您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Lee Jun Ki: Từ ‘chàng hề’ đầy định kiến đến biểu tượng không tuổi xứ Hàn
NEWS2025-02-05 07:14:00【Kinh doanh】7人已围观
简介‘Chàng hề’ nổi danh khắp châu ÁLee Jun Ki sinh ngày 17/4/1982 tại Busan,ừchànghềđầyđịnhkiếnđếnbiểutưtin bóng đá anhtin bóng đá anh、、
‘Chàng hề’ nổi danh khắp châu Á
Lee Jun Ki sinh ngày 17/4/1982 tại Busan,ừchànghềđầyđịnhkiếnđếnbiểutượngkhôngtuổixứHàtin bóng đá anh là diễn viên thực lực của Hàn Quốc. Anh được mệnh danh là “mỹ nam đời đầu” với lượng fan hâm mộ đông đảo.
Trong một lần xem vở diễn Hamletthời trung học, Lee Jun Ki bắt đầu say mê nghệ thuật. Sau khi thi trượt chuyên ngành lập trình ở đại học, anh rời Busan đến Seoul để theo đuổi diễn xuất, lăn lộn đủ nghề để mưu sinh trong căn gác xép nhỏ.
Đầu những năm 2000, Lee Jun Ki làm người mẫu và casting phim. Tuy nhiên, anh từng bị hơn 200 đoàn phim từ chối vì vẻ đẹp phi giới tính, trong bối cảnh làng giải trí ưa chuộng vẻ đẹp nam tính như Hyun Bin, Jo In Sung, Jang Dong Gun…
Năm 2005, việc trúng tuyển vai chính trong dự án điện ảnh Nhà vua và Chàng hề đã thay đổi cuộc đời Lee Jun Ki. Sau khi ra rạp, tác phẩm trở thành hiện tượng, một trong những bộ phim cổ trang ăn khách nhất lịch sử điện ảnh Hàn Quốc.
Trong phim, Lee Jun Ki vào vai kép hát Gong Gil, chịu nhiều đấu tranh nội tâm khi đối diện với tình cảm từ nhà vua và người bạn diễn. Vẻ đẹp mới lạ cùng diễn xuất có chiều sâu của anh đã chinh phục công chúng, đưa tên tuổi chàng diễn viên 23 tuổi lan rộng khắp châu Á.
Không chỉ dừng lại ở diễn xuất, Lee Jun Ki còn thử sức với vai trò ca sĩ. Năm 2006, anh ra mắt 2 album My Jun, My Stylevà One & Only (hợp tác với Nam Hyun Joon). Mặc dù giọng hát chưa thực sự xuất sắc, nhưng nỗ lực và đam mê nghệ thuật của anh được công chúng ghi nhận.
Nổi tiếng với sự kỹ lưỡng trong việc chọn vai, nam diễn viên ưu tiên những kịch bản có chiều sâu và nhân vật phức tạp. Lee Jun Ki đặc biệt yêu thích thể loại phim hành động, trinh thám, thường tự thực hiện các cảnh hành động mà không cần diễn viên đóng thế.
Sự nghiệp thăng trầm, tuổi 42 lẻ bóng
Trên thực tế, Lee Jun Ki gặp không ít thăng trầm sau khi nổi tiếng. Anh từng lâm vào cảnh "cháy túi" khi bị quản lý thân cận lừa hết số tiền tiết kiệm hơn 10 năm. Nam tài tử cũng từng dính kiện cáo với công ty chủ quản Mentor Entertainment, bị yêu cầu bồi thường 1,5 tỷ won nhưng cuối cùng đôi bên đã hoà giải.
Vì lịch làm việc dày đặc, Lee Jun Ki từng nộp đơn xin hoãn nhập ngũ. Tuy nhiên, vì bị từ chối, anh đã tạm gác mọi dự án để hoàn thành nghĩa vụ đất nước. Sau khi xuất ngũ, nam diễn viên từng mất một khoảng thời gian để quay lại diễn xuất.
Lee Jun Ki là một người kín tiếng về chuyện đời tư. Lần hiếm hoi ngôi sao Tuyết đầu mùacông bố chuyện hẹn hò là với nữ diễn viên Jeon Hye Bin năm 2014. Nhưng đến tháng 8 trong năm, cặp đôi chính thức đường ai nấy đi. Đến hiện tại, anh vẫn đơn côi lẻ bóng. Dù thường xuyên được ghép cặp với các bạn diễn, song anh lên tiếng phủ nhận.
Xuất hiện trong chương trình Quiz on the block, Lee Jun Ki tiết lộ một trong những lý do độc thân là vì đang sống chung với em gái: “Lý do cả hai không thể kết hôn là vì chúng tôi luôn ở bên nhau”. Nam diễn viên bày tỏ sự biết ơn đối với em gái vì đã hỗ trợ anh trong cuộc sống hàng ngày và công việc. Anh cũng thừa nhận sẽ rất buồn nếu em gái kết hôn.
Ở tuổi 42, Lee Jun Ki vẫn giữ được hình tượng nam thần đầy phong độ. Anh thậm chí còn thành công với vai diễn nam sinh 18 tuổi trong một bộ phim gần đây, khiến nhiều người trầm trồ trước ngoại hình trẻ trung.
