Hàng trăm học sinh chưa thể nhập học trường Tiểu học Tây Mỗ 3
Sáng 21/ 8,àngtrămhọcsinhchưathểnhậphọctrườngTiểuhọcTâyMỗlich thi dau c2 hàng trăm phụ huynh đã tới cổng Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 với mong muốn chất vấn nhà trường về việc không nhận con em có địa chỉ thường trú tại Tây Mỗ (nhà sát trường) khiến con em của họ phải sang học tại Trường Tiểu học Lý Nam Đế (địa chỉ ở Miêu Nha, Nam Từ Liêm) cách nhà 4-5km, bất tiện cho việc di chuyển. Bà Nguyễn Thị Hằng, hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 đã gặp gỡ phụ huynh và cho biết đã phát đơn đăng ký nguyện vọng. Đến tối cùng ngày, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại trường để chờ câu trả lời rõ ràng.
Đại diện phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm, UBND phường Tây Mỗ cùng đại diện Sở GD-ĐT vẫn đang họp bàn để đưa ra phương án hợp lý. Phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm cũng cho biết, chậm nhất 23/8 sẽ có câu trả lời.
Trước sự việc này, nhiều bạn đọc VietNamNet đã gửi các ý kiến phân tích, lý giải.
Chẳng hạn, bạn đọc Hoàng Oanh (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, những năm gần đây, không chỉ Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 mà nhiều trường ở các quận khác cũng xảy ra tình trạng phụ huynh đến sớm, về muộn để chờ thông tin xem con mình có được học tại trường công đúng tuyến hay không.
"Tại sao trường học vừa được xây mới lại vẫn không đủ chỗ, hết chỉ tiêu cho học sinh đúng tuyến? Vấn đề chính là quy hoạch đô thị. Khi xây dựng đô thị, các nhà đầu tư và cả chính quyền cũng không đồng bộ cơ sở hạ tầng, thêm nhà nhưng không làm thêm đường để tránh ùn tắc, không thêm bệnh viện dẫn đến quá tải khám chữa bệnh, cũng không xây thêm trường học để có chỗ cho trẻ em được học gần nhà hơn. Bởi chỉ quan tâm đến lợi nhuận, đồng thời đánh vào tâm lý cầu nhiều hơn cung nên dù cơ sở hạ tầng không đáp ứng được thì vẫn rất nhiều người chấp nhận", bạn đọc này bày tỏ.
Bạn đọc Hoàng Oanh phân tích thêm: Tốc độ phát triển đô thị quá nhanh, mật độ dân số tăng trên cùng diện tích đã gây ảnh hưởng lớn đến không chỉ người mới mà còn cả chính những hộ cũ đang sinh sống tại khu vực đó, dẫn đến tình trạng cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ, không kịp thời. Tình trạng xếp hàng từ 3h sáng đến 12h đêm cho con nhập học hay đi khám bệnh cũng bắt nguồn từ đây, thậm chí còn kéo dài đến sau này.
Dân số càng lớn thì càng khó quản lý, dễ xảy ra tệ nạn tiêu cực. Vì thế, bạn đọc khẩn thiết đề nghị chính quyền sớm yêu cầu các khu đô thị mới cần nhanh chóng xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng với những công trình công cộng và các bệnh viện, trường học đủ để đáp ứng sự phát triển tăng về dân số...
Đồng quan điểm, bạn đọc Hải Phong cũng khẳng định sự việc ở Tây Mỗ là hậu quả của việc để chung cư mọc lên như nấm, cho nhập hộ khẩu dẫn đến quá tải. Đầu năm học mới luôn xảy ra ồn ào, gây bức xúc cho người dân. "Ai cũng bảo con tôi đúng tuyến, nhà tôi gần mà không được học. Trường đâu mà xây lắm phục vụ con em ở chung cư...? Tôi nghĩ chủ đầu tư các khu chung cư phải đầu tư xây dựng trường học cho học sinh nơi đó. Nhà trường cũng phải ưu tiên xét tuyển theo thứ tự: có hộ khẩu thường trú, trường hợp còn đủ suất thì tuyển tiếp đến học sinh có hộ khẩu KT2, KT3... Theo quy định học sinh có tạm trú cũng có thể đường học, nhưng hiện nay thủ đô đang quá tải học sinh, đến học sinh có hộ khẩu thường trú còn không có chỗ thì làm sao có thể nhận học sinh tạm trú".
