您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Soi kèo góc Empoli vs AC Milan, 0h00 ngày 9/2
NEWS2025-02-12 21:24:26【Thế giới】2人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 08/02/2025 05:25 Kèo phạt góc lịch thi đấu giải vô địch quốc gia ýlịch thi đấu giải vô địch quốc gia ý、、
很赞哦!(5441)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Atletico Madrid, 03h00 ngày 9/2
- Căn nhà kiểu resort 2.000m2 ven Hà Nội
- Real Madrid thắng Chelsea 2
- Ông Kim Jong Un yêu cầu hải quân Triều Tiên sẵn sàng cho xung đột
- Nhận định, soi kèo Deportivo Alaves vs Getafe, 20h00 ngày 9/2: Chưa thể thoát khỏi nhóm cầm đèn đỏ
- MU thay 'chân gỗ' Weghorst bằng Kolo Muani
- Án phạt cho dự án huy động vốn trái phép, cưỡng chế loạt biệt thự xây 'chui'
- Bà Rịa – Vũng Tàu quy định mới tách thửa đất ở
- Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Tottenham, 00h35 ngày 10/2
- Thu nhập 30 triệu đồng/tháng, gia đình trẻ vẫn hẹp cửa mua nhà TP.HCM
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSM Makassar, 15h30 ngày 10/2: Tiếp tục gieo sầu
Ngày giờ Cặp đấu Trực tiếp V-LEAGUE 2023 - VÒNG 6 13/04 19:15 Hà Nội 3-0 Hải Phòng FPT Play, VTV5 13/04 19:15 TP.HCM 1-1 Bình Định FPT Play, HTV Thể thao UEFA EUROPA LEAGUE 2022/23 – TỨ KẾT LƯỢT ĐI 13/04 23:45 Feyenoord 1-0 Roma FPT Play 14/04 02:00 MU 2-2 Sevilla FPT Play Leverkusen 1-1 Saint Gilloise FPT Play Juventus 1-0 Sporting Lisbon FPT Play UEFA EUROPA CONFERENCE LEAGUE 2022/23 – TỨ KẾT LƯỢT ĐI 13/04 23:45 Gent 1-1 West Ham FPT Play 14/04 02:00 Anderlecht 1-0 AZ Alkmaar FPT Play Lech Poznan 1-2 Fiorentina FPT Play Basel 1-2 Nice FPT Play VĐQG ARGENTINA 2023 – VÒNG 11 14/04 00:00 Arsenal Sarandi 2-3 Godoy Cruz 14/04 02:30 Colon 2-0 Talleres 14/04 05:30 River Plate 3-0 Gimnasia La Plata 14/04 07:30 Tigre 1-0 Sarmiento VĐQG MEXICO 20223 – VÒNG 16 14/04 10:05 Atletico San Luis 2-0 Juarez CONCACAF CHAMPIONS LEAGUE 2022/23 – TỨ KẾT LƯỢT VỀ 14/04 09:00 Tigres UANL 5-0 Motagua
">Ngày giờ Cặp đấu Trực tiếp V-LEAGUE 2023 - VÒNG 6 13/04 19:15 Hà Nội 3-0 Hải Phòng FPT Play, VTV5 13/04 19:15 TP.HCM 1-1 Bình Định FPT Play, HTV Thể thao UEFA EUROPA LEAGUE 2022/23 – TỨ KẾT LƯỢT ĐI 13/04 23:45 Feyenoord 1-0 Roma FPT Play 14/04 02:00 MU 2-2 Sevilla FPT Play Leverkusen 1-1 Saint Gilloise FPT Play Juventus 1-0 Sporting Lisbon FPT Play UEFA EUROPA CONFERENCE LEAGUE 2022/23 – TỨ KẾT LƯỢT ĐI 13/04 23:45 Gent 1-1 West Ham FPT Play 14/04 02:00 Anderlecht 1-0 AZ Alkmaar FPT Play Lech Poznan 1-2 Fiorentina FPT Play Basel 1-2 Nice FPT Play VĐQG ARGENTINA 2023 – VÒNG 11 14/04 00:00 Arsenal Sarandi 2-3 Godoy Cruz 14/04 02:30 Colon 2-0 Talleres 14/04 05:30 River Plate - Gimnasia La Plata 14/04 07:30 Tigre - Sarmiento VĐQG MEXICO 20223 – VÒNG 16 14/04 10:05 Atletico San Luis - Juarez CONCACAF CHAMPIONS LEAGUE 2022/23 – TỨ KẾT LƯỢT VỀ 14/04 09:00 Tigres UANL - Motagua Kết quả bóng đá hôm nay 14/4
Vừa qua, Bộ Tài chính có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn chủ trương cho phép bổ sung cơ chế để học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn được xem xét vay vốn ưu đãi từ gói tín dụng tại Nghị quyết số 68/NQ-CP để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến.