Lee Jun Ki duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên chia sẻ các khoảnh khắc tập luyện trên mạng xã hội. Ngoài ra, anh còn sở hữu thành tích võ thuật ấn tượng như: Đai Nhất đẳng Hapkido và Taekyon, Tam đẳng Taekwondo. Hiện tại, anh đang theo học thêm môn võ Jujutsu (võ thuật Nhật Bản) như một cách để giải tỏa stress và áp lực công việc.
Năm 2023, Lee Jun Ki lọt top 15 diễn viên nam có tài sản ròng cao nhất xứ Hàn, với con số 5 triệu USD (hơn 120 tỷ đồng). Anh tiếp tục là một trong những gương mặt được yêu thích nhất làng giải trí Hàn Quốc, không chỉ bởi tài năng diễn xuất mà còn bởi vẻ ngoài “không tuổi” của mình.
Hơn 20 năm hoạt động sôi nổi, Lee Jun Ki sở hữu gia tài nghệ thuật đồ sộ với những vai diễn khó ai có thể thay thế. Từ một ‘chàng hề’ bị đánh giá là ‘bình hoa di động’, nam diễn viên đã phá vỡ nhiều định kiến, chứng minh được tài năng diễn xuất và sức hút bền bỉ với khán giả.
Nhạc phim Nhà vua và chàng hề:
'Nữ hoàng quảng cáo': Hôn nhân nhiều định kiến, U60 trẻ trung như gái đôi mươiỞ tuổi 53, “quốc bảo nhan sắc” Hàn Quốc Lee Young Ae vẫn trẻ trung như tuổi đôi mươi. Hiện Nàng Dae Jang Geum đang sống hạnh phúc bên gia đình và sắp sửa tái xuất màn ảnh sau 20 năm.很赞哦!(14279)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Atletico Cerro vs CA River Plate, 05h30 ngày 4/2: Điểm tựa sân nhà
- GS Trần Xuân Bách nằm trong top 10 'Ngôi sao khoa học đang lên' năm 2023
- Tiến sĩ giả qua mặt nhiều trường ĐH: Đừng tưởng “cái gì lấp lánh đều là vàng”
- Chung kết EURO 2024, Anh đấu Tây Ban Nha: Điểm tựa Pickford
- Nhận định, soi kèo AS Roma vs Napoli, 2h45 ngày 3/2: Trở ngại lớn
- Lịch thi đấu bóng đá nam Olympic 2024 hôm nay 31/7
- Kiểm điểm giáo viên vụ nữ sinh lớp 9 tử vong do rơi từ tầng 8 chung cư
- Dat Xanh Commercial hợp tác INschool phát triển hệ thống trường liên kết quốc tế
- Nhận định, soi kèo Al Sadd vs Al Ahli Saudi, 23h00 ngày 3/2: Khác biệt động lực
- Thảm kịch giẫm đạp giải lao tranh nhau đi vệ sinh, học sinh tử vong và bị thương
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Minaa vs Newroz, 21h00 ngày 4/2: Tin vào chủ nhà
Chân dung TS. Jason Picard - Nhiều sinh viên VinUni cũng cho biết, ban đầu nếu là lựa chọn tự do trong số các môn học thì việc lựa chọn môn lịch sử sẽ ít có lợi thế. Nhưng đến khi vào học rồi thì các em rất thích môn sử của ông. Hẳn ông biết điều đó và tự lý giải được vì sao?
Khi học lịch sử với tôi, sinh viên không cần phải học thuộc mà chỉ cần phải đặt câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên luôn luôn là “Why (tại sao)?”. “Tại sao xảy ra sự việc đó?”, “Tại sao phải học bài học này?”… Em nào có câu hỏi thì cứ giơ tay, tôi muốn được nghe bất kỳ lúc nào câu hỏi đó.
Tôi thường tổ chức cho sinh viên đi điền dã. Trước khi đi các em hỏi, thầy ơi, đi về thì phải viết bài à? Tôi trả lời, tất nhiên đây là đi học, nhưng không nhất thiết phải viết bài, các em có thể làm podcast (chương trình phát thanh). Vậy là các em hào hứng, dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu, chụp ảnh, quay clip, phỏng vấn… Sản phẩm các em làm ra thú vị lắm. Cách học của sinh viên này nay không giống như ngày xưa, và thầy nên tôn trọng điều đó. Nếu thầy cứ ép sinh viên học theo cách của thầy thì sẽ không thành công.
“Học sử kiểu của… VinUni”
- Tôi sẽ bắt chước một sinh viên của ông ở VinUni để hỏi, tại sao tôi lại phải học môn lịch sử của ông?
Đó chính là câu hỏi tôi đã suy nghĩ về nó rất nhiều khi bắt đầu dạy lịch sử cho sinh viên ở VinUni. Sinh viên của tôi là những người được tuyển chọn để đào tạo thành bác sĩ, nhà kinh doanh, nhà kỹ thuật, nhà công nghệ… trong tương lai. Không có em nào sẽ trở thành nhà sử học cả. Vậy tại sao các em lại cần học môn lịch sử của tôi?
Tôi nói với sinh viên, tôi biết các bạn không định trở thành nhà sử học, thậm chí nhiều bạn vốn dĩ không thích học môn lịch sử, nhưng tôi đảm bảo một điều, nếu các bạn cố gắng hết sức mình trong quá trình học lớp của thầy thì chắc chắn về sau các bạn sẽ thấy thời gian này hữu dụng.
