您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo CH Ireland vs Hy Lạp, 1h45 ngày 11/9: Chủ nhà quá kém
NEWS2025-02-23 23:47:17【Ngoại Hạng Anh】6人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 10/09/2024 05:00 Nhận định bó viet nam vsviet nam vs、、
很赞哦!(469)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Monastir vs JS Omrane, 20h00 ngày 20/2: Cửa trên đáng tin
- Những thí sinh xinh đẹp trổ tài diễn xuất
- Hình ảnh gây chú ý của tân Hoa hậu Hoàn vũ
- Màn biểu diễn của Rihanna bị chê vì gợi dục
- Nhận định, soi kèo Jeonbuk Hyundai Motors vs Port FC, 17h00 ngày 20/2: Tưng bừng bắn phá
- Sao Việt hôm nay 15/9: Nghệ sĩ Vân Dung trẻ không ngờ tuổi 46
- Bới tung phòng khách để tìm 'kho báu' của vợ quá cố
- Khơi tiềm năng HS từ hoạt động ngoại khóa
- Nhận định, soi kèo Hyderabad vs Mumbai City, 21h00 ngày 19/2: Khó giữ thứ hạng
- Ánh Viên xuất hiện trong đề thi Ngữ văn
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo U20 Syria vs U20 Thái Lan, 14h00 ngày 20/2: Nỗ lực hết mình
Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội vừa có phiên họp xem xét kháng cáo quá thời hạn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT liên quan đến bản án sơ thẩm số 197/2018/HCST của Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Xuân Quế.
Phiên họp có các thẩm phán, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP.Hà Nội.
Phía Bộ GD-ĐT có ông Nguyễn Văn Phúc – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, được triệu tập đến phiên họp để giải trình một số nội dung liên quan đến việc kháng cáo quá thời hạn.
Trước đó, ngày 14/12/2018, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên hủy quyết định 4674/QĐ-BGĐT ngày 11/10/2013 của Bộ GD-ĐT về thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Đồng thời kiến nghị Bộ GD-ĐT, các cơ quan chức năng có thẩm quyền khôi phục lại học hàm, học vị cho ông Hoàng Xuân Quế.
Sau khi xem xét giải trình của Bộ GD-ĐT, Toà cấp cao không chấp nhận việc kháng cáo quá thời hạn của Bộ trưởng; Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Nội cũng đề nghị không chấp nhận kháng cáo quá hạn của Bộ GD-ĐT; đồng thời, đề nghị bản án sơ thẩm số 197/2018/HCTS ngày 14.12.2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội có hiệu lực ngay lập tức.
Toà án Nhân dân cấp cao không chấp nhận việc kháng cáo quá thời hạn của Bộ trưởng giáo dục. Bản án sơ thẩm số 197/2018/HCTS ngày 14.12.2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội có hiệu lực ngay lập tức. Trước đó, như Vietnamnet đã đưa tin, năm 2013, ông Hoàng Xuân Quế, Phó viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, bị tố cáo “đạo văn” luận văn tiến sĩ của người khác.
Theo đơn tố cáo, ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, tác giả Luận án tiến sỹ bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” đã “đạo văn” tới 30% dung lượng Luận án tiến sỹ của ông Mai Thanh Quế, Học viên Ngân hàng với đề tài “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”.
Sau khi nhận được đơn tố cáo, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Vụ Giáo dục Đại học, Thanh tra Bộ GD-ĐT, Hội đồng Chức danh giáo sư, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân… tiến hành kiểm tra, xác minh vụ việc theo thẩm quyền liên quan đến Luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Tại buổi làm việc với Bộ GD-ĐT, ông Hoàng Xuân Quế đã đưa ra các tài liệu khác nhau để cho rằng mình bị oan sai... Ngoài ra, ông Quế cũng đã nộp bản giải trình với các cơ quan chức năng của Bộ GD-ĐT về các vấn đề liên quan đến vụ “đạo” luận án tiến sĩ này.
Ngày 11/10/2013, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký quyết định số 4674 thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế. Quyết định này được căn cứ vào kết luận của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc xác minh đơn tố cáo đối với bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Theo đó, ông Hoàng Xuân Quế bị thu hồi bằng tiến sĩ do “sao chép lên đến 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%) từ luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng)”.
Ngày 22/11/2013, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã ban hành Công văn số 1080/NGCBQLGD-CSĐTBD về việc miễn nhiệm chức danh Phó giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế.
