您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nàng dâu nằng nặc đòi ly hôn vì mẹ chồng muốn ở chung
NEWS2025-02-09 04:57:54【Công nghệ】4人已围观
简介Mẹ chồng muốn ở cùng nhưng em không đồng ý. Vậy là mâu thuẫn gia đình xảy ra.Nghe qua,àngdâunằngnặcđxe pcxxe pcx、、
Mẹ chồng muốn ở cùng nhưng em không đồng ý. Vậy là mâu thuẫn gia đình xảy ra.
Nghe qua,àngdâunằngnặcđòilyhônvìmẹchồngmuốnởxe pcx mọi người đều nghĩ em là con dâu bất hiếu, quá quắt với nhà chồng nhưng “trong chăn mới biết chăn có rận”, xin mọi người bình tĩnh lắng nghe em giãi bày.
Nhà chồng em có 3 chị em. Chị gái đi lấy chồng xa, cuộc sống gia đình tương đối ổn định. Bố chồng mất sớm, gia đình chỉ còn lại hai anh em trai và mẹ sống cùng nhau.
Ngày anh chồng lấy vợ, mẹ chồng em lo chu tất mọi thứ từ đám cỗ đến tiền thuê xe, áo cưới… Đám cưới được cho là hoành tráng nhất xã. Lý do bởi chị dâu em là người có công việc ổn định, gia đình có điều kiện nên bà không muốn mất mặt với thông gia.
Sau khi cưới, anh chị được mẹ chồng cho sống riêng trên một mảnh đất khác của nhà chồng.
Trong khi đó, ngày chồng đưa em về ra mắt gia đình, mẹ chồng em không ưng. Bà chê gia cảnh em bình thường, không có gì nổi bật. Em lại chưa tốt nghiệp đã để dính bầu nên bà tỏ vẻ khinh thường em ra mặt.
Để tránh mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, em đã chủ động bàn với chồng ra ở riêng. Vợ chồng em bắt đầu thuê nhà, đi làm nuôi con với hai bàn tay trắng.
Suốt những năm em về làm dâu, chưa một lần bà tỏ thái độ muốn giúp vợ chồng em bất cứ việc gì. Không chỉ vậy, em luôn nhận rõ sự phân biệt, thiên vị của bà dành cho chị dâu mỗi lần gia đình có đám giỗ, những ngày lễ Tết…
Cách đây 4 năm, anh chồng muốn xây nhà lớn để ở nhưng không đủ tiền. Anh chị về nói chuyện với bà. Mẹ chồng em nghe thế, quyết định bán căn nhà bà đang ở để dồn tiền cho anh chị xây nhà. Sau khi xây xong, bà dọn về ở cùng nhà anh chị.
Căn nhà lớn, nổi bật với đầy đủ tiện nghi khiến ai đi qua cũng phải ngước nhìn. Khỏi phải nói, họ hàng ai cũng bảo bà thiên vị con trai cả, tệ với con trai út nhưng bà bỏ ngoài tai. Chồng em mặc dù không muốn nghĩ đến nhưng cũng không tránh được sự tủi thân, ấm ức.
Em vô cùng bức xúc. Giận bà nên em cũng ít qua lại với nhà bên đó. Nhiều năm kết hôn, hai vợ chồng em cũng tiết kiệm được khoản tiền, vay thêm bạn bè, chúng em mua được mảnh đất nhỏ của người quen.
Năm ngoái, khi hai vợ chồng hết nợ, chồng em mạnh dạn thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng tiền để xây nhà. Căn nhà xây 3 tháng thì hoàn thành, không phải quá to nhưng cũng khang trang, sạch sẽ. Vợ chồng em vui mừng khôn xiết vì bao năm đi ở tạm bợ nay cũng được bù đắp phần nào.
Nhưng rồi một chuyện khó nghĩ đã xảy ra.
Mẹ chồng em, sau một thời gian chung sống với vợ chồng con trai thì xảy ra xích mích. Bà chê chị dâu lười, không chịu làm việc nhà lại rất ăn diện. Mỗi lần chị đi làm quần là áo lượt, khiến bà nhức mắt. Trong khi đó, chị dâu lại bức xúc nói bà soi mói, cổ hủ.
Từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt, họ thành ra bất hòa. Anh chồng lại đứng về phía vợ khiến mẹ chồng em vô cùng tức giận, chửi anh là bất hiếu, ăn cháo đá bát.
Mâu thuẫn ngày càng lớn. Đỉnh điểm là mẹ chồng nàng dâu xô xát, phải gọi cả chính quyền xuống can thiệp. Mẹ chồng em không thể ở cùng nhà anh chị nhưng nhà và đất cũ bà đã bán, chẳng còn nơi đâu để đi.
Vừa rồi vợ chồng em xây nhà, bà gọi điện tỉ tê, khóc lóc với chồng em. Bà xin lỗi vì chuyện ngày xưa và mong muốn được sống chung với chúng em. Chồng em là người hiền lành, thật thà và dù giận nhưng thâm tâm anh rất có hiếu với mẹ. Nghe chuyện mẹ bị chị dâu bắt nạt, anh buồn vô cùng. Lại biết sức khỏe bà đang yếu, không có nơi nương tựa, anh muốn đón bà về ở cùng.
Nhưng trải qua nhiều chuyện bà gây ra, em không đồng tình về việc đó vì em không thể quên được những gì bà đối xử với mình. Vợ chồng em căng thẳng.
Em nói rằng, nếu anh muốn đón mẹ về em và con sẽ ra đi. Bởi nếu sống lâu dài, em và bà cũng sẽ xích mích.
Em làm vậy đúng hay sai? Xin độc giả phân xử giúp em.
