Hà Nội thí điểm trang bị máy tính bảng cho các lãnh đạo
Ảnh minh họa
Việc làm này nhằm cụ thể hóa việc đổi mới,àNộithíđiểmtrangbịmáytínhbảngchocáclãnhđạngày âm hôm nay áp dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, giảm chi phí cho việc in, sao tài liệu và tăng hiệu suất làm việc của cán bộ.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết sau thời gian thí điểm, thành phố sẽ bắt đầu áp dụng việc chỉ đạo, điều hành công việc trên mạng từ ngày 1/1/2017. Do đó, người đứng đầu Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu tất cả các giám đốc sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã cần tập trung vào cuộc một cách quyết liệt để hoàn thành mục tiêu đưa Hà Nội đi đầu cả nước về xây dựng chính quyền điện tử, phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp.
Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông cũng được giao tiếp tục đẩy mạnh đào tạo về công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thành thạo kỹ năng tin học.
Theo bà Phan Lan Tú, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, cho biết sau bốn tuần triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ ba cấp phường tại 12 quận, số lượng hồ sơ nộp qua mạng đạt kết quả tích cực.
Cụ thể, tỷ lệ hồ sơ nộp khai sinh trực tuyến là 50%; trong đó có những quận có tỷ lệ rất cao là Long Biên (99%), Bắc Từ Liêm (96%), Nam Từ Liêm (81%), Thanh Xuân (68%). Tỷ lệ hồ sơ khai tử nộp trực tuyến là 35%, các quận đạt tỷ lệ cao là Bắc Từ Liêm (93%), Thanh Xuân (77%), Long Biên (75%)...
Cùng với việc triển khai các dịch vụ công mức ba cấp phường, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ngành, quận huyện triển khai mới 37 nhóm dịch vụ với tổng số 132 dịch vụ công.