Các bạn học để có năng lực tư duy lịch sử, là một năng lực sẽ được dùng đến trong tương lai, khi các bạn đi làm. Tư duy lịch sử là một năng lực mà có thể áp dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Ngành nào cũng đều có lịch sử của nó. Và khi người ta có tư duy lịch sử tốt thì người ta hiểu hiện tại hơn, từ đó giải quyết tốt hơn các vấn đề hiện tại từ chính các bài học đã từng có trong lịch sử.
- Như trên ông đã nói, học lịch sử ở VinUni, sinh viên được mở rộng kiến thức lịch sử, cụ thể là như thế nào?
Khi học lịch sử với tôi, các em sẽ được học về văn hóa, về con người. Tôi cho sinh viên đọc rất nhiều tác phẩm văn học, để các em được nhìn thấy lịch sử trong các tác phẩm đó. Người Việt Nam vẫn tự hào vì lịch sử Việt Nam rất phong phú. Tôi nói với sinh viên, đúng thế, nhưng lịch sử Việt Nam phong phú hơn bạn nghĩ, vì các bạn có 54 dân tộc anh em, và lịch sử về mối quan hệ của 54 dân tộc này có nhiều điều rất thú vị. Sinh viên học xong mê lắm.
- Là một “người ngoài” khi tiếp cận lịch sử Việt Nam, có lúc nào giữa thầy và trò có bất đồng không và ông giải quyết điều này thế nào?
Đối với tôi, giờ học muốn sôi nổi thì phải có bất đồng. Tôi không thích cái cách trò phải phục tùng thầy. Tôi muốn thầy đóng vai trò người người hướng dẫn, thầy không phải là vua nên lời của thầy không phải là mệnh lệnh. Đặc biệt với môn lịch sử, để đi đến nhận thức thì nên qua việc trao đổi. Khả năng sở hữu kiến thức của sinh viên sẽ thêm chắc chắn khi các em được trao đổi, tranh luận trong lớp.
Tôi vẫn nói với sinh viên, mỗi em khi bước chân vào lớp học của thầy là đã có sẵn điểm A (điểm 10). Để bảo vệ điểm A đó các em phải “chiến đấu, chiến đấu, chiến đấu”. Lịch sử là một khoa học, cách “chiến đấu” hiệu quả là dùng bằng chứng.
Thế Định
">Giảng viên Tây gắn bó 26 năm với môn lịch sử Việt Nam
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tặng giấy khen cho tân sinh viên có chứng chỉ IELTS đạt 8.0, có tổng điểm xét tuyển cao nhất. Với những tân sinh viên, ông Chương nói đây là thế hệ chứng kiến nhiều biến cố lớn của thế giới, đồng thời cũng là công dân của thời đại kỹ thuật số - thời kỳ của những công nghệ hiện đại như: Điện toán đám mây; Ứng dụng thông minh, tự động hóa; Internet kết nối vạn vật (IoT); Trí tuệ nhân tạo AI, Công nghệ Blockchain hay Công nghệ thực tế ảo… đang hiện hữu và làm thay đổi thế giới.
“Thế giới thay đổi, các em cũng phải thay đổi để thích ứng với chặng đường mới. Tuy nhiên, các em nên học để phát triển bản thân và phụng sự đất nước, không nên học vì những tham vọng, những hào nhoáng của bằng cấp”, ông Chương nói.
Trong hành trình 4 năm học sắp tới, để thành công chinh phục hoài bão và ước mơ của bản thân, ông khuyên các tân sinh viên cần biết sự hy sinh và thách thức là điều không thể tránh khỏi, nhưng chính những thử thách và sự hy sinh đó sẽ mang lại cho các em nhiều niềm vui, trải nghiệm thú vị, giúp các em có thêm hành trang bổ ích và phong phú.
“Cuộc đời là một hành trình mà tri thức là một bệ phóng, còn kỹ năng chính là động lực thúc đẩy các em vươn lên tầm cao của thành đạt. Các em hãy coi tri thức, sự hiểu biết là nền tảng giúp các em phát triển cuộc sống bản thân, đóng góp cho cộng đồng. Làm chủ tri thức chính là quyền năng vô hạn cho những ý tưởng tốt đẹp, sáng tạo và cả những ý tưởng táo bạo mà người khác chưa nghĩ tới”, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhắn nhủ với sinh viên.
3 lời khuyên của Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội dành cho tân sinh viênGiám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội khuyên các tân sinh viên ngay khi bước chân vào giảng đường đại học cần phải lựa chọn cho mình con đường bước ra sau khi tốt nghiệp: đi làm, đi học sau đại học hoặc khởi nghiệp - tự kinh doanh riêng.">Hiệu trưởng khuyên sinh viên ‘không nên học vì tham vọng, bằng cấp hào nhoáng’
Học sinh Phần Lan không bị áp lực thi cử, giờ học ngắn. Liên quan đến vấn đề này, trước đó trong một cuộc họp, đại diện Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan, đại diện Ủy ban Giáo dục Quốc gia, hiệu trưởng và thành viên hội đồng trường, đều nhất trí không tăng thời gian học:
"Chúng tôi không muốn kéo dài số ngày học trong tuần ở trường. Vì đây không phải là giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi học sinh ở Phần Lan không phải thi, nên mục đích học tập là giúp các em hạnh phúc hơn, biết tôn trọng bản thân và người xung quanh", trích theo The Conversation.