Mệt mỏi vì mâu thuẫn với mẹ chồng
Chồng thì vô tâm, bắt vợ phải nhẫn nhịn trong khi mẹ chồng ghê gớm, cay độc. Cuộc sống hàng ngày của tôi trở nên ngột ngạt, bức bối...
很赞哦!(1765)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Adelaide United vs Melbourne City, 15h35 ngày 7/2: Chủ nhà áp đảo
- Tuấn Hưng bị xem xét xử phạt vì hát không phép ở phố đi bộ
- Đại diện Hoài Linh trao 5,1 tỷ cho Quảng Ngãi, Huế và Quảng Trị
- Goá phụ cùng đường, xin giúp 17 triệu đồng cứu con bị tai nạn giao thông
- Nhận định, soi kèo Kapaz vs Neftchi Baku, 19h00 ngày 5/2: Tin vào chủ nhà
- Mẹ chồng nàng dâu tập 332: Hot TikToker xứ Nẫu bật mí cách được mẹ chồng yêu quý
- Giá xe Honda SH đang giảm, có nên mua đi Tết Nhâm Dần?
- Tài chơi đàn điêu luyện của MC Anh Tuấn
- Nhận định, soi kèo Sepsi vs Farul Constanta, 22h59 ngày 6/2: Kết quả thất vọng
- Diễn viên hài miền Nam thất nghiệp khi sân khấu đóng cửa hàng loạt
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al
Số lượng xe máy cũ trên 20 năm ở Hà Nội chiếm tới hơn 40% TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết: “Việc đề xuất triển khai thí điểm đo kiểm khí thải xe máy là rất đáng hoan nghênh. Từ đó, có khuyến cáo cho người sử dụng kiểm tra và bảo dưỡng xe máy, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí”.
Đồng thời, TS. Hoàng Dương Tùng cũng chỉ ra rằng, Chính phủ đã có Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg yêu cầu thu hồi, xử lý các phương tiện giao thông hết hạn sử dụng, bao gồm cả xe mô tô, xe gắn máy từ 01/01/2018.
Thế nhưng cho đến thời điểm này, vẫn khó thực hiện vì chưa ban hành quy định về niên hạn sử dụng đối với xe máy; về kiểm soát khí thải, nguồn thải. Hay nói cách khác, xe máy hiện nay vẫn được sử dụng đến lúc thành…sắt vụn.
Như vậy, việc kiểm tra khí thải và đổi xe máy cũ sang xe máy mới vẫn đang được các nhà tổ chức triển khai ở dạng khuyến khích người dân chứ chưa thể có chế tài mạnh mẽ nào khác.
Nhiều người dân khi được hỏi tỏ ra đồng tình với đề xuất trên, thế nhưng để “hút” được đông đảo chủ xe tự nguyện đến kiểm tra khí thải và nhận một khoản tiền hỗ trợ để mua một chiếc xe mới thì nhiều người vẫn tỏ ra e dè, hồ nghi.
“Chiếc xe Honda Cub 50cc đời 1995 của tôi nếu bán thì được khoảng 4 triệu, thế nhưng không biết khi tham gia chương trình sẽ được hỗ trợ bao nhiêu? Nếu chương trình được triển khai, có thể tôi sẽ tham gia đến đo kiểm khí thải nhưng bỏ xe, đổi xe mới thì không.”, anh Nguyễn Việt Dũng (quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ với VietNamNet.
Về chương trình này, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, việc hỗ trợ đổi xe máy cũ cần phải tiếp tục xem xét, nghiên cứu, vì hiện nay chưa có quy chuẩn về khí thải xe máy, chưa có quy định về niên hạn sử dụng xe máy như đang thực hiện đối với ô tô.
Hơn nữa Hà Nội đang có chủ trương hạn chế phương tiện cá nhân và có lộ trình hạn chế xe máy hoạt động đến năm 2030 nên không thể tùy tiện triển khai ngay được.
“Hiện chương trình mới dừng lại ở việc báo cáo chứ chưa phải đã được UBND TP. Hà Nội chấp thuận”, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho hay.
Phải thực sự hướng tới lợi ích người dân
Nhiều người dân cũng tỏ ra băn khoăn, không biết khi được hỗ trợ 2-4 triệu đồng thì người dân có được tự do lựa chọn mua chiếc xe mà mình thích hay bắt buộc phải chọn một số ít loại xe mà các đại lý chỉ định.
“Có xe đang được giảm sâu đến 17 triệu, giá còn dưới 30 triệu. Khi đổi thì tôi có được mua với giá bán thực tế không hay phải mua với giá niêm yết?”, anh Đinh Gia Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đặt câu hỏi.
Chị Nguyễn Thuý Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội) đang quan tâm đến một mẫu xe mà giá niêm yết đang thấp hơn vài triệu đồng so với giá bán thực tế. Chị rất băn khoăn vì không biết nếu được hỗ trợ thì giá được căn cứ vào đâu.
“Các đơn vị tổ chức cần công bố mức giá bán xe trong chương trình một cách công khai, nếu không sẽ rất mập mờ và dễ bị trục lợi”, chị Hiền cho hay.
Cần một cú hích mạnh hơn để người dân thải bỏ xe máy cũ gây ô nhiễm Một số ý kiến khác cũng cho rằng, với mức hỗ trợ 2-4 triệu như dự kiến, liệu có giúp được một số người thu nhập thấp mua được chiếc xe mới với giá hàng chục triệu đồng.
Hiện nay, những mẫu xe máy giá rẻ phổ biến như Honda Wave Alpha hay Yamaha Sirius cũng có giá 17-19 triệu đồng. Như vậy, muốn "tậu" được xe mới, chủ xe cũ phải bỏ thêm ít nhất từ 13 đến 17 triệu đồng nữa - số tiền không nhỏ so với những người thu nhập thấp.
