您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Hội quân SC Heerenveen, Văn Hậu tin giành suất đá chính
NEWS2025-02-08 07:04:20【Thời sự】0人已围观
简介Tối 11/12,ộiquânSCHeerenveenVănHậutingiànhsuấtđáchílịch van niên 2023 U22 Việt Nam đã có mặt tại Hà lịch van niên 2023lịch van niên 2023、、
Tối 11/12,ộiquânSCHeerenveenVănHậutingiànhsuấtđáchílịch van niên 2023 U22 Việt Nam đã có mặt tại Hà Nội, kết thúc hành trình đầy cảm xúc tại SEA Games với tấm HCV lịch sử sau 60 năm chờ đợi. Trong khi đồng đội U22 Việt Nam ăn mừng, hàn huyên với gia đình thì Đoàn Văn Hậu phải trở lại Hà Lan hội quân cùng CLB chủ quản SC Heerenveen.
Hậu vệ người Thái Bình có một kỳ SEA Games rất thành công khi đóng vai người hùng- cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết với Indonesia, cho biết anh thu được rất nhiều sau gần 1 tháng thi đấu ở U22 Việt Nam. Điều này giúp Hậu tự tin hơn nhiều trong cuộc cạnh tranh suất đá chính tại Hà Lan sắp tới.
Đoàn Văn Hậu tươi rói chia tay đồng đội ở Philippines để trở lại Hà Lan |
"Kết thúc một kỳ SEA Games thành công tốt đẹp, sắp tới sẽ là khoảng thời gian quan trọng đối với sự nghiệp của tôi. Cảm ơn tất cả mọi người đã luôn ủng hộ", Văn Hậu chia sẻ trên trang cá nhân của mình.
Đúng như thừa nhận người hùng trận chung kết gặp U22 Indonesia, SEA Games là giải đấu thành công, giúp Văn Hậu tự tin trở lại SC Heerenveen với một tâm thế hoàn toàn khác. Màn trình diễn ở SEA Games cũng giúp Văn Hậu ghi điểm với đội bóng xứ sở hoa Tulip, và việc cầu thủ người Thái Bình lần đầu tiên được ra sân ở giải VĐQG Hà Lan chỉ là vấn đề thời gian.
Thực tế sau mỗi trận đấu ra sân ở SEA Games, CLB Heerenveen đều gửi lời chúc mừng tới Văn Hậu. Đặc biệt sau trận chung kết thắng Indonesia 3-0 với cú đúp đẹp mắt của Văn Hậu, báo chí Hà Lan đã lên cơn sốt với của hậu vệ U22 Việt Nam.
Văn Hậu trưởng thành hơn rất nhiều sau SEA Games. Ảnh S.N |
Cơ hội ra sân của Văn Hậu tại Hà Lan đang trở nên rất rõ ràng, không chỉ bởi sự trưởng thành của cầu thủ chạy cánh, mà còn từ phát biểu trước đây của HLV trưởng CLB Heerenveen. HLV Johnny Jansen của SC Heerenveen cho biết cân nhắc sử dụng Đoàn Văn Hậu trước kỳ nghỉ diễn ra cuối năm nay.
"Tôi có thể sử dụng Văn Hậu trong những trận đấu vào tháng 12. Cũng như nhiều tài năng khác, SC Heerenveen có định hướng phát triển Văn Hậu. Khi thời gian chín muồi, cậu ấy sẽ được trao cơ hội. Tôi tin đây là bước đi đúng đắn của SC Heerenveen dành cho Văn Hậu", HLV Jansen nói.
Văn Hậu không tham dự VCK U23 châu Á 2020 tại Thái Lan. Điều này khiến người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối, nhưng đây cũng là cơ hội để hậu vệ sinh năm 1999 tập trung cho mục tiêu được thi đấu tại giải VĐQG Hà Lan.