Với phương châm biến trường học thành nơi an toàn, bình đẳng và trẻ có thể học hỏi nhiều thứ. Do đó, nền giáo dục Phần Lan không chú trọng vào điểm số, thứ hạng và thi cử, mà tập trung tạo môi trường xã hội bình đẳng, hài hòa và hạnh phúc để học sinh dễ dàng trải nghiệm học tập. Học sinh không bị xếp hạng trong 6 năm học đầu tiên, chỉ tập trung tham gia kỳ thi xét tuyển đại học ở tuổi 18.
Hầu hết các trường học ở Phần Lan không tạo áp lực trong việc xếp hạng học sinh. Họ cho rằng người chiến thắng không phải đạt điểm số cao nhất. Mục tiêu nền giáo dục nước này hướng đến là dạy học sinh trở thành những người có tư duy, biết cống hiến cho xã hội…
Mặc dù học sinh Phần Lan có thời gian học ngắn, nhưng quốc gia này vẫn liên tục nằm trong top đầu bảng xếp hạng PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế). Căn cứ vào kết quả đánh giá của OECD, học sinh Phần Lan xếp thứ hai trong số các quốc gia khác về môn Đọc, Toán và Khoa học, theo The Guardian.
Thậm chí, trong các cuộc khảo sát của OECD, hệ thống giáo dục Phần Lan được coi là hiệu quả nhất trong việc sử dụng thời gian và ngân sách nhà nước.
Na Uy
Học sinh Na Uy đến trường từ thứ 2 đến thứ 6, dành các ngày cuối tuần để làm bài tập về nhà. Đối với học sinh tiểu học, thời gian ở trường kéo dài từ 5-6 giờ, còn học sinh trung học là 6-7 giờ.
Na Uy là quốc gia chú trọng đến sự cân bằng giữa học tập và cuộc sống của học sinh. Do đó, học sinh nước này được khuyến khích hoàn thành bài tập ở lớp, để sau giờ học tham gia vào hoạt động ngoại khóa, sở thích cá nhân hoặc dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
Hệ thống giáo dục của Na Uy được đánh giá cao vì tập trung phát triển tính cá nhân hóa. Điều này, thể hiện rõ ở nội dung sách, các kế hoạch học tập và phát triển cá nhân được lập riêng để phù hợp với học sinh.
Giống với Phần Lan, học sinh Na Uy không bị áp lực thi cử. Thay vào đó, giáo viên sẽ đánh giá thông qua phần thể hiện của học sinh hoặc đưa ra những điểm số không chính thức phản ánh sự tiến bộ của trẻ.
Cụ thể, trong cùng một lớp, học sinh làm bài tập ở những mức độ phức tạp khác nhau sẽ được đánh giá theo cấp độ cá nhân. Nếu học sinh hoàn thành bài tập phức tạp, lần sau được giao bài khó hơn và ngược lại.
Ngoài ra, hệ thống trường học của Na Uy không có trường chuyên, lớp chọn. Hơn nữa, các môn học đều được đánh giá như nhau, không có quan điểm Toán quan trọng hơn Nghệ thuật.
Học sinh từ lớp 1 đến lớp 7 không được xếp loại đánh giá, chỉ thi 1 lần vào cuối năm. Điểm thi là kết quả tự đánh giá năng lực mỗi học sinh, không phục vụ mục đích so sánh.
Na Uy cũng được xếp vào các quốc gia có thời gian và ngày học trên trường ngắn. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nước này vẫn nằm trong top đầu thế giới, vì trường học là nơi giúp trẻ chuẩn bị hành trang vào cuộc sống, chứ không tập trung đánh giá điểm số.
Thụy Sĩ
Thụy Sĩ là quốc gia có nền giáo dục tiến bộ, thời gian học ở trường chỉ kéo dài từ 4-6 giờ/ngày. Học sinh tại đây, từ cấp 2 có thể lựa chọn học tập theo khả năng. Hệ thống giáo dục nước này chấp nhận dạy và học nhiều ngôn ngữ khác nhau, tùy theo vùng miền, bao gồm, tiếng Đức, Pháp và Ý.
Giáo dục Thụy Sĩ nhấn mạnh sự đổi mới, sáng tạo và tư duy phản biện, cho phép học sinh khám phá sở thích của bản thân bên ngoài lớp học. Là quốc gia có ngày học ngắn nhưng chất lượng giáo dục không bị ảnh hưởng, tập trung vào nền giáo dục toàn diện, phúc lợi cho học sinh là mục tiêu quốc gia này hướng đến.
Nền giáo dục Thụy Sĩ trang bị cho học sinh kiến thức phổ thông sát thực tế và tôn trọng sự sáng tạo cá nhân nhằm tạo lối tư duy mạch lạc, tìm hướng đi gắn kết với phát triển kinh tế của đất nước, để từ đó chọn đúng nghề nghiệp tương lai. Ngoài ra, chương trình đại học của quốc gia này được đánh giá có tính ứng dụng thực tiễn cao. Do đó, nhiều sinh viên thực tập của Thụy Sĩ được trả lương cao.
Đan Mạch
Hệ thống giáo dục Đan Mạch đặc biệt chú trọng đến phúc lợi xã hội của học sinh và sự cân bằng lành mạnh giữa học tập và cuộc sống. Điều này, thể hiện qua thời gian học tập dành cho học sinh. Với học sinh tiểu học, thời gian ở trường là 4-5 giờ, học sinh trung học kéo dài hơn khoảng 6 giờ.
Học sinh từ lớp 1 đến lớp 7 ở Đan Mạch không trải qua các bài kiểm tra, xếp loại gắt gao. Sự phân loại và đánh giá học sinh chỉ diễn ra trong cuộc trao đổi kín giữa giáo viên và phụ huynh. Không có sự phân loại, kiểm tra hoặc kỳ thi đánh giá dành học trước lớp 8.
