Bộ quy tắc ứng xử trong các trường hiện còn chung chung và mang tính hình thức
- Sáng 24/5,ộquytắcứngxửtrongcáctrườnghiệncònchungchungvàmangtínhhìnhthứla liga tây ban nha các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện một số Sở GD-ĐT, trường phổ thông cùng góp ý cho dự thảo đầu tiên của khung quy tắc ứng xử trong trường học.
Dự thảo được hình thành sau quá trình nghiên cứu của nhóm soạn thảo gồm 11 chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý...
Buổi góp ý cho dự thảo đầu tiên của khung quy tắc ứng xử trong trường học do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì. |
TS Phùng Khắc Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Phó trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, bộ quy tắc ứng xử trong trường học là tập hợp những quy định về các hành vi nên làm và không được làm, thể hiện các chuẩn mực, giá trị văn hóa trong hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập của các chủ thể trong nhà trường và các đối tượng có liên quan.
Quy tắc ứng xử trong trường học có vai trò điều chỉnh cách thức ứng xử của các thành viên trong nhà trường theo văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam, tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường.
Bộ quy tắc ứng xử được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách học sinh, sinh viên; phù hợp với chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, với quy định của pháp luật và với mục tiêu, đặc điểm của nhà trường, ngành Giáo dục; đảm bảo tính thực tiễn và khả thi, tính dân chủ và nhân văn.
Yêu cầu đối với bộ quy tắc ứng xử là rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra. Nội dung phải được thảo luận dân chủ và đồng thuận của các thành viên trong nhà trường và phải được theo dõi, kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai, để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
Bộ quy tắc ứng xử của các trường hiện còn chung chung, khó thực hiện
Theo ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT), ở nước ta, quy tắc ứng xử trong trường học đã được triển khai thực hiện trong toàn ngành khi triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” từ năm 2008. Hầu hết các trường phổ thông đều đã tổ chức xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử.
Theo báo cáo của 50 Sở GD-ĐT, 100 trường ĐH và CĐ sư phạm, đến tháng 3/2018, đã có 68,7% các trường phổ thông ban hành và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa. Trong đó 54,6% trường thực hiện nghiêm túc và có chế tài xử lý vi phạm; 80% cơ sở đào tạo đã ban hành quy tắc ứng xử văn hóa, trong đó có 58% số trường thực hiện và có chế tài xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, nhìn chung, bộ quy tắc ứng xử trong các trường học hiện nay còn khá chung chung, dài, khó nhớ, khó thực hiện, một số còn mang tính hình thức. Ở nhiều trường, nội dung của quy tắc ứng xử chủ yếu nêu lại một số điều trong quy chế nhà trường. Việc cập nhật tình hình, điều kiện của địa phương, nhà trường để đưa những quy định cụ thể, có nét riêng phù hợp vào quy tắc ứng xử còn rất ít. Một số trường tham khảo nội dung của trường khác và có nhiều phần nội dung hoàn toàn giống nhau, chưa thể hiện được các nội dung cụ thể, đặc thù của trường mình.
Cố gắng để ban hành bộ khung qui tắc ứng xử trước thềm năm học mới
Tại hội thảo, đại diện các Sở GDĐT, nhà trường đều khẳng định sự cần thiết của việc Bộ xây dựng bộ khung quy tắc ứng xử trong trường học để các nhà trường cụ thể hóa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đồng thời đưa ra những ý kiến góp ý cho dự thảo từ các giá trị cốt lõi được nhóm nghiên cứu đề xuất, về các hành vi nên làm và không được làm...
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa |
Lắng nghe các góp ý, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa yêu cầu nhóm nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện, sau đó Bộ sẽ tổ chức thẩm định kết quả.
Thành viên Hội đồng thẩm định nội dung quy tắc ứng xử sẽ gồm các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo có uy tín (như GS Trần Văn Thêm – Trường ĐH KHXHNV, ĐHQG TP HCM; TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý Hà Nội,...). Sau khi tiếp thu, hoàn thiện nội dung dự thảo khung qui tắc ứng xử trong trường học, Bộ sẽ tiến hành đăng mạng để xin ý kiến rộng rãi các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý, nhà giáo, HSSV và xã hội… Bộ Giáo dục đang cố gắng để ban hành bộ khung qui tắc ứng xử trước thềm năm học mới 2018-2019.
Nhằm khảo sát, đánh giá khung quy tắc ứng xử trong nhà trường phổ thông, làm cơ sở thực tiễn cho việc điều chỉnh và hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ban đầu với 900 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, nhân viên, phụ huynh của các nhà trường và các chủ thể có quan hệ công tác với trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội. |
Thanh Hùng
Phòng tránh học sinh, sinh viên cá độ, đánh bạc qua mạng
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các các ĐH, học viện, các trường ĐH, các trường CĐ, trung cấp sư phạm về phòng, tránh học sinh, sinh viên tham gia cá độ, đánh bạc qua mạng.