Em cũng nói không đồng ý với nội dung câu hỏi của giảng viên, giảng viên không tôn trọng sinh viên hay cắt ngang câu của em. Câu nói của giảng viên có hàm ý ghét sinh viên có thân hình mập. Sau khi sinh viên phản ánh về nhóm thì cô có thái độ thờ ơ”. Sinh viên này lớn tiếng: "Sao em nói cô Tr - giáo viên môn Pháp luật đại cương vậy mà cô Tr im, không phản hồi?".

Đặc biệt, sinh viên này còn yêu cầu khi mình nói, giảng viên nên cúi mặt xuống: “Khi em nói cô Tr nên cúi mặt xuống không được ngẩng mặt lên”. 

Cách đây chưa lâu, một sinh viên ở Trung tâm Ký túc xá Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bị buộc phải rời khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ, điều này vi phạm mục B, khoản III, điểm 3.22 quy định về xử lý kỷ luật. Sinh viên phải thực hiện bàn giao tài sản  và dọn ra khỏi ký túc xá.

 Theo nội quy ký túc xá Trường ĐH bách khoa TP.HCM, cấm sinh viên sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện, cá độ, đánh bạc, chơi bài, game online có tính chất cờ bạc, xem phim ảnh, tài liệu phản động, đồi truỵ, sử dụng các loại hung khí, dao mũi nhọn... Việc xử lý kỷ luật sẽ bao gồm các hình thức khiển trách, cảnh cáo, buộc ra khỏi ký túc xá khi vi phạm từ 3 lần trở lên hoặc vi phạm nghiêm trọng, tình tiết tăng nặng.

ảnh minh hoạ.webp

Ông Trần Tấn Phúc, Giám đốc Trung tâm dịch vụ ký túc xá, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho hay, khi sinh viên ký hợp đồng thuê chỗ ở, trong hợp đồng đã có một số quy định và yêu cầu không vi phạm. Sinh viên này đã vi phạm nội quy trong phòng ở tập thể, dù được bạn nhắc nhở nhưng vẫn không sửa đổi.

Chiếu theo quy định, ban quản lý ký túc xá chấm dứt hợp đồng. Ông Phúc cho hay, việc sinh hoạt tập thể sẽ có những ràng buộc so với khi ở phòng riêng. "Việc sinh viên vi phạm chấm dứt hợp đồng là bình thường, không có gì nặng nề nhưng có thể việc này khiến nhiều sinh viên tò mò nên các em share thông tin", ông nói thêm.

Đánh bạn, đánh nhau là hành vi không mới, nhưng bất kính với giảng viên, hay ứng xử kém như xem phim đồi truỵ trong môi trường giáo dục là hành vi khó được chấp nhận, điều này phần nào thể hiện văn hoá ứng xử của một bộ phận sinh viên hiện nay.

Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, giảng viên khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng phòng công tác sinh viên, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, nhìn nhận, xây dựng văn hoá học đường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường. Chỉ thị nêu rõ: Văn hoá học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.

Tuy nhiên, cũng cần phải coi trọng sự gắn kết giữa nhà trường với gia đình trong xây dựng văn hóa học đường. Phụ huynh nên có sự phối hợp cùng nhà trường, trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt, gần gũi, chia sẻ thông tin; kịp thời phát hiện và giúp các em điều chỉnh những nhận thức, hành vi có biểu hiện lệch chuẩn về văn hóa. Phụ huynh cần là tấm gương về cách hành xử văn hóa cho các em. 

Theo ông Cường, khi chuyển trạng thái từ học sinh để trở thành sinh viên, việc rèn luyện đạo đức, văn hoá của sinh viên càng đa dạng hơn. Nề nếp, đạo đức, văn hoá của sinh viên được thể hiện, tiếp nhận ngay từ khi bước chân vào trường trong những ngày nhập học. Các trường đều có hoạt động đón tân sinh viên, ngày hội dành cho tân sinh viên, từ đó sinh viên sẽ cảm nhận được văn hoá của trường học.

Các hoạt động triển khai cho văn hoá học đường, đạo đức cho sinh viên được triển khai từ những buổi học đầu tiên trong tuần sinh hoạt công dân. Sinh viên sẽ biết những việc cần thực hiện, các hoạt động cần thực hiện, những việc nên/không nên; những việc được/không được làm. Ngoài ra, văn hoá học đường, đạo đức sinh viên còn được tiếp nhận qua các môn học về kỹ năng giao tiếp, các hoạt động ngoại khoá và các khoá học về kỹ năng khác.

