您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo U20 Saudi Arabia vs U20 Triều Tiên, 14h00 ngày 19/2: 3 điểm nhọc nhằn
NEWS2025-02-24 00:29:44【Bóng đá】8人已围观
简介 Hồng Quân - 18/02/2025 15:34 Nhận định bóng đ bảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng anh mới nhấtbảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng anh mới nhất、、
很赞哦!(289)
相关文章
- Soi kèo phạt góc PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2
- Kylian Mbappe: "Vì tinh tú" đầy ác mộng của Real Madrid
- Bắt Phó Chủ tịch huyện Kiến Xương liên quan doanh nhân La "Điên"
- 'Tủ lạnh cộng đồng' giữa Sài thành khiến bao người xúc động
- Nhận định, soi kèo Persis Solo vs Semen Padang, 15h30 ngày 21/2: Tiếp tục bét bảng
- Chị em văn phòng đi buôn đặc sản quê
- Hot girl Australia bị miệt thị vì lấy chồng béo phì
- 5 cách ướp thịt bò nướng đơn giản tại nhà
- Nhận định, soi kèo Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2: Tiếp đà hưng phấn
- Subaru Forester tại Việt Nam sẽ nhập khẩu Nhật Bản từ 2025
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Fortaleza vs Rionegro Aguilas, 08h10 ngày 18/2: Khách tự tin có điểm
Chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” do nhãn hàng Sunlight của Unilever Việt Nam phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức với mục tiêu hỗ trợ 1 triệu phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế đến năm 2025 thông qua đào tạo kiến thức, kỹ năng và hỗ trợ vốn. Chương trình nằm trong khung hợp tác chiến lược dài hạn “Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua kinh doanh và giáo dục sức khỏe” do Unilever Việt Nam phối hợp cùng Trung Ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai từ năm 2006 đến nay. Năm 2020, chương trình tài trợ 1 tỷ đồng cho 60 ý tưởng khởi sự kinh doanh nổi bật nhất.
“Khi phụ nữ muốn, không gì là không thể”
Từ trước đến nay, phụ nữ luôn gắn liền với danh xưng "phái yếu", nhưng thực tế đã chứng minh họ đầy ắp niềm đam mê, sự quyết tâm, tiềm năng và sức mạnh phi thường để có thể theo đuổi nhiều vai trò, con đường khác nhau trong cuộc sống. Không dừng lại ở vai trò trong gia đình, phụ nữ hiện đại còn theo đuổi đam mê, độc lập tài chính, tự chủ kinh tế.
Tại Lễ tổng kết và trao giải chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” năm 2020, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam chia sẻ: “Trên hành trình tiếp xúc với hàng nghìn chị em phụ nữ, chúng tôi đã lắng nghe những câu chuyện cảm động, những ước mơ bình dị nhưng đẹp đẽ. Những ý tưởng đều thể hiện bên trong các chị em đã có sẵn đam mê, chỉ cần được khám phá và hỗ trợ đúng cách thì sẽ “tỏa sáng”, mang lại những giá trị tốt đẹp cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Chúng tôi hy vọng, thông qua chương trình, chị em phụ nữ có thể hiểu khởi nghiệp không phải là điều gì đó xa vời, khó thực hiện. Khi phụ nữ muốn, không gì là không thể, dù chúng ta có ở bất kỳ độ tuổi, học vấn, vùng miền… nào”.
60 ý tưởng khởi sự kinh doanh nổi bật Sự nghiệp lớn từ những ý tưởng nhỏ
Tham gia chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” năm 2020, chị Trần Thị Như Hoa - chủ Xưởng may người khuyết tật Hoa Như fashion - Nghệ An chia sẻ: “Tôi rất tự hào vì được đại diện cho toàn bộ chị em phụ nữ khuyết tật trên toàn quốc được ngồi ở đây. Thực tế, phụ nữ khuyết tật hầu như rất ít có cơ hội để thực hiện những khao khát. Nhưng giờ đây, chúng tôi đã được bình đẳng ngang với chị em khác và đó là một nguồn động viên tinh thần rất sâu sắc, sẽ có sức lan toả đến tận những cuộc thi của năm sau và năm sau nữa. Hiện tại, những người khuyết tật như chúng tôi đã đủ tự tin để nộp những ý tưởng của mình, dám thực hiện những ý tưởng của mình và bắt đầu làm từ những việc nhỏ nhất.”
“Khi người phụ nữ không có thu nhập, họ ở trong nhà, họ rất dễ là nạn nhân của các vụ bạo lực, không phải là đánh đập thì cũng là xem thường, và họ sẽ càng tự ti. Chỉ cần cho chúng tôi cơ hội thì chúng tôi sẽ cố gắng”, chị Hoa nói thêm.