Đồng thời, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu bổ sung chính sách này trong quá trình báo cáo cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP.
Xét đề nghị trên của Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính và giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo Chính phủ về việc bổ sung chính sách về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến trong quá trình sửa đổi Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, theo đề xuất của Bộ Tài chính, đối tượng vay vốn là học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có bố hoặc mẹ mất do dịch Covid-19 và chưa có máy tính để học tập trực tuyến (đối tượng học sinh, sinh viên khó khăn được hỗ trợ bám sát theo chủ trương hỗ trợ của Chương trình “Sóng và máy tính cho em”), chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến dưới mọi hình thức.
Dự kiến tổng nguồn vốn cho vay là khoảng 3.500 tỷ đồng. Mức cho vay được đề xuất tối đa là 7 triệu đồng/học sinh, sinh viên.
Thời hạn cho vay dưới 1 năm, tương tự như đối với chính sách hỗ trợ cho vay trả lương theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Lãi suất cho vay là 0%/năm; lãi suất nợ quá hạn là 6,6%/năm (bằng lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay).
Thanh Hùng
Chăm lo cho học sinh bây giờ là lo cho cả một thế hệ trong tương lai
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ủng hộ chương trình 'Sóng và máy tính cho em' là một hành động mang tinh thần giáo dục sâu sắc về tình yêu thương và trách nhiệm xã hội cho học sinh.
">Nghiên cứu hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính học trực tuyến
Đại dịch Covid-19 gây bao khó khăn, nhưng vẫn có nhiều lý do để mọi người muốn ‘nhảy việc’. Có người nhận ra mình thích WFH hơn nên muốn tìm một công việc cho phép làm từ xa. Có người thất vọng với cách công ty đối xử với nhân viên trong thời kỳ khủng hoảng. Người khác thì cảm thấy kiệt sức khi phải cân bằng giữa trách nhiệm nặng nề của công việc hiện tại và cuộc sống gia đình, hoặc đã tìm ra hướng đi mới cho sự nghiệp sau thời gian giãn cách.
Cho dù động lực là gì, những ai muốn thay đổi công việc trong mùa dịch sẽ có không ít đắn đo. Để đưa ra quyết định ở lại hay ‘dứt áo ra đi’, trước hết hãy tự hỏi 7 câu dưới đây để đánh giá tình hình một cách bao quát nhất.
Covid-19 có làm thay đổi thứ tự ưu tiên của bạn không?
Quan điểm của chúng ta về cuộc sống có thể thay đổi trong và sau đại dịch Covid-19. Đối với nhiều người, Covid-19 khiến họ nhìn nhận lại điều gì mới thực sự quan trọng.
Làm việc cặm cụi 60h/tuần có thể đột nhiên trở thành ý tưởng tồi tệ sau khi bạn có khoảng thời gian dài WFH. Chăm sóc bản thân và gia đình trở thành ưu tiên mới khi bạn nhận ra mình đã dành quá nhiều thời gian cho công việc.
Hãy liệt kê điều gì quan trọng nhất với bạn lúc này và xem danh sách đó khác gì thời điểm trước đại dịch không. Nếu không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tự hỏi bản thân: Tôi thích làm gì nhất khi không làm việc? Câu hỏi này sẽ giúp xác định điều gì khiến bạn hạnh phúc hơn.
Sau đó, hãy xem công việc hiện tại có gì thay đổi từ khi đại dịch bắt đầu không. Bước cuối cùng là đánh giá xem công việc này có còn phù hợp với thứ tự ưu tiên mới của bạn không. Nếu không, có thể đã đến lúc tìm việc làm mới.
Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?
Câu hỏi này liên quan chặt chẽ với câu trên. Đại dịch có thể thay đổi mục tiêu dài hạn của bạn. Có những điều trước đây không có trong kế hoạch 1 năm hay 2 năm, ví dụ như đổi ngành nghề, startup, làm freelancer… nhưng Covid-19 ập đến và khiến bạn nhận ra mình không muốn trì hoãn việc theo đuổi ước mơ nữa.
Hoặc đôi khi Covid-19 khiến một số người nhận ra mình cần một thử thách hoặc bước nhảy mới, cho dù vẫn làm trong lĩnh vực hiện tại.
Trước tiên, hãy nghĩ về mục tiêu lớn lao của bạn, sau đó, xem công việc hiện tại có giúp bạn đến gần đích hơn? Nếu không, hãy mạnh dạn thay đổi để đi đúng hướng mà bạn mong muốn.
Điều gì trở nên quá sức chịu đựng?
Đại dịch giống như phép thử sức chịu đựng của mỗi người. Có một số điều kiện làm việc lâu nay bạn nghĩ mình có thể chịu được, nhưng giờ đây, bạn không thể. Đó thường là những vấn đề như overtime, môi trường làm việc độc hại, thu nhập không xứng đáng, yêu cầu thăng chức liên tục bị hoãn…
Cho dù bạn đang bức xúc về điều gì, thì bạn vẫn nên sớm thẳng thắn trò chuyện với cấp trên để tìm phương hướng giải quyết. Sau đó, nếu công ty không có động thái thỏa đáng để giải quyết vấn đề tồn đọng, bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc gửi CV đi nơi khác.
Tham vọng trước đại dịch của bạn là gì?
Có nhiều người dự định thực hiện mục tiêu quan trọng vào cuối năm 2020, ví dụ như tìm việc mới, chuyển đến thành phố mới, lập gia đình, có con... Và sau đó đại dịch xuất hiện khiến mọi thứ ‘đóng băng’. Các kế hoạch này bị đẩy lại phía sau, nhường chỗ cho vấn đề cấp bách hơn như làm thế nào để phòng ngừa Covid-19 hoặc đảm bảo thu nhập trong thời kỳ giãn cách xã hội.
Nhưng giờ đây, khi vắc xin đã được tiêm trên diện rộng, chúng ta cũng quen hơn với các biện pháp phòng chống Covid-19, đã đến lúc cho những bước tiến mới, trừ khi bạn thấy công ty hiện tại cũng chuyển mình và bạn hài lòng để ở lại.
Công ty đã thay đổi thế nào trong đại dịch?
Nhóm của bạn có bị tái cơ cấu? Trách nhiệm của bạn có thay đổi? Hãy xem xét công việc hiện tại và tự hỏi bản thân: Bạn có hạnh phúc hơn? Những thay đổi này có khiến công việc tốt hơn? Hay bạn cảm thấy chán nản hoặc bất mãn?
Khi đã có câu trả lời, tiếp tục đánh giá sự thay đổi này là tạm thời hay lâu dài và liệu bạn có thể làm gì để cải thiện không. Nếu bạn nhận ra mình đã hết cách và cấp trên không giúp được gì, có lẽ đã đến lúc nghỉ việc.
Cấp trên đối xử với nhân viên thế nào trong đại dịch?
Nhân viên thường kỳ vọng được công ty hỗ trợ nhiều hơn trong thời kỳ khó khăn này, đôi khi chỉ là cho phép làm việc linh hoạt, giảm áp lực doanh số, hoặc những lời quan tâm, thông cảm từ cấp trên.
Cuộc khủng hoảng như Covid-19 sẽ khiến giá trị cốt lõi của công ty hiển thị rõ. Hãy nhìn vào cách các nhà lãnh đạo đối xử với nhân viên trong đại dịch. Đây có thể là dấu hiệu giúp bạn quyết định có nên tiếp tục cống hiến ở đây nữa không.
Công ty có làm gì để giữ chân bạn không?