Ông Cường cũng cho rằng, mỗi người, trong những khoảng thời gian nào đó đều có những khó khăn nhất định. Sinh viên cũng vậy, thỉnh thoảng có những khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp… vì vậy có thể có hành xử không chuẩn mực, không đúng với đạo đức và văn hoá sinh viên. Nếu có các hoạt động ngăn chặn phòng ngừa sẽ giảm thiểu được phần nào các vi phạm về đạo đức.

Các hoạt động tư vấn tâm lý, tham vấn tâm lý, các bộ phận hỗ trợ sẽ góp phần trong hoạt động giảm thiểu, ngăn ngừa những hoạt động, hành vi bột phát, vi phạm đạo đức, văn hoá cho sinh viên. Hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý hầu hết đều có tại các nhà trường, sinh viên nên tiếp cận để được hỗ trợ, từ đó hạn chế được những hành vi, kết quả không mong muốn, làm phương hại đến bản thân, gia đình và cả nhà trường.

"Sinh viên cần chia sẻ thẳng thắn với giáo viên, với bạn bè những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc. Thầy cô làm công tác cố vấn học tập sẽ có thể hỗ trợ thêm hoặc đề đạt các ý kiến (nếu vẫn chưa thoả đáng) lên cấp khoa, cấp trường"- ông Cường nói.

Vĩnh Sang và nhóm PV, BTV" />

Sinh viên đuổi cô ra khỏi lớp hay xem phim đồi trụy cảnh báo về văn hoá ứng xử

Mới đây,ênđuổicôrakhỏilớphayxemphimđồitrụycảnhbáovềvănhoáứngxửkết quả c1 một sinh viên Trường ĐH Hoa Sen có hành vi tát vào mặt bạn, đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp nên bị buộc thôi học. Trong buổi làm việc với nhà trường, sinh viên này còn tỏ thái độ thiếu tôn trọng.

Nữ sinh đã 26 tuổi, học ngành Thiết kế thời trang, năm thứ nhất. Nữ sinh viên nói không chấp nhận giảng viên giao bài đầu giờ vì đây là điều không hợp lý. 

Nữ sinh viên này nói lý do tát bạn là vì ghét. "Em cho rằng nhóm bạn ăn cắp chất xám, yêu cầu cô giải quyết nhưng cô ghét em, nói chuyện trống rỗng. Lúc đó, bạn K 'ảo tưởng sức mạnh', em ghét, em đến tát. Bạn T vào can ngăn, em đánh luôn T (K và T là hai sinh viên bị C.V đánh)", nữ sinh giải thích. 

Em cũng nói không đồng ý với nội dung câu hỏi của giảng viên, giảng viên không tôn trọng sinh viên hay cắt ngang câu của em. Câu nói của giảng viên có hàm ý ghét sinh viên có thân hình mập. Sau khi sinh viên phản ánh về nhóm thì cô có thái độ thờ ơ”. Sinh viên này lớn tiếng: "Sao em nói cô Tr - giáo viên môn Pháp luật đại cương vậy mà cô Tr im, không phản hồi?".

Đặc biệt, sinh viên này còn yêu cầu khi mình nói, giảng viên nên cúi mặt xuống: “Khi em nói cô Tr nên cúi mặt xuống không được ngẩng mặt lên”. 

Cách đây chưa lâu, một sinh viên ở Trung tâm Ký túc xá Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bị buộc phải rời khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ, điều này vi phạm mục B, khoản III, điểm 3.22 quy định về xử lý kỷ luật. Sinh viên phải thực hiện bàn giao tài sản  và dọn ra khỏi ký túc xá.

 Theo nội quy ký túc xá Trường ĐH bách khoa TP.HCM, cấm sinh viên sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện, cá độ, đánh bạc, chơi bài, game online có tính chất cờ bạc, xem phim ảnh, tài liệu phản động, đồi truỵ, sử dụng các loại hung khí, dao mũi nhọn... Việc xử lý kỷ luật sẽ bao gồm các hình thức khiển trách, cảnh cáo, buộc ra khỏi ký túc xá khi vi phạm từ 3 lần trở lên hoặc vi phạm nghiêm trọng, tình tiết tăng nặng.