Phụ nữ nội trợ đã có nơi gửi gắm đam mê
Ở cương vị Ban tổ chức, đồng hành cùng chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” từ những ngày đầu, chị Nguyễn Thị Mai - Phó Chủ Tịch Marketing Unilever Việt Nam tâm đắc chia sẻ: “Chương trình đã mang đến cho tất cả phụ nữ không có điều kiện cơ hội tự chủ hơn, làm kinh tế tự tin hơn. Chương trình không chỉ đưa ra những hỗ trợ về tài chính hay huấn luyện kỹ năng mà một trong những cái quan trọng hơn nữa đó là niềm cảm hứng. Có những chị em đã bắt đầu làm, có thể xuất phát điểm không tốt nhưng vẫn vươn lên mạnh mẽ để đạt được mong muốn. Những mẩu chuyện này sẽ là nguồn cảm hứng rất lớn và tạo tự tin cho những người phụ nữ để họ bắt đầu thực hiện ước mơ”.
Trong năm 2021, Unilever tiếp tục cam kết đồng hành hợp tác cùng hai đối tác chiến lược: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Google cho chương trình “Phụ Nữ Việt Tự Tin Làm Kinh Tế” Có thể nói, chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” đã tạo bệ phóng cho chị em phụ nữ mạnh dạn bước qua khỏi những rào cản, thực hiện khát khao. Với mục tiêu cao đẹp và kinh nghiệm từ 15 năm tổ chức khung hợp tác chiến lược dài hạn “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ thông qua kinh doanh và giáo dục sức khỏe”, chương trình là một nỗ lực quý báu nhằm nâng cao bình đẳng giới, góp phần thúc đẩy chương trình nông thôn phát triển bền vững tiếp nối sau chương trình nông thôn mới. Hàng triệu phụ nữ đã, đang và sẽ được truyền cảm hứng tự tin theo đuổi đam mê của mình.
Nhằm mục đích tiếp cận rộng rãi phụ nữ ở mọi miền đất nước, chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” năm 2021 do Sunlight phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Google triển khai mang đến 2 hoạt động chính:
- Tiếp tục phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam mang đến các lớp đào tạo 5 mô hình kinh tế tại gia đến 10 tỉnh thành, hỗ trợ 1.000 phụ nữ khởi nghiệp.
- Kết hợp sáng kiến WomenWill của Google triển khai khóa học trực tuyến “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” qua YouTube với 175 khóa học trong 8 tháng (tháng 3 - 10/2021) mang đến các lớp đào tạo trực tuyến miễn phí về kỹ năng kinh doanh, quản lý tài chính cơ bản đến 30,000 phụ nữ trên cả nước.
Đăng ký tham dự khóa học trực tuyến: https://bit.ly/Dangki_PhunuViettutinlamkinhte
Kim Phượng
">Tự tin khởi nghiệp, phụ nữ Việt Nam ‘tỏa sáng’
Gia đình cô Thuý xuất hiện trong chương trình Mẹ chồng nàng dâu khiến người xem cười nghiêng ngả. Sau đó, khi đã về chung một nhà, Thuỷ Tiên và mẹ chồng cũng nhanh chóng hoà hợp khi có nhiều sở thích giống nhau như thích ăn vặt, đi mua sắm. “Thường thì mẹ mua cho em nhiều hơn” - Thuỷ Tiên khoe.
Hai mẹ con thân nhau đến mức chuyện gì cũng kể cho nhau nghe, đến mức anh chồng nhiều lúc còn ngạc nhiên vì vừa mới kể cho vợ mà mẹ đã biết.
Nàng dâu Thuỷ Tiên không ngại ngần kể ra những tật xấu của mình như không thích nấu ăn, không hay quán xuyến việc nhà, hay ngủ nướng.
Góp vui khi kể xấu con dâu, bà Thuý nói: “Thuỷ Tiên có một tật là cô cứ để phần cho cái gì ăn là thế nào Tiên cũng để lại 1-2 miếng không ăn hết”.
Nàng dâu Hà Nội nửa đùa nửa thật khai ngay: “Con để lại 1-2 miếng để không phải rửa bát”.
Thế nhưng, mẹ chồng lại không hề tỏ ra khó chịu với những tật xấu này của con dâu, mà ngược lại rất vui khi được chăm sóc con cháu. Thuỷ Tiên cho biết, mẹ Thuý làm gần như tất cả mọi việc trong nhà từ nấu nướng cho tới chăm cháu mà không hề than vãn.
Bà Thuý cho biết rất vui khi được chăm sóc con cháu. Thuỷ Tiên kể, từ khi con dâu đẻ, thậm chí mẹ chồng còn như mẹ, còn con dâu chỉ như chị gái của em bé. “Có hôm, nửa đêm em sang bế con về phòng thì đến 2-3h sáng, mẹ lại sang đưa con về phòng mình. Nhiều lần bà còn xưng nhầm là ‘mẹ’ với cháu luôn”.
