Trong nhiều trường hợp,úpconxóabỏcảmxúcđốkỵbóng đá lu 9 tính ghen tỵ cũng không hoàn toàn là xấu. Ghen tỵ giúp trẻ phấn đấu trong học tập, biết tôn trọng người khác, có ý chí tiến thủ và khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ sẽ nhận biết được mình thiếu điều gì và phải phấn đấu để sống tốt hơn. Tuy nhiên, điều gì cũng có hai mặt. Nếu thường xuyên ghen ghét bạn bè mà không chịu phấn đấu, trẻ sẽ ngày càng trở nên hẹp hòi, ích kỷ, thậm chí còn coi thường người khác.
Nếu con có tính cách đó, cha mẹ cần động viên con vượt qua bằng các cách dưới đây:
Trong gia đình, nhất định phải giữ không khí công bằng, dân chủ
Đứa trẻ nào cũng mong muốn nhận được toàn bộ tình yêu thương của cha mẹ, vì thế bạn đừng bao giờ ngạc nhiên khi con gái lớn của mình bảo: "Mẹ vứt em đi để bế con".
Để giải quyết vấn đề này, các bậc cha mẹ cần duy trì không khí gia đình luôn vui vẻ, giúp trẻ hiểu rằng tình yêu thương của cha mẹ chia đều cho các con và không thiên vị ai cả. Khi hiểu được điều này, trẻ sẽ biết yêu thương lẫn nhau và không cảm thấy ấm ức vì cha mẹ có tâm lý thiên vị.
Nếu cha mẹ thấy con mình có tâm lý đố kỵ mà lại đi quát mắng sẽ càng khiến trẻ bức xúc và chán ghét gia đình.
Ảnh minh họa. |
Kiên nhẫn lắng nghe những cảm nhận của trẻ
Cần hiểu rằng tâm lý đố kỵ ở trẻ là trực quan, là có thực và xuất phát một cách tự nhiên. Đó chỉ là phản ứng tâm lý của trẻ khi không thực hiện được nguyện vọng của mình. Do đó khi thấy trẻ xuất hiện tâm lý này, cha mẹ không nên vội vàng chỉ trích hay phê bình, đả kích trẻ.
Khi trẻ bộc bạch với cha mẹ, đó là lúc chúng cảm thấy không vui, muốn trút bỏ bực dọc trong lòng và con cần người chia sẻ, hiểu và rộng lượng với con. Trong trường hợp này bạn không nên bình luận gì mà chỉ cần nói với con rằng: "À, mẹ tưởng chuyện gì to tát lắm cơ". Nên biết rằng chính sự thoải mái và nụ cười của bạn sẽ giúp trẻ gỡ bỏ được tâm lý đố kỵ.
Biến đố kỵ thành động lực
Giúp trẻ tạo ra động lực tích cực là cách tuyệt vời nhất loại bỏ cảm xúc đố kỵ. Chẳng hạn, nếu bạn của trẻ đạt điểm cao, hãy khuyến khích và động viên con cố gắng học tập để có kết quả tốt. Khi đã nỗ lực học tập, trẻ sẽ không còn tập trung vào việc phải vượt qua người khác và có mục đích học tập đúng đắn.
Dạy trẻ cách hợp tác
Đó là một trong những cách đơn giản nhất để loại bỏ tính đố kỵ ở trẻ. Nếu con bạn đố kỵ với một đứa trẻ khác, cha mẹ hãy tạo cơ hội để chúng có thể hợp tác, hỗ trợ với nhau cùng hoàn thành một nhiệm vụ. Có thể khi bạn nói đến việc này, trẻ sẽ không thích và không chịu hợp tác. Cha mẹ tạo cho trẻ những khoảnh khắc chia sẻ và giúp đỡ nhau giữa những đứa trẻ sẽ giúp chúng có thể chơi đùa, xóa tan cảm giác đố kỵ từng tồn tại.
Không so sánh
Đừng so sánh thành tích của con với trẻ khác vì như vậy là bạn đang làm giảm giá trị của con và gây ra những hậu quả lâu dài. Những so sánh này khiến trẻ đưa đến kết luận rằng: "Mẹ nghĩ anh giỏi hơn", "Bố thương anh nhiều hơn".
Nuôi dưỡng điểm mạnh trong con
Mỗi trẻ đều thích nghe cha mẹ nói về điểm mạnh của mình. Nói về một điểm mạnh cụ thể làm tăng sự tự tin của trẻ. Nếu trẻ có sở thích hoặc có một đặc điểm tính cách tích cực nào thì hãy cố gắng nuôi dưỡng phẩm chất đó cho con.
Theo Gia đình và Xã hội
Khi cả ông bố và bà mẹ đều từ chối nuôi đứa con gái, tòa án địa phương đã bác bỏ đơn ly hôn của cặp đôi này.