ảnh minh hoạ.webp

Ông Trần Tấn Phúc, Giám đốc Trung tâm dịch vụ ký túc xá, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho hay, khi sinh viên ký hợp đồng thuê chỗ ở, trong hợp đồng đã có một số quy định và yêu cầu không vi phạm. Sinh viên này đã vi phạm nội quy trong phòng ở tập thể, dù được bạn nhắc nhở nhưng vẫn không sửa đổi.

Chiếu theo quy định, ban quản lý ký túc xá chấm dứt hợp đồng. Ông Phúc cho hay, việc sinh hoạt tập thể sẽ có những ràng buộc so với khi ở phòng riêng. "Việc sinh viên vi phạm chấm dứt hợp đồng là bình thường, không có gì nặng nề nhưng có thể việc này khiến nhiều sinh viên tò mò nên các em share thông tin", ông nói thêm.

Đánh bạn, đánh nhau là hành vi không mới, nhưng bất kính với giảng viên, hay ứng xử kém như xem phim đồi truỵ trong môi trường giáo dục là hành vi khó được chấp nhận, điều này phần nào thể hiện văn hoá ứng xử của một bộ phận sinh viên hiện nay.

Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, giảng viên khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng phòng công tác sinh viên, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, nhìn nhận, xây dựng văn hoá học đường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường. Chỉ thị nêu rõ: Văn hoá học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.

Tuy nhiên, cũng cần phải coi trọng sự gắn kết giữa nhà trường với gia đình trong xây dựng văn hóa học đường. Phụ huynh nên có sự phối hợp cùng nhà trường, trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt, gần gũi, chia sẻ thông tin; kịp thời phát hiện và giúp các em điều chỉnh những nhận thức, hành vi có biểu hiện lệch chuẩn về văn hóa. Phụ huynh cần là tấm gương về cách hành xử văn hóa cho các em. 

Theo ông Cường, khi chuyển trạng thái từ học sinh để trở thành sinh viên, việc rèn luyện đạo đức, văn hoá của sinh viên càng đa dạng hơn. Nề nếp, đạo đức, văn hoá của sinh viên được thể hiện, tiếp nhận ngay từ khi bước chân vào trường trong những ngày nhập học. Các trường đều có hoạt động đón tân sinh viên, ngày hội dành cho tân sinh viên, từ đó sinh viên sẽ cảm nhận được văn hoá của trường học.

Các hoạt động triển khai cho văn hoá học đường, đạo đức cho sinh viên được triển khai từ những buổi học đầu tiên trong tuần sinh hoạt công dân. Sinh viên sẽ biết những việc cần thực hiện, các hoạt động cần thực hiện, những việc nên/không nên; những việc được/không được làm. Ngoài ra, văn hoá học đường, đạo đức sinh viên còn được tiếp nhận qua các môn học về kỹ năng giao tiếp, các hoạt động ngoại khoá và các khoá học về kỹ năng khác.

Ông Cường cũng cho rằng, mỗi người, trong những khoảng thời gian nào đó đều có những khó khăn nhất định. Sinh viên cũng vậy, thỉnh thoảng có những khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp… vì vậy có thể có hành xử không chuẩn mực, không đúng với đạo đức và văn hoá sinh viên. Nếu có các hoạt động ngăn chặn phòng ngừa sẽ giảm thiểu được phần nào các vi phạm về đạo đức.

Các hoạt động tư vấn tâm lý, tham vấn tâm lý, các bộ phận hỗ trợ sẽ góp phần trong hoạt động giảm thiểu, ngăn ngừa những hoạt động, hành vi bột phát, vi phạm đạo đức, văn hoá cho sinh viên. Hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý hầu hết đều có tại các nhà trường, sinh viên nên tiếp cận để được hỗ trợ, từ đó hạn chế được những hành vi, kết quả không mong muốn, làm phương hại đến bản thân, gia đình và cả nhà trường.

"Sinh viên cần chia sẻ thẳng thắn với giáo viên, với bạn bè những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc. Thầy cô làm công tác cố vấn học tập sẽ có thể hỗ trợ thêm hoặc đề đạt các ý kiến (nếu vẫn chưa thoả đáng) lên cấp khoa, cấp trường"- ông Cường nói.

Vĩnh Sang và nhóm PV, BTV