Không chỉ với cháu nội, mà với con dâu, bà Thuý cũng chăm sóc tỉ mỉ, chu đáo như con gái. Mỗi lần Thuỷ Tiên ốm, mẹ chồng lại thức đêm chăm con dâu, trong khi anh chồng thì “ngáy khò khò”.
Kể về tật xấu ngủ nướng của mình, nàng dâu Thuỷ Tiên cho biết vì tính chất công việc nên cô đi ngủ rất muộn và sáng hôm sau cũng dậy muộn. “Ban đầu chồng không gọi nổi, nhờ mẹ Thuý vào gọi. Nhưng chỉ nửa năm sau là ‘cảnh sát trưởng’ mất uy tín, không gọi nổi nữa. Nhiều lần mẹ phải kéo chân tay, đánh cho sưng cả mông”.
Còn về nấu nướng, bà Thuý bảo: “Tiên chỉ giỏi nấu chè, bánh trái, còn nấu cơm thì… chưa ngon lắm”. Nàng dâu tự nhận: “Em không thích nấu cơm lắm. Nên mỗi lần mẹ nhờ đảo qua cho món gì đấy là đến bữa mẹ hô rất to ‘món này Tiên nấu đấy nhé’ giống như ‘chuyện lạ Việt Nam’” - nàng dâu cười sảng khoái chia sẻ.
Mẹ chồng thường xuyên phải kéo chân gọi con dâu gọi dậy mỗi sáng. “Kể xấu” mẹ chồng, Thuỷ Tiên chia sẻ rằng mẹ chỉ có một tật xấu duy nhất là tham việc quá, không chịu chăm lo sức khoẻ bản thân.
“Mẹ vừa làm việc nhà, vừa chăm cháu, lại còn thích kinh doanh, chốt đơn hàng và chơi cả TikTok nữa. Nhiều hôm 2-3h sáng vẫn nhắn tin ‘mẹ vừa chốt đơn’”.
Cô con dâu cũng cho biết hai vợ chồng nhiều lần thuyết phục mẹ cho thuê giúp việc nhưng bà không nghe, muốn một mình làm tất. Cười xoà trước tố cáo của con dâu, bà Thuý nói: “Có hôm đêm dậy pha sữa cho cháu, tiện chốt được 400 đơn”, khiến MC Quyền Linh “cười ngất”.
Thuỷ Tiên cũng tâm sự, gia đình cô còn có một thú vui rất đặc biệt là quay video đăng lên TikTok. “Có lần mẹ ra đường, có chú bảo vệ còn hỏi sao 11 ngày rồi chưa làm video mới. Thế là mẹ về bảo em quay ngay, sợ mọi người nhớ”.
Tâm sự cuối chương trình, Thuỷ Tiên cho biết, cô thấy mình rất may mắn khi gặp được mẹ chồng lý tưởng và sẽ cố gắng sắp xếp nhiều thời gian hơn để chăm sóc lại mẹ. Điều cô và chồng khao khát nhất là mong mẹ đồng ý giãn bớt công việc để chăm lo cho sức khoẻ bản thân, sống vui cùng con cháu.
Đăng Dương
Đổ vỡ hôn nhân vì mẹ chồng bất ngờ đòi 200 triệu tiền ăn học đại học của chồng
Thấy con làm ăn khá giả, mẹ chồng bỗng dưng đòi 200 triệu là tiền đã nuôi chồng ăn học từ hồi chưa kết hôn.
">Mẹ chồng nàng dâu tập 230: Nàng dâu lười nấu ăn, thích ngủ nướng gặp ngay mẹ chồng thích ‘chốt đơn’
Chúng tôi tìm hiểu và yêu nhau được một năm thì tiến tới hôn nhân. Trong quá trình yêu tôi có một vài lần tới nhà anh, gặp bố mẹ anh và thấy ông bà cũng không quá khắt khe gì nên yên tâm.
Chồng tôi là một người khá yêu mẹ và nghe lời mẹ. Nghe mọi người nói người đàn ông yêu mẹ thì sẽ yêu thương vợ và hiểu vợ nên việc anh nghe lời mẹ tôi cũng không quá bận tâm.
Khi lấy nhau rồi tôi thật sự sốc. Mẹ chồng tôi để ý từng li từng tí mọi việc tôi làm, từ rửa bát tới dọn dẹp nhà cửa. Có những lúc tôi rửa bát xong mẹ ra cầm từng cái một soi lên xem còn bẩn không, lau nhà hay cầu thang mẹ dùng tay miết xem còn bụi.
Mỗi khi tôi đi làm về muộn là mẹ hỏi lý do, thậm chí tôi sang thăm bố mẹ về muộn chút bà nói bóng nói gió. Tôi có nói chuyện với chồng thì anh gạt đi, anh bảo giờ nói với mẹ để nghe chửi à, tôi cũng im lặng bỏ qua cho êm cửa êm nhà.
