您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Trường tư lo khó 'sống' nếu không được dạy trước khai giảng
NEWS2025-02-23 23:13:57【Công nghệ】1人已围观
简介Mới đây,ườngtưlokhósốngnếukhôngđượcdạytrướckhaigiảthời tiết hà nội Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục quythời tiết hà nộithời tiết hà nội、、
Mới đây,ườngtưlokhósốngnếukhôngđượcdạytrướckhaigiảthời tiết hà nội Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020-2021 là ngày 5/9, các trường không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng. Thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1/9.
Với các trường tư thục, Bộ sẽ xem xét sửa đổi Thông tư 13/2011 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục cho phù hợp hơn.
Dù chưa rõ nội dung sửa đổi, song nhiều trường tư thục tỏ ra lo lắng, hoang mang trước thông tin không được dạy trước khai giảng.
Các đại biểu trao đổi tại tọa đàm Nhu cầu hoạt động hè của học sinh, phụ huynh, nhà trường và quy định ngày tựu trường đối với khối phổ thông tư thục ngày 9/7. |
Trường tư lo gặp "đại họa" hàng năm
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Marie Curie, nhìn nhận dịch Covid-19 làm không ít trường tư phá sản hoặc đứng trước nguy cơ này. Rất nhiều trường tư thục phải rất cố gắng mới có thể vượt qua.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Marie Curie. Ảnh: Thanh Hùng |
Giờ đây, nếu mỗi năm có 3 tháng nghỉ hè thì đồng nghĩa với việc các thầy cô không có lương trong thời gian đó, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.
Ông Khang ví von “Đặc thù của trường tư là “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Dịch Covid-19 là một đại họa ảnh hưởng đến các trường và đời sống của các giáo viên mà cả thế kỷ mới gặp một lần. Nhưng bây giờ, nếu nghỉ trọn 3 tháng hè thì giống như mỗi năm một “đại họa” lại giáng xuống các trường ngoài công lập”.
Do đó, ông Khang kiến nghị Bộ GD-ĐT giữ nguyên quy định trường tư được phép tựu trường, học trước trường công lập 4 tuần.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho hay nỗi đe dọa như đang lơ lửng trên đầu các trường ngoài công lập.
“Đến như tôi còn không lãng phí một phút để làm việc thì tại sao trẻ ở lứa tuổi 15-18 vốn đang cần học lại nghỉ đến 3 tháng?” - ông Hòa đặt câu hỏi.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đoàn Thị Điểm. Ảnh: Thanh Hùng |
Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đoàn Thị Điểm thì cho biết: “Nếu trường tư chỉ dạy chương trình của Bộ thì chẳng ai vào học và chúng tôi cũng không thể tồn tại. Chúng tôi phải có những chương trình riêng và cần thời gian để triển khai”, bà Hiền nói.
Do đó, theo bà Hiền, tựu trường sớm có thể đảm bảo được việc dạy kiến thức, kỹ năng..., cũng như triển khai các chương trình hợp tác quốc tế.
“Đây thực sự là nhu cầu của cha mẹ học sinh khi xác định cho con theo học tại trường, chưa kể việc quản lý trẻ trong thời gian hè”, bà Hiền nói.
Về điều này, nguyên Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho hay bà không đồng tình việc dạy học trước khai giảng, nhưng ủng hộ các trường đáp ứng nhu cầu hoạt động hè của học sinh, phụ huynh.
Bà An cho rằng Bộ GD-ĐT nên đánh giá tác động và đối tượng của việc thay đổi để có tính toán khả thi, không nên quy định cứng nhắc tư thục phải giống như công lập.
Đại diện một số trường ở Hà Nội đã ký vào văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét để có những điều chỉnh phù hợp về thời gian nghỉ hè của khối trường ngoài công lập.
