您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Sharjah vs Dibba Al
NEWS2025-02-02 04:33:23【Thời sự】1人已围观
简介 Pha lê - 31/01/2025 08:21 Nhận định bóng đá g tennis hôm naytennis hôm nay、、
很赞哦!(123)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Gokulam vs SC Bengaluru, 20h30 ngày 29/1: Thất vọng cửa dưới
- Nữ tiếp viên hàng không chờ đợi 9 năm để có bức hình chụp cùng bố
- Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km
- Đám cưới vợ 41 tuổi cưới chồng 23 tuổi
- Nhận định, soi kèo Atlas vs Monterrey, 08h00 ngày 30/1: Không đội nào xứng đáng thắng
- Minh Tuyết, Quang Lê ở Mỹ xúc động tiễn biệt nhạc sĩ Quốc Dũng
- Phạt đọc sách để giảm bớt xung đột học đường
- Ca sĩ Mai Hoa thăng hoa với 'Ngẫu hứng phố'
- Nhận định, soi kèo Leganes vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 1/2: Sức mạnh tân binh
- Các yếu tố ảnh hưởng độ bền và an toàn của xe máy điện
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Leganes vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 1/2: Sức mạnh tân binh
- Khán phòng Nhà hát lớn Hà Nội chiều 2/9/2013 vỡ òa trong tiếng vỗ taysau phần trình diễn xuất sắc của ca sĩ Trọng Tấn trong hòa nhạc Điều cònmãi 2013.Biểu tượng sexy nhất của điện ảnh Việt thập niên 90">
Nghe Trọng Tấn hát 'Hò Biển' trong hòa nhạc Điều còn mãi
Poster thông báo lịch chiếu phim Kẻ ăn hồn Phim kể về hàng loạt cái chết bí ẩn ở Làng Địa ngục, nơi khởi nguồn của loại ma thuật cổ xưa: 5 mạng đổi bình rượu sọ người. Lấy bối cảnh ngôi làng thời cô Phong - bà nội ông Thập trong Tết ở Làng Địa ngục, người xem lần nữa được chứng kiến các chi tiết liêu trai đầy ma mị, căn bệnh mồ hôi máu ma quái, bà Vạn lái đò chở vong trong truyền thuyết và cả lũ đom đóm câu hồn đầy quỷ dị.
Sau đám cưới đầy điềm gở của cô Phong (Hoàng Hà) và cậu Sang (Võ Điền Gia Huy), trong làng liên tiếp xảy ra những cái chết kỳ bí. Mỗi người chết đều trải qua hoàn cảnh thảm thương khi bị lấy mất đi một bộ phận cơ thể. Những lời đồn đại và nghi kỵ bắt đầu lan xa trong làng. Người dân quay sang tố cáo và kết tội nhau, thậm chí nghi ngờ có kẻ dùng tà thuật trong làng. Liệu ai mới là kẻ đứng sau mọi chuyện?
Có thể nói, bộ phim Kẻ ăn hồn đã tận dụng tốt được sự kết hợp giữa dàn diễn viên thực lực 2 miền Nam - Bắc từ series cho đến bản điện ảnh, đem đến cho người xem những trải nghiệm diễn xuất đầy sống động của các gương mặt nổi bật như: NSƯT Chiều Xuân (bà Tám Kheo), nghệ sĩ Viết Liên (ông Khôi), NSND Ngọc Thư (Thị Khôi), Lan Phương (Thập Nương), Hoàng Hà (cô Phong), Nguyễn Hữu Tiến (ông Dần), Võ Điền Gia Huy (cậu Sang), Huỳnh Thanh Trực (cậu Khảm)...
