您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
‘Ngoại ngữ sẽ là môn thi tốt nghiệp bắt buộc’
NEWS2025-02-12 12:03:35【Ngoại Hạng Anh】3人已围观
简介- PGS. TS Mai Văn Trinh,ạingữsẽlàmônthitốtnghiệpbắtbuộlich thi đâu Cục trưởng Cục Khảo thí&Kiểm lich thi đâulich thi đâu、、
- PGS. TS Mai Văn Trinh,ạingữsẽlàmônthitốtnghiệpbắtbuộlich thi đâu Cục trưởng Cục Khảo thí&Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) khẳng định việc đưa ngoại ngữ thành môn thi tốt nghiệp bắt buộc là tất yếu, đang được thực hiện một cách có lộ trình và sẽ có thay đổi căn bản.
很赞哦!(7875)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Villarreal, 0h30 ngày 9/2: Chủ nhà sa sút
- Cách đăng ký 4G VinaPhone 1 ngày không giới hạn dung lượng
- Thầy giỏi không cần sách giáo khoa?
- Luận văn thạc sĩ của ĐH Giao thông bị bán chui ra ngoài
- Soi kèo góc Celta Vigo vs Real Betis, 20h00 ngày 8/2
- Sợi vải đặc biệt có thể biến quần áo thành… thiết bị nghe
- Ronaldo ghi bàn thắng thứ 916 trong sự nghiệp
- Vũ Duy Khánh bức xúc hot girl 17 tuổi tự nhận bạn gái
- Soi kèo góc Hellas Verona vs Atalanta, 21h00 ngày 8/2
- Nhật: Giáo dục trẻ vị thành niên phạm pháp bằng chó hoang
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Torino vs Genoa, 2h45 ngày 9/2: Điểm tựa sân nhà
- Nói về việc trường ĐH đầu tiên tham gia kiểm định chất lượng cấp khu vực, TS. Phạm Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) hy vọng việc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) tham gia kiểm định của AUN sẽ gây ảnh hưởng tới các trường đại học Việt Nam khác.
"Nếu chúng ta chấp nhận để cho họ chỉ ra những khiếm khuyết của mình, sau đó mình khắc phục, hoàn thiện, chắc chắn các trường sẽ mạnh hơn và có chất lượng hơn, từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế" - ông Thanh nêu quan điểm.
Bên lề Hội nghị thường niên cán bộ chủ chốt mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á về đảm bảo chất lượng, diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 30, 31/3, TS. Phạm Xuân Thanh cho biết: Hiện nay có 23 chương trình đại học của Việt Nam được Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) đánh giá và công nhận đạt yêu cầu của AUN. Ngoài ra một số chương trình kinh tế, kỹ thuật và công nghệ của các trường khác cũng đã được các tổ chức quốc tế công nhận.
TS. Phạm Xuân Thanh - Chúng tôi nghĩ thế này: Hầu như tất cả các trường ĐH dù yếu hay mạnh cũng có một chương trình tương đối mạnh, họ có thể đăng ký đánh giá bởi bộ tiêu chuẩn của AUN hay của quốc tế. Việc có một hoặc một vài chương trình đạt chuẩn khu vực sẽ khuyến khích cho các khoa, trường, các chương trình đấy học tập và noi theo.
Chỉ tính riêng với AUN, ông có cho rằng Việt Nam “đi” hơi chậm khi từ năm 2006 đến nay mới có 23 chương trình được đánh giá?
- Nếu so với các nước khác, con số 23 chương trình của Việt Nam không phải là ít. Chúng ta là một trong những nước tích cực với việc này. Có những nước mới chỉ có 1, 2 chương trình được đánh giá.
Vậy ông nhận xét như thế nào về việc ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) là trường đầu tiên của Việt Nam đăng ký kiểm định chất lượng cấp đơn vị vào năm nay?
- Khi triển khai đánh giá, các tổ chức bao giờ cũng cân nhắc làm gì trước - đánh giá các trường hay chương trình trước? Mỗi nơi có một cách tiếp cận, mỗi cái có một ưu thế riêng.