Ngày 9/7, trên Cổng thông tin điện tử Bộ GD-ĐT cho biết, riêng đối với trường tư thục, năm học 2020-2021 vẫn thực hiện quy định theo Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT. Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng sẽ xem xét việc sửa đổi Thông tư này theo hướng phù hợp hơn về thời gian học tập, rèn luyện ở trường và thời gian nghỉ hè của học sinh. Các trường tư thục cần báo cáo với Sở GD-ĐT về thời gian tập trung học sinh đến trường nhưng cần lưu ý dành thời gian cho học sinh được nghỉ hè trong bối cảnh kết thúc năm học 2019-2020 muộn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Năm học 2020-2021, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục rà soát để tinh giản nội dung dạy học, giảm tải chương trình, vì vậy, thời gian thực học cho cấp THCS, THPT sẽ được điều chỉnh còn 35 tuần (so với 37 tuần hiện nay), qua đó tăng thời gian để tổ chức các hoạt động trải nghiệm và tăng thời gian nghỉ hè cho học sinh. |
Hải Nguyên
Chốt cho học sinh tựu trường ngày 1/9
Các trường sẽ bắt đầu năm học từ ngày 5/9. Học sinh tập trung chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1/9.
很赞哦!(684)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Monastir vs JS Omrane, 20h00 ngày 20/2: Cửa trên đáng tin
- Tóc bạc sớm phòng ngừa như thế nào?
- Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
- Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế bệnh phụ khoa
- Nhận định, soi kèo Lion City Sailors vs Muangthong United, 19h00 ngày 20/2: Ngược dòng?
- Bầu Thuỵ chi đậm lên đời khách sạn Kim Liên thành tổ hợp triệu USD
- Vicoland hợp tác thành lập ABC AI & Blockchain Lab, tạo đà cho kinh tế số
- Phố Nối House xây sân chơi miễn phí rộng cả hecta
- Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Jeddah, 22h15 ngày 19/2: Rơi xuống nhóm nguy hiểm
- Dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ bị sởi
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Denguele vs Olympique Sport, 22h30 ngày 20/2: Khó cho chủ nhà
- Thai đá là một hiện tượng hiếm gặp, và chỉ khi có các xét nghiệm kiểm tra thì nó mới được phát hiện ra. Chính vì thế nhiều người đặt ra câu hỏi liệu thai nhi hóa đá có thể tồn tại trong cơ thể người mẹ bao nhiêu lâu?Ngỡ đang mang thai hóa ra là khối u khổng lồ">
Thai đá có thể tồn tại trong cơ thể người phụ nữ bao lâu?
Những ngày này, các vườn vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang) đang vào vụ thu hoạch.
Người dân tranh thủ cắt vải từ lúc sáng sớm để kịp mang ra chợ bán.
Dự kiến, năm nay, sản lượng vải thiều Bắc Giang có thể đạt được khoảng 130.000 tấn.
Cảnh ùn tắc kéo dài khắp các tuyến đường đổ về xã Phượng Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang)
Xe máy, xe tải xếp hàng dài.
Nhiều tiểu thương tỏ ra sốt ruột khi phải chờ đợi trong đoạn đường ùn tắc.
Vào giờ cao điểm, xe máy phải đứng chôn chân hàng giờ đồng hồ.
Xe tải từ khắp các tỉnh, thành phố đổ về đây mua vải.
Vải chất cao quá đầu người.
Người dân xếp xe máy hàng dài chờ bán vải.
Các địa điểm thu gom vải luôn đông đúc người mua, bán.
Chùm ảnh: Nhộn nhịp mùa vải chín rộ ở Bắc Giang
Cảnh chọn mua vải diễn ra khá tấp nập.
(Theo Emdep.vn)
Vải chất đầy phía sau mỗi xe máy.
">Bác Giang tắc đường vì mùa vải thiều
“Khu vực phát hiện thi thể của phượt thủ người Anh gần dọc trụ T3 đến T4 vô cùng nguy hiểm, chủ yếu là vách đá cheo leo, đường vô cùng nhỏ hẹp và các mỏm đá dốc thẳng đứng trơn trượt”, một kỹ sư từng thi công trụ cáp treo ở Fansipan, cho biết.
"Có những đoạn chúng tôi phải bò qua"
Kỹ sư này cho hay, khu vực anh Aiden Shaw Web, nam du khách mất tích 6 ngày trước, gặp nạn rất nguy hiểm.
