Giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan báo chí bằng văn bản điện tử

Văn bản nêu rõ: Những năm qua,ảiquyếtyêucầucungcấpthôngtintừcơquanbáochíbằngvănbảnđiệntửgiá vang 9999 ngoài hoạt động tác nghiệp bằng thẻ nhà báo theo quy định, nhiều cơ quan báo chí vẫn sử dụng hình thức cấp giấy giới thiệu cho đội ngũ phóng viên, cộng tác viên để tác nghiệp, liên hệ công tác và yêu cầu cung cấp thông tin.

Bên cạnh các cơ quan báo chí, người làm báo tuân thủ quy định pháp luật, đạo đức nghề nghiệp khi hoạt động tác nghiệp, vẫn có một bộ phận cơ quan báo chí, phóng viên, cộng tác viên đã lạm dụng, biến tướng việc cấp, sử dụng giấy giới thiệu: Dùng giấy giới thiệu như một dạng thẻ hành nghề trá hình (dùng đi dùng lại nhiều lần cho nhiều nội dung, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương…); nội dung yêu cầu cung cấp thông tin ghi trên giấy giới thiệu không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí; yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu như cơ quan thanh tra, điều tra, vượt quá chức năng, quyền hạn của cơ quan báo chí. Có một số cơ quan báo chí còn để tình trạng phóng viên, cộng tác viên sử dụng một số giấy tờ được coi là giấy giới thiệu hoặc tài liệu kèm theo giấy giới thiệu nhưng không phải văn bản chính thống của cơ quan báo chí. Tình trạng “khuất mắt trông coi”, thiếu công khai, minh bạch này gây bức xúc cho cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin, liên hệ công tác, làm ảnh hưởng đến uy tín những cơ quan báo chí, người làm báo chân chính.

Các hiện tượng trên có thể được hạn chế, tiến tới chấm dứt nếu qua hình thức gửi, tiếp nhận, xử lý trọn vẹn từ đầu đến cuối quy trình bằng văn bản điện tử như các cơ quan hành chính nhà nước đang thực hiện hiện nay. Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thúc đẩy, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí triển khai, kết nối, có thể gửi, nhận văn bản điện tử đến các cơ quan hành chính nhà nước thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia.

Nhằm rút ngắn thời gian xử lý, công khai, minh bạch, tối ưu hóa các quy trình phối hợp, tương tác giữa cơ quan nhà nước với cơ quan báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường tiếp nhận và ưu tiên giải quyết các yêu cầu cung cấp thông tin, đề nghị làm việc, phối hợp công tác của cơ quan báo chí bằng văn bản điện tử thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia, kể từ ngày 01/3/2024. 

Việc này cũng góp phần thúc đẩy chuyển đổi số báo chí, thuận tiện, nhanh chóng hơn cho các cơ quan báo chí liên hệ công tác, tác nghiệp và góp phần sớm xóa bỏ các phương thức yêu cầu cung cấp thông tin, liên hệ công tác thiếu minh bạch, sai quy định.

Mặt khác, để bảo đảm quyền được thông tin phù hợp tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện và chỉ đạo các cơ quan hành chính, sở, ngành, địa phương trực thuộc phối hợp, cung cấp, minh bạch thông tin đối với những yêu cầu cung cấp thông tin đúng quy định, đúng tôn chỉ, mục đích; kịp thời xử lý các yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan báo chí theo quy định, bảo đảm cho các cơ quan báo chí kịp thời tiếp cận được thông tin chính thống, chính xác.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công bố thông tin của những người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (người đứng đầu, người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn); triển khai kiểm tra, đánh giá định kỳ việc thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính, sở, ngành, địa phương trực thuộc nhằm giám sát, đôn đốc, chấn chỉnh việc thực hiện quy định pháp luật về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Chi tiết văn bản về việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan báo chí bằng văn bản điện tử xemtại đây.