AUN đã lựa chọn triển khai đánh giá chương trình trước, vì chiến lược của họ là tập trung cải tiến các chương trình bên trong chất lượng đào tạo.
Đó là lý do mà từ năm 2006 đến nay chúng ta có 23 chương trình nhưng chưa có trường nào được AUN đánh giá.
Năm nay, ngoài việc tiếp tục đánh giá chương trình, AUN bắt đầu triển khai đánh giá nhà trường.
Tôi hy vọng việc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tham gia kiểm định của AUN sẽ gây ảnh hưởng tới các trường đại học Việt Nam khác, sẽ có nhiều trường hơn trở thành thành viên của các tổ chức đảm bảo chất lượng khu vực và quốc tế.
Nếu chúng ta chấp nhận để cho họ chỉ ra những khiếm khuyết của mình, sau đó mình khắc phục, hoàn thiện, chắc chắn các trường sẽ mạnh hơn và có chất lượng hơn, từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Còn nếu vẫn làm như trước đây, tự khen mình mà không biết bên ngoài đánh giá mình như thế nào thì không thể nào tốt được.
Đánh giá 90% chương trình đại học
Khó khăn và yếu kém của các trường đại học Việt Nam là gì khi tham gia đánh giá theo bộ tiêu chuẩn khu vực và thế giới, thưa ông?
- Việt Nam đào tạo đại học đã được một trăm năm, nhưng có điểm yếu là chúng ta không có các báo cáo, minh chứng về những việc đã làm. Các báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm không lưu trữ đầy đủ.
Các trường trên thế giới có thể không có những báo cáo như của chúng ta, thế nhưng văn hóa tự đánh giá đòi hỏi nhà trường phải định kỳ triển khai tự đánh giá. Và muốn thấy sự phát triển của trường nào, chỉ cần xem hệ thống báo cáo tự đánh giá của nhà trường.
Trong hơn 10 năm qua, với việc các trường đại học Việt Nam triển khai và tham gia đánh giá trong và ngoài nước, đã dần hình thành văn hóa minh chứng, đòi hỏi nhà trường lưu trữ lại tất cả hoạt động của mình. Và nếu như chúng ta làm được việc này, thì bản thân nhà trường cũng nhìn thấy được lộ trình triển khai, có động cơ để điều chỉnh hoạt động và các chương trình đào tạo để mạnh hơn.
Ông có thể nói rõ hơn về ảnh hưởng của kiểm định đến việc nâng cao chất lượng dạy và học?
- Có 2 loại đánh giá chính mà thế giới quan tâm, áp dụng, là đánh giá nhà trường và chương trình.
Hoạt động của một nhà trường rất rộng, nên khi đánh giá chỉ tập trung vào cách thức tổ chức, điều hành và hệ thống đảm bảo chất lượng.
Nhưng khi đánh giá chương trình cụ thể, thì rõ ràng là tập trung vào vấn đề dạy và học, xoay quanh sinh viên, giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất, học liệu, mức độ áp dụng kiến thức vào thực tiễn… Từ đó, các chuyên gia có ý kiến để nhà trường điều chỉnh.
Cách AUN lựa chọn triển khai đánh giá chương trình trước là hợp lý.
Nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ có câu hỏi “Tại sao ở trong nước thời gian vừa rồi chúng ta tập trung đánh giá nhà trường mà không tập trung đánh giá chương trình”, phải không?
Đúng vậy. Xin ông trả lời câu hỏi đó!
- Thực ra chúng ta mới bắt đầu làm công việc này từ năm 2002. Khi đó, nhân lực thiếu, chưa có nhiều kinh nghiệm, hơn 200 trường đại học có gần 3.000 chương trình. Vì những lý do này, và với mục đích yêu cầu các trường nhanh chóng đi vào guồng để xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, chúng tôi đã lựa chọn trước việc xây dựng bộ tiêu chuẩn của nhà trường và yêu cầu các trường tự đánh giá.