“Từ trụ cáp treo dọc T3 đến T4 chủ yếu là vách đá cheo leo, đường vô cùng nhỏ hẹp và các mỏm đá dốc thẳng đứng trơn trượt. Nếu đi đường này phải đi với tốc độ rất chậm, không những thế rắn rết nhiều”.
Khu vực tìm kiếm du khách Anh vô cùng nguy hiểm Kỹ sư này đưa ra nhận định: “Có thể nam thanh niên người Anh đã đi men theo đường tuyến từ T3 lên T4 rồi gặp nạn tử vong”.
Anh nói thêm: “Việc chinh phục Fansipan không ai đi vào khu đường trên bởi như thế chỉ còn cách đi qua rễ cây, nhìn xuống bên dưới là vực thẳm nên nếu không may dẫm phải dễ cây mục trượt rơi xuống thì chắc chắn sẽ mất xác. Hơn nữa có một số đường du lịch đảm bảo an toàn hơn khi chinh phục mà không nhất thiết đi đường này”.
Khu vực phát hiện thi thể nạn nhân Theo một kỹ sư khác cũng từng thi công ở đây cho biết: “Lúc trước khi thi công đoạn trụ cáp treo nối giữa T3 và T4 có vực sâu nhất trong vùng, có đoạn sâu tới hơn 800m tĩnh không và hiểm trở nhất. Lúc đó đoàn thi công của chúng tôi khi đi phải từng người bò qua, không được đi cùng một lúc để tránh việc sập xuống vực sâu thì tất cả mất xác”.
Ông Nguyễn Duy Thịnh, Phó Giám đốc VQG Hoàng Liên Sơn, cũng thông tin thêm: “Khu vực T4 dốc nhất, rất trơn trượt và hiếm người qua lại kể cả người dân bản địa. Chỉ có giai đoạn thi công cáp treo lên Fansipan thì có người của đơn vị thi công họ vào để làm các trụ cột, hầu hết khách du lịch chinh phục đỉnh Fansipan đều đi theo 3 tuyến du lịch chúng tôi đang quản lý”.
Hành trình của phượt thủ người Anh
Theo những tấm ảnh đăng tải trên Facebook cá nhân và chia sẻ của bạn bè Aiden, anh đã có một chuyến đi khám phá các nước Đông Nam Á từ tháng 3/2016.
Tại Lào, phượt thủ trẻ đã tới Vientiane, Vang Vieng - thị trấn nhỏ cách thủ đô vài tiếng ngồi ôtô, cố đô Luang Pra Bang. Webb đã tới thăm khu du lịch bảo tồn và thác nước Kuangsi cùng bạn bè.
Sau đó, Aiden đến Thái Lan, đặt chân tới một loạt các thành phố du lịch nổi tiếng như Bangkok, Krabi, Chiang Rai, Chiang Mai, Lamphun.
Phượt thủ người Anh Với sở thích du lịch mạo hiểm, anh đã tham gia các hoạt động nhảy dù, chèo thuyền thác, leo núi tại xứ sở Chùa Vàng.
Cuối cùng, Aiden tới Việt Nam, anh đã qua TP HCM, Mũi Né, Đà Lạt, vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai, Lâm Đồng.
Ngày 3/6, Aiden bắt đầu thực hiện chuyến leo núi một mình từ hướng thôn Sín Chải, dọc theo tuyến cáp treo đến đỉnh Fansipan. 18h cùng ngày, anh thông báo cho bạn gái mình bị tai nạn, ngã xuống thác, chấn thương đầu gối và đá cắt chảy nhiều máu. Chàng trai đã gửi định vị GPS và tiếp tục thông tin với bạn gái đến ngày 4/6 thì mất liên lạc.
Ngay sau đó, cô ruột Aiden - bà Lisa Shaw Webb - kêu gọi trên Facebook, mong mọi người ở Việt Nam đang đi qua khu vực này chung tay tìm kiếm chàng trai.
Đến sáng 9/6, lực lượng tìm kiếm cứu hộ đã phát hiện thi thể của du khách sau 6 ngày mất tích.
Hạnh Thúy
">Khu vực phượt thủ Anh gặp nạn nguy hiểm thế nào?
