Những ngày đầu xuân mới trong không khí vui tươi phấn chấn của thiên nhiên đất trời,ịchkhaihộiđầuxuântrêncảnướcđượctổnghợptừcưdâdự báo thời tiết hôm trên khắp cả nước có rất nhiều những lễ hội truyền thống được mở ra để thực hiện nghi thức tâm linh thiêng liêng của các tầng lớp nhân dân và cũng để đón du khách thập phương về tham quan, chiêm bái.
Ngày nay với sự nở rộ của các cộng đồng người dùng Facebook thì những ai yêu thích du xuân đầu năm sẽ không khó để tập hợp được lịch khai hội tháng Giêng từ Bắc vào Nam, với các lễ hội truyền thống mà người ta có thể đã biết đến hoặc chưa hề biết đến.
Một danh sách lịch khai hội đầy đủ và sắp xếp khoa học sẽ rất hữu ích, nhất là khi có thể chúng ta không chủ động đi lễ nhưng lại có dịp ghé qua một vùng đất nào đó. Dưới đây sẽ là phần tập hợp lịch khai hội một số lễ hội tiêu biểu nhất để chúng ta tham khảo; tất nhiên hãy tham dự lễ hội với sự thành tâm, phát huy những nét đẹp truyền thống của ông cha.
Thời gian: Khai hội ngày mùng 6 tháng Giêng (21/2/2018) và kéo dài đến hết tháng ba Âm lịch.
Địa điểm: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Đây là lễ hội có thời gian mở hội dài nhất so với các lễ hội khác ở nước ta.
---
Thời gian: Khai mạc mùng 6 Tết và kéo dài đến tháng ba Âm lịch.
Địa điểm: huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
---
Thời gian: Khai hội từ ngày mùng 6 Tết (21/2/2018) đến 16 tháng Giêng Âm lịch (3/3/2018).
Địa điểm: Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội
Là một trong những lễ hội tiêu biểu của đất nước để tưởng nhớ Vua An Dương Vương Thục Phán, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa.
---
Thời gian: Bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng (25/2/2018) đến hết tháng ba Âm lịch.
Địa điểm: Vùng nói Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh.
Lễ hội Yên Tử thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, du khách thập phương về dự, vừa lễ Phật vừa tri ân công đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, các Tổ Thiền Trúc Lâm, các bậc tiền bối hiền nhân và vãng cảnh non thiêng, sơn thủy hữu tình.
---
Thời gian: Ngày 13 tháng Giêng hàng năm (28/2/2018) là chính hội.
Địa điểm: Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hóa Kinh Bắc với nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, thi dệt cửi, nấu cơm.
---
Thời gian: Diễn ra giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng Âm lịch (đêm 1/3 và ngày 2/3/2018).
Địa điểm: Khu di tích Đền Trần, phường Lộc Vương, thành phố Nam Định.
Đây là sự hồi ảnh của tập tục cổ, sau những ngày nghỉ Tết thì bắt đầu từ Rằm tháng Giêng triều đình trở lại làm việc bình thường.