Vì sao 'nghỉ Tết không áp lực bài tập' khiến phụ huynh xôn xao?
Chị Thanh Hoa (Hai Bà Trưng,ìsaonghỉTếtkhôngáplựcbàitậpkhiếnphụhuynhxôkết quả tây ban nha Hà Nội) cho hay khá thích thú khi thấy công văn "về việc nghỉ Tết không áp lực bài tập" của Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được lan truyền trên mạng chiều qua (2/2).
Theo chị Hoa, đây là một văn bản phá cách, khi không phải là những câu chữ khô khan, cứng nhắc như thường thấy, mà trái lại thể hiện sự chia sẻ gần gũi với phụ huynh và học sinh.
Trong công văn này, Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu viết: Trong những năm qua, không ít phụ huynh phàn nàn về số lượng bài tập mà thầy cô yêu cầu học sinh phải hoàn thành trong thời gian nghỉ Tết quá nhiều.
Vì vậy, để học sinh không suy nghĩ với số bài tập trong thời gian nghỉ Tết, Sở yêu cầu không giao bài tập cho học sinh trong thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021.
Bài tập Tết: Chủ yếu là đối phó
Có con học lớp 3 và lớp 7, chị Hoa cho biết, sau buổi học cuối trước khi nghỉ Tết, hai con thường “báo cáo” bố mẹ về số lượng bài tập cô giáo giao về nhà.
Tùy theo mỗi cô mà số lượng bài được giao nhiều hay ít, nhưng không năm nào là không có.
Và thường thì hai vợ chồng chị thúc giục con làm hết chỗ bài tập trước ngày 30 âm lịch, “để ăn Tết cho ngon”.
“Có năm đứa đầu mới đi học, chúng tôi để bài tập đấy đến trước khi đi học mới kêu con làm. Nhưng sau mấy ngày nghỉ Tết, cả con lẫn bố mẹ đều ngại, mà dư âm ăn uống, đi chơi vẫn còn nên việc ngồi kèm con như cực hình cho cả bố mẹ lẫn con cái. Việc chia đều bài tập để làm rải rác trong cả kỳ nghỉ là… không tưởng, bởi… Tết mà” – chị Hoa chia sẻ.
Chuyện thúc giục con làm bài trước Tết cho xong cũng tương tự ở nhà chị Minh Anh (Quận 10, TP.HCM).
“Bài các cô cho không nhiều nhưng cũng không ít, nhưng ngay cả bản thân con cũng thường muốn làm cho xong rồi nghỉ”.
Vì vậy, chị Hoa cũng như chị Minh Anh đều cho rằng tác dụng ôn tập bài vở gần như không có.
“Tôi thấy các con chủ yếu làm đối phó là chính. Tốt nhất là để cho các con nghỉ hẳn hoi” – chị Minh Anh nói.
Nhiều phụ huynh muốn con mình không phải làm bài tập trong dịp Tết |
Liệu có 'quên mất chữ' ?
Cô Cao Thị Dung, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A3 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) nhận xét rằng việc ra bài tập về nhà trong dịp Tết là do quan điểm của mỗi giáo viên, hoặc là theo chủ trương của mỗi trường. Còn tất nhiên với học sinh, thì không cháu nào muốn có bài tập cả.
“Như năm nay thì mình tạo bình chọn trong nhóm lớp, xin ý kiến bố mẹ. Kết quả là đa số bố mẹ nghiêng về không giao. Cũng có một số bố mẹ xin cô giao thêm nhưng chỉ rất ít”.
Vì vậy, cô Dung cho hay thường không giao bài tập về nhà trong dịp Tết.
Cô Dung cũng cho biết hình thức bài tập Tết bây giờ cũng thay đổi. Nhiều thầy cô ra những bài tập như dọn dẹp nhà, giúp mẹ chuẩn bị bữa cơm cuối năm và chụp ảnh lại gửi cô, hoặc đọc một cuốn sách...
Học sinh cuối cấp thường vẫn có bài tập về nhà. Ảnh minh họa: Thúy Nga |
Còn cô Nguyễn Thị Thùy Mia, giáo viên Trường THCS Cát Linh (Hà Nội), thì bày tỏ từ rất lâu rồi, cả với tư cách là phụ huynh và giáo viên, cô đồng tình với quan điểm không giao bài tập về nhà, bởi Tết là để học sinh có khoảng thời gian sum họp bên gia đình, vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, và trải nghiệm, tìm hiểu các phong tục đẹp, truyền thống…
“Thời gian nghỉ Tết rất ngắn, chỉ có vài ngày, không khí Tết cả tuần trước khi nghỉ khiến đầu óc như trên mây rồi. Học chính khoá còn khó tiếp thu, bài tập Tết nếu phải làm sẽ thường là đối phó” – cô Mia nhận xét.
Vì vậy, với các khối lớp 6,7,8, cô Mia không giao bài tập Tết. Riêng khối 9 đặc thù phải thi vào 10 nên sẽ có 3 đề bài (mỗi đề 90 phút), làm vào ngày mùng 5 Tết để chuẩn bị cho mùng 6 đi học trở lại.
Trước băn khoăn của một số phụ huynh về việc các con nghỉ Tết lâu quá sẽ “quên mất chữ”, cô Dung cho biết để ổn định lại hoàn toàn việc học tập của lớp thường mất khoảng một tuần đầu, với học sinh lớp 1, lớp 2 sẽ lâu hơn một chút, “nhưng không sao”.
"Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là khoảng thời gian để học sinh có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu các phong tục đẹp, truyền thống trong ngày Tết. Hãy để các em có khoảng thời gian nghỉ Tết được sum họp bên gia đình, vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, đảm bảo sức khỏe. Giáo viên dặn dò học sinh và phối hợp với phụ huynh đến khi chuẩn bị hết kỳ nghỉ Tết (còn khoảng 1-2 ngày) hãy cùng con ôn lại công thức, quy tắc trong sách giáo khoa và chuẩn bị bài kỹ trước khi đến lớp". Trích công văn của Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu |
Ngân Anh
Xúc động hình ảnh trẻ 4 tuổi mặc áo mưa đi cách ly tập trung
Những đứa trẻ 4 tuổi còn được bố mẹ ẵm bồng ở thị xã Kinh Môn, Hải Dương, phải đi cách ly tập trung xuyên Tết vì bạn cùng lớp dương tính với SARS-CoV-2.