Video U22 Việt Nam 3-0 U22 Indonesia:
Song Ngư
很赞哦!(597)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Tottenham, 3h00 ngày 7/2
- Chuyển giới: Phận đàn bà bị cầm tù sau thân xác đàn ông
- Biệt thự vị trí đắc địa ở Yên Bái làm siêu lòng giới tinh hoa
- Top 4 tác dụng của quả khế không phải ai cũng biết
- Nhận định, soi kèo Esteghlal Khuzestan vs Shams Azar, 19h45 ngày 6/2: Khó tin cửa trên
- 10 quan niệm sai lầm về bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay
- Sắp ra mắt phân khu cao tầng đầu tiên tại Vinhomes Star City Thanh Hóa
- Đẹp nao lòng hoa Sở ở Bình Liêu
- Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Tottenham, 3h00 ngày 7/2
- Môi trường sống lý tưởng để trẻ phát triển toàn diện năng
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Fiorentina vs Inter Milan, 02h45 ngày 7/2
Sau vài tháng ra mắt, món phở atiso với phần bánh phở độc đáo, lạ mắt của chủ quán 22 tuổi gây sốt mạng xã hội, thu hút nhiều thực khách tò mò.
"Nhiều bạn thấy sợi phở màu đỏ thì e ngại là do nhuộm phẩm màu, không dám ăn thử. Nhưng thực ra, bông atiso đỏ sau khi nấu chín thì sẽ thu được phần nước màu đỏ. Sau đó phần nước đỏ này được xay chung với bột sẽ cho ra màu sợi phở hồng đỏ đặc trưng, đẹp mắt”, Minh tiết lộ.
Bông atiso đỏ và thân atiso xanh là những nguyên liệu chính để chủ quán tạo nên sự mới mẻ cho món phở truyền thống.
Khi bắt tay làm bánh phở đỏ, Minh từng thất bại rất nhiều lần, phải thay đổi công thức, tỷ lệ pha chế từng chút một. "Gần 200kg phở thí điểm bị thất bại", Minh cho biết.
Để ra được thành phẩm sợi phở màu đỏ hồng bắt mắt, đầu tiên phải trải qua bước chọn lọc những bông atiso đỏ tươi, ngon, sơ chế, phơi khô rồi nấu thành nước. Bột gạo sau khi ngâm, xay, "bồng con" thì được mang đi hoà trộn với phần nước cốt màu đỏ trên theo tỷ lệ của riêng quán. Đây là công đoạn giúp sợi phở ra được màu sắc đặc trưng, đẹp mắt.
Ở khu vực phía Bắc, người dân các tỉnh miền núi Lào Cai, Hà Giang cũng có bánh phở đỏ nổi tiếng. Tuy nhiên, nguyên liệu của loại bánh phở này là gạo đỏ, hay còn gọi là gạo huyết rồng.
"Màu sắc của sợi phở còn phụ thuộc vào chất lượng của bông atiso non hay già, lứa đầu hay lứa vét, phơi độ khô quá nắng hay ỉu nắng. Và đôi lúc, độ đậm nhạt của sợi phở còn do người pha bột chưa đạt được sự chính xác tuyệt đối về tỷ lệ. Do đó, sợi phở này tuỳ đợt mà có sự thay đổi về màu sắc, khi đỏ tươi, khi đỏ phớt hoặc ngả tím hồng’, Trường Minh cho biết.
Về phần nước lèo, quán dùng thân cây atiso xanh để tạo độ ngọt đặc trưng. Theo Minh, mỗi ngày quán dùng khoảng 30-35kg xương ống và sườn que tươi, hầm cùng phần thân atiso xanh trong khoảng 12 tiếng. Atiso được mang từ Đà Lạt về TP.HCM, sơ chế cẩn thận qua các bước như tước lá, tước phần sơ, rửa sạch mủ trên cọng rồi mới bắt đầu chế biến.
“Cọng atiso già sẽ cho vị ngọt đậm đà hơn. Mình sẽ canh thời gian để hầm cọng atiso vừa đủ độ cho ra tinh chất ngọt, nhưng không bị nhừ, nát rồi vớt ra để thực khách thưởng thức. Vị ngọt thanh và độ dai, giòn lạ miệng của cọng atiso là điểm khác biệt trong tô phở của mình”, Minh chia sẻ.
Chủ quán 22 tuổi cho biết, gia đình anh không có truyền thống kinh doanh ẩm thực. Ý tưởng mở quán phở atiso xuất phát từ niềm yêu thích phở và món canh sườn hầm thân atiso xanh Đà Lạt của mẹ suốt thời thơ ấu.
"Bông atiso đỏ có rất nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ như là chống lão hóa, giảm huyết áp, giảm mỡ máu, giải độc gan, hỗ trợ tiêu hoá… Mình dành vài tháng để tìm cách kết hợp món phở truyền thống với nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe này, hy vọng tạo ra món ăn mới mẻ, sáng tạo hơn", Minh chia sẻ.