Nếu bạn là người ‘có giá’ trên thị trường lao động, và đang có những bế tắc nhất định ở chỗ làm, đây có lẽ là cơ hội tốt để bạn đề xuất thỏa thuận mới với công ty. Điều gì có thể giữ chân bạn: tăng lương, thăng chức hay giảm giờ làm? Đừng ngại đề xuất với cấp trên để xem hai bên có thể thống nhất những điều khoản mới hay không.
Nếu công ty thực sự muốn níu kéo, họ sẽ chấp thuận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của bạn. Nếu không, nghỉ việc có lẽ là lựa chọn đúng đắn và bạn không còn gì phải nuối tiếc nữa.
Kết
Nhảy việc không phải quyết định dễ dàng, nhưng 7 câu hỏi trên có thể giúp bạn đưa ra ‘phán quyết’ cuối cùng một cách sáng suốt.
Đừng nghĩ Covid-19 khiến nhảy việc khó khăn hơn. Thực tế, trong giai đoạn hướng tới sự ‘bình thường mới’, chúng ta có cơ hội để thiết kế lại cuộc sống của mình. Biết đâu bạn sẽ tìm được công việc trong mơ, hoặc đàm phán được thỏa thuận xứng đáng hơn ở công ty hiện tại.
(Nguồn: Careerbuilder.vn)
">Có nên nhảy việc trong đại dịch?
Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Union Berlin, 21h30 ngày 8/2: Mùa giải nhọc nhằn
Thay đổi ở hệ thống phòng ngự
Khi U23 Thái Lanchuẩn bị lên đường sang Uzbekistan, Trưởng đoàn các đội tuyển quốc gia Nualphan Lamsam, hay Madame Pang, quyết định trao băng thủ quân cho cầu thủ kỳ cựu Kritsada Kaman.
Trong đội hình U23 Thái Lan, Kaman là một trong những cầu thủ giàu kinh nghiệm nhất và không xa lạ với bóng đá Việt Nam.
Kritsada Kaman là thủ lĩnh U23 Thái Lan Kritsada Kaman có mặt trong đội hình đội tuyển Thái Lan giành chức vô địch AFF Cup 2020. Trong đó, anh tham dự đầy đủ 180 phút vòng bán kết với đội tuyển Việt Nam và thi đấu hiệu quả.
Chấn thương khiến trung vệ Chonnapat Buaphan không thể góp mặt ở ngày hội bóng đá trẻ khu vực. Đổi lại, sự trở lại của Kaman giúp HLV Worrawoot Srimaka có được giải pháp chắc chắn hơn. Một thủ lĩnh về chuyên môn lẫn tinh thần.
Không chỉ đá trung vệ, Kaman có thể trở thành tiền vệ phòng ngự khi cần. Weerathep Pomphan từng đá tuyệt hay ở SEA Games 31. Không có tiền vệ 25 tuổi của Muangthong, ông Worrawoot có thể đẩy Kritsada lên tuyến giữa để tăng sức chiến đấu.
Nhân tố đáng chú ý khác Nicholas Mickelson, cầu thủ sinh ở Na Uy. Giới chuyên môn và người hâm mộ Thái Lan rất kỳ vọng vào sự khác biệt mà hậu vệ 22 tuổi này có thể mang lại.
Ở SEA Games 31, Nakin Wisetchat là một trong những hậu vệ phải hay nhất. Với Mickelson, U23 Thái Lan có thêm giải pháp khác. Ngôi sao của OB (Đan Mạch) đá toàn diện các vị trí bên hành lang phải, đồng thời đảm nhận được vai trò hậu vệ trái.
Ông Worrawoot hoàn toàn có thể xếp Nakin và Mickelson cùng đứng trong đội hình xuất phát ở hai cánh. Kinh nghiệm chơi bóng ở châu Âu của Nicholas, người từng khoác áo U21 Na Uy (cũng như U16, U17, U18, U19, U20), là điều mà các đối thủ bảng C U23 châu Á 2022cần quan tâm.
Giống như Kaman, Thanawat là nhà vô địch AFF Cup 2020 Yannick Nussbaum, thành viên U21 Young Boys (Thụy Sĩ) là gương mặt bí ẩn khác. Cầu thủ 18 tuổi này đá được mọi vị trí ở hàng phòng ngự, từ hai cánh cho đến trung vệ.