Có chăng, cần sự hỗ trợ thêm về tài chính như cho vay tiền lãi suất thấp từ ngân hàng, mua xe trả góp,… để những người nghèo được tiếp cận gần hơn với chiếc xe mới.
Trao đổi với VietNamNet, GS.TS. Từ Sỹ Sùa - Giảng viên cao cấp ĐH Giao thông vận tải cho rằng, chương trình tuy mới đang ở dạng dự thảo nhưng thể hiện được sự nhân văn khi hướng tới các đối tượng cần được quan tâm trong xã hội.
Tuy vậy, GS.TS. Từ Sỹ Sùa chia sẻ: “Chủ trương hay, nhưng giải pháp phải phù hợp. Đừng để đây trở thành một chương trình khuyến mại, hạ giá để đẩy xe ế của các hãng. Đừng dùng “chiêu” với người nghèo!”.
Để chủ xe đồng thuận, tự nguyện “giao nộp” những chiếc xe máy cũ kỹ gây ô nhiễm, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cho đông đảo người dân, rất cần những chính sách hỗ trợ phù hợp với chủ trương và lộ trình kiểm soát phương tiện của từng địa phương.
Đặc biệt, các doanh nghiệp đồng tổ chức chương trình hãy đặt mình vào vị trí của người dân và hướng tới lợi ích thiết thực của những người đang sở hữu xe máy cũ.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, việc kiểm tra chất lượng khí thải xe máy cũ và hỗ trợ người dân đổi sang xe mới là cần nhưng chưa đủ. Tại các đô thị lớn, nguyên nhân do quy hoạch giao thông bất hợp lý, tắc đường, dừng chờ đèn đỏ quá lâu mới là cội rễ sâu xa dẫn tới gây ô nhiễm không khí.
“Các cấp quản lý cần nâng cấp hạ tầng đường sá, đầu tư mạnh vào vận tải công cộng và có các biện pháp giảm ùn tắc giao thông mới là những bước đi lâu dài hướng tới người dân”, một chuyên gia giao thông nhận định.
Hoàng Hiệp
Bạn có đồng tình với đề xuất hỗ trợ đổi xe máy cũ lấy xe máy mới như trên? Hãy bình luận dưới bài viết này. Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hỗ trợ 4 triệu nâng đời xe máy cũ: Phấn khởi nhưng còn lưỡng lự
Hiện, nhiều chiếc xe máy “cà tàng” sau hàng chục năm sử dụng chỉ có giá chưa đến 1 triệu đồng. Khi được hỗ trợ 2 – 4 triệu đồng để đổi xe mới như đề xuất của Hà Nội, nhiều chủ xe tán thành nhưng vẫn băn khoăn.
">Cần một cú hích mạnh hơn để người dân thải bỏ xe máy cũ gây ô nhiễm
- Stanisic thi đấu cho Leverkusen theo diện cho mượn từ Bayern mùa vừa qua. Anh ra sân tổng cộng 38 lần trên mọi đấu trường. Ở vòng 21 Bundesliga, chính Stanisic mở tỷ số, giúp Leverkusen đánh bại Bayern 3-0. Hậu vệ Crotia này cũng góp công lớn giúp Leverkusen duy trì chuỗi trận bất bại với hai bàn thắng muộn ở các trận hòa Dortmund và AS Roma. Stanisic đã góp tổng cộng bốn bàn, sáu kiến tạo cho Leverkusen mùa vừa qua.
Bayern bắt đầu 'rút ruột' Leverkusen
Đại lý Toyota Long Biên nằm trong khuôn viên Trung tâm thương mại Savico Mega Mall tại quận Long Biên (Hà Nội). Ảnh: Lam Anh
Hệ thống của Savico (mã SVC) gồm 28 công ty con, 17 công ty liên kết, hiện đang phân phối hầu hết các thương hiệu ô tô tại thị trường Việt Nam như Ford, Toyota, Huyndai, Volvo, VinFast, Mitsubizhi, Isuzu, xe máy Yahama, Suzuki…
Năm ngoái, Savico đạt doanh thu 16.085 tỷ đồng, lợi nhuận 258 tỷ đồng; tổng cộng 34.994 xe ô tô được hệ thống Savico phân phối đến người tiêu dùng trong năm 2020.
VEAM là tổng công ty cổ phần do nhà nước nắm phần vốn chi phối, góp vốn vào 3 liên doanh lớn gồm 30% cổ phần tại Honda Việt Nam, 20% Toyota Việt Nam và 25% Ford Việt Nam.
Năm ngoái VEAM thu lãi chỉ riêng từ các liên doanh lắp ráp ô tô đạt con số 5.110 tỷ đồng, đưa lợi nhuận sau thuế của tổng công ty lên mức 5.676 tỷ đồng.
Ngày 1/12/2021, Nghị định 103/2021 quy định mức thu lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực, Chính phủ đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô nội trong 6 tháng, áp dụng từ ngày 1/12/2021 đến 31/5/2022.
Khi sức cầu về ô tô bị kìm nén lại trong suốt tháng 11, được “giải nén” bởi nghị định 103/2021, khách hàng ồ ạt chốt đơn, thanh toán tiền mua ô tô, đi nộp phí trước bạ để bấm biển.
Lượng xe đi nộp phí trước bạ chỉ tính riêng ngày 1/12/2021 là trên 12 nghìn chiếc, theo Tổng Cục thuế. Phản ứng của thị trường chứng khoán với nhóm doanh nghiệp ô tô biểu hiện ngay bằng việc 3 mã HAX, SVC và VEA tăng gần kịch trần trong phiên giao dịch hôm 1/12.