Sự kết hợp của dàn diễn viên thực lực và các nghệ sĩ trẻ khiến tác phẩm trở nên sống động về mặt diễn xuất. Trong đó, hai vai nổi bật nhất là của Hoàng Hà và NSƯT Chiều Xuân. Hoàng Hà gây bất ngờ khi từ bỏ hình tượng nàng thơ nhẹ nhàng, trong sáng quen thuộc để vào một vai có nhiều cảnh dữ dội. Nhân vật Phong là người có khả năng kỳ lạ khi có thể nhìn thấy những người chết. Cô cũng có những phân cảnh bị nhập đến mất kiểm soát bản thân mình, cũng như luôn nghi ngờ liệu mình có phải là kẻ đã vô thức gây ra những tội ác trong làng. Trong đó, NSƯT Chiều Xuân khiến nhiều khán giả đồng cảm khi vào vai một người mẹ mất con. Phân cảnh cô gào khóc đến điên dại ở bờ suối là một trong những đoạn cảm xúc nhất phim.
Bên cạnh đó, Kẻ ăn hồn cũng là một dự án phim được đầu tư chỉn chu từ khâu chuẩn bị sản xuất đến thành phẩm cuối cùng. Trong những video hậu trường được nhà sản xuất chia sẻ, để có được một tác phẩm hoàn chỉnh, nhà sản xuất Hoàng Quân cùng đạo diễn Trần Hữu Tấn đã dành rất nhiều thời gian để tìm kiếm một ngôi làng tràn ngập sự âm u, lạnh lẽo. Trong lúc ghi hình, đoàn phim gồm hơn 200 người cũng trải qua hai tháng sinh sống ở bối cảnh quay ở ngôi làng Sảo Há (Hà Giang) trong điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, với nhiệt độ ở thời điểm thấp nhất là 1 độ C. “Có lúc nhiều thiết bị điện tử trong đoàn không hoạt động được vì trời quá lạnh”, đạo diễn Trần Hữu Tấn chia sẻ. Thậm chí, đội ngũ hậu cần của phim đã tìm cách kéo đường ống dẫn nước sạch lên độ cao hơn 2000m qua 3 ngọn đồi để có thể phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cả đoàn cũng là một quá trình đầy nỗ lực.
Nỗ lực cải thiện chất lượng trải nghiệm của người xem là một điều không thể bỏ sót khi nhắc đến Kẻ ăn hồn. Đạo diễn Trần Hữu Tấn chia sẻ: “Với tôi, dù là làm phim kinh dị, vẫn phải thể hiện tình yêu văn hoá, tôn vinh văn hóa trong tác phẩm. Đề bài tôi đặt ra cho ê kíp mình chính là làm mọi thứ phải thuần Việt nhất trong khả năng”. Để đảm bảo những hình ảnh trong phim bám sát với mốc thời gian trong quá khứ và có thể xây dựng nên một tác phẩm đậm chất “Việt”.
Đồng hành cùng đoàn phim còn có sự cố vấn sử học của Phan Thanh Nam (Hoạ sĩ Ấm Chè), giúp đảm bảo mọi chi tiết trong phim phù hợp với bối cảnh. Không chỉ dừng lại ở việc đầu tư phục trang kỹ lưỡng có kết hợp các khuôn mẫu từ cổ phục của Việt Nam: áo tứ thân, ngũ thân, giao lĩnh, tạo hình nhân vật và sử dụng kỹ thuật hóa trang đặc biệt trong phim cũng đem lại cho người xem những trải nghiệm chân thật hơn so với việc lạm dụng kỹ xảo hậu kỳ. Thêm vào đó, đoàn phim còn đưa những hình ảnh văn hoá dân gian nổi bật vào phim như đám cưới chuột, con đò chở vong, bài vè của trẻ em,...
Phần âm thanh trong phim cũng là một điểm cộng khi trải nghiệm xem phim Kẻ ăn hồn tại rạp. Mặc dù, về lời thoại, âm giọng của diễn viên 2 miền Nam - Bắc có thể khiến những khán giả khó tính sẽ đánh giá khắt khe hơn ở những đoạn diễn viên thoại ở tông giọng thấp. Nhưng ngược lại, âm nhạc phim được sáng tác dựa trên nhiều loại nhạc cụ truyền thống mang âm hưởng đồng bằng lẫn vùng cao để mang đến cảm giác vừa quen thuộc vừa mới lạ. Sự kết hợp hài hoà với đường hình cũng góp phần đẩy cảm xúc của người xem khi đến những tình tiết quan trọng, gay cấn.