Ngày 2/12/2013, căn cứ vào Quyết định số 4674 và Công văn số 1080, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã liên tiếp ban hành Quyết định 730/QĐ-ĐHKTQD v/v miễn nhiệm chức danh Phó Giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế và Quyết định số 731/QĐ-ĐHKTQD về việc đình chỉ tham gia công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế; Ngày 10/12/2013, Trường ĐHKTQD có công văn số 1500 v/v đánh giá cán bộ để thực hiện quy trình miễn nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện NHTC đối với ông Quế.
Không đồng tình với kết luận và quyết định thu hồi bằng tiến sĩ nói trên, ông Hoàng Xuân Quế đã khởi kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra TAND TP Hà Nội.
Tại phiên tòa ngày 10/10/2016, Luật sư đại diện cho Bộ GD-ĐT cho rằng, Bộ GD-ĐT ra quyết định 4674 thu hồi bằng Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là đúng pháp luật.
Tuy nhiên, luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Hoàng Xuân Quế đã đưa ra rất nhiều luận cứ thuyết phục chứng minh việc Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khi đó là ông Phạm Vũ Luận ra quyết định số 4674 là vi phạm pháp luật.
Cụ thể, ông Hoàng Xuân Quế không công nhận 3 cuốn luận án mà tổ xác minh của Bộ GD-ĐT đã tiến hành thu thập trong quá trình giải quyết tố cáo, khẳng định đó là những cuốn luận án mạo danh tên nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Quế.
Vì vậy, trong quá trình Bộ giải quyết tố cáo cũng như quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án, ông Quế liên tục yêu cầu Bộ cung cấp các cuốn luận án mà ông Quế đã nộp cho Bộ GD-ĐT để Bộ GD-ĐT ra Quyết định thành lập Hội đồng bảo vệ luận án cấp Nhà nước cũng như nộp cho Bộ sau khi bảo vệ luận án cấp nhà nước.
Tuy nhiên, Bộ không thu thập được và cũng không có tài liệu này để cung cấp cho Tòa án.
Luật sư đại diện cho ông Quế cho rằng, có đầy đủ căn cứ để nghi ngờ cuốn luận án của ông Hoàng Xuân Quế đã bị đánh tráo vì mục đích xấu, vì tất cả những tài liệu quan trọng liên quan tới ông Quế đều bị mất.
Người tố cáo (ông Nguyễn Văn Nam) là Chủ tịch cả 3 Hội đồng chấm luận án của ông Hoàng Xuân Quế, từ Hội đồng chấm chuyên đề luận án, Hội đồng chấm luận án cấp cơ cở và Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước, nhưng lại không hề có bất cứ tài liệu chứng cứ nào để minh chứng (kể cả quyển luận án mà ông Quế đã nộp cho ông Nam khi bảo vệ tại 3 Hội đồng).
Luật sư đại diện ông Hoàng Xuân Quế cho rằng, kết luận thanh tra 1254 của Bộ GD-ĐT, mà căn cứ vào đó để Bộ GD-ĐT ra quyết định 4674 là không khách quan, dựa trên những chứng cứ phiến diện; không xem xét ý kiến của các nhà khoa học trong hội đồng.
Đồng thời, đề nghị HĐXX căn cứ vào quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 193 Luật tố tụng hành chính chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện: Tuyên hủy QĐ 4674/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Sau phần tranh tụng, Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội tại phiên tòa nêu ý kiến: Căn cứ vào hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa “Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ điểm b khoản 2 điều 193 Luật Tố Tụng hành chính năm 2015, chấp nhận một phần khởi kiện theo yêu cầu của đương sự (ông Hoàng Xuân Quế) đối với yêu cầu hủy quyết định số 4674 ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (do tại phiên toà ông Quế không yêu cầu bồi thường như trong đơn khởi kiện, mà chỉ yêu cầu hủy quyết định 4674, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp).
Chủ toạ sau đó thông báo đây là vụ án phức tạp nên tòa tiến hành nghị án kéo dài.
Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên ông Hoàng Xuân Quế thắng kiện ngày 14/12/2018 Ngày 14/12/2018, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tiếp tục phiên xét xử vụ án ông Hoàng Xuân Quế khởi kiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thu hồi bằng tiến sĩ của ông vào tháng 10.2013.
Tại phiên tòa, Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội giữ quyền công tố tiếp tục đề nghị Tòa tuyên hủy quyết định 4674 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Đây là quan điểm xuyên suốt của Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội kể từ khi phiên tòa được mở vào năm 2016.