Có thể nói, HLV Gong Oh Kyun - người vừa làm quen với U23 Việt Nam, phải đối mặt với một hàng thủ mà ông chưa có nhiều thông tin cũng như các phân tích chi tiết về chiến thuật.
Những cuộc tái xuất đáng chú ý
So với trận thua U23 Việt Nam mới đây, U23 Thái Lan không có Weerathep nhưng chào đón sự trở lại của Thanawat Suengchitthawon.
Thanawat là mẫu tiền vệ sáng tạo với lối đá kỹ thuật, xử lý bóng tốt trong phạm vi không gian hẹp. Giống như đội trưởng Kaman, anh cũng là thành viên quan trọng cùng Thái Lan giành ngôi quán quân AFF Cup 2020.
Tư duy chơi bóng ở Anh, trong màu áo đội trẻ Leicester, là điểm quan trọng mà U23 Thái Lan chờ đợi nơi Thanawat.
Cầu thủ 22 tuổi này cùng Ben Davis, người cũng đang chơi bóng ở Anh, đóng vai trò chìa khóa cho các tình huống tấn công trung lộ của "Voi chiến". Khả năng đột phá trung lộ của họ và những cú sút xa cần phải được dè chừng.
Suphanat tái xuất sau khi lỡ hẹn SEA Games 31 Ở SEA Games 31, U23 Việt Namdựa quá nhiều vào cặp Đỗ Hùng Dũng - Hoàng Đức. Trên đất Uzbekistan, ông Gong Oh Kyun trông đợi những Lý Công Hoàng Anh, Huỳnh Công Đến hay Dụng Quang Nho thoát khỏi bóng đàn anh để trình diễn phong độ tốt nhất, chặn đứng những "ngôi sao châu Âu" của người Thái.
Trong khi đó, hàng công U23 Thái Lan chào đón gương mặt Suphanat Mueanta, ngôi sao của Buriram United và từng được ví như "thần đồng" của bóng đá xứ chùa vàng.
Suphanat có lối đá rất đa dạng trên hàng công, từ trung phong đến tấn công biên, cùng những pha dứt điểm hiểm hóc. Anh từng làm tung lưới U23 Việt Nam khi hai đội gặp nhau tại vòng bảng SEA Games 30 ở Philippines.
Những cú bứt tốc rồi dứt điểm cũng là vũ khí của Suphanat. Hai năm rưỡi trước, anh lập kỷ lục cầu thủ trẻ nhất ghi bàn tại U23 châu Á, khi lập cú đúp giúp U23 Thái Lan thắng U23 Bahrain 5-0 - thời điểm anh mới 17 tuổi và 159 ngày.
Ngôi sao 19 tuổi này, em trai của tiền vệ tấn công Supachok Sarachat (vừa chuyển sang Hokkaido Consadole Sapporo của Nhật Bản theo dạng cho mượn) giữ nhiều kỷ lục của U23 lẫn đội tuyển Thái Lan.
Sau khi lỡ hẹn với SEA Games 31, vì Buriram United không đồng ý nhả người, Suphanat đầy quyết tâm ghi dấu ấn với U23 Thái Lan ở U23 châu Á, giải đấu mà họ nuôi tham vọng ít nhất vào tứ kết.
Thiên Thanh
Lịch thi đấu vòng chung kết U23 châu Á 2022
Lịch thi đấu vòng chung kết U23 châu Á 2022 - Cung cấp lịch thi đấu vòng chung kết U23 châu Á 2022 có sự góp mặt của U23 Việt Nam được tổ chức tại Uzbekistan từ ngày 1-19/6.">U23 Việt Nam vs U23 Thái Lan: Bí ẩn Thái Lan ở U23 châu Á
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (TƯ MTTQVN) vừa công bố kế hoạch giám sát việc giải quyết những vấn đề tồn đọng trong thực hiện dự án nhà ở và văn phòng làm việc tại khu hồ An Dương (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) của công ty TNHH xây dựng IDC (cty IDC) – dự án xã hội hóa đầu tiên của Thủ đô đồn thời cũng là dự án có thời gian “treo” gần 30 năm qua.