Có thể thấy, những con người tạo nên tác phẩm Kẻ ăn hồn đã chọn một con đường đầy thử thách khi khai thác các chất liệu dân gian Việt Nam, từ những câu chuyện văn hoá cho đến con người, cảnh vật thiên nhiên và tạo ra được những nỗi sợ có phần ám ảnh và thân thực hơn, gần gũi hơn với khán giả Việt. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho thấy dòng phim kinh dị Việt xưa nay vốn không được đánh giá cao, đã được các nhà làm phim đầu tư chăm chút một cách tỉ mỉ hơn.
Bích Đào
">Phim kinh dị 18+ ‘Kẻ ăn hồn’ có gì đặc biệt?
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông (giữa) trong buổi toạ đàm. Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đề nghị các NSNA tại toạ đàm tập trung đưa ra giải pháp để thời gian tới có nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật chất lượng cao.
“Việc cần làm ngay là xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nghệ sĩ nhiếp ảnh phát huy tối đa năng lực sáng tác, song song với đề cao ý thức về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân”, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Trần Quốc Dũng khẳng định, với nghệ sĩ nhiếp ảnh, việc sáng tác được những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ công chúng luôn là khát vọng cao nhất. Để làm được điều này thật sự không dễ dàng bởi "người nghệ sĩ ngày nay không chỉ làm nghệ thuật mà còn cần phải làm kinh tế, đóng góp xây dựng đất nước".
"Ngày trước người nghệ sĩ sáng tác chủ yếu theo đam mê, sở thích, sở trường thì nay tác phẩm của họ phải mang theo cả trách nhiệm trước xã hội. Ví như tác phẩm cần phản ảnh quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa hay sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Về phía mình, người NSNA dù có tài năng đến mấy cũng không thể một mình sáng tác tạo ra những tác phẩm có chất lượng cao về đề tài xã hội nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hay không được tạo điều kiện tiếp cận sự kiện. Chất lượng hay giá trị của tác phẩm ảnh nghệ thuật muốn được nâng cao cần phải có sự hỗ trợ của xã hội", ông Trần Quốc Dũng nêu quan điểm.
Làm thế nào để có tác phẩm nhiếp ảnh hay?
NSNA Nguyễn Đức Toàn cho rằng để định hướng sáng tạo những tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị nghệ thuật cao và có giá trị cống hiến tác động tích cực đến xã hội thì người sáng tạo và người thẩm định phải thay đổi quan niệm nghệ thuật cùng một hướng đi.
Sự đồng hành đó là tiên quyết bởi chỉ một trong hai bên lệch pha nhau sẽ là sự kìm hãm sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Sự lệch pha về quan điểm nghệ thuật đó có thể sẽ làm cho nhiều tác phẩm có giá trị không bao giờ được công bố, không đến được với công chúng để đóng góp cho xã hội.
"Đổi mới chính mình trong sáng tạo nghệ thuật là đòi hỏi cấp thiết của những người cầm máy sáng tác ảnh. Đổi mới trong quan điểm nghệ thuật và cả đổi mới trong tư duy về góc nhìn trong từng cú bấm máy. Không nên lặp lại những khung hình đã có trước đó. Người sáng tác cũng nên dành thêm thời gian quan tâm đến kết quả của nhiều cuộc thi ảnh, xem nhiều cuộc triển lãm ảnh hơn nữa để biết và ghi nhớ những góc máy đã được sáng tác trước đó, tránh vô tình lặp lại lối mòn của người đi trước.
