Tối 17/11,ơnngườisángđitốikhôngthểtrởvềnhàvìtainạngiaothôtin nóng 24h tại Ninh Bình, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại".
Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, trong 10 tháng năm nay, toàn quốc xảy ra hơn 19.700 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 9.000 người, bị thương gần 14.700 người.
Hậu quả tai nạn giao thông ảnh hưởng đến những thành quả của tăng trưởng kinh tế và làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn, thân thiện trong mắt bạn bè, đối tác.
Hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông" năm 2024, Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông để bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông và chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chia sẻ, lễ tưởng niệm là dịp để mỗi chúng ta nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè về sự trân quý không gì so sánh được của cuộc sống; đồng thời cũng nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định pháp luật trật tự ATGT.
Ông Trần Hồng Hà gửi lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc nhất đến tất cả các gia đình có thân nhân không may tử vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam. Đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương chủ động, tích cực giúp đỡ, sẻ chia, cùng chung tay xoa dịu những nỗi đau mà tai nạn giao thông đã gây ra cho các nạn nhân và gia đình của họ.
Phó Thủ tướng Chính phủ kêu gọi mỗi người tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về ATGT; hình thành văn hóa giao thông văn minh, lịch sự, tinh thần tương thân, tương ái, sẵn sàng nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau khi lưu thông trên đường rất cần thiết; từ đó góp phần xây dựng một xã hội an toàn hơn, nhân văn hơn.
Tại lễ tưởng niệm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các cấp, các ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng từ Trung ương đến địa phương tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo đảm trật tự ATGT.
Trong đó tiếp tục hoàn thiện các quy định về tiêu chí chấp hành pháp luật về ATGT trong công nhận gia đình văn hóa, đưa văn hóa trong tham gia giao thông trở thành một trong những chuẩn mực giá trị của con người Việt Nam;
Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ phát triển các dự án kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, an toàn, thông suốt, thân thiện;
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong tổ chức, quản lý, kiểm định phương tiện và điều hành giao thông thông minh; thường xuyên rà soát, phát hiện, khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập trong tổ chức giao thông và "điểm đen" về giao thông; tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về ATGT…