Sau khi nghị án, Thẩm phán Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội – ông Hoàng Chí Nguyện tuyên án: Việc Bộ GD-ĐT quyết định 4674 ngày 11/10/2013 thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là trái quy định của pháp luật; Tuyên hủy Quyết định 4674 ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc thu hồi bằng tiến sĩ ngành kinh tế của ông Hoàng Xuân Quế; Kiến nghị Bộ GD-ĐT, các cơ quan chức năng có thẩm quyền khôi phục lại học hàm, học vị cho ông Hoàng Xuân Quế.
Kết thúc phiên tòa ngày 14/12/2018, Bộ GD-ĐT khẳng định không chấp nhận bản án hội đồng xét xử đã tuyên và kháng cáo.
Ngân Anh
Nguyên Bộ trưởng Giáo dục thua kiện tiến sĩ bị tố đạo văn
Sáng nay 14/12, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã chính thức tuyên hủy quyết định của Bộ GD-ĐT về thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế.
">Nguyên Bộ trưởng Giáo dục chính thức thua kiện tiến sĩ bị tố đạo văn Hoàng Xuân Quế
Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2019 do Bộ GD-ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Giải được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm viết về những vấn đề nóng, thành tựu trong thực hiện đổi mới sáng tạo dạy và học của ngành giáo dục trên phạm vi cả nước. Qua đó, tuyên truyền, tôn vinh những đóng góp của ngành giáo dục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời thu hut sự quan tâm của các cấp, ngành và xã hội với sự nghiệp giáo dục Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An thông tin về giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2019. Giải dành cho các tác phẩm báo chí được đăng tải trên các loại hình báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, phát hành trong nước và ở nước ngoài, được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng từ 5/9/2018 đến 5/9/2019.
Các loại hình báo chí xét giải gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình.
Các thể loại gồm: tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, ký sự, điều tra, các chương trình phát thanh, truyền hình.
Thời gian nhận tác phẩm từ ngày phát động đến ngày 30/9/2019.
Địa điểm nhận tác phẩm: Báo Giáo dục và Thời đại, 29B Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc qua Email: [email protected]
Thanh Hùng
">Phát động giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2019
Giao diện ứng dụng Apple Music Classical. (Ảnh: Apple) Dù được công bố hôm 10/3, phải đến 28/3 Apple Music Classical mới phát hành. Hiện tại, ứng dụng ở dưới dạng đặt trước trên App Store, chỉ hỗ trợ thiết bị chạy iOS 15.4 trở lên.
Quyết định tập trung vào người nghe nhạc cổ điển tạo ra sự khác biệt đối với dịch vụ Apple Music. Nó cũng không đi theo con đường theo đuổi các tính năng AI hiện đại của đối thủ Spotify. Thay vào đó, Apple Music Classical sử dụng giao diện đơn giản để người dùng tương tác với các tác phẩm âm nhạc cổ điển. Người dùng có thể tìm kiếm theo tên tác giả, tác phẩm, nhạc trưởng hay thậm chí danh mục. Chúng được phát với âm thanh chất lượng cao lên tới 192kHz/24-bit Hi-Res LossLess.
Ứng dụng cho phép người dùng đào sâu vào các bản ghi âm để đọc ghi chú về nhà soạn nhạc hay mô tả về một số tác phẩm quan trọng của họ. Những tác giả nổi tiếng sẽ có chân dung kỹ thuật số độ phân giải cao, được thiết kế với các bảng màu và xu hướng nghệ thuật tại thời điểm liên quan. Ban đầu, người dùng sẽ được xem chân dung của Ludwig van Beethoven, Frédéric Chopin và Johann Sebastian Bach.
Trong tương lai, dịch vụ sẽ được bổ sung nhiều tác phẩm mới. Apple đang hợp tác với các nghệ sĩ và học viện âm nhạc để cung cấp nội dung và bản thu độc quyền. Do nằm trong gói Apple Music, Apple không tính phí đối với Apple Music Classical.
(Theo TechCrunch)
Hé lộ nhóm dự án bí mật của Apple
Exploratory Design Group (XDG) được biết đến là nhóm được giao nhiệm vụ nghiên cứu các công nghệ mới tuyệt mật, nơi tập hợp những bộ óc thông minh và sáng tạo nhất của Apple.">Apple giới thiệu ứng dụng cho người mê nhạc cổ điển
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2: Hùm xám giữ sức
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các cơ quan báo chí bây giờ phải trở thành nền tảng số. Ảnh: Lê Anh Dũng Thưa các đồng chí,
Câu chuyện của Tạp chí Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là câu chuyện của khá nhiều tạp chí Việt Nam. Mà Việt Nam có tới trên 600 tạp chí. Nếu giải quyết tốt câu chuyện của Tạp chí TT&TT thì là gợi mở cho nhiều tạp chí khác. Anh Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng và Cục Báo chí rất nên coi giải câu chuyện cho Tạp chí TT&TT là giải một câu chuyện lớn hơn, là câu chuyện tạp chí Việt Nam.
