Nhớ chai rượu ngon của nhạc sĩ Trọng Bằng
Nghe tin NSND Trọng Bằng qua đời sáng 21/11/2022 tôi khá bàng hoàng,ớchairượungoncủanhạcsĩTrọngBằthơi tiêt mặc dầu biết ông bệnh đã lâu và tuổi đã cao. Tôi không phải là học trò và cũng không làm việc dưới quyền ông, nhưng tôi khá có duyên với những người ở trụ sở 51 Trần Hưng Đạo nơi ông công tác nhiều năm trong cương vị Tổng thư ký (nay gọi là Chủ tịch) Hội Nhạc sĩ Việt Nam 2 khóa liền (từ 1995 đến 2005).
Tôi là nhà báo viết về âm nhạc, được nhiều nhạc sĩ biết đến, trong đó có Trọng Bằng. Ông là người nổi tiếng vì tài năng, vì giữ chức vụ cao nhất của Hội (lúc bấy giờ), ông còn là đại biểu Quốc hội khóa 10, và là em trai của nhạc sĩ Trọng Loan… Với ngần ấy vị trí, tôi có nhiều chuyện để hỏi ông và thông tin ông cho tôi đều bổ ích cho cuộc đời làm báo, viết văn của mình.
Một trong những nhạc sĩ đẹp trai nhất
Không ít người biết ông từng là sinh viên khoa Văn khóa đầu (1951-1953), nhưng dường như người ta chỉ nhớ ông là nhạc sĩ, nhạc trưởng, là Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, kiêm Giám đốc Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam và là NSND…
Trong con mắt của tôi, Trọng Bằng còn là một trong những nhạc sĩ đẹp trai nhất trong những nhạc sĩ Việt Nam. Đẹp lâu bền, kể từ khi còn trẻ cho đến khi nghỉ hưu, thậm chí vẫn giữ được vóc dáng và gương mặt thanh thoát cho đến ngoài 80 tuổi. Cao dong dỏng, ăn mặc luôn chỉnh tề, mùa hè sơ mi trắng, mùa đông áo vest hoặc áo măng tô, sơ mi bên trong, cổ thắt cà vạt, nếu không phải vì mái tóc đen, trông ông giống một người Âu hơn là người Á.
Từ lúc 23 tuổi (1954), chưa học chỉ huy bao giờ, chỉ mới sáng tác một số bài hát đầu tay, Trọng Bằng đã đảm nhận dàn dựng và chỉ huy chương trình biểu diễn đầu tiên tại Hà Nội khi quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô. Năm 1955, khi tham gia Liên hoan Thanh niên sinh viên thế giới, ông cũng là người dàn dựng và chỉ huy những buổi diễn của dàn nhạc Việt Nam một cách rất chuyên nghiệp.
Sau khi học chuyên ngành chỉ huy tại Nhạc viện Tchaikovsky, tốt nghiệp xuất sắc năm 1963 (trở thành người Việt đầu tiên tốt nghiệp nhạc viện nổi tiếng này), ông trở về Việt Nam và là người cầm đũa chỉ huy nhiều đêm diễn thành công với nhiều danh mục tác phẩm tầm cỡ. Hàng trăm tác phẩm thuộc nhiều thể loại, từ tác phẩm kinh điển của các nhạc sĩ thế giới đến tác phẩm có giá trị của các nhạc sĩ Việt Nam đã được ông dàn dựng và chỉ huy. Cây đũa chỉ huy của ông điêu luyện, phong thái chỉ huy rất lôi cuốn.
Dịp chào mừng thống nhất đất nước, ông đã gây ấn tượng mạnh cho người Sài Gòn khi họ nhìn thấy một nhạc trưởng trẻ tuổi, gày gò người Bắc chỉ huy một cách xuất thần trong chương trình hòa nhạc đồ sộ tại Nhà hát TP ngày 1/6/1975.
Các nhạc sĩ kể rằng, họ kinh ngạc khi biết trong tay ông lúc ấy không phải là những bản tổng phổ hoàn chỉnh, tất cả chỉ hiện diện trong trí nhớ của ông. Đêm ấy, gần 100 nghệ sĩ dưới cây đũa của ông đã trình diễn các tác phẩm của L.V Beethoven, F.B Mendelssohn, P.I Tchaikovsky, F. Schubert, A.Dvorak, G. Rosonini, J. Strauss và của Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Đình Tấn...