Nhiều ý kiến khác cũng tương tự. Như bạn đọcTrần Tuấn: "Rất đơn giản để giải quyết vấn nạn thiếu trường lớp, luật phải bắt buộc xây trường học trước rồi mới được xây chung cư, thì đâu khổ thế...".
Hay bạn đọc Lan Anh: "Hậu quả của hạ tầng kỹ thuật không theo kịp tốc độ xây dựng chung cư hoặc không xây dựng hạ tầng theo quy hoạch ban đầu và không đạt tỷ lệ quy định tại các tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng (chưa kể chung cư mini càng nhiều thì độ nén càng cao) là: thiếu cơ sở y tế, thiếu trường học công lập các cấp, thiếu bãi để xe, thiếu công viên và tỷ lệ cây xanh mặt nước, thiếu chợ, thiếu cơ sở thu gom và xử lý rác thải nước thải, tắc đường thường xuyên; ngập lụt đường phố do hệ thống cống thoát nước thường chỉ kéo dài mà không mở rộng, mật độ bê tông hóa cao, thiếu các mảng xanh thấm hút nước mưa, hồ điều hòa và kênh mương thoát nước bị lấp hoặc thu hẹp để xây dựng chung cư..".
Thậm chí, có người còn cho rằng cảnh này đối lập hoàn toàn với chủ trương sinh thêm con hiện nay.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người phản đối những ý kiến trên. Họ cho rằng trên thực tế, chủ đầu tư chung cư là người xây nhà để bán, dựa trên quy hoạch của chính quyền. Khi bán nhà, cơ sở hạ tầng đáp ứng chỉ là đường đi, điện nước... Nhà nước có trách nhiệm xây dựng trường học, bệnh viện và quy hoạch vùng dân cư, giao dự án xây nhà cho chủ đầu tư.
"Không ai mong muốn cho con em mình phải đi học xa, nhưng cũng không thể phân biệt đối xử giữa trẻ em có hộ khẩu thường trú hay trẻ em tạm trú, KT2, KT3. Rất mong cơ quan chức năng sẽ có chính sách thoả đáng cho người dân đang lo lắng, bức xúc", bạn đọc này nói.
Cùng suy nghĩ, bạn đọc Đậu Zunđưa ra ý kiến: "Đây là hậu quả của việc quản trị yếu kém, không chú trọng xây trường, xây lớp, phát triển ồ ạt dạy 2 buổi/ngày một cách đại trà ở tiểu học. Lãnh đạo Thủ đô cần vào cuộc, hoặc quyết định chỉ tổ chức học 1 buổi/ngày hoặc điều động giáo viên từ trường khác sang tăng cường, hoặc thỉnh giảng hoặc phối hợp với các Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, 2 cho giáo sinh đến phụ trách lớp với sự giám sát chuyên môn của giáo viên Trường Tiểu học Tây Mỗ 3; thuê địa điểm hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng của một số công trình xung quanh thành một cơ sở 2 của Trường Tiểu học Tây Mỗ 3, với khoảng 13-14 lớp học, thì mới đáp ứng được nhu cầu học chính đáng của trẻ em hiện đang sinh sống trên địa bàn đúng theo các quy định của pháp luật (không phân biệt thường trú và tạm trú, hay phải nhồi nhét học sinh không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà Bộ GD-ĐT đã quy định). Song song đó, thành phố ưu tiên đầu tư xây thêm cơ sở mới liên cấp cho địa phương này, để giải quyết các vấn đề trong những năm tiếp theo".
Nỗi đau của vị giáo sư kiến tạo 'trường học hạnh phúc'Trong cuộc sống, có hai cách để học hỏi hoặc là trở nên có ý thức hơn, hoặc chịu tổn thất. Vì vậy, tốt hơn hết là thức tỉnh trước khi phải chịu đau khổ, hơn là đợi cho đến khi đau khổ mới chịu thức tỉnh.