Tiền thân của Tạp chí Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là Tạp chí) là Tập san Kỹ thuật Bưu điện, Truyền thanh ra đời từ năm 1962. Vậy là Tạp chí có lịch sử phát triển 60 năm. 60 năm, 6 lần đổi tên, nhưng đều gắn với sự phát triển của Ngành, từ Bưu chính, Viễn thông rồi thêm Công nghệ Thông tin, rồi thêm Báo chí, Xuất bản và Truyền thông, rồi thêm Công nghệ số, rồi thêm Chuyển đổi số với 3 trụ cột là Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Các lĩnh vực mà Bộ TT&TT quản lý liên tục được mở rộng, và vì thế mà nội dung của Tạp chí cũng liên tục mở rộng.
Có 3 đặc điểm quan trọng của Tạp chí TT&TT. Thứ nhất, Tạp chí là chuyên ngành, là chuyên sâu, là khác biệt với báo. Thứ hai và thứ ba, lĩnh vực TT&TT liên tục phát triển, liên tục mở rộng, và phát triển nhanh nhất trong tất cả các lĩnh vực, lại có tính dẫn dắt các lĩnh vực khác. Vậy là đã sâu lại còn rộng và mới nữa. Và đó vừa là cái khó, vừa là đất phát triển cho Tạp chí.
Bây giờ hãy giải chữ “Sâu” trước. Chữ “Sâu” này là khác biệt cơ bản giữa báo và tạp chí. Báo là tin, là dễ làm, phóng viên của báo làm được. Tạp chí là các bài phân tích, lý luận chuyên sâu, phóng viên của Tạp chí chưa chắc đã làm được ngay. Mình không làm được thì người khác sẽ làm được. Cũng vì mình không làm được, hoặc không làm mà mỗi phóng viên sẽ có hàng trăm người viết chuyên sâu cho Tạp chí. Vậy là đối với tạp chí thì mạng lưới chuyên gia là quan trọng, mạng lưới với các viện nghiên cứu là quan trọng, mạng lưới với các cơ quan quản lý là quan trọng, mạng lưới số liệu ngành là quan trọng, mạng lưới với các nhà lập pháp là quan trọng, mạng lưới với các cơ quan hành pháp là quan trọng, mạng lưới với các doanh nghiệp là quan trọng, mạng lưới với các tổ chức bảo vệ người dùng là quan trọng, với các hội, hiệp hội là quan trọng, mạng lưới với các tạp chí quốc tế về lĩnh vực TT&TT là quan trọng. Vậy với báo thì phóng viên là quan trọng, còn với tạp chí thì mạng lưới là quan trọng.
Tạp chí là phân tích chuyên sâu nên phải huy động được mạng lưới chuyên giaChữ “Sâu” còn có một cái hay là ít có cạnh tranh. Viết chuyên sâu về lĩnh vực TT&TT thì chắc chỉ có Tạp chí TT&TT. Báo thì không có cái may mắn này. Thời buổi cạnh tranh bây giờ thì có được vùng “biển xanh” là quan trọng.
Tạp chí có may mắn là rất nhiều thông tin chuyên sâu: vấn đề sâu, số liệu sâu, phân tích sâu, kiến giải sâu, chuyên đề sâu, nghiên cứu sâu, lý luận sâu, hội thảo sâu, luật pháp sâu, chính sách sâu, quốc tế sâu... Tất cả những cái sâu này nằm ở Bộ, nằm ở các cục, vụ, đơn vị của Bộ, các hiệp hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp ngành TT&TT, nằm ở các chuyên gia trong bộ và trong ngành. Vấn đề chỉ là lấy ra thôi. Vấn đề chỉ là tổ chức thôi, thí dụ tổ chức hội thảo chuyên sâu về chính sách, rồi tổng hợp lại.
Chữ “Sâu” cũng có một cái hay là giá trị cao. Tạp chí có thể có những nội dung giá trị cao để trở thành ấn phẩm trả tiền.