Atiso được Minh nhập từ các nhà vườn tại Đà Lạt. Mỗi tô phở có giá dao động từ 49.000 - 99.000 đồng. Trong tô phở, ngoài sườn bò, tái, nạm, gân thì phần cọng atiso xanh được khá nhiều thực khách ưa chuộng vì độ dai giòn và vị ngọt thanh đặc trưng của nó. Trung bình mỗi ngày, cơ sở tại TP.HCM bán khoảng 150 tô.
Sườn bò cũng là nguyên liệu mà chủ quán 22 tuổi đặc biệt chú trọng trong mỗi tô phở. Anh thường ưu tiên chọn loại sườn nạm (thịt nạm sườn que tươi). Vì theo anh, phần này mềm, dễ ăn và cũng không gây ngán.
“Ngoài những nguyên liệu chính như sườn bò hay thân atiso thì linh hồn của phở Việt chính là ngũ vị hương. Mình thường dùng từ 4-6 thành phần cho nồi nước lèo, ngoài ra thì còn có thêm hành tím và gừng để tạo mùi thơm, ấm bụng cho khách”, Minh tiết lộ.
Chị Thanh (48 tuổi, quận 10) chia sẻ cảm nhận: “Vị phở atiso khá lạ, màu sắc đẹp mắt, nước dùng thơm, ngọt thanh. Tuy nhiên, với cá nhân mình thì sợi phở hơi mềm".
Một thực khách người Nhật Bản cũng tò mò tìm tới quán thưởng thức. Vị khách này thích thú khi quán sử dụng loại nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe là atiso. "Tôi từng nhiều lần thưởng thức phở Việt Nam truyền thống. Phở atiso là phiên bản cách tân khá thú vị nhưng cần thêm thời gian để thực khách đón nhận", vị khách chia sẻ.
Chủ quán trẻ tuổi vẫn đang tiếp thu những góp ý của các khách hàng để cân chỉnh vị phở, bánh phở atiso. Quán hiện có cơ sở tại TP.HCM và Đà Lạt.
Võ Như Khánh (Ảnh: Như Khánh/NVCC)
">Món phở đỏ 'không giống ai' làm từ loài hoa Đà Lạt, khách Nhật tò mò tìm đến thử
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Quý Đôn Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ chuyển đổi số được chú trọng đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh được duy trì kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Mô hình thí điểm chuyển đổi số tại 8 xã/phường đã đem lại nhiều kết quả đáng mừng.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn mong muốn Hội nghị tập trung nhìn nhận, phân tích, đánh giá lại những khó khăn, hạn chế để cùng nhau trao đổi, thảo luận và đưa ra các hướng giải pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, đặc biệt từ sự chia sẻ thông tin, định hướng của lãnh đạo Vụ Kinh tế số và Xã hội số.
Sau gần 6 năm triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số, đến nay, 100% xã, phường, thị trấn của tỉnh đã được phủ sóng di động, 100% đơn vị, địa phương được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng và được chuẩn hóa kết nối giám sát 4 cấp hành chính. Tỷ lệ người dùng Internet đạt 91%, tỷ lệ người dân (từ 14 tuổi trở lên) có tài khoản định danh điện tử đạt 58,9%, tỷ lệ người hưởng trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân đạt 100%.
Kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số, tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cơ bản, tạo và duy trì thói quen sử dụng công nghệ số cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp.
Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương cần tận dụng tối đa các nguồn lực, cơ hội để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh, tiếp tục duy trì việc triển khai và nhân rộng mô hình xã chuyển đổi số.
Hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trên địa bàn tỉnh và triển khai nhiệm vụ về cung cấp dữ liệu mở tỉnh Bắc Kạn song song với nhiệm vụ triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP). Hoàn thành kết nối đến các dịch vụ đã được cung cấp trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC của các đơn vị.
Dịp này, ban tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn” năm 2024 tiến hành tổng kết trao 19 giải thưởng cho tổ chức, cá nhân đoạt giải.
">Bắc Kạn tận dụng nhiều nguồn lực để thúc đẩy chuyển đổi số
Hình ảnh trước mổ, khối phồng động mạch chủ rất lớn (A) và động mạch vành trái tắc hoàn toàn (B). Ảnh: BVCC Theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Tú, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khối phình động mạch chủ khổng lồ là căn nguyên chính chèn ép gây tắc động mạch vành trái, hở van hai lá nhiều, giãn lớn và giảm nặng chức năng co bóp của cơ tim, dẫn đến triệu chứng khó thở, khiến người bệnh phải đi khám.