Khi tôi có thai thì bị nghén, không ăn uống được gì và rất mệt, tôi phải xin nghỉ làm ở nhà một thời gian. Chồng tôi lúc đó thương vợ nên cũng chăm sóc tôi nhưng mẹ anh không hài lòng.
Bà chửi chồng tôi nhưng cố tình để tôi nghe thấy. Bà bảo xưa bà chửa đẻ mấy đứa vẫn phải hùng hục làm có được nghỉ đâu mà giờ tôi mới đứa đầu đã bày đặt làm nũng. Không đi làm thì lấy tiền đâu mà ăn, để chồng nuôi báo cô. Chồng tôi nghe mẹ chỉ im, anh còn bảo tôi hay cố đi làm, tôi thấy chán nản.
Sau gần 1 tháng nghỉ ở nhà tôi cố gắng đi làm cho khuây khỏa, tan giờ làm tôi không muốn về nhà ngay vì cảm thấy ngột ngạt. Mẹ chồng sẵn sàng chửi tôi mỗi khi bà không hài lòng bất cứ điều gì.
Đỉnh điểm là khi tôi sinh con, bà không cho chồng tôi thức đêm chăm con cùng tôi. Bà bắt chồng tôi đi ngủ để hôm sau còn đi làm. Một mình tôi vật vã với con. Con tôi mới đầu cữ nên nết ăn ngủ chưa vào giấc, đêm bé thức, ngày bé ngủ, người tôi gầy rộc vì con, có lúc tôi tưởng chừng stress.
Cả đêm tôi chăm con, ngày con ngủ tôi cũng cố tranh thủ ngủ thì mẹ chồng đi ra đi vào phòng tôi xắt xéo. Có lúc mệt quá tôi ngủ say con thức không biết, bà chửi ầm lên là tôi chỉ biết lo ngủ mà không lo cho chồng con. Mẹ tôi thương tôi nên qua nhà chồng tôi chăm cho mẹ con tôi thì mẹ chồng nói ra nói vào không đồng ý khiến mẹ tôi tự ái bỏ về.
Đầy tháng con tôi xin về nhà mẹ đẻ ít bữa, mới được 5 ngày bà gọi điện bắt tôi về và bảo chồng tôi sang đón, vợ chồng tôi đã cãi nhau vì chuyện đó. Về nhà chồng tôi lại phải chịu những ngày không được chồng và mẹ chồng san sẻ, tôi bị trầm cảm.
Em trai tôi sang thăm tôi và cháu, nó thấy tôi gầy hốc hác và có dấu hiệu trầm cảm, nó đã bàn với bố mẹ tôi đưa mẹ con tôi về nhà chăm sóc. Mẹ chồng tôi không cho tôi đi, em trai tôi nhất quyết đưa mẹ con tôi đi thì bà nói từ mặt tôi, cấm tôi quay về.
Tôi về nhà mẹ đã được 4 tháng, tinh thần tôi thoải mái hơn rất nhiều và bắt đầu đi làm lại. Trong suốt thời gian tôi về nhà mẹ, chồng tôi chỉ gọi điện. Tôi hỏi sao a không sang thăm mẹ con tôi thì anh nói mẹ anh không cho, tôi không muốn nói gì thêm.
Nay anh gọi điện cho tôi nói mẹ anh bắt tôi quay về, nếu không về thì sẽ cho người sang mang con tôi về và bắt chúng tôi ly dị. Bà có đủ điều kiện để khiến tôi không được nuôi con. Tôi phải làm sao đây?
Độc giả Huyền Thương
Mẹ chồng chơi lô đề, bắt gia đình tôi phải gánh nợ
Chồng tôi làm ở siêu thị điện máy còn tôi làm giáo viên mầm non, chúng tôi yêu nhau được hai năm thì về chung một nhà. Vợ chồng tôi sống cùng mẹ chồng bởi bố chồng đã mất.
">Mẹ chồng quá quắt khiến tôi trầm cảm sau sinh
Siêu máy tính dự đoán Galatasaray vs AZ Alkmaar, 00h45 ngày 21/2
Nhiều người cứ nói lý thuyết rằng "về quê tình cảm là chính", nhưng thử hỏi không có tiền thì về bằng cách nào? Có tiền thì về Tết còn cho người này biếu người nọ được ít nhiều; còn không có tiền thì tôi nghĩ nên về vào dịp khác trong năm sẽ giảm chi phí đi tương đối. Hoặc không có nữa thì khỏi về luôn, cứ dùng chính tiền chi phí đi lại kia mà biếu cha mẹ là được rồi. Thời nay công nghệ tốt, thiếu gì cách gặp nhau trên mạng, cứ gì cứ phải rống rắn đường xa để về cho bằng được rồi nhìn mặt nhau vài bữa lại đi.