Bây giờ hãy giải tiếp chữ “Rộng”. Bộ TT&TT quản lý rất rộng, có đến gần chục lĩnh vực quản lý. Chữ “Rộng” thì khá dễ giải. Đó là các ấn phẩm, chuyên san cho từng lĩnh vực. Cái hay ở đây là Tạp chí có cơ hội tạo ra nhiều sân chơi, cho nhiều người. Có cơ hội để nhiều người sinh ra đứa con của mình, và vì là đứa con của mình mà họ phát huy hết tiềm năng. Hãy có niềm tin vào con người! Hãy mạnh dạn giao cho họ một ấn phẩm. Một người một ấn phẩm. Một người thì thành, nhiều người lại có thể không thành. Vì một người bây giờ không phải một người. Phía sau mỗi người bây giờ là tri thức của hàng triệu, hàng tỷ người đang sẵn có trên mạng, lại có thêm cả những trợ lý ảo như ChatGPT. Lời giải cho chữ “Rộng” là chữ “Nhỏ”. Chia nhỏ ra và giao cho một người, giao cho một nhóm nhỏ.
Hãy mạnh dạn giao việc lớn cho nhóm nhỏ, cho một ngườiChữ “Rộng” cũng có cái hay là độc giả nhiều. Các lĩnh vực của Bộ TT&TT đều động trạm đến 100 triệu người Việt Nam, như Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ số, Chuyển đổi số, Báo chí, Sách, Truyền thông. Từ chữ “Sâu” - dành cho người chuyên môn - có ra được chữ “Rộng” - dành cho đại chúng, được không? Không những là làm được mà cần phải làm. Trung Quốc còn đặt mục tiêu đại chúng hoá Chủ nghĩa Mác-Lê. Vậy thì lĩnh vực TT&TT hoàn toàn có thể đại chúng hoá được. Một trong những cách đại chúng hoá là làm cẩm nang, từ chuyên sâu phải chuyển thành cẩm nang cho mọi người. Cẩm nang Chuyển đổi số của Bộ đã có hơn 10 triệu người đọc, lớn hơn nhiều Tạp chí.
Tạp chí cũng phải chuyển từ cái sâu chuyên gia thành cái rộng đại chúng để tạo ra giá trị nhiều hơnGiải được chữ “Rộng” thì Tạp chí cũng sẽ giải được một vấn đề khá nặng là không cân đối giữa các lĩnh vực của Bộ. Vì ít người, ít nguồn lực nên Tạp chí khá bị lệch, rất nhiều lĩnh vực quản lý của Bộ bị bỏ sót, nhất là về Báo chí, Xuất bản và Truyền thông.
Bây giờ đến chữ “Mới”. Mới thì không chỉ là lĩnh vực mới mà lĩnh vực cũ cũng có nhiều cái mới, đó là luật pháp mới, chính sách mới, công nghệ mới, mô hình mới, cách tiếp cận mới, thử nghiệm mới. Cản trở với cái mới thì chủ yếu là sợ sai. Vậy hãy nói về cái mới ở mục tranh luận, mạn đàm, thử nghiệm, giới thiệu kinh nghiệm hay.
Cái mới cũng dễ ở nhiều chỗ. Cái mới dễ ở chỗ, ít cạnh tranh, nó giống như “biển xanh”. Cái mới dễ ở chỗ, dễ làm cho mình trở thành quan trọng. Cái mới dễ ở chỗ, giá trị tạo ra cao hơn và vì thế trả được lương cao, tuyển được người giỏi. Cái mới dễ ở chỗ, những người giỏi thì thường ham mê cái mới, muốn làm cái mới và vì thế mà họ sẽ về nơi có cái mới, được làm là thích rồi, chưa cần đến lương cao. Cái mới dễ ở chỗ, điểm xuất phát là như nhau, không như cái cũ có người đã đi trước chúng ta cả chục năm, có khi tới vài chục năm, vượt lên họ là rất khó. Cái mới dễ ở chỗ, Tạp chí sẽ buộc phải dùng người ngoài nhiều hơn và vì thế mà bộ máy sẽ gọn nhẹ, thích ứng nhanh. Cái mới dễ ở chỗ, vì mới nên không biết và vì không biết mà tính học hỏi sẽ cao hơn, mà sức mạnh lớn nhất của một tổ chức bây giờ là tính học hỏi. Và cũng vì không biết, không có mà chúng ta sẽ phải đi ra ngoài, đi ra thế giới để tìm, để biết ai tốt nhất cái gì rồi mang về. Người giỏi nhất bây giờ là người biết ai giỏi nhất cái gì. Tạp chí sẽ có chỗ đứng tốt hơn do làm cái mới.
