Ngựa vằn giành giật sự sống trước hàm cá sấu (Video: Maasai Sightings).

Khoảnh khắc gay cấn khi cá sấu tấn công ngựa vằn được một du khách ghi lại ở Công viên quốc gia Maasai Mara (Kenya). Khi sự việc xảy ra, đàn ngựa vằn thản nhiên uống nước bên bờ sông mà chẳng hề hay biết mối nguy hiểm đang cận kề.

Khi cá sấu lao tới và tung ra cú cắn quyết định cũng là lúc đàn ngựa vằn nhận ra và bỏ chạy trong hoảng loạn. Tuy nhiên, một con trong đàn đã bị cá sấu ngoạm chặt vào chân sau.

Lúc này, cuộc chiến sinh tử giữa 2 sinh vật bắt đầu xảy ra. Cá sấu thì tìm cách dìm con vật xuống vùng nước sâu, còn ngựa vằn thì dùng mọi hơi sức để thoát ra.

Ngựa vằn thậm chí dùng mõm để cắn vào kẻ thù, dẫu nỗ lực này không thực sự thành công. Ai cũng nghĩ rằng cái chết sẽ là điều chờ đón ngựa vằn, do kích thước của con cá sấu là quá lớn.

Tuy nhiên trong thời khắc quyết định, cá sấu bỗng dưng buông lỏng hàm răng, tạo điều kiện cho ngựa vằn có thời cơ trốn thoát. Không bỏ lỡ cơ hội quý giá, ngựa vằn quẫy mạnh khỏi sự khống chế của cá sấu, rồi chạy một mạch về phía bờ.

Nỗ lực đáng kinh ngạc của ngựa vằn được đền đáp bằng chính mạng sống quý giá, dù phải lê theo cái chân bị thương khiến nó không thể di chuyển một cách bình thường.

Với các du khách, đây có lẽ là khoảnh khắc đáng kinh ngạc khi con ngựa vằn bất ngờ "lật ngược thế cờ" trong trận chiến vốn không cân sức với cá sấu.

Ngựa vằn giành giật sự sống trước hàm cá sấu - 1

Do khả năng di chuyển dưới nước bị hạn chế, ngựa vằn rất sợ phải đối đầu, và cũng hiếm khi sống sót nếu bị tấn công bởi cá sấu.

Thật vậy, cá sấu sông Nile phân bổ ở Nam Phi có thể đạt chiều dài 5,5m, nặng 700kg và sống tới cả trăm tuổi. Bên cạnh kích thước khổng lồ, chúng được đánh giá là loài săn mồi nước ngọt gây ra "nỗi kinh hoàng" bởi sở hữu hàm răng sắc nhọn và lực cắn rất mạnh.

Bất cứ con mồi nào xuất hiện trong tầm ngắm của chúng gần như không tránh khỏi cái chết, kể cả con người cũng không phải ngoại lệ.

Trong khi đó, ngựa vằn lại là loài rất phụ thuộc vào nguồn nước. Chúng thậm chí có thể di chuyển hàng chục km để tìm kiếm cho mình một nguồn nước an toàn.

Song nỗ lực này có thể khiến chúng phải đánh đổi cả mạng sống, bởi những con sông, con suối luôn tiềm ẩn nguy cơ có cá sấu phục kích. Không chỉ vậy, ngay cả những loài đi săn trên cạn như sư tử, linh cẩu... cũng thường xuyên ở gần nguồn nước để tìm kiếm cơ hội cho riêng mình.

Để thoát khỏi những kẻ săn mồi to lớn, ngựa vằn thường tìm cách bỏ chạy, và ít khi dám quay lại để tự vệ. Chúng có thể chạy với tốc độ từ 60-70 km trên một quãng đường dài.

Ngoài ra, chúng còn sở hữu một "vũ khí bí mật", đó là cú đá hậu bằng hai chân sau với lực cực mạnh. Bằng cách tự vệ này, ngựa vằn có thể làm vỡ quai hàm của những con thú săn mồi nếu chúng đứng trong tầm chân.

