cong phuong.jpg
Công Phượng chọn ở lại Nhật Bản 

2. Những gì đang diễn ra, người hâm mộ Việt Nam rất mong Công Phượng trở lại V-League giống như Quang Hải, Văn Toàn nhằm cứu vãn sự nghiệp cũng như tìm cơ hội khoác áo tuyển Việt Nam.

Danh tiếng, năng lực của Công Phượng chắc chắn vẫn rất được các đội bóng ở V-League quan tâm và muốn có sự phục vụ từ chân sút này, nhưng đây là chuyện của đôi ba tháng trước.

Còn lúc này, Công Phượng trở về được hay không lại rất khó nói khi mùa giải mới đã khởi tranh, đồng thời cánh cửa chuyển nhượng giai đoạn 1 cũng khép lại đầu tháng.

Nếu muốn về V-League chơi bóng, Công Phượng phải đợi tới tháng 2/2024 ở giai đoạn chuyển nhượng giữa mùa mới có thể được ra sân thi đấu.

Tình cảnh là ngặt nghèo, chưa nói số lượng các đội bóng có khả năng cần hoặc chi trả mức lương cho Công Phượng tại V-League lúc này không nhiều nên chuyện quay về còn bỏ ngỏ.

3. Chuyển tới Yokohama FC từ cuối năm 2022, nhưng tới lúc này chân sút tới từ Việt Nam mới chỉ ra sân vỏn vẹn 2 lần ở J-League Cup và một lần vào sân từ ghế dự bị trận gặp Nagoya Grampus FC hồi tháng 4 và chơi vỏn vẹn 2 phút.

cong phuong 6.jpg
hay V-League nhằm trở lại tuyển Việt Nam đang là câu hỏi rất lớn đối với chân sút người xứ Nghệ

Công Phượng khó cạnh tranh một vị trí chính thức đã đành, thậm chí chân sút từng là một phần rất quan trọng của tuyển Việt Nam còn không nằm trong kế hoạch sử dụng của HLV Shuhei Yomoda khiến mọi thứ rất mù mịt.

Nhưng như đã nói, việc đội nhà xuống hạng lại mở ra cơ hội cho Công Phượng nếu như không nằm trong kế hoạch cải tổ, thay thế nhân sự của Yokohama FC khi chơi tại J-League 2 mùa tới.

Có nghĩa, J-League 2 là vừa tầm cho Công Phượng (dù thực tế ở chuyến đi tới Nhật lần đầu tiên chân sút của tuyển Việt Nam cũng thất bại trong việc cạnh tranh vị trí) có thể tìm suất thi đấu, sau một vài năm trưởng thành, kinh nghiệm hơn.

Cơ hội xuất hiện không đồng nghĩa là chắc chắn. Muốn ra sân thi đấu và hoàn tất giấc mơ toả sáng ở nước ngoài thì có lẽ chân sút người xứ Nghệ cần phải tính khác thay vì bám trụ tại Nhật Bản, kể cả đó đươc coi như quê hương thứ 2 của Công Phượng.

" />

Công Phượng ở lại Nhật cũng khó, về cũng chẳng xuôi

1. Ngày 3/12 tới,ôngPhượngởlạiNhậtcũngkhóvềcũngchẳngxuôlichbongda đội bóng của Công Phượng là Yokohama FC sẽ ra sân trong trận đấu cuối cùng mùa giải 2023 với hy vọng lách qua khe cửa hẹp để trụ hạng.

Cơ hội cho Yokohama FC không nhiều, bởi họ buộc phải chiến thắng với một tỉ số cách biệt trước Kashima Antlers FC đồng thời đối thủ cạnh tranh trực tiếp Kashiwa Reysol FC cũng phải thua “tan nát” trước Nagoya FC.

Nhiệm vụ này gần như bất khả thi nếu nhìn phong độ của Yokohama FC mùa này. Thậm chí điều đó khó tới mức nhiều người ví Công Phượng lần đầu tiên được ra sân ở J-League có khi còn dễ hơn rất nhiều.

Yokohama FC nhiều khả năng sẽ xuống hạng, nhưng đây không phải vấn đề mà người hâm mộ Việt Nam quan tâm, thay vào đó chỉ là chuyện tương lai Công Phượng.

cong phuong.jpg
Công Phượng chọn ở lại Nhật Bản 

2. Những gì đang diễn ra, người hâm mộ Việt Nam rất mong Công Phượng trở lại V-League giống như Quang Hải, Văn Toàn nhằm cứu vãn sự nghiệp cũng như tìm cơ hội khoác áo tuyển Việt Nam.

Danh tiếng, năng lực của Công Phượng chắc chắn vẫn rất được các đội bóng ở V-League quan tâm và muốn có sự phục vụ từ chân sút này, nhưng đây là chuyện của đôi ba tháng trước.

Còn lúc này, Công Phượng trở về được hay không lại rất khó nói khi mùa giải mới đã khởi tranh, đồng thời cánh cửa chuyển nhượng giai đoạn 1 cũng khép lại đầu tháng.

Nếu muốn về V-League chơi bóng, Công Phượng phải đợi tới tháng 2/2024 ở giai đoạn chuyển nhượng giữa mùa mới có thể được ra sân thi đấu.

Tình cảnh là ngặt nghèo, chưa nói số lượng các đội bóng có khả năng cần hoặc chi trả mức lương cho Công Phượng tại V-League lúc này không nhiều nên chuyện quay về còn bỏ ngỏ.

3. Chuyển tới Yokohama FC từ cuối năm 2022, nhưng tới lúc này chân sút tới từ Việt Nam mới chỉ ra sân vỏn vẹn 2 lần ở J-League Cup và một lần vào sân từ ghế dự bị trận gặp Nagoya Grampus FC hồi tháng 4 và chơi vỏn vẹn 2 phút.

cong phuong 6.jpg
hay V-League nhằm trở lại tuyển Việt Nam đang là câu hỏi rất lớn đối với chân sút người xứ Nghệ

Công Phượng khó cạnh tranh một vị trí chính thức đã đành, thậm chí chân sút từng là một phần rất quan trọng của tuyển Việt Nam còn không nằm trong kế hoạch sử dụng của HLV Shuhei Yomoda khiến mọi thứ rất mù mịt.

Nhưng như đã nói, việc đội nhà xuống hạng lại mở ra cơ hội cho Công Phượng nếu như không nằm trong kế hoạch cải tổ, thay thế nhân sự của Yokohama FC khi chơi tại J-League 2 mùa tới.

Có nghĩa, J-League 2 là vừa tầm cho Công Phượng (dù thực tế ở chuyến đi tới Nhật lần đầu tiên chân sút của tuyển Việt Nam cũng thất bại trong việc cạnh tranh vị trí) có thể tìm suất thi đấu, sau một vài năm trưởng thành, kinh nghiệm hơn.

Cơ hội xuất hiện không đồng nghĩa là chắc chắn. Muốn ra sân thi đấu và hoàn tất giấc mơ toả sáng ở nước ngoài thì có lẽ chân sút người xứ Nghệ cần phải tính khác thay vì bám trụ tại Nhật Bản, kể cả đó đươc coi như quê hương thứ 2 của Công Phượng.