Với cách này, chúng tôi tác động tới cả hệ thống hơn 400 trường ĐH và CĐ. Tuy nhiên, dù cách tiếp cận này hiệu quả nhưng chưa đạt chất lượng như chúng tôi mong muốn.
Trong vài năm qua, chúng tôi đã ban hành 3 bộ tiêu chuẩn kiểm định chương trình. Hiện nay, chúng tôi đang trình ban hành bộ tiêu chuẩn dùng chung cho tất cả các chương trình giáo dục đại học. Và theo như thế hoạch đưa ra từ 2010, thì mục tiêu giai đoạn 2015 – 2020 sẽ có 90% số chương trình giáo dục đại học trong cả nước được đánh giá theo chuẩn này. Đây là mục tiêu rất lớn, nhưng rất cần thiết, nếu chúng ta muốn thay đổi chất lượng dạy và học trong nhà trường hiện nay.
Xếp hạng không phải để đề cao hay làm mất uy tín
Là người làm công tác kiểm định, ông hy vọng Việt Nam sẽ có trường xếp hạng cao trong khu vực không?
- Mục đích của chúng tôi là khuyến khích các trường đảm bảo chất lượng. Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng chúng ta sẽ nhanh chóng có được nhiều chương trình đạt được chuẩn quốc gia, của khu vực và sau đấy nữa là chuẩn quốc tế.
Chúng tôi chú trọng tới vấn đề cải tiến chất lượng chứ không phải xếp hạng.
Còn với sự quan tâm của bạn tới xếp hạng, tôi có quan điểm thế này: Thực ra xếp hạng là sự ghi nhận thành tích mà các đơn vị đạt được. Nhưng họ chỉ ghi nhận thành tích tại thời điểm đấy thôi, và không để ý quá trình trước đấy nhà trường phải đầu tư bao nhiêu công sức, thời gian để đạt mức chất lượng cao đấy. Chúng tôi quan tâm giai đoạn đầu, tức là giúp họ đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Khi họ vươn lên được rồi, chắc chắn họ sẽ được ghi nhận một cách dễ dàng.
Sau khi bản dự thảo dự thảo lần 1 Nghị định về phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học được đưa ra để lấy ý kiến đầu tháng 10/2014, thì đến thời điểm này, công việc đã thực hiện đến giai đoạn nào, thưa ông?
- Bộ GD-ĐT đã có văn bản trình thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Nghị định chưa ban hành. Nhưng điều đáng nói là ở đây, mục tiêu của việc phân tầng, xếp hạng là thúc đẩy quá trình cải tiến chất lượng, thúc đẩy các trường từng bước phấn đấu vươn lên, chứ không phải phân loại trường này tốt, trường kia xấu để đề cao hay làm mất uy tín của một số trường.
Xin cảm ơn ông.
Ngân Anhthực hiện
">'Tôi hy vọng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên sẽ gây ảnh hưởng...'
Tôi stress, mất phương hướng 2 năm qua
- Trong vai Vui phim "Bán chồng", khán giả không nhận ra một Anh Tú - hot boy làng hài. Sự chuyển hướng này chứng tỏ anh không muốn phát triển sự nghiệp của một diễn viên hài?
- Đúng thế. Tôi nhận ra mình rất khó để theo đuổi trở thành một diễn viên hài. Vai Vui là cơ hội để tôi xem thực lực của mình, có thể diễn được vai chính kịch được không. Tôi muốn chứng minh bản thân có thể làm hài và chính kịch.
Tôi mừng vì vai diễn và bộ phim Bán chồng được khán giả đón nhận. Thật sự tôi không nghĩ mình có thế mạnh về hài. Mặt và vóc dáng của tôi không hợp với hài. Tôi may mắn tham gia game show và giành giải quán quân Cười xuyên Việt.
Trải qua 3 năm theo đuổi và trải nghiệm, tôi nhận ra hài không phải là con đường phù hợp với mình lâu dài. Thật sự tôi có những nỗi niềm riêng. Khi tôi đóng hài, mọi người cứ mặc định tôi là kép. Tôi cũng cảm thấy mình hợp với vai kép hơn vì ngoại hình sáng sủa. Với gương mặt và vóc dáng như tôi, lựa vai rất khó. Tôi cần phải làm hài tình huống, hài nhân vật để bật ra tính cách.
