您现在的位置是:NEWS > Bóng đá

Ba lần 'hóa giải' căng thẳng giữa phụ huynh và học trò của thầy giáo Sài Gòn

NEWS2025-01-20 03:37:18【Bóng đá】2人已围观

简介Đã có hơn 25 năm trong nghề dạy học,ầnhóagiảicăngthẳnggiữaphụhuynhvàhọctròcủathầygiáoSàiGòtỷ số bóngtỷ số bóng đá đứctỷ số bóng đá đức、、

Đã có hơn 25 năm trong nghề dạy học,ầnhóagiảicăngthẳnggiữaphụhuynhvàhọctròcủathầygiáoSàiGòtỷ số bóng đá đức thầy giáo Võ Anh Triết (TP.HCM) có dịp tiếp xúc với rất nhiều học trò có hoàn cảnh khác nhau. Và không ít em gặp vấn đề trong mối quan hệ với cha mẹ khi bước vào tuổi dậy thì.  

Thầy Triết nói rằng chỉ cần dạo một vòng Facebook sẽ thấy nhiều người trẻ tuổi chán chường gia đình, nơi mà cha mẹ ngăn cản họ đủ điều: không cho yêu đương, không cho chơi xa, không cho về trễ... và còn nặng lời nữa. Và vì thế, nhiều thanh, thiếu niên ước ao được xổ lồng, thoát khỏi nơi tù túng ấy.

“Những điều cha mẹ làm không vì bản thân mà vì những đứa con. Không phải cha mẹ nào cũng tâm lý và khéo léo, nhưng chắc chắn một điều là, chính vì thương con, họ mới lo lắng như vậy, và chính điều đó đã làm những đứa con bực mình, và thậm chí là tức giận”.

Thầy Triết chia sẻ một số câu chuyện và cách thầy hoá giải, để cha mẹ và con cái gần nhau hơn, tránh những hệ luỵ không ai có thể ngờ.

{ keywords}
Thầy giáo Võ Anh Triết

Cơn giận của người thầy

Đó là một phụ huynh lam lũ, chia sẻ với thầy rằng dạo này con chị suy nghĩ lệch lạc. “Con bảo tôi xã hội này học để làm gì, con đòi nghỉ học đi bán cà phê, rồi hở ra tí là đòi chết đi cho rồi”.

Chị kể mình bán vé số, chồng phụ bán hàng ngoài tiệm vải, bốc vác hàng hóa cho khách. Chị bảo hai vợ chồng cực không sao, nhưng con suy nghĩ lệch lạc chị buồn lắm, nhờ thầy giúp. Rồi chị đứng khóc.

Hôm đó vào lớp, sửa bài thi xong, thầy Triết chọn cách nói chuyện với học trò ngay trên lớp, nhưng không cho cả lớp biết đang nói về ai.

“Tôi đã bảo đấy là thằng đàn ông tồi tệ, vì đã làm cho người phụ nữ vĩ đại của mình đau lòng. Tôi bảo từng ngày đi học, mặc đồ đàng hoàng tươm tất, ăn uống đủ đầy, mọi thứ từ mồ hôi khuân vác của ba nó, và từ những tấm vé số của mẹ. Tôi bảo lẽ ra con phải biết nghĩ hơn, phải biết thương họ hơn, để từ đó lo lắng học hành để chăm lo cho họ, cho họ cuộc sống tốt hơn sau này.

Tôi bảo học để làm gì ư, hãy đừng đọc báo con nhà nghèo vượt khó làm gì, nhìn thầy đây, là ví dụ điển hình về việc học để làm gì, về việc học tập làm thay đổi cuộc sống. Nếu ngày xưa mẹ thầy không cho đi học, giờ này thầy vẫn đang cuốc đất, vẫn phải lay lắt sống từng ngày”.

Thầy Triết bảo rằng còn chuyện hở ra thì muốn chết là tồi tệ và hèn nhát. 

Sau cơn phẫn nộ của người thầy, cả lớp lặng yên, trầm tư lắm. Cậu học trò ngồi nhìn thầy trân trân. 

Cuối giờ, cậu bé mang tập lên cho thầy kiểm tra. “Tôi nói trong cổ họng, giọng gằn xuống cho vừa đủ nghe, "liệu hồn đấy nhá”. Nó cười”.

{ keywords}
Thầy Triết cùng học trò kêu gọi mọi người đặt lịch Cơm Có Thịt

Lá thư gửi học trò

Một tối cách đây chưa lâu, có một người phụ nữ gọi điện cho thầy Triết. Vừa giới thiệu xong thì chị khóc và nói “Thầy ơi, giờ tôi chỉ muốn chết...”.

Khi nguôi khóc, chị kể câu chuyện của mình và con, đặc biệt là mối quan hệ hiện tại của hai mẹ con.

Chị bị bệnh hiểm nghèo, thời gian không còn nhiều lắm. Còn cô học trò, con chị, gặp nhiều khó khăn khi đến lớp. Con không tập trung trong giờ học, không chép bài, không giao tiếp với nhiều bạn bè. Và từ đó, cô bé trở nên cá biệt, rồi thầy cô không thể chấp nhận.

