10 giờ trưa,ườimẹthấymaymắnvìchocontraituổinămtrướket qua bd hom nay nhặt đầy một bịch ve chai, chị Lê Thị Kim Thanh, 47 tuổi bê lên chiếc xe đạp cũ, dùng dây chằng cẩn thận rồi chở về bãi đất trống được người ta cho để nhờ rồi phân loại từng món một, vài ngày nữa sẽ mang đi bán.
Vừa ngơi tay, chị vội vàng về căn phòng trọ, rộng 10 m2 ở phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM cắm nồi cơm để 12 giờ trưa, con trai cả về ăn, chiều lại đi làm.
‘Tôi có đến 3 đứa con trai, nhưng giờ tôi chỉ sống với đứa lớn. Đứa thứ hai bỏ đi hơn 9 năm rồi. Tôi đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Còn thằng út, vì nghèo quá, tôi cho người ta rồi’, chị Thanh bắt đầu câu chuyện của mình, nước mắt rưng rưng.
Năm 1992, chị Thanh nên duyên vợ chồng với anh Tùng, hơn vợ 7 tuổi, sinh được ba người con trai lần lượt sinh năm 1993, 1994, 1998. Sống với nhau hơn 7 năm, vợ chồng chị ly hôn.
Anh Tùng nhanh chóng lấy vợ rồi có con riêng. Chị Thanh một mình nuôi con bằng nghề giúp việc nhà, nhặt ve chai.
Cả bà Nữ và chị Thanh đều không có chứng minh dân dân, hộ khẩu. Bà Nữ cho biết, may mắn, anh công an khu vực ở đó biết hoàn cảnh mẹ con bà nên đã tạo điều kiện. |
‘Con nhỏ, mới sinh xong, tôi không làm được gì cả. Mọi chi phí sinh hoạt trong nhà phụ thuộc vào công việc nhặt ve chai, bán vé số của mẹ tôi’, chị Thanh nhớ lại, mắt nhìn mẹ là bà Nữ năm nay đã 83 tuổi như muốn nói cảm ơn mẹ.
Một lần, bà Nữ đi bán vé số ở khu vực Chợ Lớn, Quận 6 thì gặp người quen. Người này thấy bà đã lớn tuổi mà hằng ngày vẫn đạp xe đi bán vé số kiếm sống nên hỏi thăm. Bà Nữ kể hoàn cảnh của con gái mình cho bạn nghe.
‘Bà ấy nói, nếu nghèo quá thì đưa một đứa cháu cho tôi nuôi giúp’, bà Nữ đồng ý với bạn. Bà vội vàng đạp xe từ Quận 6 về Quận 12 bàn với con gái, đinh ninh, rồi đây, cháu mình sẽ có giấy tờ tùy thân và được đi học.
‘Tôi là trẻ mồ côi, sống lang thang từ nhỏ nên không có giấy tờ tùy thân. Lấy ba con Thanh cũng không có nhà cửa, giấy tờ gì. Thằng Tùng cũng cùng hoàn cảnh. Thành ra, ba đứa cháu ngoại không có đứa nào có giấy tờ. Nhà họ có nhà, có hộ khẩu, có của ăn của để, lại là người đàng hoàng, cháu tôi vào đó ở sẽ rất tốt’, bà Nữ giải thích về quyết định của mình.
Chị Thanh ban đầu không đồng ý với mẹ. Chị khẳng định: ‘Nghèo nhưng mẹ con mình có rau ăn rau, có cháo ăn cháo’. Sau đó, chị bị mẹ thuyết phục vì câu nói: ‘Mẹ con mình không có giấy tờ tùy thân nên thiệt đủ đường. Đến đời con trai con sẽ phải khác đi’.
Trong ba người con của chị Thanh, bạn bà Nữ chọn nuôi cậu con út là bé T. ‘Lúc đó, thằng bé mới 4 tuổi. Cháu không muốn rời mẹ đâu. Tôi phải dụ: ‘Qua nhà bên đó, con sẽ được ngồi xe máy, đi chơi công viên, ăn đồ ăn ngon và được đi học. Thằng bé nghe thích lắm’, bà Nữ nhớ lại thời điểm trao cháu ngoại cho bố mẹ nuôi của bé. Còn chị Thanh phải sang nhà hàng xóm trốn cho bé T không nhìn thấy.
Chị Thanh cho biết, chị rất yên tâm về con trai út. Điều chị lo bây giờ là con trai cả và mong tìm được con trai thứ hai bỏ đi 9 năm trước. |
‘Sinh con ra mà tôi không nuôi nổi con’, chị Thanh tự trách mình. Những ngày sau đó, mẹ con chị thay phiên nhau đạp xe đến Quận 6, đứng nhìn bé T từ xa, một phần để quan sát xem nhà bên kia có thương con không, một phần cho vơi đi nỗi nhớ.
‘Mới đầu, thằng bé nhớ mẹ, nhớ bà nên khóc nhiều lắm. May mắn, nhà bên đó họ thương con. Về bên đó được mấy tháng, con được đi học, được mua rất nhiều đồ mới’, chị Thanh kể, ánh mắt hạnh phúc.
Hiện bé T đã 19 tuổi. Em đang học đại học. Em đã được bố mẹ nuôi nhập hộ khẩu, làm được chứng minh nhân dân. Dăm bữa nửa tháng, em chạy xe máy về lại phòng trọ của mẹ đẻ chở bà và mẹ đi chơi.
Chị Thanh cho biết, rất vui và thấy quyết định cho đi cậu con trai út 15 năm trước là đúng. ‘Thằng bé đã có giấy tờ đầy đủ rồi’, người mẹ sinh năm 1972 nói. Điều chị lo bây giờ là cậu con trai lớn, đã 25 tuổi nhưng chưa có chứng minh nhân dân.
‘Không có giấy tờ tùy thân, thằng bé chỉ đi làm những công việc chân tay. Công việc vất vả nhưng thu nhập không bao nhiêu, các chế độ cũng không có. Rồi tới đây, không biết tương lai thằng bé sẽ ra sao’, chị Thanh lo lắng.
Ông Phạm Quý Định là cán bộ công an nghỉ hưu. Biết câu chuyện không có giấy tờ của mẹ con chị Thanh, ông đứng ra giúp đỡ. Bước đầu, ông đi làm thủ tục nhập hộ khẩu ở Quận 12 cho mẹ con chị Thanh, sau đó sẽ làm các bước tiếp theo là làm giấy chứng minh nhân dân…
Ông Định đã đến Công an Quận 12 nhờ giúp đỡ. Cán bộ hướng dẫn đã yêu cầu ông phải làm các thủ tục như: tờ khai nhân khẩu, xác nhận tạm trú, ký bảo lãnh của chủ hộ cho nhập hộ khẩu… nhưng đã có nhiều bất cập vì mẹ con chị Thanh không có giấy tờ tùy thân. Một điều khó nữa là chưa có ai đồng ý để cho mẹ con chị Thanh nhập hộ khẩu.
'Bây giờ, cái quan trọng nhất là có người chấp nhận cho mẹ con họ nhập hộ khẩu vào gia đình, nhưng e hơi khó. Trường hợp này có thể nhập hộ khẩu theo kiểu du di. Tôi mong sẽ làm được giấy tờ cho họ', ông Định nói.
'Tôi chỉ ước sao mình là người bị khuyết tật về trí não để không phải nghĩ gì cả, để không phải phân vân chuyện mình sinh ra ở đâu, ba mẹ là ai’, chị Đào nói.