Anh Tú cho rằng ngoại hình sáng làm anh khó khăn khi diễn hài.
- Từ bao giờ, anh mới nhận ra mình không phù hợp với việc theo đuổi con đường diễn hài?
- Sau khi đoạt giải quán quân Cười xuyên Việt, tôi bị bối rối, mất phương hướng trong hai năm. Tôi không biết mình phải đón nhận tình cảm của khán giả thế nào, trả lời báo chí ra sao. Tôi có phim, có game show, có kịch… nhưng không có gì nổi bật. Diễn hài trên sân khấu, tôi cảm giác mình bị gồng, không thể nhập vai tốt. Mỗi khi về nhà, tôi lại trăn trở, khóc, giận chính mình đã làm không tốt. Tôi không biết con đường mình đi thế nào.
Bạn bè trong giới, ai cũng có lối đi riêng. Họ cũng không thể biết mình đang gặp vấn đề gì. Nếu có, họ chỉ động viên tôi cố gắng. Tôi đặt nhiều câu hỏi, tìm chiếc chìa khóa cho sự nghiệp của mình. Tôi nghĩ nếu diễn hài khó khăn thì thử sức với chính kịch. Vì vậy khi biết tin đoàn phim Bán chồng casting, tôi đã đăng ký. Sau 4 lần cast, tôi được chọn vào vai Vui. Tiếp đó, tôi tham gia một dự án điện ảnh. Hóa thân vào các vai diễn khác hẳn mình trước đây, tôi cảm thấy được thỏa mãn.
- Hai năm qua, anh sống ra sao khi show diễn ít, mất phương hướng với nghề?
- Tôi sợ vay mượn nên có bao nhiêu xài bấy nhiêu. Nếu có tiền thì tôi mua đồ, chăm sóc bản thân nhiều. Nếu kiếm được ít tiền, tôi có thể trở lại mức sống ngày xưa và rất đơn giản. Trước đây, tôi vốn là dân lao động, làm phụ hồ, có khó khăn nào mà không trải qua.
Hai năm trước, tôi chỉ tham gia vài game show nhỏ. Tôi từng xin đóng không cát-xê để học hỏi, sợ quên nghề. Có lúc, tôi ở nhà suốt 2-3 tháng vì không nhận được bất cứ lời mời nào.
Trong tôi khi ấy là cảm giác sợ hãi bị khán giả lãng quên. Một Anh Tú thi Cười xuyên Việt từng được khán giả yêu thích nhưng hai năm trôi đi, tôi không có bất cứ sản phẩm, vai diễn tốt thì mọi người rồi sẽ quên. Một mình tôi cứ loay hoay với nhiều câu hỏi, đau buồn và chán chường. Sau này, đóng Bán chồng tôi mới thoát khỏi vỏ bọc bi quan.
- Với suy nghĩ yếm thế, anh có chạnh lòng khi chứng kiến đồng nghiệp cùng xuất phát từ Cười xuyên Việt như mình nhưng có bước tiến dài trong nghề?
- Tôi không so sánh với mọi người bởi xuất phát điểm của mình khác họ. Họ may mắn tìm được chìa khóa cho sự nghiệp của mình. Nhưng tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác chạnh lòng. Tôi buồn cho mình, cảm thấy mình dở thôi. Tôi không ghen tỵ hay hơn thua với ai. Tôi làm nghề với tâm thế bình yên, vô tư. Làm nghề diễn cần nhiều yếu tố để thành công chứ không hẳn tài năng quyết định.
Anh Tú của hiện tại không còn bi quan, buồn chán.
- So với một Anh Tú trước đây, anh của hiện tại đã có thay đổi thế nào?
