Xung quanh câu chuyện hạ giải nhà thờ Bùi Chu 134 năm tuổi (Nam Định) được du luận quan tâm thời gian qua,êntiếngviệcphádỡnhàthờBùlịch bong da hom nay trưởng đại diện của UNESCO tại Việt Nam - ông Micheal Croft đã có buổi gặp gỡ với truyền thông trao đổi về nhà thờ này.
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam khẳng định rằng, thông thường, một công trình như nhà thờ Bùi Chu chưa nằm trong danh mục di sản văn hóa quốc gia hay danh sách di sản UNESCO công nhận thì UNESCO không tham gia ý kiến.
Nhà thờ Bùi Chu 134 năm tuổi (Ảnh: H.Khanh). |
Tuy nhiên, trước sự quan tâm của công chúng cùng với việc các kiến trúc sư đã gửi thư đề nghị UNESCO "vào cuộc" nên UNESCO quyết định tham gia và nêu ý kiến.
Ông Micheal Croft cũng cho biết, trước khi đưa ra những ý kiến, nhóm làm việc của UNESCO đã có buổi tham quan thực tế tại nhà thờ Bùi Chu và gặp gỡ, trao đổi với Đức giám mục Thomas Vũ Văn Hiệu vào ngày 10/5.
“Sau chuyến làm việc chúng tôi thấy rằng quyết định hạ giải nhà thờ đã được cân nhắc kỹ lưỡng, chuẩn bị lâu dài. Phương án hiện nay đã được điều chỉnh và thảo luận nhiều lần với cơ quan quản lý văn hoá cấp tỉnh và gần đây là TƯ” – ông Micheal Croft.
Vị Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam còn cho rằng, thời gian qua, truyền thông ít nói tới là yếu tố an toàn của dân chúng và quyền thực hành tín ngưỡng của họ, tính tiếp nối và liên tục tại địa điểm linh thiêng của họ bên cạnh yếu tố bảo tốn những yếu tố cấu kiện về kiến trúc.
Nhà thờ Bùi Chu với nhiều nét kiến trúc độc đáo độc nhất vô nhị tại Việt Nam (Ảnh: H.Khanh). |
Trao đổi về hiện trạng nhà thờ Bùi Chu, vốn là điều gây tranh cãi, theo ông Micheal Croft có hiện tượng sụt lún, phần móng nhà thờ sụt lún khoảng 60 - 70 cm.
“Quan sát bằng mắt thường có thể thấy những vết nứt và một phần bị nghiêng hẳn. Cấu trúc mái của nhà thờ mục nát. Ta phải nhớ lại, với điều kiện kinh tế năm 1884 nhà thờ không được xây để trường tồn. Bùi Chu không phải một nhà thờ đá như ở châu Âu mà được xây bằng vật liệu tận dụng, hỗn hợp, tối đa có thể tận dụng. Gỗ cũng không tốt nhất” - ông cho biết.
UNESCO sẵn sàng hỗ trợ hạ giải và tái thiết nhà thờ
Nêu quan điểm về việc bảo tồn nhà thờ Bùi Chu, vị Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho hay cần được nhìn nhận rộng hơn. Bảo tồn di sản phải bao gồm cả yếu tố vật thể và phi vật thể. Đừng nên tuyệt đối hoá bằng mọi giá chỉ bảo tồn di sản vật thể của công trình.
"Những yếu tố vật thể không thể tồn tại vĩnh viễn theo thời gian. Qua năm tháng, có những thứ phải mất đi. Nhưng các di sản phi vật thể là giá trị lịch sử, thực hành văn hoá, tín ngưỡng gắn với cộng đồng địa phương thì sẽ được trao truyền từ đời này sang đời khác. Sự tiếp nối dòng chảy văn hoá đôi khi còn quan trọng hơn việc bảo tồn di sản vật chất" - đại diện UNESCO nói.
“UNESCO ghi nhận và tôn trọng quan điểm, cảm xúc của cộng đồng có quyền thừa hưởng và vai trò của họ trong việc gìn giữ di sản và bản sắc văn hóa. Tiếp đến là cộng đồng địa phương. Với UNESCO, vai trò của cộng đồng thụ hưởng và cộng đồng địa phương là quan trọng nhất” - ông Micheal nhấn mạnh.
Khi còn những khoảng trống về pháp lý chưa kịp lấp đầy thì sự quan tâm và cất tiếng nói của công luận là vô cùng cần thiết để bảo vệ các di sản, để xã hội nhìn thấy sự cần thiết hoàn chỉnh hệ thống pháp luật (Ảnh: H.Khanh). |
Ông cho biết, trong chuyến thăm nhà thờ UNESCO cảm nhận sự trân trọng, lòng thành kính của các giáo dân nơi đây với nhà thờ của họ. Vì vậy, theo ông những quyết định của họ với công trình cần được tôn trọng.
Với việc bảo tồn nhà thờ Bùi Chu, UNESCO cho rằng có nhiều hình thức mà không nhất thiết phải bảo tồn nguyên trạng.
“Ở đây có thể chọn bảo tồn nền móng kiến trúc hoặc lát cắt đặc trưng cho kiến trúc và tư liệu ở dạng số hoá, quét 3D hay một bảo tàng để trưng bày hiện vật, kể lại câu chuyện của nhà thờ cũ gắn với đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng” – đại diện UNESCO nêu ý kiến.
UNESCO cũng khẳng định sẵn sàng kết nối giáo phận, kết nối kinh nghiệm quốc tế để hỗ trợ giáo phận trong giai đoạn quan trọng hạ giải và tái thiết nhà thờ Bùi Chu.
Từ câu chuyện nhà thờ Bùi Chu, đại diện UNESCO cho rằng đang còn những khoảng trống về pháp lý chưa kịp lấp đầy trong việc bảo tồn di sản. Trường hợp Bùi Chu không phải là một vụ việc mà là một câu chuyện về giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và phát triển mà Việt Nam đang phải đối mặt.
“Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ với chúng tôi rằng họ cũng không muốn chạy theo từng sự việc mà mong muốn có những bước đi, hành động cụ thể để thúc đẩy công việc kiểm kê và đề cử danh mục di sản văn hóa một cách có hệ thống hơn. Cần có cách tiếp cận chủ động hơn, hệ thống hóa, hướng tới việc kiểm kê bảo tồn những di sản tôn giáo có giá trị. Phía ngài giám mục Bùi Chu cũng bày tỏ muốn hợp tác cùng các chuyên gia, các cơ quan chức năng để nhận diện các nhà thờ có giá trị ở giáo phận Bùi Chu đưa vào danh mục các di sản được bảo vệ” - ông Micheal Croft nói.
Tình Lê – Hồng Khanh
Vẻ đẹp ‘độc nhất vô nhị’ của nhà thờ Bùi Chu đang được xin cứu xét
- Những hình ảnh của nhà thờ Bùi Chu (huyện Xuân Trường, Nam Định) được ghi lại với hy vọng đây không phải là những hình ảnh cuối cùng cuả nhà thờ cổ kính 134 năm tuổi.