Ông Lê Quốc Khánh - GĐ Cty IDC bên dự án tâm huyết của mình TƯ MTTQVN yêu cầu làm rõ quá trình giải quyết vụ việc, nguyên nhân khiến vụ việc kéo dài, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan góp phần để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cty IDC và các bên có quyền lợi liên quan; đánh giá thực trạng việc giải quyết các tồn đọng; đề xuất các giải pháp để giải quyết vụ việc.
Theo đó, Ban Thường trực UB TƯ MTTQVN thành lập đoàn giám sát gồm đại diện Ban Thường trực TƯ MTTQVN; Hội Luật gia Việt Nam; Ban Dân chủ - Pháp luật; đại diện các Bộ Tư pháp; Thanh tra Chính phủ; Hội Luật gia VN; Liên đoàn Luật sư VN; Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật…
Đoàn sẽ làm việc với các đơn vị liên quan, gồm: Văn phòng Chính phủ; UBND TP Hà Nội; Cục thuế TP. Hà Nội; các Sở Tài chính, TN&MT, QH-KT, UBND các quận Tây Hồ, Ba Đình; UBND phường Yên Phụ; Cty TNHH Xây dựng IDC.
Ít ai nghĩ, một khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Thủ đô theo kỳ vọng, sau gần 30 năm treo, vẫn có cảnh người dân chăn nuôi tăng gia như thời bao cấp? TƯ MTTQVN cho biết, mỗi đơn vị đoàn sẽ làm việc trong thời gian 1/2 ngày. Kết thúc đợt giám sát, Đoàn sẽ tổng hợp kết quả báo cáo Ban thường trực TƯ MTTQVN. Căn cứ kết quả giám sát, Ban Thường trực sẽ có văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền kiến nghị, đề xuất, dự báo những vấn đề tồn đọng trong thực hiện dự án.
Dự án xã hội hóa bị "treo bền vững" đầu tiên
Năm 2016, Báo VietNamNet đã có loạt bài phản ánh về bi kịch của nhà đầu tư thực hiện dự án xã hội hóa đầu tiên của Hà Nội – Công ty IDC, UBND TP.Hà Nội ngay sau đó đã vào cuộc.
Ngày 21/6/2016, Bí thư Ban cán sự Đàng UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có báo cáo gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội để xin ý kiến chỉ đạo về vụ việc… Tuy nhiên, sau 3 năm đã qua, sự vào cuộc của các Sở, ngành của Hà Nội tiếp tục khiến sự việc kéo dài thêm thời gian treo của dự án.
Trước đó, ngày 31/12/2015 , PCT thường trực Vũ Hồng Khanh đã chủ trì cuộc họp với Công ty IDC cùng các sở ban ngành và thông qua Thông báo số 04/TB-VP ngày 06/01/2016.
Ông Lê Quốc Khánh, GĐ Cty IDC, gần 30 năm "đuổi theo" dự án để yêu cầu UBND TP Hà Nội giải quyết dứt điểm tồn đọng Theo đó, UBND TP.Hà Nội chỉ đạo Sở Quy hoạch kiến trúc chủ trì cùng các sở ban ngành phối kết hợp với IDC thực hiện việc chỉnh trang đô thị của Dự án Hồ An Dương.
Sở Tài chính có nhiệm vụ chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan và UBND quận Ba Đình kiểm tra, xem xét đề nghị của Công ty IDC về việc hoàn trả kinh phí san lấp Hồ An Dương.
Ngày 20/1/2016, Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Huỳnh Phong Tranh đã có kết luận tại thông báo số 148/TB-BTCDTW: Dự án đã thực hiện đúng theo trình tự pháp luật; Lý do Dự án bị kéo dài là do quá trình điều chỉnh luật, và các chính sách thay đổi. Ông cũng nhấn mạnh:“Trong nguyên nhân chủ quan có vấn đề khả năng của chủ đầu tư và khi nhận thấy hiệu quả kinh doanh ở diện tích chưa được thu hồi không cao đã chủ động đề xuất Thành phố điều chỉnh quy hoạch”.
Để khắc phục hậu quả làm tổn thất đến Doanh nghiệp, Thanh tra Chính phủ giao cho UBND TP.Hà nội chỉ đạo Công ty IDC tiếp tục triển khai Dự án theo quy hoạch chỉnh trang phù hợp và báo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch… trong quý 2 năm 2016.