- Tôi biết mình còn thiếu sót gì nên cố gắng trau dồi bản thân. Từ người lười đọc sách, cầm sách là ngủ, tôi đã đọc nhiều hơn, dành thời gian nghiền ngẫm bản thân. Ngoài ra, tôi còn đọc nhiều câu chuyện về cuộc sống, đạo Phật để hiểu hơn về chân lý cuộc sống. Nhờ đó, tôi không còn suy nghĩ tiêu cực, sợ hãi và bi quan. Tôi bi quan và tự ti từ nhỏ bởi ảnh hưởng từ hoàn cảnh khó khăn của gia đình.
Hiện tại, trước khi bắt đầu một công việc, tôi sẽ tính làm sao để thành công. Nếu thất bại thì mình tìm hiểu để rút kinh nghiệm. Và khi suy nghĩ mình thay đổi thì cuộc đời đã thay đổi.
Tôi thích yêu phụ nữ hơn tuổi
- Vui của "Bán chồng" rất chung tình nhưng ngoài đời, bạn bè nhận xét anh đa tình, đào hoa. Thực hư thế nào?
- Ngay cả danh xưng hot boy làng hài cũng là mọi người yêu quý đặt cho tôi. Tôi không thấy mình đẹp, mà chỉ là vẻ ngoài sáng sủa thôi. Nếu nói về đẹp trai như các bạn nam thần thì tôi không là gì. Mọi người nói tôi đào hoa có lẽ do bản tính dĩ hoà vi quý, không muốn làm ai buồn vì mình. Sau này, tôi nhận ra tính cách đó vô tình làm người khác ngộ nhận tình cảm.
Anh Tú phủ nhận tin yêu Nam Thư.
- Chuyện tình yêu của anh có sóng gió, cao trào như phim?
- Tôi yêu ít. Từ cấp ba đến bây giờ chỉ có 3 mối tình thôi. Mối tình thứ ba, tôi mới chia tay cách đây hơn một năm. Thời gian này cũng là lúc tôi rơi vào khủng hoảng, mất phương hướng với nghề.
Thú thật, tôi có sở thích quen người phụ nữ lớn hơn tuổi. Tôi thích sự sâu sắc, mặn mà của họ. Nhưng chính điều này lại làm khó chính tôi. Tôi không đủ sâu sắc, tinh tế và chưa có biểu hiện của một người trưởng thành dành cho họ. Lúc đầu, cả hai đến với nhau mọi thứ ổn nhưng sau này, mâu thuẫn càng nảy sinh, khiến tình cảm nhạt dần.
Hai bên cảm nhận không còn chung quan điểm sống. Tôi khuyên người đó không nghe và ngược lại. Do đó chuyện chia tay là tất yếu. Tới một lúc người đó nói “chúng ta nên dừng lại’ và tôi chấp nhận.
- Giữa lúc khủng hoảng, lại chia tay người phụ nữ mình tin tưởng, hẳn anh đã hụt hẫng?
- Tôi nghĩ mình mất đi một người bạn để mình chia sẻ. Hiện tại, tôi không chia sẻ với ai vì không tin ai cả. Nhiều lúc tôi muốn tâm sự với cô ấy nhưng nghĩ cả hai đã không còn liên quan, liệu mình tâm sự người ta có nghe không?
Anh Tú thừa nhận thích yêu phụ nữ hơn tuổi.
- Dường như anh vẫn còn tình cảm với bạn gái cũ?
- Đã yêu nhau thì tình cảm tất nhiên vẫn còn nhưng để quay lại với nhau thì không. Giữa cả hai có nhiều vấn đề, quay lại cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn nào đó.
- Mọi người tin rằng người yêu cũ của anh là Nam Thư. Từ khi cả hai chia tay, anh cũng không còn đóng cặp với cô ấy?
- Người cũ của tôi không phải Nam Thư đâu. Chúng tôi vẫn là bạn từ xưa tới bây giờ. Tôi không đóng chung với Nam Thư các dự án gần đây bởi cô ấy thay đổi ê-kíp. Không chỉ riêng tôi mà cả BB Trần, Hải Triều, Minh Dự cũng không xuất hiện trong các sản phẩm mới vì không có vai diễn phù hợp. Không thể nào chúng tôi cứ đóng tất cả các sản phẩm của Nam Thư. Mới đây, chúng tôi còn quay quảng cáo chung.