Đổi mới và cái mới được chấp nhận trong nghệ thuật bao giờ cũng vấp phải khó khăn. Nên chăng người sáng tác cũng cần có bản lĩnh vững vàng, lòng kiên trì nhẫn nại trong công cuộc đổi mới chính mình khi vấp phải những rào cản trên con đường nỗ đưa tác phẩm đến được với công chúng. Hãy sáng tạo trong niềm tin vào những điều tốt đẹp, hãy tin những tác phẩm có giá trị đích thực chắc chắn không hôm nay thì ngày mai tác phẩm đó sẽ toả sáng", NSNA Nguyễn Đức Toàn bày tỏ.
Ở góc độ của mình, nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường cho rằng để có một tác phẩm đạt nghệ thuật cao, người nghệ sĩ phải tạo cho mình một phong cách riêng, không thể trộn lẫn với ai.
"Trong quá trình sáng tạo, điều quan trọng là biết tìm tòi học hỏi nhưng tuyệt đối không bắt chước, mình không thể là cái bóng của ai cả. Gần đây tôi thấy có một hiện tượng bắt chước nhau mà trong đời sống văn học nghệ thuật không thể chấp nhận.
Thấy anh A có bức ảnh được giải thế là đua nhau chụp cho bằng được mô típ ấy, chỉ có khác nhau chút ít về thời gian, không gian chụp và cảnh quan. Chẳng hạn lên Tây Bắc, Việt Bắc, miền núi phía Bắc nghệ sĩ nào cũng cố chụp cho bằng được ruộng bậc thang, không ở Hoàng Su Phì, Xín Mần, Hà Giang thì ở Mù Cang Chải, Yên Bái hoặc Sa Pa, Lào Cai... Cứ theo đà này nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam ngày càng đi vào ngõ cụt, đề tài nghèo nàn, nội dung thiếu sinh động, thiếu chiều sâu tư tưởng, hình thức na ná giống nhau", NSNA Nguyễn Đức Toàn bày tỏ.
Do vậy NSNA Nguyễn Đức Toàn "hiến kế" Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cần có những biện pháp nhằm bứt phá, giải phóng tư tưởng “ăn theo”, “dựa dẫm” của một số hội viên, sáng tác theo “gu” của ban giám khảo.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Đức Tân mong Nhà nước đầu tư xây dựng Bảo tàng Nhiếp ảnh. "Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam đã có nhiều bức ảnh có giá trị, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc, tuy nhiên cho đến nay lại chưa có một Bảo tàng Nhiếp ảnh nào. Bảo tàng sẽ trở thành một tiêu chuẩn để định giá các tác phẩm thành công. Có bảo tàng thì giá trị các tác phẩm nhiếp ảnh sẽ được nâng lên", ông Tân nêu quan điểm.
Nhiếp ảnh gia danh tiếng từng khiến người thân cảm thấy bất hạnh“Gia đình rất không hài lòng khi tôi trở thành người chụp hình. Cha tôi nghĩ những kẻ hạ lưu mới theo nhiếp ảnh”, Saul Leiter kể lại.">Cứ theo đà này thì nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam ngày càng đi vào ngõ cụt
Nhận định, soi kèo El Gouna vs Haras El Hodood, 21h00 ngày 31/1: Áp đảo chủ nhà
- Video thanh niên bạo hành chó Alaska ở Đà Lạt. Video: MXH
Ngày 22/8, Công an TP Đà Lạt đã làm việc với anh L.Đ.L (28 tuổi, trú tại huyện Đức Trọng) liên quan việc chó cảnh Alaska bị hành hung, vì không chụp ảnh cùng du khách.
Bước đầu, L., cho hay, anh chuyên kinh doanh dịch vụ chụp hình chó cảnh Alaska với du khách trên địa bàn TP Đà Lạt. Hồi tháng 5, thanh niên này mua 5 con chó Alaska với chi phí khoảng 300 triệu đồng, thuê căn nhà trong hẻm Cầu Đúc, phường 10, để nuôi và nhốt thú cưng.
Sau đó, L. đưa các chú chó Alaska tới quảng trường Lâm Viên để chụp hình chung với du khách, có thu phí.