Tất cả các tổn thương của cả động mạch chủ và tim được đánh giá rất hiếm gặp trong y học.
“Đây là trường hợp hy hữu vì hầu như không thể có khối phình động mạch chủ tới 10cm mà chưa vỡ, chưa kể việc bệnh nhân có thể sống với quả tim giãn lớn, van tim hở nặng và chỉ một động mạch vành phải nuôi tim”, bác sĩ Tú cho biết.
Phẫu thuật là giải pháp duy nhất giúp cho người bệnh 50 tuổi tránh các biến chứng tử vong đột xuất, đảm bảo kết quả lâu dài. Tuy nhiên, việc phẫu thuật rất phức tạp, nguy cơ tử vong cao gấp tới 20 lần mổ tim thông thường.
Ngoài ra, kỹ thuật xử lý động mạch mạch vành cũng đặt ra câu hỏi hóc búa về việc có thể bảo tồn cấu trúc này hay không, qua đó giúp rút ngắn thời gian mổ và đem lại hiệu quả hoàn thiện nhất cho kết quả lâu dài cho người bệnh.
Sau thời gian chuẩn bị tích cực, bệnh nhân D. được phẫu thuật thay động mạch chủ lên, quai động mạch chủ, nối lại toàn bộ các động mạch cảnh, tạo hình van hai lá, giải phóng đoạn tắc động mạch vành.
Bác sĩ còn sử dụng kỹ thuật ngừng tuần hoàn nửa dưới cơ thể, hạ thân nhiệt (chỉ còn 24 độ C), tưới máu riêng rẽ từng mạch máu nuôi não. Thời gian phẫu thuật kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ liên tục.
Sau 3 ngày phẫu thuật, người bệnh được rút nội khí quản, tỉnh táo, chức năng các tạng được duy trì ổn định. Các kết quả chẩn đoán hình ảnh của người bệnh trước khi ra viện cho thấy khối phình động mạch chủ được xử lý triệt để, động mạch vành bị tắc được tái tạo, van hai lá sau tạo hình và kích thước buồng tim trở lại giống như ở người bình thường.
Phình động mạch chủ ngực là bệnh ít triệu chứng, thường chỉ biểu hiện khi đã có các biến chứng nặng. Yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh là tăng huyết áp và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tương tự. Bác sĩ khuyến cáo việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh rất quan trọng.
Tưởng đau dạ dày ai ngờ suýt chết vì nhồi máu cơ tim cấp
Trước đó, bệnh nhân có cơn đau thắt ngực như bóp nghẹt, uống thuốc viêm dạ dày không đỡ. Ngày 21/4, bà có triệu chứng tương tự, đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.">Tình huống hy hữu khiến bác sĩ phải đưa thân nhiệt bệnh nhân về dưới 24 độ C
Nhận định, soi kèo Cluj vs Hermannstadt, 22h59 ngày 5/2: Đặt niềm tin chiếu dưới
Bệnh nhân mắc viêm màng não mủ được điều trị tại Bệnh viện E. Ảnh: BVCC Khi đã xác định được vi khuẩn, các bác sĩ tiến hành điều trị kháng sinh cho người bệnh. Sau 3 ngày, bệnh nhân hết sốt. Sau 5 ngày, cơn đau đầu đã được đẩy lùi, sức khỏe dần ổn định.
Bác sĩ chuyên khoa II Đào Văn Cao, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, cho biết viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của màng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn... Bệnh có thể khiến người mắc bị lú lẫn, mê sảng hoặc kích thích, co giật thậm chí vào trạng thái nguy kịch.
Vị chuyên gia này cho rằng, viêm màng nào có thể xảy ra với bất kể đối tượng nào. Ở người lớn, bệnh thường có triệu chứng điển hình hơn. Tuy nhiên, đôi khi, những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác.
Bệnh có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vắc xin. Theo khuyến cáo, tất cả trẻ em đều cần được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh do Hib gây ra từ lúc 2 tháng tuổi.