Sự khác biệt này giúp học sinh Đan Mạch không gặp phải áp lực thi cử, thành tích. Do đó, phụ huynh nước này không phải lo lắng chạy trường, chạy điểm cho con.
Đức
Học sinh Đức đến trường từ thứ 2 đến thứ 6. Đối với học sinh tiểu học, thời gian bắt đầu từ 8h đến 13h, học sinh THCS kết thúc lúc 16h, còn học sinh cuối cấp sẽ học đến 17h. Đức sở hữu hệ thống giáo dục chất lượng cao. Điểm nổi bật của giáo dục nước này là tính bình đẳng giữa các học sinh, cởi mở và được định hướng nghề nghiệp từ sớm.
Cụ thể, giáo dục Đức chú trọng đến tính trải nghiệm thực tế qua các khóa học và kiến thức về nhiều ngành nghề đa dạng. Do đó, mục tiêu giáo dục của quốc gia này là giúp học sinh có thể tìm kiếm công việc phù hợp nhất. Việc được định hướng sớm, giúp học sinh Đức giảm tải áp lực học.
Sau khi học xong cấp 1, học sinh Đức được giới thiệu 3 mô hình trường trung học gồm: Hauptschule (dành cho học sinh trung bình và kém), Realschule (dành cho học sinh khá) và Gymnasium (dành cho học sinh giỏi).
Học sinh hệ Hauptschule học hết lớp 9 hoặc lớp 10, sau đó chuyển sang học nghề. Học sinh hệ Realschule học xong lớp 10 làm bài thi cuối cấp sẽ có Chứng nhận tốt nghiệp phổ thông. Nếu điểm cao được chuyển sang hệ Gymnasium học tiếp lớp 11, 12. Trường hợp điểm thấp học sinh chuyển sang hệ vừa học vừa làm.
Còn học sinh hệ Gymnasium có thể học hết lớp 12 hoặc lớp 13 tùy bang. Ở Đức học sinh không cần thi đại học. Điểm trung bình 2 năm cộng với bài thi cuối cấp là cơ sở tính điểm tốt nghiệp, trao bằng tú tài và xét tuyển vào trường đại học.
Tuy nhiên, để cầm bằng tú tài tương đối khó, đòi hỏi học sinh phải có trình độ cao. Vì vậy, theo thống kê gần một nửa học sinh ở Đức chọn con đường học nghề thay vì vào đại học. Thậm chí, một số học sinh sau khi có bằng tú tài vẫn lựa chọn học nghề vì thời gian nhanh hơn học đại học.
Một số quốc gia khác
Ở Bỉ, học sinh đến trường từ thứ 2 đến thứ 6, riêng thứ 4 chỉ học buổi sáng. Mỗi ngày, học sinh tiểu học ở trường khoảng 5 giờ, còn học sinh trung học kéo dài 6 giờ.
Dù thời gian học ở trường ngắn, nhưng hệ thống giáo dục Bỉ vẫn được đánh giá chất lượng tốt thuộc top đầu thế giới. Trong bảng xếp hạng của WEF (Diễn đàn Kinh tế Thế giới), Bỉ xếp hạng 2 cùng Thụy Sĩ, vì có hệ thống THPT đa dạng: Trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và nghệ thuật.
So với giáo dục Mỹ, học sinh Nga dành khoảng nửa thời gian học tại trường. Trung tâm Nghiên cứu Pewước tính học sinh tiểu học Nga dành 470 giờ/năm ở lớp. Trong khi đó, 35 bang của Mỹ yêu cầu mỗi năm từ 990-1.000 giờ. Lịch học ở Nga kéo dài từ thứ 2 đến thứ 6 ở hầu hết các nơi, thời gian từ 8h đến 13-14h.
Ngoài ra, một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Morocco và New Zealand... đã bắt đầu triển khai thử nghiệm cho học sinh học 4 ngày/tuần nhằm giảm tải áp lực học tập và giải quyết bài toán thiếu giáo viên.
Trường học đề xuất nghỉ học thứ 7, phụ huynh 'người mừng, kẻ lo'Đề xuất học sinh được nghỉ học thứ 7 đang nhận được nhiều sự quan tâm dù không phải lần đầu tiên việc này được đề cập đến.">Các quốc gia có nền giáo dục đứng đầu thế giới không học thứ 7, không áp lực thi
Nhận định, soi kèo AS Monaco vs Auxerre, 1h00 ngày 2/2: Quá khó cho tân binh
GS Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Trong phần tham luận, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, trăn trở về bài toán năng lực tự chủ của các trường đại học. Theo ông Lê Quân, đây là một bước chuyển biến cực kỳ mạnh mẽ nếu so 10 năm trước. Tuy nhiên, quá trình tự chủ có rất nhiều vấn đề.
Ông Quân cho hay, ĐH Quốc gia Hà Nội vốn là nơi luôn được coi là cơ chế tốt nhất, song khi làm vướng rất nhiều luật. Trong tự chủ đại học, vai trò của hiệu trưởng rất quan trọng. “Hiện, một đại học không phải là cơ quan quản lý theo hành chính mà đòi hỏi sự năng động rất cao. ĐH Quốc gia Hà Nội giờ đây tìm được một hiệu trưởng giỏi cũng rất khó khăn.