(Theo Zing)
Việt Hương, Nam Thư phát hoảng vì Mạc Văn Khoa bị xoay khớp tay
- Mạc Văn Khoa sửng sốt khi bị xoay khớp tay trong màn biểu diễn tại chương trình 'Người bí ẩn'.
">Anh Tú: 'Tôi thích phụ nữ hơn tuổi nhưng không phải Nam Thư'
1: Phím bên cạnh: Nhấn đúp để chạy ứng dụng camera
2: Phím âm lượng: Chụp ảnh
3: Biểu tượng cho cử chỉ giơ lòng bàn tay
Anh Hào
Hướng dẫn sử dụng Android 12 với những tính năng mới
Tạo giao diện đồng nhất, hỗ trợ chữ in đậm, hay chế độ dùng một tay là một vài trong số những tính năng mới đáng chú ý của Android 12.
">Cách chụp ảnh trên Galaxy Z Flip khi đang gập
Soi kèo phạt góc RB Leipzig vs St Pauli, 23h30 ngày 9/2
Đến nay, tổng số tên miền quốc gia .VN đang được duy trì hoạt động là 552. (Ảnh minh họa: Internet) Theo danh mục mới được ban hành, 50 tên miền .VN sẽ được đấu giá trong năm 2022 thuộc 6 danh mục: Tên miền cấp 2 .VN dùng riêng có 1 ký tự là số; tên miền cấp 2 .VN dùng riêng có 1 ký tự là chữ; tên miền cấp 2 .VN dùng riêng có 2 ký tự là số; tên miền cấp 2 .VN dùng riêng có 2 ký tự là chữ; tên miền cấp 2 .VN dùng riêng có 2 ký tự là chữ và số; và tên miền cấp 2 .VN dùng riêng có 2 ký tự số và chữ.
Cụ thể, các tên miền sẽ được VNNIC tổ chức đấu giá trong thời gian sắp tới gồm có: 1.vn, 2.vn, 8.vn; i.vn, s.vn, a.vn; 01.vn, 05.vn, 10.vn, 20.vn, 33.vn, 44.vn, 66.vn, 72.vn, 89.vn, 99.vn; aa.vn, ba.vn, ck.vn, dj.vn, ec.vn, fa.vn, ge.vn, hc.vn, ic.vn, jd.vn, kc.vn, lg.vn, mk.vn, nc.vn, ok.vn, pa.vn, sh.vn, ss.vn, ta.vn, tp.vn, us.vn, vj.vn, vt.vn, xe.vn; 3a.vn, 3n.vn, 4t.vn, 5s.vn, 6p.vn; e1.vn, f5.vn, g9.vn, q2.vn, z3.vn.
Danh mục tên miền .VN được đấu giá trong năm 2022. Việc đấu giá tên miền .VN được thực hiện theo hình thức đấu giá trực tuyến, tuân thủ những quy định của Luật Đấu giá tài sản, Nghị định 62 ngày 16/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Theo kế hoạch, các cuộc đấu giá tên miền .VN năm 2022 dự kiến được tổ chức trên trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến trong các tháng 10 và 11. Sau đó, kết quả đấu giá tên miền .VN sẽ được Bộ TT&TT phê duyệt và công bố.
Đấu giá quyền sử dụng tên miền Internet là việc xác định tổ chức, cá nhân được quyền đăng ký sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam .VN theo quy định pháp luật về đấu giá.
Việc xây dựng kế hoạch triển khai đấu giá tên miền .VN theo Quyết định 16 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 của VNNIC, bên cạnh các nhiệm vụ khác như: Xây dựng đề án sửa đổi chính sách phí, lệ phí tài nguyên Internet; Triển khai ứng dụng công nghệ xác thực định tuyến RPKI trên mạng Internet Việt Nam, đảm bảo an toàn hoạt động định tuyến mạng Internet...