Dấu hiệu quan trọng để phát hiện sớm trẻ mắc viêm màng nãoDịp cận Tết là thời điểm trẻ mắc viêm màng não tăng cao. Nếu phát hiện và điều trị muộn, trẻ có thể mang di chứng thần kinh hoặc vận động suốt đời.">Nam thanh niên suýt mất mạng vì mắc căn bệnh thường gặp ở trẻ em
Các bếp ăn bán trú, căng tin trường học cần đảm bảo an toàn thực phẩm. Ảnh minh họa Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2024, đơn vị đã xây dựng các kế hoạch, chủ trì các đơn vị liên quan thành lập nhiều đoàn kiểm tra cơ sở giáo dục có bếp ăn bán trú, trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh để phòng xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Tại Trường Thực hành sư phạm Sóc Trăng có 3 cấp học, quy mô khoảng 1.300 suất/ngày. Trong thời gian qua, nhà trường đã tích cực đầu tư cơ sở vật chất xây dựng bếp ăn đạt chuẩn quy định.
Thực phẩm đầu vào đều được nhà trường lựa chọn ký kết hợp đồng với các đơn vị có uy tín để cung cấp. Các sản phẩm như thịt, cá, rau, củ quả cho nhà bếp được xác định nguồn gốc rõ ràng.
Nhà trường tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người làm cấp dưỡng. Họ được tập huấn và học các lớp đào tạo về an toàn thực phẩm, vệ sinh làm việc, an toàn lao động, tập huấn bảo hộ lao động.
Khi nấu ăn, người đứng bếp phải chấp hành tốt quy định như dùng khẩu trang y tế, đeo găng tay, nón. Nhà bếp thực hiện nghiêm các quy định, tránh lây nhiễm chéo bằng mô hình nhà bếp một chiều, không để dụng cụ chế biến thức ăn sống với dụng cụ chế biến thức ăn chín.
Hằng tháng, nhà trường chủ động lấy mẫu đi xét nghiệm để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Các bữa ăn đều được lưu mẫu. Tất cả quá trình sơ chế, chế biến đều được sử dụng máy móc hiện đại. Thực hiện nề nếp cho học sinh ăn uống lịch sự, văn minh, biết giữ trật tự và vệ sinh sạch sẽ.
Theo ông Âu Sĩ Hiền - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Sóc Trăng, từ đầu năm nay, các đoàn kiểm tra đều ghi nhận đa số bếp ăn đủ điều kiện, đảm bảo đủ hồ sơ thủ tục 3 bước, khám sức khỏe. Một số bếp ăn chưa đáp ứng điều kiện đã được Chi cục hướng dẫn bổ sung. Các bếp ăn mới xây dựng cơ bản đảm bảo đủ điều kiện ATTP.
Tuy nhiên, hiện nay trong tỉnh còn một số bếp ăn cũ, không gian chật hẹp, trong thời gian tới cần được đề xuất cải tạo, mở rộng.
Bên cạnh công tác kiểm tra của lực lượng liên ngành, ông Hiền cho rằng các cơ sở giáo dục cần chủ động quan tâm công tác ATTP trong bữa ăn tập thể, căng-tin ăn uống để học sinh có bữa ăn chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng phục vụ việc học tập và giảng dạy trong nhà trường.
Trong tháng 12, Chi cục đã tổ chức lớp tập huấn dành cho các chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu trường học phụ trách bán trú, nhân viên Y tế ghi chép kiểm tra 3 bước tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Buổi tập huấn thu hút 350 học viên tham gia.
Trong thời gian tới, ngành y tế tỉnh Sóc Trăng tiếp tục kết hợp cùng ngành giáo dục đẩy mạnh kiểm tra công tác ATTP trong bữa ăn học đường. Ngoài ra, các địa phương cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Tuyên truyền sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không sử dụng thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.
Quảng Ninh nỗ lực kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩmNhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, ngành y tế tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt trong đó chú trọng kiểm tra và giám sát.">Sóc Trăng tăng cường kiểm tra các bếp ăn trường học
Người nông dân thao tác thành thạo trên chiếc điện thoại thông minh để truy cập phần mềm Nông nghiệp Cà Mau.
Anh Phạm Hữu Lượng, Ấp 2, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, cho biết: “Phần mềm Nông nghiệp Cà Mau rất hữu ích. Mỗi ngày tôi đều lên coi dự báo thời tiết để canh việc gieo mạ, xuống giống vào những thời điểm được khuyến cáo. Bên cạnh đó, tôi cũng có thêm kiến thức đối phó với các bệnh ở cây trồng, ở con tôm... để bản thân không bị bỡ ngỡ khi đối mặt với những vấn đề trong trồng lúa, nuôi tôm”.