Nhận định, soi kèo Sociedad vs Midtjylland, 3h00 ngày 21/2: Vượt trội
Kênh phản ánh trực tuyến cho người dân khi thấy các sai phạm nội dung của dịch vụ OTT. Mặc dù, các vi phạm nêu trên đã được cơ quan quản lý nhắc nhở, chấn chỉnh và hạ gỡ kịp thời, tuy nhiên cần thiết phải có thêm các biện pháp ngăn chặn hiệu quả hơn.
Do đó, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ra mắt Cổng thông tin tiếp nhận phản ánh về các sai phạm về nội dung trên dịch vụ truyền hình OTT TV xuyên biên giới để có thêm biện pháp quản lý các dịch vụ này.
Cổng thông tin tiếp nhận phản ánh về các sai phạm về nội dung trên dịch vụ truyền hình OTT TV xuyên biên giới có địa chỉ https://abei.gov.vn/phan-anh-ott
Thông qua website này, người dân và khán giả cả nước có thể tham gia ý kiến và gửi phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước một cách trực tiếp khi phát hiện các nội dung trái pháp luật trên các dịch vụ OTT TV xuyên biên giới hiện diện tại Việt Nam. Ngoài ra, người dân có thể gọi điện trực tiếp qua đầu số đường dây nóng 0896888222.
Duy Vũ
Quảng cáo "thuốc tiên" trở lại tra tấn người dùng YouTube Việt Nam
Sau một khoảng thời gian dài biến mất, hàng loạt nội dung quảng cáo thuốc trị viêm loét dạ dày, tiểu đường đã quay trở lại "tấn công" người dùng YouTube tại Việt Nam.
">Ra mắt Cổng thông tin phản ánh sai phạm dịch vụ truyền hình OTT TV xuyên biên giới
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ trưởng Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ ký bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử giữa hai nước. Cả hai nước Việt Nam và Ấn Độ đều đang tập trung đẩy nhanh chương trình chuyển đổi số, coi đây là động lực để thúc đẩy sự phát triển nhanh của kinh tế số, xã hội số và chính phủ số. Các doanh nghiệp công nghệ số của hai nước cũng đang triển khai nhiều chương trình hợp tác.
Hai bên nhất trí sẽ tạo nhiều kênh kết nối để hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập quan hệ hợp tác và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.
Để phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, hai Bộ trưởng đã nhất trí cùng nghiên cứu xây dựng khuôn khổ hợp tác mới cho giai đoạn từ nay đến năm 2030, hướng tới việc thiết lập quan hệ Đối tác số (Digital Partnership) giữa hai nước.
Năm 2022, khi hai nước cùng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên sẽ cùng tổ chức nhiều hoạt động chung như Diễn đàn đối tác số, các hội thảo, hội nghị về chuyển đổi số, đô thị thông minh và an toàn an ninh thông tin.
Trần Thường
Việt Nam - Ấn Độ ký Ý định thư về hợp tác quản lý truyền thông số và thông tin điện tử
Đây là một trong những hoạt động thực chất để phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ.
">Việt Nam và Ấn Độ hướng tới quan hệ Đối tác số
Sơ đồ các mảnh đất ảo được trong vũ trụ của The Sandbox. Metaverse đang được coi là kỷ nguyên tiếp theo của Internet, nơi con người có thể gặp gỡ, làm việc và sinh sống như ngoài đời thực. Đó là lý do nhiều công ty bắt đầu đổ tiền đầu tư và thu mua đất ảo, nhằm chuẩn bị cho những cơn sốt tạo ra nguồn thu khổng lồ trong tương lai.
Thực tế cho thấy, Metaverse Group từng thỏa thuận mua mảnh đất trong thế giới ảo của Decentraland (MANA) với giá 2,43 triệu USD. Một công ty đầu tư bất động sản số khác là Republic Realm cũng từng mua lại một thửa đất ảo rộng 6,5 hecta khác trên Decentraland với giá hơn 900.000 USD.
Những mảnh đất ảo được thiết kế dưới dạng NFT. Nhờ vậy, đất ảo có thể mua bán giống như một bất động sản thực, thậm chí giao dịch với bất kỳ ai, không phân biệt vị trí địa lý hay quốc gia.