Cái mới dễ ở chỗ, những người giỏi thì thường ham mê cái mới, muốn làm cái mới và vì thế mà họ sẽ về nơi có cái mới, được làm là thích rồi, chưa cần đến lương cao. Dễ ở chỗ, sẽ buộc phải dùng người ngoài nhiều hơn và vì thế mà bộ máy sẽ gọn nhẹ, thích ứng nhanhNgoài ra còn một câu chuyện nữa của Tạp chí. Tạp chí TT&TT là do nhập về đây 4 cơ quan báo chí, lại không có ông nào to hơn hẳn các ông còn lại. Có lúc có tới 3-4 TBT cùng lúc. 4 tổ chức, 4 văn hoá, 4 cách làm khác nhau, 4 lĩnh vực, 4 nội dung chuyên môn khác nhau. Có lẽ đây là vấn đề khó nhất, khó đến mức mà sau 5 năm rồi vẫn chưa ổn. Một phần là do chúng ta chưa xử lý vấn đề một cách hợp lý. Cách tốt nhất vẫn là 1 mà 4, 4 mà 1. Nghĩa là 4 ấn phẩm riêng về nội dung, chung nhau là nền tảng số để làm tạo chí, chung nhau là phần hậu cần, cơ quan chức năng dùng chung, chung nhau ở chỗ 4 ấn phẩm dành 20-40% doanh thu của mình để làm nguồn thu chung của cả Tạp chí, phần còn lại là dùng riêng.
Tạp chí quá tốt ở khía cạnh, được ngân sách cấp đến 80%, trong khi đa số các tạp chí khác không nhận được ngân sách nhà nước. Quá tốt ở khía cạnh, thu nhập người lao động cao hơn các tạp chí khác. Chỉ chưa tốt ở những khía cạnh còn lại, là đoàn kết, nội dung, phóng viên. Không phải cứ nhà nước nuôi là tốt, trong không ít trường hợp là do nhà nước nuôi nhiều mà lại thành không tốt. Có thể lời giải lại là giảm ngân sách nhà nước xuống 30% để Tạp chí tốt lên.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thăm và nói chuyện với cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Thông tin và Truyền thông Tạp chí muốn tốt, muốn huy hoàng thì ngành phải tốt, phải huy hoàng. Trước đây, thời bưu chính viễn thông, khi viễn thông đổi mới, số hoá, đi đầu cả nước về cải cách mở cửa, thì Tạp chí huy hoàng. Ngành một giai đoạn cũng bị kém đi, thậm chí mất sở, chuẩn bị mất bộ, thì Tạp chí cũng vì thế mà kém đi. Nay Ngành, Bộ vào giai đoạn đổi mới lần 2, là hạ tầng số, là truyền thông số, là công nghiệp số, là chuyển đổi số. Một thời cơ mới cho Tạp chí đang đến.
Tạp chí hãy tận dụng cơ hội mới này, đoàn kết nhau để viết một trang mới cho một tạp chí đã 60 năm.
Các cơ quan báo chí bây giờ phải trở thành nền tảng sốThay vì là một tạp chí thì hãy là một nền tảng số làm tạp chí. Các cơ quan báo chí bây giờ phải trở thành nền tảng số. Chỉ có nền tảng mới dẫn dắt được xã hội. Bởi vì cách dẫn dắt mọi người tốt nhất không phải để họ chỉ làm độc giả mà còn tạo điều kiện cho họ thành người tạo ra nội dung của cơ quan báo chí. Và công nghệ số đã sẵn sàng cho việc này.
Chúc các đồng chí đổi mới thành công!
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ TT&TT là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ số thử nghiệm sản phẩm
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh Bộ TT&TT là Bộ dẫn dắt về Make in Vietnam và là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể thử nghiệm và phát triển sản phẩm.">Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 3 đặc điểm quan trọng của tạp chí TT&TT
- Sáng 30/6, hàng vạn thí sinh đã đổ về các cụm thi ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình... làm thủ tục đăng ký dự thi. Để tránh cái nắng gay gắt, phụ huynh và các thí sinh đã đến điểm đăng ký từ rất sớm.Thí sinh 60 tuổi đi 100 km dự thi đại học">
Sĩ tử miền Trung đội nắng đi thi
Bước sang tuần thứ ba của cuộc tấn công, hàng trăm nghìn người dân ở Mariupol, cảng chính ở miền Đông Ukraine đã bị bao vây và chịu cảnh bắn phá dữ dội. Ở Kharkiv và Kyiv, đã có tên lửa bắn trúng các tòa nhà dân cư. Hàng triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước để tị nạn.
