Tâm sự: Nửa đêm, mẹ chồng đuổi tôi ra khỏi phòng ngủ
Để được về chung một mái nhà với anh,âmsựNửađêmmẹchồngđuổitôirakhỏiphòngngủlịch c1 2024 tôi không nhớ đã phải trải qua bao nhiêu vòng “phỏng vấn”, thăm dò ý kiến và họp gia đình. Vì yêu anh nên tôi quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để về làm dâu trong một gia đình luôn coi con trai như vật báu.
Chồng tôi là con một, ngày nhỏ cũng suýt mất mạng vì rắn cắn, hay ốm đau nên bố mẹ chồng tôi càng thêm phần cưng nựng, yêu chiều. Đến khi lấy vợ anh vẫn được bố mẹ nâng như trứng mỏng. Dù gia đình có điều kiện, bố mẹ chồng tôi vẫn muốn sống chung để còn chăm chút cho cuộc sống đứa con trai độc nhất của ông bà.
Bố mẹ chồng tôi không bao giờ để chồng tôi phải đụng tay vào bất cứ việc gì. Việc lớn bé trong nhà đều do bố mẹ chồng tôi hoặc tôi đảm nhiệm. Anh chỉ có việc đi làm về là ăn cơm, tắm rửa, xem tivi hoặc chơi game giải trí.
Một vài lần tôi nhờ chồng giúp việc nhà, mẹ chồng tôi phát hiện ra đã tỏ thái độ vô cùng khó chịu. Lần đầu thấy chồng tôi đứng tráng bát đĩa giúp vợ, mẹ tôi chạy lại giật cái bát ra khỏi tay chồng tôi rồi nói:
- Con ra ngoài đi, để mẹ rửa cho. Việc của con không phải ở chỗ này.
Lần khác tôi nấu cơm, nhờ chồng thái giúp ít rau củ, chẳng may anh lại cắt vào tay. Chồng tôi chỉ bị sứt chút da và chảy một chút máu mà bố chồng tôi cuống quýt đi tìm đồ băng rửa vết thương, mẹ chồng tôi bù lu bù loa, xuýt xoa như thể anh bị thương nặng lắm. Sau đó bà quay sang nói với tôi:
- Lần sau con ngại nấu cơm thì đi mua đồ ăn sẵn. Từ nay đừng có nhờ chồng làm việc nọ việc kia.
Nhiều chuyện tương tự xảy ra, tôi không dám nhờ chồng làm bất cứ việc gì trong nhà nữa. Nhưng điều làm tôi khó chịu nhất là cách mẹ chồng tôi phản ứng khi “cục vàng” của bà bị ốm.
Ảnh minh họa |
Tối hôm ấy, chồng tôi kêu đau đầu, tôi xuống nhà lấy nước cho anh uống viên thuốc giảm đau. Gặp mẹ chồng ở bếp, thấy tôi nói anh bị đau đầu, mẹ chồng tôi ù ù chạy lên phòng, lật chăn ra để sờ trán, sờ người con trai rồi kêu lên hoảng hốt:
- Ối ông ơi, thằng Tùng nó sốt quá, người nóng như hòn than, ông lên xem con thế nào đi.
Tôi trấn tĩnh bà:
- Không sao đâu mẹ. Anh ấy chỉ hơi nóng đầu chút thôi ạ. Con vừa cặp nhiệt độ cho anh ấy rồi. Anh ấy chỉ cần uống viên thuốc là đỡ ngay thôi mẹ.
Tôi vừa dứt lời thì mẹ chồng tôi “bắn liên thanh”:
- Thế này mà bảo không sao à? Con chủ quan quá đấy. Nó có làm sao con còn lấy chồng khác được chứ bố mẹ thì không đẻ được đứa con trai khác nữa đâu. Mẹ nói luôn, tối nay con sang phòng khác ngủ, để mẹ ở lại với thằng Tùng, đêm hôm nhỡ nó có làm sao mẹ còn biết đường mà đưa đi viện. Con mẹ, mẹ chăm. Con ra ngoài ngay cho mẹ.
Thấy mẹ chồng đang nóng giận, tôi chẳng tranh luận làm gì. Và tôi biết với thái độ kiên quyết của bà, tôi cũng không thể nào chống lại. Tôi lặng lẽ ôm chăn gối sang phòng khác, nằm trằn trọc cả đêm. Đêm ấy, nước mắt tôi cứ trào ra, không ngăn lại được.
Càng ngày, tôi càng thấy mệt mỏi với kiểu yêu chiều con thái quá của bố mẹ chồng. Chồng tôi cũng không muốn bố mẹ quan tâm quá mức nhưng anh không dám phản ứng vì sợ bố mẹ tổn thương. Vậy tôi phải làm gì để thay đổi tình hình? Xin hãy cho tôi một lời khuyên để cuộc sống của tôi bớt phần căng thẳng.
Sắp mất nhà vì mẹ chồng mê cờ bạc, nợ nần chồng chất Mâu thuẫn lên đến cao trào khi mẹ chồng tôi nợ nần bên ngoài không trả được, chủ nợ thuê giang hồ đến tận nhà đòi tiền, siết nợ. |
Xúc động bức ảnh con gái chụp mẹ bị ung thư vú
Một số lưu ý truyền miệng trong dân gian về ngày Tết Đoan Ngọ như sau:
- Kiêng vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Trong ngày thường và đặc biệt là ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.
- Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống. Khi đi du lịch vào ngày này, dù xa hay gần, bạn cũng cần lưu ý giữ tiền bạc cẩn thận.
- Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ nếu đi du lịch hoặc đi xa và có ý định mua đồ lưu niệm nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà về.
- Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, không nên ở trong những phòng bài trí các đồ vật mang tính chất tôn giáo như tranh, tượng phật, thánh… Bởi tác dụng chính của những vật phẩm này là trấn áp tà khí, chứng tỏ phòng ốc đó có vấn đề.
- Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.
2. Những việc nên làm vào ngày Tết Đoan Ngọ
- Thực hiện nghi thức giết sâu bọ
Người xưa quan niệm trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở, gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả vào ngày 5/5. Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và diệt sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng bánh tro và hoa quả…
- Tắm nước lá từ thiên nhiên
Thông thường, vào ngày mùng 5/5, sau khi đã ăn cơm rượu để giết sâu bọ, mọi người sẽ tắm bằng nước đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre… Người xưa cho rằng: tắm lá mùi để mồ hôi toát ra, có cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn. Cách tắm này lại trị được cảm mạo bởi lá mùi là vị thuốc nam.
- Nên gội đầu, xông lá thơm
Chống lại cái nóng oi bức của giờ ngọ (ngày hè), mọi người già, trẻ thường đun các loại lá như bưởi, mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre... để tắm, xông phòng bệnh cảm mạo. Đặc biệt, phụ nữ còn gội đầu, mong muốn có một mái tóc đen, mượt, dài. Đây là một phương pháp chữa bệnh của người xưa, giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái, phấn chấn.
Chuyên gia phong thủy Song Hà