Anh Trần Thanh Phong, ấp Cơi 4, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, thì tâm đắc với những buổi tư vấn trực tuyến. "Trong những buổi tư vấn trực tuyến ở phần mềm Nông nghiệp Cà Mau, tôi và nhiều bạn làm nông khác được nói chuyện, trao đổi với nhiều chuyên gia để hỏi thêm về cách gieo trồng hiệu quả cũng như nắm được thị trường hiện tại cần gì để mình chọn giống trồng cho đúng và dễ bán ra hơn. Phần mềm này cũng dễ sử dụng, cài đặt vào máy rất nhanh”, anh Phong cho biết.
Trong hơn 5 năm đưa vào sử dụng phần mềm này, Sở NN&PTNT đã tổ chức được trên 270 cuộc tư vấn trực tuyến, giải đáp trên 700 câu hỏi của nông dân trên khắp các địa bàn tỉnh Cà Mau.
Ngoài website https://nongnghiepcamau.vn, phần mềm còn được thiết kế trên phiên bản thiết bị di động, hầu hết các điện thoại thông minh và máy tính bảng sử dụng hệ điều hành Android và iOS đều có thể cài đặt nhanh chóng và tiện lợi phần mềm này.
Chuyên viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên tục cập nhật dữ liệu trên phần mềm Nông nghiệp Cà Mau.
Chuyên viên Sở NN&PTNT, phụ trách quản lý phần mềm Nông nghiệp Cà Mau, anh Quách Hữu Thừa cho biết: “Tính đến thời điểm này, phiên bản web có hơn 1,3 triệu lượt truy cập và gần 6 ngàn lượt cài đặt đối với phiên bản trên thiết bị di động.
Hầu hết người dùng phần mềm Nông nghiệp Cà Mau đều đánh giá tích cực về hiệu quả sử dụng và hài lòng vì có nhiều tiện ích được tích hợp. Ðây là tín hiệu đáng mừng để đơn vị tiếp tục duy trì và kết nối với các trường đại học, các trung tâm về phần mềm phát triển nhiều hơn nữa các tính năng trong thời gian tới”.
Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Vào năm 2019, phần mềm Nông nghiệp Cà Mau được xây dựng và đưa vào thí điểm sử dụng. Sau 3 lần nâng cấp, đến nay phần mềm đã được bổ sung nhiều tính năng, phân hệ, cung cấp nhiều thông tin bổ ích, kịp thời cho nông dân.
Trong thời gian tới đây, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai phần mềm đến nông dân. Hiện Sở đang nghiên cứu bổ sung chức năng quản lý tàu cá nhằm phục vụ nghiệp vụ quản lý tàu cá mở rộng. Ngoài ra, việc mở rộng chia sẻ dữ liệu cho phần mềm kiểm soát tàu cá, cũng như chia sẻ cho các hệ thống khác, giúp cho thông tin về tàu cá luôn đồng nhất với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý.
Chúng tôi cũng tập trung đa dạng hoá thông tin nông nghiệp, số hoá các mô hình sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao... để người dân truy cập tham quan, học hỏi trực tuyến bằng công nghệ thực tế ảo. Song song đó là nâng cấp hoàn thiện tính năng tư vấn trực tuyến nhằm đảm bảo tổ chức được các buổi tư vấn trực tuyến chuyên nghiệp, chất lượng”.
Người nuôi cua hay thương lái cũng dùng phần mềm Nông nghiệp Cà Mau để cập nhật giá cả thị trường, xu hướng nuôi cua để thay đổi và thích ứng kịp thời.
Cùng với phần mềm Nông nghiệp Cà Mau, hiện tại, Sở NN&PTNT cũng đang sử dụng các phần mềm, ứng dụng phục vụ công tác quản lý, như: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào hệ thống đo môi trường nước trên tuyến sông phục vụ nuôi trồng thuỷ sản; hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS)...
Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, Sở NN&PTNT đã ký chương trình thực hiện thí điểm sử dụng Hệ thống quản lý thông tin chuyên ngành nông nghiệp miễn phí trong thời gian 6 tháng với Viễn thông Cà Mau (VNPT Cà Mau).
Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất và là "người giúp việc" hiệu quả cho Sở NN&PTNT trong công tác quản lý, điều hành.
TheoLam Khánh (Báo Cà Mau)
">Phần mềm Nông nghiệp Cà Mau phát huy hiệu quả