Giữa tháng 7, anh ta góp tiền với người phụ nữ tên T. (37 tuổi, phường 9, TP Đà Lạt), mua thêm chó Alaska về kinh doanh. Con chó được họ đặt tên là Bôn. Bà T. giao con trai là T.T.Q. (13 tuổi) trực tiếp chăm sóc, quản lý con chó này.
Hôm 20/7, Q. bị con chó cắn vào tay khi dắt đi chụp hình với khách tại quảng trường Lâm Viên, nên đưa về nơi nuôi. Tại đây, bé trai tiếp tục bị con Bôn cắn. Q. sau đó dùng ống nước nhựa dài chừng 1m, đánh chó Alaska.
Đến ngày 1/8, con chó Bôn được bé trai giao lại cho L. vì không thể quản lý được.
Khi làm việc với cơ quan chức năng, L. cho biết, bản thân không biết cậu bé đánh thú cưng cho tới khi thấy các video xuất hiện trên mạng xã hội.
Riêng Q., lúc bị công an mời làm việc dưới sự giám hộ của người mẹ đã thừa nhận việc đánh chó Alaska và cam kết không tái phạm. Do cậu bé chưa đủ tuổi xử phạt vi phạm hành chính, cùng người mẹ cam kết quản lý giáo dục con nên cơ quan chức năng chỉ lập biên bản vi phạm hành chính nhằm răn đe, giáo dục yêu cầu không tái phạm.
Ngoài ra, hai người có hành động đánh chó Alaska tại quảng trường Lâm Viên hiện đã rời khỏi địa phương. Công an phường 10, TP Đà Lạt đã và đang vận động đến cơ quan làm việc và sẽ xử lý theo quy định.
Trước đó, mạng xã hội lan truyền hai đoạn video ghi lại hình ảnh chó cảnh Alaska bị hành hung ở TP Đà Lạt. Trong video thứ nhất, thanh niên cầm gậy vụt tới tấp vào đầu chú chó. Trong video thứ hai được quay ở quảng trường Lâm Viên, 2 thanh niên đá mạnh vào chú chó vì nó không hợp tác chụp ảnh với du khách.
Sau khi xem những video trên, nhiều người đã bày tỏ bức xúc cho rằng những thanh niên trên đã “ngược đãi, bóc lột động vật", đồng thời kêu gọi tẩy chay dịch vụ chụp ảnh cùng chó cảnh.
Liên quan vấn đề này, UBND TP Đà Lạt đề nghị công an phối hợp với Phòng Kinh tế cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh thông tin. Trong đó, chính quyền Đà Lạt yêu cầu rà soát, xác nhận thông tin cư trú những người có hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi tại quảng trường Lâm Viên trong các video, hình ảnh trên mạng xã hội…, để có biện pháp xử lý.
Công an vào cuộc vụ chó cảnh Alaska bị hành hung vì không hợp tác chụp ảnh ở Đà Lạt
Nhiều người bày tỏ bức xúc sau khi xem 2 đoạn video ghi lại hình ảnh chó cảnh Alaska bị hành hung ở Đà Lạt (Lâm Đồng), vì không hợp tác chụp ảnh cùng du khách.">Chủ nuôi chi hàng trăm triệu đồng mua chó Alaska để kinh doanh chụp ảnh ở Đà Lạt
Lâm Vy có vẻ ngoài cá tính, nụ cười luôn thường trực trên môi. Hiện, cô sống hạnh phúc bên con trai 3 tuổi và người chồng Pháp điển trai.
Nhân dịp về Việt Nam công tác, Lâm Vy nhận lời làm khách mời trong tập 217 của chương trình Tâm sự mẹ bỉm sữa.
Lâm Vy kết hôn năm 2015 rồi theo chồng sang Pháp định cư. Vợ chồng cô lên kế hoạch ổn định tài chính trước, sinh con sau. Năm 2020, hai người mua được nhà, thu nhập ổn định nên quyết định có con.
Ngay tháng đầu tiên, Lâm Vy thuận lợi mang thai. Chồng cô vô cùng hạnh phúc, gọi video cho bạn bè thông báo.