Ngoài giá trị giải trí, người sở hữu khu đất ảo còn nhận được giá trị kinh tế dưới dạng các tài nguyên. Đó là lý do vì sao những mảnh đất ảo lại có giá đắt đỏ đến như vậy.
Những mảnh đất trong các vụ trụ ảo có thể được bán với giá hàng nghìn, thậm chí hàng triệu USD. Cũng giống như các mảnh đất khác, điều quan trọng nhất của một bất động sản dù ảo hay thực là vị trí. Mới đây, một nhà đầu tư bất động sản ảo đã trả 450.000 USD để trở thành hàng xóm ảo của rapper người Mỹ Snoop Dogg.
Hồi cuối năm 2021, một khu đất ảo trong trò chơi Axie Infinity từng được bán với giá 2,4 triệu USD. Lô đất này nằm tại Genesis, khu vực được nhà phát triển mô tả là cực kỳ hiếm. Đây được xem là khu “đất vàng” với tổng cộng chỉ 220 mảnh trong tựa game do Sky Mavis sản xuất.
Không chỉ các bất động sản ảo lên ngôi, có một thực tế là công nghệ 4.0 cũng đang len lỏi cả vào những mô hình kinh doanh bất động sản truyền thống.
Hồi tháng 9 năm ngoái, một startup Việt có tên Moonka từng rao bán một số căn nhà tại Cần Giờ (TP.HCM) và Bảo Lộc (Lâm Đồng) bằng công nghệ Blockchain. Đây cũng là lần đầu tiên một bất động sản tại Việt Nam được rao bán theo một phương thức hoàn toàn mới.
Một mảnh đất thật tại Cần Giờ (TP.HCM) từng được chia nhỏ và rao bán thành công trên Moonka bằng công nghệ ảo. Không chỉ Moonka, ngày càng xuất hiện nhiều các startup có ý tưởng tích hợp công nghệ vào mô hình kinh doanh bất động sản.
Mới đây, một startup khác là Gaapnow cũng đang phát triển mô hình sàn bất động sản ứng dụng công nghệ AI và Big Data nhằm kết nối giữa người mua và người bán để việc thanh khoản diễn ra thuận lợi. Không những vậy, startup này còn đạt được thỏa thuận hợp tác với Polygon (nền tảng Blockchain có vốn hóa 11,7 tỷ USD, xếp hạng 16 thế giới).
Theo ông Đặng Hà Lâm - CEO Gaapnow, điểm khác biệt của việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào lĩnh vực bất động sản ở chỗ, một căn nhà, mảnh đất có thể chia nhỏ ra làm nhiều lần nhờ công nghệ. Người đầu tư vì vậy có thể sở hữu một phần của các bất động sản với chỉ 100 USD hay thậm chí bằng giá một bát phở.
Startup Gaapnow với mô hình mua chung đất nhờ công nghệ Blockchain. Không chỉ người mua được đầu tư bất động sản với số tiền rất nhỏ, công nghệ Blockchain còn giúp một căn nhà, mảnh đất có thể thanh khoản nhanh hơn do được chia nhỏ và bán thành nhiều phần. Sự kết hợp giữa bất động sản thật và công nghệ ảo cũng góp phần giảm thiểu rủi ro so với người đầu tư nhà, đất ảo.
Nhìn chung, mua bán đất ảo và bất động sản thật kết hợp công nghệ ảo là những loại hình đầu tư còn tương đối mới mẻ. Người tham gia chủ yếu là những nhà đầu tư trẻ tuổi và có hiểu biết nhất định về công nghệ.
Tuy vậy, với việc công nghệ Blockchain đang ngày càng phổ biến, có giá trị thực tiễn và gần với đời sống thực hơn, tới đây, có lẽ bất kỳ ai cũng có thể sở hữu trong tay một mảnh đất hay căn chung cư nhờ công nghệ ảo.
Trọng Đạt
Axie Infinity của người Việt vẫn thống trị thị trường NFT
Sau cơn sốt game Blockchain, Axie Infinity vẫn đang là dự án NFT được tìm kiếm nhiều nhất trong hơn một tháng qua.
">Mua nhà, đất, chung cư ảo giá chỉ bằng bát phở thời 4.0