Trong 2-3 năm qua, chúng tôi đã có 2-3 người xin thôi chức vụ hiệu trưởng để chuyển sang một vị trí khác. Tất nhiên, chúng tôi phải đào tạo đội ngũ kế cận nhưng điều này cho thấy đây dần dần là một công việc nhiều áp lực, sức ép”, ông Quân nói.
ĐH muốn phát triển bền vững chỉ trông chờ vào học phí sẽ rất khó khăn
Ông Quân cho hay, ĐH Quốc gia luôn được coi là ưu tiên, trọng điểm. Nhưng thực sự để việc đầu tư đáp ứng được sứ mệnh, nhiệm vụ cũng rất khó khăn. “Lương cơ sở đang tăng lên, ngân sách cấp xu hướng giảm đi. Trong khi đó, việc trông chờ vào học phí cũng chỉ có giới hạn, như vậy, rất nhiều bài toán đặt ra nếu nhìn vào tài chính đại học, trong đó, có bài toán tài chính cho khoa học công nghệ.
ĐH Quốc gia Hà Nội mỗi năm được ngân sách cấp khoảng 75 tỷ đồng cho các hoạt động khoa học công nghệ, trong khi có gần 3.000 tiến sĩ, 6 viện nghiên cứu. Mỗi năm, mỗi viện được khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng hỗ trợ, rất khó khăn. Với suất đầu tư như vậy, có thể thấy cơ chế bất cập", GS Quân nói.
GS Lê Quân cho rằng, việc trông chờ vào học phí là rất khó khăn nếu muốn bền vững. Thời gian qua, Quốc hội dành rất nhiều thời gian và ra nhiều nghị quyết cho một số cơ chế đặc thù khác nhau, nhưng chưa có những cơ chế đặc thù về giáo dục đại học.
“Cần có thể chế làm sao để đại học có những cơ chế để được quản lý theo một mô hình tự chủ cao và được làm nhiều điều mới cùng cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng, hơn là quản lý mang tính chất hành chính đồng phục”, ông Lê Quân chia sẻ.
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho hay, Nghị quyết 29/NQ-TW nêu rõ đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, nhưng chi cho giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học hiện vẫn còn rất thấp. Theo ông Hải Quân, ĐH Quốc gia TP.HCM hiện cũng rất “ngổn ngang”.
“Tỷ lệ ngân sách cấp 3 năm liên tục giảm. Thực tế, từ năm 2020 đến năm 2023, cả ĐH Quốc gia TP.HCM không khởi công được công trình nào mới. Năm 2023, dự kiến chúng tôi sẽ phải hủy dự toán, đồng nghĩa trả lại ngân sách 671,4 tỷ đồng. Năm 2022, chúng tôi phải chuyển nguồn từ năm 2022 sang 2023 là 545 tỷ. Năm 2022 phải hủy dự toán (tức được cấp năm 2021 nhưng đến năm 2022 vẫn không thể giải ngân) khoảng 340 tỷ đồng”.
Ông Hải Quân cho rằng, việc phân bổ nguồn lực cho nghiên cứu khoa học cũng chưa hợp lý. “Nghị quyết nói rằng phải tăng cường đầu tư, các trường đại học cũng đã làm rất tốt, nhưng số chi thực sự cho các trường để làm nghiên cứu khoa học tỷ lệ rất thấp”.
Theo ông Hải Quân, nguồn thu của các trường đại học chủ yếu đến từ học phí. Dữ liệu từ Ngân hàng thế giới cho thấy, càng ngày tỷ lệ phụ thuộc vào học phí càng cao, đến hơn 70%. “Một trường không thể trở thành đại học đẳng cấp thế giới hoặc được xếp hạng thế giới nếu chỉ dựa vào học phí”.
Ông Quân dẫn khuyến nghị của Ngân hàng thế giới cần tăng 0,8 - 1% GDP đầu tư cho giáo dục đại học (hiện nay khoảng 24-27%).
Giáo dục đại học Việt Nam chưa có sự bứt phá
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, nhìn chung, giáo dục đại học Việt Nam đang trong trạng thái phát triển, tuy nhiên tốc độ phát triển chậm, không có bứt phá.
“Đối với hệ thống các trường đại học công muốn có sự cải thiện cần vừa phải huy động phía xã hội, doanh nghiệp một cách mạnh mẽ, nhưng cũng phải có sự đầu tư mang tính bứt phá, đột biến. Đầu tư nhưng để tiêu được như thế nào cũng là câu chuyện đáng lo ngại, đã hiếm có còn khó tiêu”.
Bộ trưởng Sơn cho rằng, có nhiều "cái vướng" với mô hình tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Những quy phạm pháp luật mở đường cho tự chủ của giáo dục đại học chưa có sự đồng bộ, chia sẻ của các hệ thống pháp luật khác... Với một cơ sở giáo dục đại học, chúng ta áp dụng các quy định như các cơ sở sự nghiệp công lập khác rất khó để đơn vị rất đặc biệt này tự chủ.
Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, đánh giá, thời gian qua, lĩnh vực giáo dục đại học đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; quy mô, công tác quản lý, quản trị đại học có bước phát triển và nhiều đổi mới.
Tuy nhiên, trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ và tri thức nhân loại, giáo dục đại học còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và kỹ năng làm việc.
Thể chế, chính sách điều chỉnh lĩnh vực giáo dục đại học còn có sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất trong cách hiểu, vận dụng và hướng dẫn thi hành, đặc biệt là về thực hiện tự chủ đại học. Quy mô giáo dục đại học của nước ta có tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức.