Ông có một số ca khúc được yêu thích nhưng tôi ấn tượng sâu hơn về những tác phẩm khí nhạc. Những bản như: Overture Chào mừng(1986); Giao hưởng thơ Người về đem tới ngày vui(1990). Đó là những bản được nhiều nhạc trưởng người nước ngoài (từng chỉ huy các dàn nhạc Việt Nam biểu diễn) chọn đưa vào chương trình biểu diễn tại Việt Nam.
Tác phẩm ''Người về đem tới ngày vui'' (nhạc sĩ Trọng Bằng) trong Hoà nhạc quốc gia Điều còn mãi 2022:
Ngoài ra, còn 5 bản Fuga cho đàn piano (1969-1871), 1 vũ khúc cho violoncello và piano (1971)… Những năm là Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, với kiến thức và kinh nghiệm phong phú, ông đã cùng các giáo sư, nhạc sĩ đào tạo một thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng như: Nguyễn Thiếu Hoa, Phạm Ngọc Khôi, Lê Phi Phi, Doãn Nguyên, Nguyễn Tài Tuấn... Ông được phong hàm Giáo sư từ 1991.
"Ai nói gì thì nói, mình tự biết mình chứ"
Không biết do bẩm sinh đã có thẩm mỹ thời trang hay do sở hữu những chức danh Giáo sư, NSND, nhạc trưởng, thêm vai trò Tổng thư ký Hội nhạc sĩ nữa, lúc nào trông Trọng Bằng cũng đạo mạo, sáng choang, nói chuyện với nhà báo (trẻ - là tôi lúc bấy giờ) thi thoảng lại dùng tiếng Pháp.
Nghe anh chị em văn phòng khối 51 Trần Hưng Đạo kể ông rất nghiêm khắc trong công tác quản lý, cũng không phải người xuề xòa, dễ tính, nhưng tôi thấy ông rất cởi mở và tinh tế khi trò chuyện với chúng tôi.
Năm ông gặp “sự cố” (người ta bảo ông đạo nhạc) chương IV Bản giao hưởng số 5 của Shostakovitch và chương IV, Giao hưởng số 7 của Prokofiev, tôi thấy ông rất buồn. Tôi hỏi các nhạc sĩ lớn của ta và vài nhạc trưởng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, họ bảo: Ngoài những chất liệu âm nhạc dân gian mà các nhạc sĩ sử dụng như một phản ánh về tâm cảm người Việt, các nhà soạn nhạc còn sử dụng cả những chất liệu khác, nó ảnh hưởng mơ hồ từ những dấu in đâu đó trong tâm hồn một cách tự nhiên.
Chất liệu đó có thể đến từ Pháp, Trung Quốc, Nga hay châu Âu như một sự liên tưởng cả khách quan và chủ quan. Nhất là những sáng tác đó dành cho Dàn nhạc giao hưởng với những nhạc cụ phương Tây. Việc một vài ô nhịp trong tổng số hơn 300 ô nhịp của một tác phẩm Chào mừng có thể trùng hợp, na ná với một tác phẩm ra đời trước đó hàng vài chục năm là chuyện dễ có, nhưng không đáng kể…
Tôi có nói lại những điều nghe được, ông cười bảo: “Ai nói gì thì nói, mình tự biết mình chứ và mình cũng biết vì sao lại họ lại nói như thế… Đời mà. Mình cũng chả giận họ. Bạn yên tâm nhé”.
Những năm sau này, thi thoảng tôi lại nhìn thấy ông vung cây đũa trên bục chỉ huy ở Nhà hát lớn Hà Nội. Còn hôm nay, khi nghe tin ông rời nhân thế, tôi bỗng nhớ dáng vẻ ông trong vai nhạc trưởng bộ phim của Pháp về Điện Biên Phủ (1991), rất hào sảng. Tôi nhớ cả cái chai rượu ngon ông cho bạn tôi, cái người lẽ ra ông phải ghét.
Nhà văn Trần Thị Trường
本文地址:http://play.tour-time.com/html/31e198671.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。