Về quê là mục đích được gần con cái, cha mẹ, sau đó mới đến anh chị em ruột thịt, rồi tiếp nữa mới tới gặp mặt, thăm chúc họ hàng, làng xóm. Chúng ta hãy chú ý tới những người đầu tiên trước. Nếu cứ lo việc bên ngoài mà không quay vào trong thì sẽ rất mỏi mệt vì sự sĩ diện hão, làm màu...
Tôi bốn năm mới về Việt Nam ăn Tết một lần. Mỗi lần như vậy, tôi dành hết quỹ thời gian ít ỏi của mình cho con cháu, sau đó đến cha mẹ ruột của mình. Còn họ hàng, làng xóm, bạn bè không tới lượt vì thời gian của tôi có hạn. Nhưng tôi và con cái vẫn khá hài lòng vì mọi việc đều sắp xếp êm ấm, hợp lý, chu đáo. Tôi quan niệm trong ấm thì ngoài mới êm, không nên chú trọng hình thức, lễ nghĩa bên ngoài mà bỏ bê chuyện trong nhà nhé.
>> Hành xác nửa ngày trời để đi từ TP HCM về Nam Định
Với tôi, nếu quê của bố tôi một nơi, quê mẹ một nơi, nhưng khi bố mẹ kết hôn và sinh ra tôi ở một nơi rất xa, sau đó an cư lạc nghiệp tại đó, bản thân chúng tôi cũng sinh sống và lớn lên tại đó, thì tôi gọi nơi đó là quê. Bất cứ ai hỏi "quê ở đâu?" tôi cũng ngay lập tức trả lời như vậy theo bản năng mà khỏi cần suy nghĩ.
Quê đơn giản là nơi cha mẹ tôi, gia đình tôi sống, chết tại đó. Còn quê của bố là quê của bố, của mẹ là của mẹ, không phải quê của tôi. Mối quan hệ họ hàng cũng vậy, tùy sự đối đãi tốt - xấu mà thân cận nhau. Có khi người họ xa còn hơn cả anh chị em ruột do cách đối đãi với nhau. Nhìn chung vẫn phải có một biểu mẫu cơ bản cho mối quan hệ gia đình, để dựa vào đó mà cân bằng, từ trong rồi mới ra ngoài được. Chứ tôi không thể coi họ hàng, thông gia hơn con đẻ, hơn cha mẹ ruột của mình được.
Với tôi, con là nhất, cháu là nhì, bố mẹ ruột là ba, con rể con dâu và anh em ruột là thứ tư, con của em ruột là thứ năm, sau đó mới tới lượt họ hàng nội ngoại hai bên và em dâu rể. Tôi chưa quan tâm được những hàng đầu tiên, thì hàng cuối còn phải chờ đã. Trừ khi ngay cả hàng đầu đến hàng cuối cũng không quan tâm được thì phải xem lại xem có phải mình chỉ biết mỗi mình hay không? Còn nếu tôi vẫn lo toan, chăm sóc đầy đủ cho con, cháu, cha mẹ, anh em ruột, còn họ hàng tôi chưa thể quan tâm được thì cũng chẳng có gì phải nghĩ ngợi.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">Tự làm khổ mình vì suy nghĩ 'năm nào cũng phải về quê ăn Tết'
“Chuỗi ngày đau đớn nhất bắt đầu”
Nằm trên giường bệnh, anh Lê Văn Thanh Tùng (ngụ quận 4, TP.HCM), rùng mình nhớ lại thời khắc chờ xe cấp cứu để được vào viện điều trị Covid-19. Anh nói, khi phát hiện nhiễm bệnh, anh đã cố gắng tự cách ly, điều trị tại nhà theo lời khuyên của một số người bạn đang làm việc trong ngành y tế.
Anh Tùng dùng thuốc điều trị triệu chứng, chuẩn bị thuốc hạ sốt, vitamin C và các lọai thuốc tăng cường đề kháng… Ba ngày sau khi nhận kết quả dương tính với Sars CoV-2, anh bắt đầu sốt liên tục.
Thời gian này, anh uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, tranh thủ xông mũi họng, súc nước muối cổ họng… Kiên trì thực hiện các biện pháp trên, đến ngày thứ 7, anh nhận thấy các triệu chứng suy giảm rõ rệt. Tuy vậy, anh lại mất hoàn toàn vị giác, khứu giác.
Anh Tùng đang điều trị tại bệnh viện. Sau đó 2 ngày, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Anh kể: “Tối hôm đó, tôi bắt đầu suy hô hấp, không còn thở bình thường được nữa. Tôi vẫn hít thở, vẫn thấy không khí vào nhưng có cảm giác phổi đã không còn nhận được oxy. Tôi thở gấp như cá trên cạn, chỉ biết há hốc miệng để lấy không khí nhưng vẫn vô cùng ngộp thở”.