Kinh phí đầu tư cho giáo dục đại học còn thấp. Chính sách xã hội hoá giáo dục chưa thực sự thu hút được nhiều các thành phần xã hội tham gia. Số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ giảng viên đại học chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, nhất là về năng lực đổi mới sáng tạo. Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế còn chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học chưa được hoàn thiện.
'Tự chủ đại học trên giấy tờ, nhưng trói buộc trên thực tế'
Lãnh đạo nhiều trường đại học, học viện cho hay gặp vướng mắc trong việc thực hiện tự chủ đại học khi hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động liên quan còn thiếu đồng bộ.">Áp lực tự chủ đại học, nhiều hiệu trưởng xin nghỉ việc
“Những nhà tuyển dụng như chúng tôi sẽ không hỏi các bạn có biết Powerpoint, Excel, Word mà sẽ hỏi các bạn có biết AI, Big data hay sử dụng AI như một công cụ không?” – bà Thuỷ Tiên nói. Nữ doanh nhân cũng khuyên sinh viên nên sử dụng AI chuẩn bị hành trang và cạnh tranh những ngành nghề “hot”.
Dù đang ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên cũng phải quan tâm đến vấn đề lớn của thời cuộc. Hiện nay, trên các nền tảng tìm kiếm luôn cập nhật những ngành nghề sẽ bị mai một hay biến mất khỏi thị trường hoặc top các ngành nghề hot nhất trong tương lai. Do vậy sinh viên cần phải tìm hiểu để trang bị những điều cần thiết, bởi có những ngành nghề khi đang học đã được dự báo tỷ lệ thất nghiệp cao.
Trả lời cho câu hỏi sinh viên sẽ cần phải chuẩn bị những gì để được tuyển dụng vào doanh nghiệp khi ra trường, bà Thuỷ Tiên nói rằng xu hướng tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay là rất cần nhân viên có nhiều kỹ năng.
Vì vậy, sinh viên trang bị cho mình kiến thức, nhiều kỹ năng sẽ là cách đến thành công nhanh nhất. Việc tìm kiếm kho tàng kiến thức trên internet đảm bảo sinh viên không thua kém bạn cùng trang lứa ở bất kỳ nước nào trên thế giới. Ngoài ra, phải đầu tư học phải ngoại ngữ vì đây là chìa khóa chinh phục kho tàng kiến thức của thế giới.
“Nếu các bạn có thời gian hãy học tiếng Anh, đừng mất thời gian vô bổ vào lướt TikTok, Facebook hay việc khác không hữu ích”- bà nói.
Trước câu hỏi của sinh viên, việc học và làm trái chuyên ngành có ảnh hưởng gì lớn, bà Thủy Tiên khuyên sinh viên có thể học một ngành nhưng xác định công việc ở một ngành khác. Thế nhưng khi làm bất kỳ việc gì đều phải làm tốt hết mức để từ đó nhận ra được đam mê của mình.
“Hiện, nhiều bạn ra trường thường thường chê những công việc lương thấp vì nghĩ rằng mình tốt nghiệp đại học ngành này, ngành kia và không làm những việc thấp hơn. Đây là sai lầm”- bà thẳng thắn.
Bà cũng khuyên trong quá trình học, sinh viên hãy mạnh dạn đăng ký làm thực tập sinh, cọ xát ở các doanh nghiệp, cơ hội việc làm khi ra trường sẽ mở rộng. Ngoài ra, sinh viên cũng đừng ngần ngại chuyển sang một ngành học khác nếu cảm thấy không đủ yêu thích ngành đang học.
Hiệu trưởng trường đại học xin lỗi sinh viên
GS.TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, xin lỗi vì đã thay điểm địa điểm học tập, khiến sinh viên phải đi xa hơn 20km.">Nhiều sinh viên ra trường chê việc lương thấp, 'kén cá chọn canh'
Hơn 20 năm qua, anh Ngô Nguyễn Anh Vũ miệt mài dạy chữ trên xe lăn Anh Vũ nói có lẽ do bị liệt từ nhỏ nên anh đã tập làm quen với cuộc sống khi không có đôi chân. Đổi lại, anh may mắn khi có gia đình, bạn bè luôn giúp đỡ. Ba mẹ, bạn bè chính là đôi chân của anh, hằng ngày cõng, đưa đón anh tới trường. Chính vì thế đối với anh, quãng đời học sinh có rất nhiều kỷ niệm đẹp, chưa từng một lần anh nghĩ đến chuyện nghỉ học. Trong suốt nhiều năm liền anh đều là học sinh giỏi, là tấm gương sáng về nghị lực vươn lên số phận.
Ba là người đã truyền cho anh động lực để cố gắng, vươn lên trong cuộc sống. Năm Anh Vũ học lớp 10, mẹ anh mắc bệnh nặng không qua khỏi. Một mình ba lăn lộn nuôi 6 người con ăn học. Anh Vũ kể, hằng ngày anh chứng kiến cảnh ba vất vả lao động kiếm tiền, thậm chí có lúc bị người ta đến đòi nợ, anh đã rất thương ba.