Trong tuần qua, bất chấp thị trường chứng khoán có lúc mất 70 điểm trong 2 phiên giao dịch, bộ ba mã chứng khoán ngành ô tô chỉ giảm nhẹ.
Trong phiên “đỏ sàn” ngày 6/12, thị trường mất 29 điểm, mã HAX vẫn trụ vững ở tham chiếu và bật tăng trở lại mạnh mẽ ngay trong phiên sáng 7/12.
Đặc biệt, cổ phiếu SVC của Savico tăng trần liên tục 3 phiên liên tiếp từ ngày 2/12 đến nay, đưa thị giá của cổ phiếu này từ mức 96.000 đồng (ngày 1/12), đạt thị giá 126.000 đồng - mức giá đạt đỉnh lịch sử của cổ phiếu này vào phiên sáng ngày 7/12/2021.
Việc giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước được xem là cú hích mạnh mẽ với thị trường vốn ảm đạm cả năm qua, khiến dòng tiền quay trở lại với các nhà phân phối ô tô.
Trong 6 tháng tới, dự báo thị trường ô tô sẽ tiếp tục khởi sắc, một phần do nhu cầu đi lại cá nhân tăng nóng trong đại dịch, lãi suất ngân hàng vẫn ở mức hấp dẫn, đồng thời mức giảm 50% lệ phí trước bạ giúp người dùng tiết kiệm được hàng chục triệu đồng khi mua xe nội.
Theo Báo Giao thông
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nữ chủ nhân Mercedes GLC 200 'cay đắng' vì bấm trúng biển số 49.53 trong ngày đầu giảm 50% lệ phí trước bạ
Nữ chủ nhân cũng tiết lộ số khung và số máy của chiếc Mercedes-Benz GLC 200 cũng có số đuôi 49 và 53.
">Cổ phiếu ô tô tăng vọt sau 1 tuần giảm phí trước bạ
Nhận định, soi kèo Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2: Nhọc nhằn hạ Bầy dơi
Việc thiếu hụt chip bán dẫn và linh kiện đã và đang tác động nghiêm trọng tới kế hoạch vận hành sản xuất, kinh doanh xe ô tô trong năm 2021 nhiều hãng và đại lý ô tô trong nước.
Thiếu chip sản xuất, ô tô hot hiếm hàng, chậm giao khách.
Một trong những hệ lụy đã hiện rõ đó là hiện nay nhiều mẫu xe “hot” như KIA Seltos, Toyota Cross, Mitsubishi Xpander, Outlander (lắp ráp trong nước), VinFast Fadil, Suzuki XL7 và Ertiga … khan hiếm hàng.
Nếu như cách đây 2 tháng, thời gian giao xe cho khách kéo dài từ 1-2i tháng so với bình thường thì nay một số xe còn chậm đến 3 tháng mới về đại lý.
Về vấn đề này, phía các hãng xe cũng đã chính thức thông báo tình trạng chậm trễ nhất định trong hoạt động sản xuất, đặt - giao xe... trong thời gian tới.
Cụ thể, mới đây nhất, trong một văn bản TC Motor gửi Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp chuyên lắp ráp xe Hàn Quốc này cũng đề cập việc thiếu chất bán dẫn, ảnh hưởng tới nguồn cung linh kiện chip điện tử đến nay đang là bài toán nan giải với rất nhiều doanh nghiệp.
Hãng xe Việt, Vinfast cũng bị ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu sản lượng được đề ra trước đó. Cụ thể, tại thị trường Mỹ, theo kế hoạch của Vingroup thì đến năm 2026 số lượng xe dự kiến bán là hàng trăm nghìn chiếc. Trong năm tới đây (2022), số lượng dự kiến bán là 56.000 xe, tuy nhiên do thiếu chip, nên mục tiêu giảm xuống còn 15.000 xe
Về phần Suzuki Việt Nam, vì nhà máy chính hãng tại Indonesia buộc phải cắt giảm sản xuất trong bối cảnh thiếu hụt linh kiện nên hai mẫu xe Suzuki XL7 và Ertiga nhập khẩu từ thị trường này đang bị hạn chế.
Tương tự, hãng xe Honda, Ford, đều phát đi thông điệp quan ngại về tình trạng ngày càng xấu đi khi thiếu linh kiện bán dẫn trên toàn cầu khiến thời gian sản xuất kéo dài...
Trước đó hồi cuối tháng 5, Mitsubishi Việt Nam từng phát thông báo cho các đại lý về việc chậm giao xe do việc thiếu hụt nguồn cung chíp bán dẫn và một số linh kiện điện tử. Hãng xe này cho biết, phải sau 20 ngày làm việc mới có thể tiếp tục giao xe cho nhà phân phối để bán cho người tiêu dùng.
Trong một báo cáo mới đây, Công ty Tư vấn toàn cầu AlixPartners dự đoán, việc thiếu hụt chip bán dẫn sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu thiệt hại khoảng 110 tỷ USD trong năm nay.
Con số này cao hơn mức dự đoán được đưa ra hồi tháng 1/2021, ở mức 61 tỷ USD. Theo AlixPartners, sản lượng ô tô trên toàn cầu sẽ giảm 3,9 triệu chiếc do thiếu chất bán dẫn, chiếm hơn 4,5% số xe mà các nhà sản xuất ô tô dự kiến sản xuất trong năm nay. Dự báo mới được đưa ra trong bối cảnh hầu hết các nhà sản xuất đều bi quan về kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm nay.
Đại lý than “khó càng thêm khó”
Anh Nguyễn Mạnh Tiến, trưởng phòng kinh doanh một đại lý Toyota ở Hà Nội cho biết, Toyota Việt Nam hiện nhập khẩu nguyên chiếc nhiều mẫu xe từ Thái Lan như Toyota Corolla Cross, Camry, Hilux, Hiace hay Yaris...