Vân Anh
Điểm mới trong quy định về sử dụng tên miền .VN được áp dụng từ 7/2/2022
Một điểm mới trong Thông tư 21 có hiệu lực thi hành từ ngày 7/2/2022 là định hướng mở rộng không gian phát triển cho tên miền quốc gia Việt Nam .VN, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và chuyển đổi số.
">Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức đấu giá tên miền .VN
Dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hoa nằm ở vị trí "đất vàng" tại thành phố Thanh Hóa (Ảnh: Hoàng Dương).
Dự án được xây dựng trên diện tích hơn 40.000m2 đất của Công ty Tây Đô, do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 20/4/2005, tại Khu đô thị mới phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa (là tài sản Công ty Tây Đô thế chấp tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay).
Sau khi kê biên, thẩm định giá tài sản, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa thực hiện bán đấu giá theo hình thức trực tuyến. Qua 15 lần giảm giá và 19 lần bán đấu giá, ngày 7/3, tài sản đã được đấu giá thành công, người trúng đấu giá là Công ty TNHH Đầu tư TMD tổng hợp Phúc Thịnh, địa chỉ ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, với giá hơn 88 tỷ đồng.
Ngày 16/5, Cục THADS tỉnh Thanh Hóa đã thông báo cho Công ty Tây Đô và các tổ chức, cá nhân di dời khỏi khu Dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hoa, để bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá. Hết thời hạn thông báo nhưng Công ty Tây Đô và các tổ chức, cá nhân đang lưu trú, kinh doanh trong khu dự án không tự nguyện di dời.
Ngày 28/5, Cục THADS tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định cưỡng chế thi hành án, xây dựng kế hoạch cưỡng chế đối với Công ty Tây Đô.
Trong quá trình tổ chức thi hành án, Cục THADS tỉnh Thanh Hóa, Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đã nhận được nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Công ty Tây Đô.
Theo Chi cục THADS Thanh Hóa, những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Công ty Tây Đô đã được các đơn vị nêu trên xem xét, giải quyết và trả lời theo quy định.
Ngày 16/12, Cục THADS tỉnh Thanh Hóa sẽ áp dụng biện pháp Cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá.
Trong thời gian diễn ra việc cưỡng chế, Cục THADS tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị có liên quan cắt điện, nước, viễn thông toàn bộ khu vực Dự án Trường Tiểu học và THCS Thanh Hoa trước ngày 11/12.
">Sẽ cưỡng chế dự án trường tư thục ở vị trí "đất vàng" tại Thanh Hóa
Hai mẫu xe mới của Yamaha. (Ảnh: Phúc Vinh) Ở phiên bản mới, yên xe được thiết kế dài hơn, tạo cảm giác thoải mái cho người ngồi sau. Ngoài ra, cốp chứa đồ với dung tích rộng rãi đủ chứa được 2 mũ bảo hiểm nửa đầu, thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.
Yamaha Janus vẫn sử dụng động cơ 125cc, với công suất tối đa 7,0 kW và mô-men xoắn 9,6 Nm/5.500 vòng/phút.
Các tính năng trang bị trên xe gồm hệ thống khóa thông minh (trên phiên bản Đặc biệt và Giới hạn) với núm xoay giúp định vị tìm xe, mở/tắt khóa điện, mở/khóa cổ xe, mở yên xe.
Yamaha cho biết Janus hướng đến khách hàng nữ thế hệ Z (từ 18 – 22 tuổi) với giá bán khởi điểm từ 28,2 - 32,2 triệu đồng.
Ngoài Janus, Yamaha tung ra phiên bản mới của mẫu xe ga FreeGo. Mẫu xe cũng thay đổi định vị, hướng đến các khách hàng trẻ với giá bán 29,4 và 33,3 triệu đồng.
Phúc Vinh
Doanh số xe Hyundai, Toyota, VinFast, Honda tăng mạnh tại Việt Nam
Hyundai, Toyota, VinFast bán ra nhiều xe tại thị trường Việt Nam trong tháng 3, có hãng tăng gấp 3 lần doanh số.
">Yamaha tung bộ đôi Janus và FreeGo 2022