Ngày 28/3/2016, Văn phòng chủ tịch nước đã có công văn số 399/VPCTN-PL-m gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà nội chỉ đạo về việc sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại của Dự án, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Ngày 14/4/2016, Sở Tài chính Hà Nội chủ trì cuộc họp với Công ty IDC và các Sở ban ngành về việc thống nhất việc hoàn trả kinh phí đầu tư hạng mục san lấp Hồ An Dương. Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xác định số tiền hoàn trả cho IDC là hơn 725 triệu đồng và lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.
30 hộ dân thuộc diện di dời nhường đất cho dự án cũng ngần ấy thời gian bị "treo" không được cải tạo, xây dựng vì đất thuộc quy hoạch Phương án của Sở Tài chính khiến cty IDC lại một lần nữa đứng trước vực thẳm, bởi đó là khoản đầu tư IDC huy động cách đây gần 30 năm để san lấp hồ An Dương. Thời điểm đầu những năm 1990, đó là một con số khổng lồ.
Giám đốc Công ty IDC, ông Lê Quốc Khánh đại diện cho 77 cổ đông kiến nghị, nguyện vọng của Công ty IDC và 77 cổ đông là được cấp đất theo dự án san lấp (8.400m2), gồm 77 thửa đất cho 77 suất đầu tư (diện tích 60m2/suất); UBND TP Hà Nội trả tiền đầu tư san lấp và tiền lãi chậm trả tổng số hơn 16 tỷ đồng – một con số khác xa so với số tiền hơn 700 triệu theo tính toán của Sở Tài chính.
Ông Khánh đau xót: "Sau ngần ấy năm, có những cổ đông hiểu được bản chất sự việc, vẫn kiên trì, bền bỉ cùng ông. Nhưng, cũng có những người vì hết kiên nhẫn, chịu đựng đã trở thành bất mãn. 77 cổ đông góp vốn gần 30 năm trước, hiện giờ chỉ còn gần chục người còn sống, hầu hết đã mất vì tuổi già, bệnh tật...".
Dự án nhà ở và văn phòng làm việc tại khu hồ An Dương (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) của cty IDC làm chủ đầu tư là dự án xã hội hóa đầu tiên của Thủ đô đồng thời cũng là dự án có thời gian “treo” gần 30 năm qua. Thời điểm trước năm 1990, dải đất thuộc hồ An Dương (diện tích 8.400m2) bị hoang hóa từ lâu, thuộc quyền quản lý của UBND quận Ba Đình (sau đó thuộc quận Tây Hồ), là nơi chứa rác thải và đổ rác của các hộ dân khu vực quanh hồ, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.
Để giải quyết thực trạng này, UBND quận Ba Đình đã dề nghị TP.HNcho phép quận được sử dụng dải đất hồ này, san lấp tạo mặt bằng, xây dựng nhà ở thấp tầng, theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” từ nguồn vốn tự huy động của các tổ chức, cá nhân và nhân dân cùng thực hiện dự án.
Ngày 4/6/1990, QĐ cùng giấy cấp phép sử dụng đất số 2705/UB/XDCB, Hà Nội chấp thuận để quận Ba Đình được phép san lấp hồ An Dương, kèm theo quy hoạch được phê duyệt tỷ lệ 1/500.
Từ chủ trương này, IDC xây dựng phương án làm chủ đầu tư thực hiện dự án, có trách nhiệm trích nộp 20% lợi nhuận vào ngân sách quận Ba Đình.
Tuy nhiên, vì những thay đổi về cơ chế, chính sách đã khiến dự án thành dự án “treo bền bỉ” qua hai thế kỷ, và khiến IDC rơi vào “ngõ cụt”!
Bi kịch của dự án xã hội hóa đầu tiên ở Hà Nội
Là một trong những dự án xã hội hóa đầu tiên của Hà Nội, sau gần 3 thập kỷ, câu chuyện của Cty IDC – đơn vị nhận san lấp hồ An Dương, cuối cùng cũng tìm được tiếng nói giải quyết.
">Dự án treo gần 30 năm giữa Thủ đô sẽ được giải quyết dứt điểm?
Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” mùa này sẽ là chuỗi phim hoạt hình với tên gọi “Vui giao thông” với sự dẫn dắt của ba nhân vật ngộ nghĩnh, đáng yêu: Bi (Khỉ) - Bo (Mèo) - Ben (Tắc kè) với ba cá tính khác nhau. Đặc biệt, các tập phim trong phiên bản “Vui giao thông” mùa thứ hai này sẽ có sự góp mặt của Giáo sư - một vị thủ lĩnh đặc biệt cùng những nhiệm vụ cực kì thú vị tại Sở chỉ huy Vui giao thông.
Mỗi tập phim là một chuyến phiêu lưu với những trải nghiệm thú vị được truyền tải đến các bạn nhỏ thông qua lăng kính hồn nhiên, sinh động của các nhân vật hoạt hình. Bi, Bo, Ben giống như những người bạn đồng hành đáng yêu, đem những bài học an toàn giao thông (ATGT) bổ ích với cách diễn đạt gần gũi với trẻ thơ đến các bạn nhỏ.
Chương trình “Vui giao thông” mùa thứ hai gồm 26 tập với thời lượng mỗi tập 5 phút chính thức phát sóng trên VTV3 từ ngày 18/9/2021 vào lúc 18h50 thứ Bảy hàng tuần, phát lại vào 16h00 thứ Hai của tuần kế tiếp trên VTV3. Song song với việc phát sóng trên truyền hình, loạt phim hoạt hình còn được phát sóng trên kênh Youtube của chương trình “Tôi yêu Việt Nam” (https://www.youtube.com/TôiYêuViệtNam2021) và phát trên kênh Youtube POPS Kids - một trong những kênh giáo dục và giải trí hàng đầu cho trẻ em tại Việt Nam (https://www.youtube.com/user/popskids).
Bên cạnh hoạt động phát sóng chuỗi phim hoạt hình “Vui giao thông” trên nền tảng truyền hình và Youtube, trong năm học 2021-2022, Honda Việt nam tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục Mầm non triển khai chương trình ATGT “Tôi yêu Việt Nam” trực tiếp cho khoảng 1,5 triệu em nhỏ tại hơn 5.000 trường mầm non ở 23 tỉnh/ thành phố, bao gồm: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Bình Dương, Long An, Bình Thuận, Bến Tre.
Trong năm học này, chương trình sẽ cung cấp một số tài liệu đào tạo với hình thức thể hiện sinh động, vui nhộn như truyện tranh “Vui giao thông”, sách tô màu, bộ nhập vai giao thông... từ đó giúp các bé yêu thích và khám phá các kiến thức giao thông cơ bản một cách tự nhiên, bắt đầu hình thành cho mình ý thức tham gia giao thông văn minh an toàn.
“Vui giao thông” là phiên bản hoàn toàn mới của chương trình “Tôi Yêu Việt Nam” từ năm 2020, tập trung vào lứa tuổi Mầm non, là độ tuổi hình thành nhận thức, yêu thích khám phá thế giới xung quanh và cũng bắt đầu tham gia giao thông. Sau năm đầu tiên triển khai thí điểm, chương trình đã nhận được sự đánh giá cao của các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và xã hội với kết quả rất khả quan - 76% trẻ có nhận thức về an toàn giao thông (Theo khảo sát được thực hiện bởi một bên thứ ba vào tháng 3/2021).
“Tôi yêu Việt Nam” khởi đầu là chương trình hướng dẫn về ATGT và kỹ năng lái xe an toàn (LXAT) do HVN phối hợp triển khai với Ủy ban ATGT Quốc gia, Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam.
Chương trình được phát sóng trên truyền hình bắt đầu từ năm 2004. Từ đó đến nay, chương trình đã liên tục được cải tiến, đổi mới về hình thức và nội dung cho phù hợp với thị hiếu của đông đảo khán giả cả nước nhằm đem đến những câu chuyện, hình ảnh chân thực về thực trạng giao thông tại Việt Nam cùng những bài học giao thông bổ ích, giúp người xem bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông, góp phần xây dựng một xã hội giao thông văn minh và an toàn.
Minh Ngọc
">‘Vui giao thông’ mùa 2 lên sóng ngày 18/9 với chuỗi phim hoạt hình hấp dẫn