Mới đây, thông tin hai nhà máy ở Thái Lan tạm dừng sản xuất ảnh hưởng khá nghiêm trọng guồn cung ứng ô tô Toyota nhập khẩu vào Việt Nam, gây ra sự chậm trễ nhất định trong kế hoạch giao xe cho khách hàng.
“Nhiều tháng nay, ngay cả khi các nhà máy vẫn hoạt động, mẫu xe Toyota Corolla Cross tại Việt Nam vẫn luôn trong tình trạng thiếu hàng, nguồn cung không đủ đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.
Nhiều khách hàng cần có luôn xe để di chuyển trong mùa dịch, đại lý muốn bán lắm nhưng đành chịu. Khách than vãn lên xuống, chấp nhận từ bỏ sở thích để đi chọn một mẫu xe khác có sẵn hàng. Cũng có một số người kiên nhẫn chờ đợi 1-2 tháng mới được nhận xe”, anh Tiến nói.
Kia Seltos bản Luxury và Deluxe khan hàng, 2-3 tháng mới có xe giao khách. Gần một tháng nay nghỉ làm ở nhà, giao dịch bán xe qua mạng, anh Việt Cường, nhân viên kinh doanh một đại lý xe KIA ở Hà Nội than thở: “Đợt này gần như tôi không chốt được đơn nào. Nhiều xe giảm giá khá tốt thì khách không màng đến mà toàn gặp phải khách tìm mua xe Seltos.
"Cách đây một tuần, có khách hỏi mua xe Kia Seltos nhưng lại hỏi đúng bản Deluxe đang hiếm hàng phải hơn hai tháng mới có. Khách cần luôn nên không chốt đơn được. Coi như tuột mất một đơn hàng “ngon", anh Cường giãi bày.
Chị Nguyễn Huyền Thu, sales một đại lý xe Toyota cũng chia sẻ: “Công ty đang cho nghỉ dịch không lương. Nhiều xe Toyota Corolla Cross giao hiện giờ toàn là hợp đồng ký trước đó. Còn thời điểm này vốn ế khách đã đành, hiếm hoi lắm có khách hỏi thì đại lý cũng không đảm bảo được xe về sớm để giao khách, vì phụ thuộc vào trên hãng còn xe không nữa”.
Tình trạng thiếu chip bán dẫn này được giới chuyên gia dự đoán sẽ còn kéo dài đến hết năm nay, thậm chí có thể kéo dài sang năm 2022 và sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của các hãng xe trong thời gian tới. Thị trường ô tô khó có thể tăng trưởng như mong muốn.
Trong tháng 6, báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 23.587 xe, giảm 8% so với tháng 5.
Cụ thể hơn, trong số 23.587 xe đã bán, các hãng xe đã bán ra 15.802 xe du lịch (giảm 10% so với tháng trước đó); 7.131 xe thương mại (giảm 5%) và 654 xe chuyên dụng (giảm 25%).
Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 13.365 xe, giảm 3% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 10.222 xe, giảm 13%.
Chi Bảo
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ế ẩm, xe sang mất giá hơn 500 triệu đồng, “mua 1 tặng 1”
Những ngày cuối cùng của tháng 7, thị trường xe tiếp tục ghi nhận nhiều ô tô giảm giá hấp dẫn. Trong đó, mức giảm sâu gây chú ý nhất lên đến hơn 500 triệu đồng.
">Ô tô khan hàng, xe hot chậm về đại lý
Hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử phạt rất nặng. Không chỉ tăng nặng mức phạt, quy định mới áp dụng từ 1/1/2020 còn áp dụng xử phạt đối với hành vi điều khiển mô tô, xe máy, xe đạp ngay từ mức nồng độ cồn trên 0mg/l khí thở. Trước thời điểm trên, người điều khiển xe máy chỉ bị xử phạt khi có nồng độ cồn trên 0,25mg/l khí thở.
Với quy định này, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào nhóm các quốc gia “không khoan nhượng” với việc sử dụng rượu, bia khi lái xe. Có nghĩa là cấm tuyệt đối hành vi điều khiển phương tiện mà nồng độ cồn trên 0 mg/l khí thở) đối với cả ô tô, xe máy lẫn xe đạp.
Sau gần 1 năm triển khai quy định này, nhận thức của lái xe đã được nâng cao đáng kể. Những người điều khiển phương tiện, đặc biệt là ô tô đã bắt đầu hình thành những thói quen như bắt taxi, xe ôm hay “văn hoá từ chối” khi đi nhậu.
Tin đồn tăng học phí lái xe gấp 2-3 lần
Thời gian đầu năm 2020, một số trang báo và mạng xã hội xuất hiện thông tin từ năm 2020 trở đi, học phí đào tạo cấp GPLX sẽ tăng 2-3 lần so với trước đó. Điều này khiến không ít người có dự định học lái xe hoang mang, lo lắng bởi nếu như thông tin trên là sự thật, họ sẽ phải bỏ ra ít nhất 20-30 triệu đồng cho một khóa học và thi lấy bằng lái thay vì chỉ xấp xỉ 10 triệu đồng như trước.
Mức tăng học phí lái xe đã không tăng như lời đồn thổi. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Trên thực tế, nguồn gốc của thông tin tăng học phí trên bắt nguồn từ những quy định mới trong Thông tư 38/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ. Thông tư này đã chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020 với nhiều quy định mới được bổ sung nhằm siết chặt quy trình đào tạo và sát hạch lái xe hiện nay.
