Mát trời làm thịt ba chỉ nướng riềng mẻ