“Lúc đó tôi chỉ biết cố gắng học hành, chỉ có học mới có thể thay đổi được cuộc sống, sau này ra trường có thể bù đắp cho ba. Tôi nhớ năm đó, khi đang học kỳ II năm lớp 12, ba tôi bị tai biến. Khi tôi đang học, thấy ba ngã ra sàn nhà. Mọi người đưa ba đi bệnh viện. Tôi vẫn chỉ nghĩ ba bị bệnh đi viện bình thường thôi nhưng chiều ngày hôm sau, anh trai gọi tôi vào phòng nói ba mất rồi.
Đó là cú sốc lớn nhất đối với tôi. Đã có lúc tôi muốn buông xuôi nhưng rồi cũng phải cố gắng mạnh mẽ, vươn lên vì lời hứa chưa thực hiện được với ba. Suốt một thời gian dài tôi bị ám ảnh, đêm nào tôi cũng mơ thấy ba”, anh Vũ tâm sự.
Niềm mơ ước của anh là được làm thầy giáo dạy Toán, Hoá nhưng không thể đứng trên đôi chân, anh đành gác lại giấc mơ sư phạm để lựa chọn một ngành học phù hợp hơn. “Có lẽ kỹ sư Công nghệ thông tin là ngành phù hợp nhất nên lúc đó tôi quyết thi vào trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng”, anh Vũ tâm sự.
Cơ duyên với nghề giáo
5 năm học đại học, sau khi tốt nghiệp, anh Vũ làm quản trị mạng cho một công ty nước ngoài ở Đà Nẵng. Công việc thuận lợi và có nhiều triển vọng nhưng anh lại chọn đến với nghề gieo chữ, trồng người trong sự ngỡ ngàng của người thân và cô giáo chủ nhiệm.
Anh Vũ kể, năm 2001, lúc lên đại học, anh được bạn giới thiệu công việc gia sư, luyện thi đại học để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ban đầu anh dạy kèm cho 3 người em của bạn. Dần dà, học trò ngày càng đông. Anh gắn bó với nghề dạy học suốt những năm tháng sinh viên cho đến tận sau này. Đến nay, anh không nhớ nổi mình đã giúp bao nhiêu học trò viết tiếp ước mơ giảng đường.
“Công việc dạy học như cái duyên, là niềm yêu thích nên sau khi ra trường đi làm một thời gian, tôi nghĩ không thể cứ duy trì cả hai công việc một lúc nên quyết định nghỉ việc để chuyên tâm dạy học”, anh Vũ nói về cơ duyên làm thầy.
Tiếng lành đồn xa, học trò từ nhiều nơi như quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, thậm chí Quảng Nam cũng tìm về lớp học của anh. Nhiều phụ huynh tin tưởng, đưa con đến đến gửi gắm thầy Vũ với mong muốn không chỉ học kiến thức mà còn học được bài học lẽ sống, nghị lực phi thường của thầy.
Đến giờ anh vẫn nhớ trường hợp cô học trò tên Trân Chân, học sinh trường THPT Thái Phiên. Cô bé thiết tha được thầy Vũ dạy kèm, nhưng lịch học của hai thầy trò không thể khớp được nhau, chỉ còn mỗi khung giờ trống từ 5-7h sáng. Khi anh đề xuất, cô bé lập tức đồng ý. Phụ huynh biết anh tận tâm với nghề nên không ngại đường xa để đưa con tới học.
“Dù trời mưa hay lạnh, em vẫn có mặt ở nhà tôi lúc 5h, học xong lớp của tôi, em sang trường để vào lớp học. Cuối cùng, Chân cũng đạt được ước nguyện vào trường đại học mà em mong muốn”, anh Vũ nói.
Đối với anh, học trò giống như những người bạn, cùng nhau trò chuyện, chia sẻ buồn vui. Có nhiều em đến lớp tâm sự với thầy về việc học hành, áp lực thi cử quá mệt mỏi, một số em đưa ra lý lẽ không cần vào đại học vẫn thành công…
“Thế hệ các em bây giờ không như trước, các em được tiếp xúc mạng xã hội, thông tin… nên mình phải nắm bắt tâm lý để có thể động viên, khuyên nhủ các em cố gắng học hành, sống có ước mơ, khát vọng và chinh phục nó”, anh Vũ tâm sự.
Hiện anh Vũ dạy kèm học sinh môn Toán (lớp 10-12), tổng số hơn 60 em. Những học sinh nghèo, mồ côi hay khuyết tật đều được anh Vũ dạy miễn phí.
Thảo Nguyên (lớp 10, Trường THPT Thái Phiên) chia sẻ: “Thầy Vũ giảng bài rất dễ hiểu, học lớp thầy rất vui. Thầy luôn lan toả năng lượng sống tích cực đến mọi người xung quanh”.
Anh Vũ cho biết, do không phải tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm nên trong quá trình dạy học, bản thân anh cũng không ngừng học hỏi, cập nhật, điều chỉnh phương pháp truyền đạt để mang lại hiệu quả tốt học tập nhất cho các em. Điều hạnh phúc nhất của thầy giáo là nhìn thấy học sinh tiến bộ trong học tập. Nhiều học trò của thầy Vũ đã thi đỗ vào những trường top đầu của cả nước. Các học trò ra trường có việc làm và thường về thăm anh mỗi dịp lễ, Tết.
“Học trò cũng chính là động lực để tôi cố gắng mỗi ngày. Công việc dạy học rất thú vị, được tiếp xúc với các em giúp tôi như trẻ lại và luôn giữ vững tinh thần lạc quan trong cuộc sống”, anh Vũ tâm sự.
">Từ bỏ việc ở công ty nước ngoài, kỹ sư IT 20 năm dạy học trên xe lăn