Đầu tiên phải kể đến là quy định từ ngày 1/5/2020, các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường để giám sát số km học lái xe trên đường của học viên. Điều này có nghĩa là học viên phải học đầy đủ thời gian đào tạo lý thuyết mới được dự sát hạch.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định chương trình đào tạo là bắt buộc do Bộ Giao thông vận tải đưa ra và có giám sát chặt chẽ. Điều này nhằm kiểm soát, thắt chặt việc đào tạo lái xe, không còn các khóa học “bình dân” để học vừa đủ để thi đậu như hiện nay nữa mà sẽ phải dạy theo các quy định bắt buộc, hướng đến chất lượng. Ngoài ra, Bộ GTVT cũng nâng số câu hỏi từ 450 lên 600 câu hỏi, áp dụng từ 1/8.
Chính những quy định mới được bổ sung theo hướng siết chặt chương trình đào tạo, sát hạch bằng lái ô tô dẫn đến tâm lý lo lắng của nhiều người, từ đó mới xuất hiện tin đồn về việc học phí thi bằng lái ô tô sẽ tăng gấp 2 - 3 lần so với trước kia.
Trên thực tế, mức phí để học và sát hạch cấp GPLX ô tô trong năm 2020 vừa qua không tăng “khủng” như tin đồn. Theo nhiều trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe, mức tăng học phí trong năm vừa qua chỉ vào khoảng 10-15%.
CSGT kiểm tra bảo hiểm xe máy bắt buộc
Bảo hiểm xe máy bắt buộc có tên gọi đầy đủ là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy. Đây là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển xe cơ giới phải mang theo khi tham gia giao thông theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BTC ra ngày 16/02/2016.
Cùng với giấy đăng ký xe và GPLX, bảo hiểm bắt buộc là 1 trong 3 loại giấy tờ luôn phải mang theo mình khi tham gia giao thông bằng xe máy (được quy định tại khoản 2, Điều 58, Luật Giao thông đường bộ). Có thể nói, quy định về bắt buộc mang theo bảo hiểm khi đi xe máy là điều không mới, đã áp dụng nhiều năm nay.
Nhiều người đổ xô đi mua bảo hiểm xe máy bắt buộc trong thời gian Cục CSGT thực hiện tổng kiểm soát phương tiện. Tuy nhiên, việc “đổ xô” tìm mua bảo hiểm cho xe của người dân chỉ bắt đầu rộ lên khi Cục CSGT (Bộ Công an) triển khai Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ trong vòng 1 tháng, từ 15/5-14/6. Trong đó, CSGT có quyền dừng phương tiện kiểm tra giấy tờ, người lái mà không nhất thiết phải phát hiện lỗi vi phạm từ trước.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hành vi điểu khiển xe máy không có hoặc không mang theo bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc có thể bị phạt 100-200 nghìn đồng.
Khi nghe thông tin về đợt tổng kiểm soát phương tiện, nhiều người dân mới “toá hoả” đi mua bảo hiểm xe máy vì sợ bị kiểm tra, xử phạt. Thực tế cho thấy, có người dù đã đi xe máy lâu năm nhưng chưa bao giờ mua loại bảo hiểm này.
Cũng trong đợt “sốt” vào tháng 5, bảo hiểm xe máy đã được bày bán khắp nơi, từ cây xăng, siêu thị, tiệm tạp hoá đến những quán trà đá ven đường. Thậm chí, nhiều người bán bảo hiểm xe máy online với thủ tục nhanh gọn và “ship” tận nhà
Hàng triệu xe ô tô phải đổi sang biển số màu vàng
Từ 1/8/2020, tất cả xe kinh doanh vận tải buộc phải đổi sang biển số nền vàng, đồng thời thay đổi lại số và giấy tờ xe theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an.
Đồng thời, cũng theo Thông tư 58, các xe ô tô tư nhân đăng ký mới hoặc đổi biển cũng buộc phải sử dụng loại biển số mới màu trắng có kích thước tương tự là 165x330mm. Các xe sẽ được cấp mặc định 2 biển số kích thước giống nhau, thay cho trước đây các xe được cấp 2 biển: một dài và 1 vuông với kích thước 110x470mm và 200x280mm.
Khoảng 2 triệu ô tô kinh doanh vận tải sẽ phải đổi màu biển số. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Khi mới triển khai, những biển số màu vàng khiến nhiều người cảm thấy lạ lẫm, thế nhưng sau một thời gian, việc nhiều xe kinh doanh vận tải sử dụng loại biển số này trên đường đã được người dân cảm thấy “quen mắt”.
Không những vậy, biển số với màu khác biệt sẽ giúp lực lượng chức năng nhận biết rõ hơn các xe có đăng ký kinh doanh vận tải như xe taxi, xe công nghệ,… để dễ quản lý, xử phạt vi phạm.
Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), ước tính có khoảng 2 triệu xe thuộc đối tượng này. Lộ trình đổi toàn bộ xe kinh doanh vận tải sang sử dụng biển số màu vàng là hết ngày 31/12/2021.
Hàng loạt đề xuất tại hai dự thảo Luật mới
Năm 2020 vừa qua, dư luận và đặc biệt là các lái xe “đứng ngồi không yên” với hai dự thảo Luật mới là: Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Hai dự thảo Luật này tách biệt phần hạ tầng, kỹ thuật giao thông đường bộ (do Bộ Giao thông vận tải quản lý) và phần bảo đảo an toàn giao thông (do Bộ Công an quản lý) ra khỏi Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành.