Biết không thể tự “chiến đấu” tại nhà nữa, gia đình anh Tùng quyết gọi xe cấp cứu để anh được vào viện điều trị Covid-19. Sau ít phút, xe cấp cứu của bệnh viện Quận 7 nhận bệnh. Xe đến, anh Tùng gần như mất ý thức, không thể gắng gượng thêm.
Anh nói: “Lúc đó, khi nhân viên y tế đo chỉ số oxy cơ thể của tôi, tôi thấy chỉ số này chỉ còn khoảng 80%, trong khi nếu dưới 93% đã phải can thiệp y tế, cho thở oxy. Tôi cố lên xe và nghĩ người ta muốn chở đi đâu thì chở”.
“Sau đó, xe đến bệnh viện Quận 7. Tôi được đưa đến phòng xét nghiệm nhanh Covid-19, chụp hình phổi, làm xét nghiệm PCR. Cuối cùng, tôi được nhập viện điều trị. Và, chuỗi ngày đau đớn nhất bây giờ mới bắt đầu”, anh Tùng kể thêm.
Hai ngày đầu tiên trong chuỗi ngày điều trị bệnh, anh Tùng không thể di chuyển. Lúc ấy, anh có cảm giác hai lá phổi của mình đã bị virus phá nát. Anh chỉ có thể nằm ngửa để thở dốc, đứt quãng đầy mệt mỏi.
Mọi hoạt động đều khiến anh mệt mỏi, mất sức như muốn đứt hơi. Anh kể: “Bất kỳ sự di chuyển nào dù là nhỏ nhất như việc xoay người, ngồi dậy tại chỗ vào lúc này đều là cực hình đối với tôi. Chỉ cần xoay nhẹ người là mất hơi, thiếu oxy ngay lập tức”.
Suốt thời gian điều trị, máy thở và bình oxy là những thứ không thể thiếu đối với anh Tùng. “Hơn thế, lúc ấy, phần lưng đau buốt nên tôi không thể di chuyển. Tôi cứ mê man, ngủ chập chờn trong căn phòng với xung quanh là rất nhiều bệnh nhân đầy tiếng ồn và nóng nực”, anh kể thêm.
“Hãy biết sợ…”
Tình trạng đau nhức cơ thể, ngộp thở hành hạ Tùng hằng đêm. Tình trạng ấy khiến việc đi vệ sinh trở thành thách thức và là nỗi sợ của anh cũng như những bệnh nhân cùng phòng.
Anh kể: “Phòng tôi đang điều trị có nhà vệ sinh ở cuối hành lang. Mỗi ngày, tôi chỉ dám đi 1 lần vì không đủ oxy cho việc đi xa. Mỗi khi đi, tôi phải chuẩn bị rất lâu từ việc để sẵn đôi dép dưới sàn, đếm số bước chân… Khi đi là ngồi dậy, đi thật nhanh, khi về phòng cũng phải dứt khoát về thật nhanh”.
“Dẫu vậy, đa phần tôi sẽ gục ngã, thiếu oxy và phải ngồi thở giữa hành lang. Lúc này, lồng ngực như thắt lại, đau buốt, không khí không vào được bên trong. Nghỉ xong về đến phòng, tôi tiếp tục nằm thở dốc khoảng 10-15 phút nữa mới thở bình thường được”, anh nói.
Để cải thiện tình hình, anh được bệnh viện cho thở qua bình oxy. Có đêm, anh gọi bác sĩ để thay giúp anh từ 3-4 bình. Anh nói rằng, có những đêm, vì hết oxy và mệt mỏi, anh đã muốn bỏ cuộc vì “đau quá, thở rát hết cả người, không chịu nổi nữa”.
Tuy vậy, những suy nghĩ tiêu cực ấy thoáng qua rồi tan đi rất nhanh. Anh thấy mình còn trẻ, còn trách nhiệm với gia đình, xã hội và không thể đầu hàng trước bệnh tật. Anh kiên trì điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.
Sau chuỗi ngày điều trị, anh Tùng đang dần hồi phục. Đến ngày thứ tư, bác sĩ đồng ý cho anh được sử dụng máy thở do gia đình gửi vào. Đêm đó, anh có nhiều oxy hơn nhưng vẫn phải nằm dài bất động trên giường và không thể di chuyển. Nếu không, anh sẽ phải trả giá bằng những cơn hụt oxy tối tăm mặt mũi, phải thở dốc vài chục phút mới trở lại bình thường.
Những ngày sau đó, anh thở máy 24/24, chỉ cần thiếu máy thở, anh sẽ rơi vào tình trạng thiếu oxy đến cùng cực. “Tôi phụ thuộc máy thở đến nỗi từng nghĩ rằng cuộc sống rồi sẽ phải gắn bó vĩnh viễn với máy thở vì có vẻ phổi tôi đã hư hết rồi”, anh nói.
Thế nhưng, anh sớm lấy tinh thần lạc quan khi các bác sĩ điều trị cho biết, phổi sẽ tự phục hồi. Sự lạc quan ấy khiến anh mạnh mẽ, tự tin hơn trong cuộc chiến kéo dài với bạo bệnh. Đến ngày điều trị thứ 9, anh cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể mình.