" />

Ngựa vằn giành giật sự sống trước hàm cá sấu

Ngựa vằn giành giật sự sống trước hàm cá sấu (Video: Maasai Sightings).

Khoảnh khắc gay cấn khi cá sấu tấn công ngựa vằn được một du khách ghi lại ở Công viên quốc gia Maasai Mara (Kenya). Khi sự việc xảy ra,ựavằngiànhgiậtsựsốngtrướchàmcásấbóng đá giao hữu quốc tế đàn ngựa vằn thản nhiên uống nước bên bờ sông mà chẳng hề hay biết mối nguy hiểm đang cận kề.

Khi cá sấu lao tới và tung ra cú cắn quyết định cũng là lúc đàn ngựa vằn nhận ra và bỏ chạy trong hoảng loạn. Tuy nhiên, một con trong đàn đã bị cá sấu ngoạm chặt vào chân sau.

Lúc này, cuộc chiến sinh tử giữa 2 sinh vật bắt đầu xảy ra. Cá sấu thì tìm cách dìm con vật xuống vùng nước sâu, còn ngựa vằn thì dùng mọi hơi sức để thoát ra.

Ngựa vằn thậm chí dùng mõm để cắn vào kẻ thù, dẫu nỗ lực này không thực sự thành công. Ai cũng nghĩ rằng cái chết sẽ là điều chờ đón ngựa vằn, do kích thước của con cá sấu là quá lớn.

Tuy nhiên trong thời khắc quyết định, cá sấu bỗng dưng buông lỏng hàm răng, tạo điều kiện cho ngựa vằn có thời cơ trốn thoát. Không bỏ lỡ cơ hội quý giá, ngựa vằn quẫy mạnh khỏi sự khống chế của cá sấu, rồi chạy một mạch về phía bờ.

Nỗ lực đáng kinh ngạc của ngựa vằn được đền đáp bằng chính mạng sống quý giá, dù phải lê theo cái chân bị thương khiến nó không thể di chuyển một cách bình thường.

Với các du khách, đây có lẽ là khoảnh khắc đáng kinh ngạc khi con ngựa vằn bất ngờ "lật ngược thế cờ" trong trận chiến vốn không cân sức với cá sấu.

Ngựa vằn giành giật sự sống trước hàm cá sấu - 1

Do khả năng di chuyển dưới nước bị hạn chế, ngựa vằn rất sợ phải đối đầu, và cũng hiếm khi sống sót nếu bị tấn công bởi cá sấu.

Thật vậy, cá sấu sông Nile phân bổ ở Nam Phi có thể đạt chiều dài 5,5m, nặng 700kg và sống tới cả trăm tuổi. Bên cạnh kích thước khổng lồ, chúng được đánh giá là loài săn mồi nước ngọt gây ra "nỗi kinh hoàng" bởi sở hữu hàm răng sắc nhọn và lực cắn rất mạnh.

Bất cứ con mồi nào xuất hiện trong tầm ngắm của chúng gần như không tránh khỏi cái chết, kể cả con người cũng không phải ngoại lệ.

Trong khi đó, ngựa vằn lại là loài rất phụ thuộc vào nguồn nước. Chúng thậm chí có thể di chuyển hàng chục km để tìm kiếm cho mình một nguồn nước an toàn.

Song nỗ lực này có thể khiến chúng phải đánh đổi cả mạng sống, bởi những con sông, con suối luôn tiềm ẩn nguy cơ có cá sấu phục kích. Không chỉ vậy, ngay cả những loài đi săn trên cạn như sư tử, linh cẩu... cũng thường xuyên ở gần nguồn nước để tìm kiếm cơ hội cho riêng mình.

Để thoát khỏi những kẻ săn mồi to lớn, ngựa vằn thường tìm cách bỏ chạy, và ít khi dám quay lại để tự vệ. Chúng có thể chạy với tốc độ từ 60-70 km trên một quãng đường dài.

Ngoài ra, chúng còn sở hữu một "vũ khí bí mật", đó là cú đá hậu bằng hai chân sau với lực cực mạnh. Bằng cách tự vệ này, ngựa vằn có thể làm vỡ quai hàm của những con thú săn mồi nếu chúng đứng trong tầm chân.