Tuy mới là dự thảo nhưng việc "chia" lại các hạng GPLX là một trong các điểm gây tranh cãi nhất trong năm 2020. Một số nội dung mới được người dân quan tâm khi tách thành hai Luật như: Chuyển việc quản lý sát hạch lái xe sang Bộ Công an quản lý; “Chia” lại hạng GPLX; Cấp và trừ điểm trên GPLX; Bắt buộc xe mô tô, xe máy, xe đạp điện phải bật đèn nhận diện ban ngày; Đấu giá biển số xe đẹp; Quy định trẻ em không được ngồi ở hàng ghế trước trên ô tô; Một số quy tắc giao thông,…
Trái với đa số điểm mới bị "ném đá", việc đề xuất đấu giá biển số xe đẹp tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ lại nhận được nhiều ý kiến đồng tình. Những nội dung này tuy mới là đề xuất, song đã nhận được nhiều phản ứng với rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dân bởi lẽ những quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến số đông. Mỗi một sự thay đổi nhỏ trong Luật cũng có tác động lớn đến đời sống, sinh hoạt và đi lại của người dân, do đó cần xem xét kỹ càng.
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV vừa diễn ra vào tháng 11 vừa qua, có đến 302 đại biểu, tương đương với 62,7% bỏ phiếu không tán thành việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 Luật riêng và thống nhất chuyển các dự thảo Luật này sang xem xét ở các kỳ hợp Quốc hội sau.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về đời sống sau tay lái năm 2020? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những hãng xe ô tô đổi nhà phân phối chóng vánh tại Việt Nam
Trong 1 thập niên đã qua, một số thương hiệu ô tô đã thay đổi nhà phân phối tại Việt Nam và mỗi “ông chủ” cũ khi ra đi nếu không để lại tai tiếng thì cũng là dấu ấn khá mờ nhạt.
">Nhìn lại những sự kiện 'ồn ào' liên quan đến lái xe trong năm 2020
- Lần đầu tiên đến nhận việc, Quỳnh Trang được đưa tới một căn phòng mà các em nhỏ đang tụ tập vui chơi. Chúng là những đứa trẻ đường phố nhưng sinh hoạt ở Rồng Xanh đã lâu, đã khá thân với các nhân viên ở đây.
Tưởng rằng những đứa trẻ này sẽ không phải là một thách thức lớn, Trang lại gần một cậu bé khoảng 11 tuổi để bắt chuyện. Nhưng ngay lập tức, cậu bé hét lên. Trang bị sốc, không hiểu mình đã làm sai điều gì. Về sau, cô mới biết rằng đó là một hành động “thử thách” của những đứa trẻ ở đây.
“Nếu như trẻ em ngoài đường phố có mức độ cảnh giác, phòng vệ cao thì những đứa trẻ khi đã về với tổ chức được một thời gian lại có xu hướng khác. Đó là thử thách người lạ xem người đó có ý định tốt với mình không, có thực sự quan tâm tới mình hay không. Đó là lý do trẻ có những phản ứng ‘gây hấn’ với người lạ”.
Cậu bé mà Trang bắt chuyện trong lần đầu tiên đó, theo quan sát của cô, vẫn hoà đồng, vui vẻ với những đứa trẻ khác và với nhân viên của tổ chức. Dần dần khi hiểu hơn về hoàn cảnh, kết nối với cậu bé qua các trò chơi, hoạt động, Trang đã từng bước khiến cậu bé chấp nhận mình. Thậm chí, bây giờ, cô còn khá thân với cậu bé đó nữa.
“Về sau, tôi cũng có hỏi là tại sao em lại làm vậy thì em bảo ‘chỉ muốn trêu chị thôi’. Cũng nhân dịp đó, tôi nói với em cảm xúc của mình khi bị phản ứng như thế để sau này bạn ấy có những ứng xử phù hợp hơn”.
Quỳnh Trang (trái) làm việc vào một ngày mùa đông năm nay. 24 tuổi, tốt nghiệp ngành Công tác xã hội (Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn), Quỳnh Trang làm việc cho Rồng Xanh đã được 1 năm nay. Đây cũng là thời gian khó khăn với trẻ em đường phố khi dịch bệnh Covid-19 ập đến. Các em không được đến trường, kinh tế, việc làm khó khăn, khiến số lượng trẻ bị đẩy ra đường phố nhiều hơn.
Trước khi nhận việc ở đây, cô gái sinh năm 1998 đã đọc kỹ bản mô tả công việc. Trang cảm thấy khá tự tin vì nó không xa lạ với những gì cô đã được học. Nhưng chỉ sau một tháng thử việc, cô bị “sốc” vì thực tế công việc rất khó và khác với những gì cô đã nghĩ. “Tôi còn quá trẻ, chưa có nhiều trải nghiệm. Tôi đã không nghĩ vấn đề khó đến như vậy, và có nhiều đứa trẻ bị tổn thương đến như vậy”.
Từ khi được chuyển sang đội tìm kiếm, Trang cảm thấy mình được phát huy hết khả năng, được trải nghiệm, được trưởng thành và bị cuốn theo số phận của những đứa trẻ. Nhiệm vụ của cô là kết nối để làm bạn với bọn trẻ. Khi đã tạo được lòng tin, Trang sẽ tìm hiểu lý do khiến đứa trẻ phải lao ra đường. Những đứa trẻ này thường lăn lộn kiếm ăn trên phố bằng những công việc như ăn xin, bán kẹo, đánh giày, thậm chí là trộm cắp, là nạn nhân của những kẻ lạm dụng tình dục, sử dụng hay buôn bán ma tuý.
Mục đích cuối cùng là đưa trẻ trở về với gia đình, với trường học, hoặc định hướng cho trẻ đi theo những con đường đúng đắn như học nghề, học kỹ năng để tìm kiếm công việc ổn định.