Đôi lúc, anh tự tin tắt máy thở và thở tự nhiên dù chỉ trong thời gian rất ngắn. Lúc này, anh cũng cảm thấy tự xoay trở cơ thể và có thể đi xa hơn để lấy nước uống. Anh tự kiểm tra, đánh giá sức khỏe bản thân liên tục rồi tự vỡ òa hạnh phúc khi thấy rằng mình đã có thể quay về giường mà không thở gấp. Điều đó có nghĩa là phổi của anh đang tự phục hồi một cách ổn định.
Anh nói, anh đã điều trị tại bệnh viện được 10 ngày. Đến nay, anh cảm thấy sức khỏe đã tốt lên dù còn rất mệt. Tuy vậy, anh cho biết, có lẽ phổi của anh đã ổn định. Bởi, anh đã có thể ngủ qua đêm mà không cần máy thở.
“Theo thống kê, 80% ca F0 sẽ tự khỏi nhưng có thể mình sẽ nằm trong số 20% trở nặng còn lại. Hãy biết sợ. Hãy cố gắng thực hiện tốt quy tắc 5K, đeo khẩu trang và làm tốt mọi biện pháp để không nhiễm Covid-19. Bởi, khả năng lây nhiễm, bệnh chuyển biến nặng của biến thể Delta cực kỳ nguy hiểm”, anh Tùng khuyến cáo.
Bài:Nguyễn Sơn
Ảnh: Facebook nhân vật
Nữ Việt kiều 10 ngày đóng cửa, một mình chiến đấu với Covid-19
Ngày nhận kết quả dương tính với nCov, chị Cúc kiên cường đối mặt. Sau 10 ngày tự cách ly, điều trị trong nhà, chị đã khỏi bệnh và đang phục hồi sức khỏe.
">F0 nặng nằm viện: Tôi từng muốn buông xuôi, thật may đã phục hồi
Xem video: Đội phát cơm di động hỗ trợ người nghèo chống dịch
Đội phát cơm, thực phẩm di động
10h trưa, trời nắng chói chang, anh Trang Thanh Hải (40 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) điều khiển chiếc xe có gắn thùng chứa thực phẩm phía sau vào căn nhà số 10B (đường số 2, phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM).
Anh Hải vừa tình nguyện tham gia đội phát cơm di động do anh Nguyễn Tuấn Khởi, một giám đốc đam mê công tác thiện nguyện thành lập, để đưa thực phẩm đến cho người nghèo miễn phí.
Mỗi ngày, bếp cơm yêu thương nấu hơn 1.500 phần cơm để chờ đội phát cơm di động đến chở đi phát cho người nghèo. Mỗi ngày, anh đều đến địa điểm trên nhận các phần cơm, thực phẩm rồi rong ruổi trên khắp các tuyến đường để phát tặng người nghèo.
Trước đây, anh Khởi thành lập mô hình tủ lạnh cộng đồng để tặng thực phẩm cho người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, khi khu vực đặt tủ lạnh có ca nhiễm Covid-19, anh quyết định thành lập đội xe phát cơm di động.
10h mỗi sáng, đội phát cơm di động tập hợp, chở cơm đi khắp các ngả đường tặng người cần. “So với mô hình trước, đội cơm phát cơm di động sẽ đảm bảo công tác phòng dịch hơn vì người dân sẽ không tập trung một chỗ để nhận quà. Hơn thế, khi các tình nguyện viên chở cơm, thực phẩm đến tận tay cho người cần cũng sẽ hạn chế được tình trạng một người nhận cơm, quà nhiều lần”, anh Khởi nói.
Ngay khi hoàn tất ý tưởng và ra lời tuyển tình nguyện viên, anh Khởi đã nhận được rất nhiều lời đề nghị gia nhập đội phát cơm di động. Đến nay, đội đã có hơn 10 tình nguyện viên.
Mỗi ngày, khoảng 9h sáng, bếp cơm yêu thương tại số 10B (đường số 2, phường Hiệp Bình Chánh) của anh Khởi sẽ tổ chức nấu các phần cơm. 10h cùng ngày, các phần cơm đã được mọi người đóng gói cẩn thận, đợi đội xe đến nhận để chở đi phát.
Anh Hải đóng thùng chứa thực phẩm, chuẩn bị đi phát cơm. Anh Khởi cho biết, mỗi ngày, bếp yêu thương chuẩn bị khoảng 1500 phần cơm và đều được đội phát cơm di động chở đi phát tặng người nghèo. Anh nói: “Hoạt động này đã diễn ra từ ngày 30/6 với khoảng 10 tình nguyện viên luân phiên nhau nhận nhiệm vụ giao cơm”.