Về phần bố mẹ chồng, Lâm Vy chuẩn bị 2 hộp quà có đặt đôi vớ nhỏ bên trong. Cô mang tặng bố mẹ chồng mỗi người một hộp quà. Hai người mở ra cùng lúc và vỡ òa hạnh phúc.
Suốt thai kỳ, Lâm Vy tham gia nhiều hoạt động ngoài trời và tập luyện thể dục thể thao. Cô thường chia sẻ các hình ảnh, video leo núi, tắm biển, bơi lội… trên các nền tảng mạng xã hội.
Dù được ông xã và bố mẹ chồng ủng hộ nhưng Lâm Vy bị cộng đồng mạng “lên án”, cho rằng cô không biết dưỡng thai.
Đáp lại, cô thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình về những kiêng kỵ phản khoa học vốn áp đặt lên các thai phụ.
“Mang thai, tôi vẫn thường xuyên bán hàng trên mạng. Vì vậy, tôi quan tâm đến ngoại hình, thích trang điểm, làm tóc…
Thế nhưng, nhiều người vào trang cá nhân của tôi, nói mang thai không được trang điểm.
Tôi thấy không hợp lý, phản bác lại bằng lý luận chặt chẽ. Vài lần như thế, mọi người đặt luôn biệt danh “Chiến thần lý luận" cho tôi”, Lâm Vy kể.
Tự chữa lành bệnh trầm cảm
Thời gian bầu bí, Lâm Vy được ông xã chăm sóc chu đáo. Anh làm hết việc nhà, nấu nhiều món ngon mời vợ thưởng thức.
Dù yêu thích vận động nhưng Lâm Vy lại khó sinh, phải kích thích chuyển dạ bằng thuốc. Loại thuốc này phải tiêm vào tủy sống khiến cô đau đớn.
Thấy vậy, chồng Lâm Vy không ngại quỳ dưới đất. Hai người chụm đầu vào nhau. Anh ghé vào tai vợ, thỏ thẻ “cố lên”.
“Chồng theo vào phòng sinh, nắm tay tôi cho đến khi em bé chào đời. Anh đứng kế bên vuốt tóc, lau nước mắt, động viên tôi liên tục.
Chứng kiến vợ sinh con vất vả, anh xúc động đến bật khóc. Tôi cũng ôm con da kề da, khóc nức nở”, Lâm Vy chia sẻ.
Xuất viện, Lâm Vy được chồng tận tình chăm sóc, thậm chí vệ sinh sản dịch, thay bỉm, thoa kem… cho vợ. Tuy nhiên, một tháng sau đó, anh phải sang Đức công tác, đành để vợ con ở nhà.
Hàng ngày, mẹ chồng đều đến hỗ trợ Lâm Vy dọn dẹp nhà cửa, chăm cháu. Hết việc, bà về nhà, chứ không ngủ lại nhà con dâu.
Quen được chồng chăm sóc từng chút, Lâm Vy cảm thấy hụt hẫng khi phải tự lo cho mình và con. Cô rơi vào trầm cảm sau sinh.
Lâm Vy cho biết: “Lúc đó, tôi chỉ muốn chết, không muốn làm gì hết. Tôi không hiểu tại sao mình như thế.
Tôi được chồng yêu thương, gia đình chồng quan tâm, bạn bè vui vẻ… Không ai khiến tôi buồn, tất cả suy nghĩ tiêu cực đều do tôi tưởng tượng ra”.
Biết mình gặp vấn đề nghiêm trọng, cô gọi điện chia sẻ cùng chồng. Ngay lập tức, chồng cô xin về Pháp, đưa vợ đến gặp bác sĩ tâm lý. Cô mất một năm để tự chữa lành, vượt qua trầm cảm.
Có chồng đồng hành, Lâm Vy tìm lại được năng lượng tích cực, nuôi dạy con kháu khỉnh, đáng yêu.