Là một thành viên trong đội tìm kiếm, mỗi tuần, Trang được phân công 2-3 ca ra đường để tìm kiếm và kết nối với trẻ em đường phố. Nơi làm việc của cô là công viên, ghế đá, bến xe, gầm cầu… - bất cứ nơi nào mà trẻ đường phố chọn làm nơi trú ẩn cho mình.
Kể về một trường hợp có thể tạm gọi là thành công, Trang nói, những trường hợp như em T. là động lực giúp cô muốn tiếp tục gắn bó với công việc này.
Khi Trang gặp T., cậu bé đang là trẻ ăn xin trên đường cùng với đám bạn. T. sống cùng bà ngoại. Mẹ cậu đi tù, đến khi nào được ra thì bà ngoại cũng không biết. Bố đi lấy vợ khác, nhà nội không chấp nhận T. nên không đoái hoài gì đến.
Bà rất quan tâm và thương cháu nhưng bà đã già, không thể kiểm soát nổi một cậu bé đang tuổi ăn tuổi lớn, lại phải chịu quá nhiều tổn thương đến như vậy. T. không có nhiều bạn bè nên khi có người sẵn sàng chơi với mình, cậu mặc định nghe theo mọi lời rủ rê của chúng. Đám bạn suốt ngày lang thang trên phố. Chúng cần tiền ăn uống, chơi game nên rủ nhau đi ăn xin.
Thời gian đầu, cứ mỗi lần thấy Trang tới là T. chạy biến, không muốn tiếp xúc. Nhưng sau một thời gian kiên trì, đến tận nhà gặp và nói chuyện với cả bà ngoại T. để hiểu hoàn cảnh, Trang bắt đầu được T. chấp nhận. “Tôi chỉ rủ con đến tổ chức để chơi, không hỏi nhiều, không phán xét. Dần dần, con cảm nhận được sự chân thành nên đã mở lòng nói chuyện. Quá trình đó mất khoảng 3 tháng. Đến giờ, T. không còn ra đường ăn xin nữa, cũng không đi theo nhóm bạn xấu nữa. Con tham gia các hoạt động của tổ chức nhiều hơn và đang cố gắng trong việc học tập”.
“Một hôm, khi tôi đưa con đi đá bóng về, con hỏi ‘cô có biết ngày xưa nếu không gặp cô thì giờ con đang ở đâu không?’. Tôi nói là cô không biết, thì bạn ấy đáp: ‘Con đang đi ăn xin ở ngoài hồ ấy’”.
Nghe câu nói ấy, Trang biết là những việc mình làm đang có những tác động tích cực tới cậu bé này. Trong đợt dịch, thỉnh thoảng, Trang vẫn gọi điện cho T. để hỏi thăm tình hình. Cậu bảo “những lúc chán thì con giúp bà làm việc nhà, chứ không đi ra ngoài như ngày xưa nữa”. Lúc tức giận với bà, T. cũng không vùng vằng bỏ đi nữa, mà sẽ gọi điện cho cô Trang để bình tĩnh lại.
Một hôm, khi được hỏi về ước mơ, cậu bé 11 tuổi đã nói rằng: “Con ước được làm ông tiên để ban phép màu cho nhiều người, giống như cô Trang đi giúp đỡ mọi người vậy”. T. cũng ước sớm được gặp lại mẹ - người mà em đã mất liên lạc từ khi mẹ phải ngồi tù.
Những đứa trẻ sống trên đường phố có ý thức cảnh giác cao trước người lạ. Nếu như T. là một trường hợp có thể tạm gọi là thành công thì H. lại là một sự bất lực với Trang.
H. là bạn cùng nhóm đi ăn xin với T. Cô gặp cả hai cùng thời điểm. H. cũng là một đứa trẻ nhiều tổn thương khi nhiều thế hệ trong gia đình em có tiền sử sử dụng chất ma tuý. Mẹ em có vấn đề về sức khoẻ tâm thần vì sử dụng thuốc quá nhiều. Bố em bỏ đi, không có liên lạc gì. Hai mẹ con đang sống tạm bợ trong một túp lều ở ngoại thành Hà Nội.
Trang cảm nhận được tình mẫu tử ở người phụ nữ này. Nhưng chính chị còn đang loay hoay với cuộc đời mình. Chị không có kiến thức, không đủ tỉnh táo và uy tín để dạy được H. Việc duy nhất mà chị có thể làm là chửi mắng con và đi theo xem nó có làm gì nguy hiểm không.
Sống trong môi trường như thế, H. cảm thấy bị bế tắc. Cậu còn quá nhỏ để có thể thoát ra. Càng ngày H. càng có những biểu hiện xấu đi, mặc dù vẫn vui vẻ khi gặp Trang.
“Tôi cảm thấy buồn và vô cùng trăn trở, hình như mình làm chưa đủ hoặc chưa đúng cách”.
Đó là những cảm xúc mà đội ngũ của tổ chức thường xuyên phải đối mặt.
Trang cho rằng, tổn thương của những đứa trẻ đó sẽ không bao giờ mất đi. Nó chỉ chìm xuống khi trẻ đến độ tuổi có thể kiểm soát được cảm xúc hoặc khi nhận thức của chúng đã phát triển. Nhưng nó có thể quay trở lại mỗi khi có sang chấn. Vì thế, việc những đứa trẻ đã có thay đổi tích cực, nhưng sau một thời gian lại quay trở lại tình trạng cũ hoặc trầm trọng hơn là chuyện bình thường.
Đó là thách thức trong công việc của 100 nhân viên ở Rồng Xanh – những người đang nỗ lực mỗi ngày để giải cứu cuộc đời những đứa trẻ không được lựa chọn nơi mình sinh ra.
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
">Cô gái 24 tuổi chuyên đi 'dỗ' trẻ em đường phố