“Mọi người đều có nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có anh từng là giám đốc, có người đang chạy xem ôm, làm bảo vệ… Dịch bệnh, mọi người dù đang thất nghiệp nhưng vẫn tham gia, chở cơm đi tặng người nghèo”, anh Khởi nói và nhanh tay xếp những hộp cơm vào thùng chứa phía sau chiếc xe tay gas của anh Hải.
Chất đầy khoảng 50 phần cơm vào thùng, dù lưng đẫm mồ hôi, anh Hải vẫn tươi cười, kiểm tra lại xe, chuẩn bị cho một chuyến phát cơm trên các cung đường của quận Gò Vấp. Cùng lúc đó, các thành viên khác của đội cũng có mặt, tất tả chất cơm vào thùng.
Lên đường... Ai cũng cố gắng nhanh tay xếp các phần cơm để được đi phát cơm nhanh hơn. Họ lo nếu đi quá trễ, người nghèo sẽ không kịp nhận các phần cơm, canh, trái cây còn nóng, ấm.
Anh giám đốc, bác xe ôm đi phát cơm từ thiện
Đeo thêm một lớp khẩu trang, anh Hải chia sẻ, anh vốn là giám đốc một doanh nghiệp có trụ sở tại quận Gò Vấp. Tuy nhiên, khi dịch bùng phát, công việc làm ăn ngưng trệ, anh chuyển sang kinh doanh tự do.
“Trước đây, tôi vẫn thường xuyên làm từ thiện. Khi biết tin anh Khởi cần tình nguyện viên chở cơm đi phát tặng người nghèo, tôi xin tham gia. Tôi chở cơm vào các hẻm nhỏ, tuyến đường thường có người bán vé số, ve chai, xe ôm… ở quận Gò Vấp”, anh Hải nói.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Tâm (50 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) lại cho biết, anh sẽ chở cơm đến phát tại quận Bình Thạnh. Anh Tâm vốn chạy xe ôm mưu sinh. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, anh gần như không có khách, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
Gửi tặng cơm cho người cần. “Ế ẩm quá, tôi đến chỗ anh Khởi xin cơm từ thiện rồi tình cờ biết anh ấy cần tình nguyện viên chở cơm đi phát. Sẵn nghề chạy xe ôm, tôi xin tham gia và được nhận luôn. Những tưởng chỉ được góp chút sức giúp người khó khăn hơn, ai ngờ tôi còn được anh Khởi tặng quà, gửi tiền xăng”, anh Tâm nói.
Anh Khởi cho biết, dù có nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng các thành viên đội xe phát cơm di động hoạt động rất năng nổ, nhiệt tình và không cần bất cứ khoản hỗ trợ nào. Tuy nhiên, anh vẫn hỗ trợ chi phí xăng xe, tặng quà và bồi dưỡng thêm khoảng 300.000 đồng/tuần/người.
Sau ít phút sắp xếp các phần cơm, túi thực phẩm vào thùng, đội xe lần lượt nổ máy, rời bếp cơm yêu thương, tỏa đi các hướng để giao cơm miễn phí cho người cần.
Ngoài cơm, đội còn tặng các phần thực phẩm. Trên đường đi, mọi người điều khiển xe sát lề đường, chú ý quan sát, tìm người bán vé số, vô gia cư... Càng về trưa, trời càng nắng.
Sức nóng khiến chiếc áo khoác anh Hải đang mặc như ướt sũng mồ hôi. Di chuyển được ít phút, anh phát hiện chị Nguyễn Thị Mai (40 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa) đang đội nắng nhặt ve chai.
Anh dừng xe, mở thùng chứa cơm, lấy phần quà gồm trứng gà, mì tôm, xúc xích, bột nêm… đến gửi cho chị. Bất ngờ được nhận quà từ người lạ, chị Mai có phần bỡ ngỡ.
Chị ngơ ngác một hồi lâu và chỉ mỉm cười, nói lời cám ơn khi nhìn thấy dòng chữ “Cơm di động miễn phí” in trên chiếc thùng màu xanh đặt phía sau yên xe máy của anh Hải.
Cũng như anh Hải, những thành viên khác của đội phát cơm di động đều rong ruổi trên các tuyến đường tặng cơm, thực phẩm cho người nghèo. Họ quên đi cái đói, cái nắng như đổ lửa của đường phố Sài thành đi đưa cơm để nhận về lời cám ơn từ những người xa lạ.
Bài, ảnh, clip: Nguyễn Sơn
Việt kiều gửi gạo, nấu cơm từ thiện cùng người nghèo chống dịch
Nhận gạo, kinh phí từ những kiều bào ở nước ngoài, nhóm người thất nghiệp vì dịch Covid-19 cùng nhau mở bếp cơm từ thiện, nấu và phát cơm miễn phí cho người nghèo chống dịch.
">Đội xung kích đặc biệt: Giám đốc, xe ôm 'đua' nhau chuyển cơm phát thịt