Cô tiết lộ, mình nuôi con thuận theo tự nhiên, không áp dụng các phương pháp giáo dục nghiêm khắc. Từ nhỏ, cô cho con ngủ trong nôi. Khi bé được 2 tháng tuổi, cô cho con về giường ngủ một mình.
“Từ lúc sinh bé đến giờ, mẹ con chưa bao giờ ngủ chung giường. Tôi muốn con tự lập, không bám mẹ”, Lâm Vy cho biết.
Do còn công việc kinh doanh ở Việt Nam, cho nên một năm, Lâm Vy về Việt Nam khoảng 2-3 lần. Mỗi lần về, cô thường đưa con theo cùng. Cô tập thói quen này cho con từ khi bé mới 2,5 tháng tuổi.
Cách nuôi dạy con của Lâm Vy được chồng ủng hộ, tin tưởng. Bố mẹ chồng cũng tôn trọng cách cô giáo dục con. Vì thế, cô không gặp quá nhiều rắc rối, dành thời gian chăm con và phát triển công việc kinh doanh.
Ảnh: Tâm sự mẹ bỉm sữa
Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á
Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.">Tâm sự mẹ bỉm sữa tập 217: ‘Chiến thần’ Lâm Vy thích leo núi trong thai kỳ
Chị Tabitha thường mua thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt đủ dùng cho 6 tháng. Tabitha, một bà mẹ 5 con sống ở Michigan (Mỹ), cho biết cô chỉ đi siêu thị mua đồ ăn và sinh hoạt 1-2 lần mỗi năm. Mỗi lần đi siêu thị, cô mua số thực phẩm và đồ dùng đủ để nuôi cả nhà trong nhiều tháng.
Chia sẻ trong một video đăng lên YouTube mới đây, bà mẹ giải thích: “Chúng tôi là một gia đình có 7 người, trong đó có 5 đứa trẻ và đây là việc phù hợp với chúng tôi. Không phải ai cũng muốn mua nhiều như thế trong một chuyến nhưng đó là cách mà chúng tôi muốn”.
Tabitha cho biết, số đồ ăn và đồ dùng trong một lần đi siêu thị sẽ giúp gia đình cô duy trì được 4-6 tháng.
Tabitha chi 2.700 bảng Anh tiền thực phẩm cho gia đình 7 người trong 6 tháng. Với số tiền khoảng 2.700 bảng (82 triệu đồng), cô mua hẳn 6 lọ dầu ô liu, gạo dùng cho 1 năm, 20 miếng bơ và 120 quả trứng, 22 gói mì ống, 95 túi khoai tây chiên, 24 cái ức gà, cùng với lượng thịt xay đủ để làm ít nhất 15 bữa ăn cho gia đình 7 người.
“Mỗi lần đi siêu thị, chúng tôi mất cả ngày. Chúng tôi đến ngay khi họ mở cửa lúc 10h sáng. Bây giờ là 4h chiều và chúng tôi vẫn đang tiếp tục mua hàng”.
“Khi hoàn tất việc mang đồ về nhà cũng sẽ là nửa đêm” – bà mẹ 5 con nói.
Để dự trữ được số lương thực khổng lồ này, họ phải dùng đến tầng hầm, tận dụng mọi chỗ ở cả hành lang, thậm chí là phòng tắm.
Tabitha cũng chia sẻ rằng, chuyến mua sắm rất hữu ích dù phải mất cả ngày. Bởi vì gia đình chị rất ít khi ra ngoài ăn nên lương thực trong nhà luôn phải sẵn có.
Tủ đông của gia đình chị đầy ắp thịt, cá. Đăng Dương(Theo The Sun)
Nhân viên tiết lộ sự thật về những chiếc đùi gà trong siêu thị
Mỗi con gà chỉ có 2 chiếc đùi, nhưng trong siêu thị lại bán rất nhiều đùi gà đông lạnh, có phải chúng được lấy từ những con gà ốm, chết hay không? Nhân viên siêu thị đã tiết lộ sự thật.
">Người mẹ 5 con mỗi năm chỉ đi chợ 2 lần