Câu chuyện của mẹ và con là câu chuyện một người mẹ không còn nhiều thời gian để sống, để lo cho con. Vậy nên mẹ luôn vội vã, nóng nảy khi thấy con mình trượt dài. Mẹ nóng, mắng con nhiều khi nặng nề. Con không vui, rồi cũng cự cãi với mẹ. Cả hai người làm tổn thương nhau, và trong mắt con mẹ hung dữ, ác độc.

Khi đọc được những dòng nhật ký của con, chị khuỵ ngã.

Tối đó, thầy Triết bảo với người mẹ rằng chị sai rồi khi mắng chửi con nặng nề như thế. Thầy bảo mẹ hãy xin lỗi con, hãy biến những ngày mẹ còn sống thành những ngày vui dành cho con.

Với cô học trò, thầy Triết chọn cách viết một lá thư đăng luôn trên trang Facebook cá nhân.

Trong thư, thầy Triết kể lại cuộc nói chuyện với người mẹ và nhắn nhủ người con rằng “Còn con thì chắc là cũng phải nghĩ lại, con à! Con còn bao ngày có mẹ, con biết không?...

Mẹ bảo con thích đọc những gì thầy viết, và con chờ đợi đến ngày vào lớp của thầy. Thầy rất vui vì biết điều đó, thầy cám ơn con. Nhưng thầy ngạc nhiên vì những gì thầy viết và con đọc được không giúp được cho con nhiều. Và thật tình con biết không, nếu con cứ thế, con sẽ không thể thành học trò thầy được. Nhưng thầy tin con làm được, sau khi con đọc được bài này!

Vậy nhé. Chúc con có những ngày tết vui như tết, chúc con có những ngày tết hạnh phúc vì còn có mẹ...”.

12 giờ sau khi thầy đăng bức thư, thầy Triết đã nhận một cuộc gọi từ người mẹ.

Chị bảo sau khi nói chuyện với thầy xong đã nhận ra mình sai với con nhiều lắm. Chị xin lỗi con vì thường la mắng nặng lời. Rồi sáng nay, trước khi đi học, con ôm chị và bảo “Mẹ con mình xí xoá nhé, mẹ cứ la mắng con, nặng lời như trước giờ cũng được, nhưng phải quan tâm con nhiều hơn nghe mẹ”.

“Hãy nói chuyện và cười nhiều hơn với cha mẹ”

{ keywords}
 

Với trường hợp khác, thầy Triết chọn cách trò chuyện trực tiếp với cậu học trò lớp 10, ngay trong giờ học.

“Sáng hôm qua thầy và ba con nói chuyện với nhau hơn một tiếng đồng hồ về con. Ba con bảo rất lo lắng, con không nói chuyện, không chia sẻ, con không cười khi về nhà, con vào phòng, chẳng buồn kéo rèm, ba nói chuyện với con, con chẳng buồn trả lời, con chỉ im lặng. Có đúng thế không?” – thầy Triết kể lại cuộc hội thoại với trò.

Nghe thầy nói, cậu học trò im lặng. Thầy Triết kể tiếp rằng đã nói với ba của cậu bé là con anh có phát âm tốt lắm, nhưng học hành đầu óc vẩn vơ. “Hôm qua không đem sách, không chép bài bị tôi quát, vậy mà lát sau tôi kể chuyện tếu nó cười còn hơn các bạn, nhìn nó cười rạng rỡ và đẹp lắm”.

Khi đó, cả lớp và trò cười ồ lên.

Tiếp tục đặt câu hỏi cho trò rằng có ghét mình không khi trong lớp gọi cậu nhiều hơn các bạn khác, thầy giáo này chia sẻ sự khác nhau giữa hai thầy trò.

Con biết con và thầy khác nhau gì không? Đừng bảo sự khác biệt đó là thầy là thầy, và con là trò. Không phải. Cả hai chúng ta đều là đàn ông, nhưng con có cha, còn thầy thì không, thầy từng có cha trước khi thầy hai tuổi. Con may mắn hơn thầy.

Con biết không, hôm nay con có cha, có gia đình, chưa chắc ngày mai con còn họ. Ba con cần nhìn thấy con vui vẻ hơn, học tập tốt hơn, quan tâm tới mọi người nhiều hơn, nói chuyện nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Con hiểu không?”.

Tiếp đó, thầy đề nghị cậu học trò của mình vào lớp tập trung hơn, lắng nghe nhiều hơn. Và “tối nay đi học về hãy tạo sự khác biệt, bằng cách nói chuyện với ba mẹ, cười nhiều hơn, được chứ?”.

Cậu học trò đã hứa.

Thầy Triết bảo thật ra luôn có tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Nhưng cuộc sống bận rộn, hối hả, lo toan của ba mẹ và việc học hành nặng nề với những áp lực vô tình của con tạo khoảng trống giữa hai bên.

"Khi ai đó đánh thức tình yêu thương đó, nó sẽ trỗi dậy và mạnh mẽ, lung linh vô cùng. Ngoài việc dạy chữ, một người thầy cũng là người có trách nhiệm làm điều đó khi cần" - thầy Triết bày tỏ.

Phương Chi

Những hình ảnh 'khác thường' của một hiệu trưởng

Những hình ảnh 'khác thường' của một hiệu trưởng

Mới đây, những bức ảnh chụp vội, có chất lượng không cao về một thầy hiệu trưởng trường tiểu học đã nhận về hàng nghìn lượt yêu thích và bình luận.

很赞哦!(9571)