Tấn công tên lửa có mục tiêu
Trong những giờ đầu tiên của cuộc tấn công, Nga đã triển khai rộng rãi tên lửa hành trình và bắn liên tục tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM). Mỹ ước tính, cuộc công kích dữ dội của Nga đã sử dụng hơn 100 tên lửa phóng từ đất liền và trên biển.
Vị trí các khu vực ở Ukraine bị tấn công. Đồ họa: Reuters.
Theo Timothy Wright, nhà phân tích nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), rất có thể Nga đã sử dụng chiếc SRBM duy nhất của mình: Iskander-M.
Phía Ukraine vẫn sử dụng loại tên lửa đạn đạo cũ, là chiếc OTR-21 Tochka. Trong những ngày đầu tiên, Ukraine đã sử dụng ít nhất một tên lửa để tấn công một căn cứ không quân của Nga bên trong nước Nga.
Hệ thống Iskander-M có thể vượt mọi địa hình và di chuyển với vận tốc lên đến 70 km/h trong 1.100 km. Đồ họa: Reuters.
Theo IISS, Iskander-M có tầm bắn lớn hơn Tochka và các bệ phóng còn có thể chứa nhiều hơn một tên lửa. Mỗi bệ phóng Iskander đều có vỏ bọc thép cho tên lửa và cabin phủ chất liệu cứng để chống lại các mối nguy hiểm về hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân cũng như nhiệt độ khắc nghiệt.
Iskander-M có sai số trượt mục tiêu (CEP - Circular Error Probability) là 5-7 m, nghĩa là một nửa số đạn bắn ra sẽ hạ cánh theo một vòng tròn có bán kính bằng kích thước đó. Ngược lại, Tochka có CEP là 90 m.
Mọi người đi qua xác tên lửa tại trạm bus ở Kyiv, Ukraine, ngày 4/3. Ảnh: Reuters.
Hôm 25/2, Bộ chỉ huy quân sự Ukraine báo cáo rằng các khu vực gần thành phố Sumy, Poltava và Mariupol đã trúng tên lửa hành trình 3M14 Kalibr của Nga được phóng từ Biển Đen.
Kalibr là loại tên lửa hành trình tấn công đất liền (LACM) có tầm bắn khoảng 1.500-2.500 km.
Đối với các cuộc tấn công chính xác, CEP của 3M14 Kalibr có ước tính nhỏ hơn 5 m. Đồ họa: Reuters.
Tuy nhiên, Nga đã có nhiều cuộc tấn công tương đối hạn chế vào các căn cứ không quân, để xảy ra nhiều trường hợp bắn trượt mục tiêu quan trọng.
Theo ông Wright, Ukraine có hệ thống tên lửa phòng không S-300v do Nga sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh, và hệ thống này cũng có khả năng chống tên lửa đạn đạo. Ông nói thêm, vẫn chưa rõ có thêm tên lửa của Nga tham chiến hay không và một số chiếc S-300v dường như đã bị phá hủy bởi các cuộc không kích.
Mặc dù không quân Nga áp đảo về quy mô, nhưng không quân Ukraine vẫn đang trụ vững - một thực tế khiến nhiều nhà phân tích quân sự ngạc nhiên.
Chiến tranh mặt đất bị đình trệ
Ở 2 mặt trận chính ở phía đông và phía bắc, Nga vẫn chưa có nhiều khả năng tiến công, trong khi đó 2 thành phố lớn nhất của Ukraine là Kyiv và Kharkiv vẫn đang cầm cự trước sức công phá ngày càng dữ dội.
Người dân Ukraine tham gia hỗ trợ quân đội chính quy đẩy lùi bước tiến của Nga, bằng các đơn vị phòng thủ dân sự và lực lượng dân quân độc lập đã thành lập trên khắp đất nước.
Cách Ukraine ngăn chặn đội quân Nga tiến vào thành phố. Đồ họa: Reuters.
Một tòa nhà dân bị phá hủy do pháo kích ở Borodyanka, vùng Kyiv, Ukraine hôm 3/3. Ảnh: Reuters.
Mỹ và các quốc gia châu Âu đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí, bao gồm cả loại vũ khí tiên tiến có thể phá hủy phương tiện bọc thép. Những tên lửa này đặc biệt hiệu quả trong môi trường đô thị, thuận lợi cho việc phục kích.
Trong số vũ khí được hỗ trợ có NLAW - hệ thống tên lửa chống tăng thế hệ mới do Anh và Thụy Điển đồng chế tạo, và FGM-148 Javelin, một hệ thống tên lửa di động của Mỹ có thể tiêu diệt xe tăng cách xa vài km. Đồ họa: Reuters.
Các bức ảnh chụp ở Ukraine cho thấy nhiều phương tiện Nga bị bỏ lại, bao gồm cả xe tăng, dấy lên nghi vấn về những sai lầm của công tác hậu cần trong chiến sự với Ukraine. "Đơn giản là họ không có nhiều kinh nghiệm di chuyển sang một quốc gia khác ở mức độ phức tạp và quy mô như thế này", một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói về quân đội Nga.
Ông cho biết không rõ đó là thất bại trong việc lập kế hoạch hay thực chiến, nhưng nhiều khả năng Nga sẽ thích nghi và thay đổi cách thức hoạt động của họ.
Một chiếc xe tăng của Nga bốc cháy ở vùng Sumy, Ukraine. Ảnh: Reuters.
Một vũ khí khác khá quan trọng đối với người Ukraine là máy bay chiến đấu không người lái Bayraktar TB2, do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, có thể mang vũ khí chống giáp cỡ nhỏ và phá hủy vũ khí trong đoàn xe của Nga.
Theo nhà sản xuất, máy bay không người lái này có thể mang vũ khí chống phương tiện chiến đấu cỡ nhỏ, rất có thể là bom dẫn đường siêu nhẹ Roketsan MAM-L, theo đường laser tới mục tiêu và có thể lướt tới 8 km trước khi va chạm.
Những quả bom MAM-L chỉ nặng 22 kg nhưng được thiết kế chứa một lượng điện tích nhỏ để xuyên thủng lớp giáp sắt và phá hủy một chiếc xe. Đồ họa: Reuters.
Chiến thuật bao vây
Gần đây, Nga đã thay chiến lược từ tấn công trực tiếp vào các tuyến phòng thủ của Ukraine sang tấn công bao vây. Quân đội Nga đã yêu cầu người dân Kyiv rời khỏi nhà của họ vào tuần trước, trước khi bắn phá thành phố và dội tên lửa xuống Kharkiv, san phẳng nhà cửa và các cơ sở hạ tầng dân sự khác.
Hội đồng thành phố Mariupol cho biết Nga đã liên tục và cố ý bắn pháo kích vào các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng ở cảng đông nam Ukraine, khiến nơi đây mất nước, hệ thống sưởi và nguồn điện, đồng thời ngăn việc tiếp tế hoặc sơ tán người dân.
Nga phủ nhận việc tấn công các cơ sở dân sự cũng việc dùng bom chùm - loại vũ khí bị cấm.
Tỉnh trưởng khu vực Kharkiv, ông Oleg Synegubov cho biết thành trì phòng thủ trong thành phố của ông vẫn được giữ vững. Đồ họa: Reuters.
BM-21 là một trong những hệ thống pháo phóng loạt (MLRS) được quân đội Nga sử dụng. Một tiểu đoàn gồm 18 bệ phóng có thể phóng 720 quả pháo chỉ trong một lần bắn.
Loại pháo này không có điều khiển và có độ chính xác thấp hơn loại thường, không thể được sử dụng trong các tình huống yêu cầu độ chính xác tuyệt đối. Để tiêu diệt một mục tiêu, nó dựa vào một số lượng lớn pháo bắn rải khắp một khu vực. Đồ họa: Reuters.
Chiến thuật bao vây thường bao vây các vị trí của đối phương, cắt đứt đường tiếp tế và đường thoát, sau đó tổng tấn công bằng xe thiết giáp, quân đội mặt đất và công binh.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết Nga đã triển khai hệ thống vũ khí nhiệt áp ở Ukraine, khiến các nhà quan sát phương Tây lo lắng về sức mạnh tàn phá rộng rãi của chúng.
Ông nói: “Chúng tôi đã thấy việc triển khai các hệ thống vũ khí pháo binh nhiệt áp và chúng tôi lo lắng về mức độ tiêu diệt trong phạm vi rộng của chúng".
Dưới dạng bom hoặc tên lửa, vũ khí nhiệt áp tạo ra đám mây nhiên liệu lớn, tiếp xúc với oxy sẽ bốc cháy và tạo ra vụ nổ mạnh. Đồ họa: Reuters.
Người dân bước qua đống tàn tích bị pháo phản lực phá hủy ở Zhytomyr, Ukraine. Ảnh: Reuters.
Hai thành phố lớn của Ukraine lần đầu bị tấn công
Hai thành phố lớn của Ukraine, Dnipro và Lutsk, đã hứng chịu nhiều đợt tấn công vào sáng 11/3, khiến ít nhất hai binh sĩ thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
">Vũ khí trong chiến sự ở Ukraine
友情链接