您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nếu muốn con tự tin, mạnh mẽ, đừng để con mắc vào 7 cái bẫy thường gặp
NEWS2025-02-02 04:38:29【Ngoại Hạng Anh】2人已围观
简介Nhiều chuyên gia tâm lý coi EQ (trí tuệ cảm xúc) là tín hiệu cho thấy khả năng thành công trong sự nbảng xếp hạng của ngoại hạng anhbảng xếp hạng của ngoại hạng anh、、
Nhiều chuyên gia tâm lý coi EQ (trí tuệ cảm xúc) là tín hiệu cho thấy khả năng thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc sống của một đứa trẻ về sau này. Dù vậy,ếumuốncontựtinmạnhmẽđừngđểconmắcvàocáibẫythườnggặbảng xếp hạng của ngoại hạng anh theo chuyên gia tâm lý người Mỹ Scott Mautz, EQ chỉ là một yếu tố quan trọng trong tổng thể sức mạnh nền tảng tâm lý của một cá nhân.
Sức mạnh tinh thần của một người chủ yếu nằm ở khả năng kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân, đặc biệt khi họ ở trong những tình huống khó. Ông Scott Mautz đã có nhiều thập kỷ nghiên cứu tâm lý học và trực tiếp tư vấn tâm lý cho nhiều khách hàng là các doanh nhân, giúp họ đạt được sức mạnh tinh thần.
Gần đây, ông cho ra mắt cuốn sách The Mentally Strong Leader tổng hợp lại những điều ông đúc kết được từ quá trình nghiên cứu và thực tiễn làm nghề.
Theo chuyên gia Scott Mautz, dưới đây là 7 lỗi sai thường gặp trong cách thức tư duy khiến một cá nhân bị sụt giảm sự tự tin, mạnh mẽ, cha mẹ nên chú ý để giúp con không mắc phải.
Không suy sụp khi gặp phải bước lùi
Những người mạnh mẽ, tự tin hiểu rằng những bước lùi trong học tập, công việc và cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Cách chúng ta đứng lên sau những bước lùi mới nói lên chúng ta là ai. Khi gặp phải sai lầm, người mạnh mẽ, tự tin không nghiêm trọng hóa mọi chuyện, cũng không phóng đại những hậu quả của sai lầm, sơ suất ấy.
Cha mẹ hãy giúp con có cách nhìn nhận tích cực khi gặp phải bước lùi, giúp con coi đây là cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Điều quan trọng là con biết tập trung tìm giải pháp, tìm cách tốt nhất để bước về phía trước.
Không để bản thân rơi vào trì trệ
Những biểu hiện của sự trì trệ bao gồm: cố gắng ngó lơ vấn đề đang tồn tại, không thực hiện giải pháp xử lý vấn đề; luôn tự bao biện, bào chữa cho bản thân, đổ lỗi cho người khác khi buộc phải đối diện với vấn đề; quá chậm chạp trong cách xử lý vấn đề.
Xử lý vấn đề không phải việc đơn giản, nhưng người tự tin, mạnh mẽ không trì hoãn việc bắt tay vào xử lý vấn đề từng bước một. Người có EQ tốt hiểu được hậu quả của việc để vấn đề tiếp tục tồn tại và sinh ra thêm hệ lụy, họ sẽ nhanh chóng nghĩ cách giải quyết sự việc.
Không để bản thân có động cơ lệch lạc
Sống, học tập, làm việc có mục tiêu là điều rất tốt, nhưng người thực sự tự tin, mạnh mẽ luôn hiểu được giá trị của động cơ tốt đẹp. Họ không đòi hỏi bản thân phải luôn là người chiến thắng, đứng đầu, nổi bật, vượt trội. Họ cũng không có những hành động xuất phát từ động cơ lệch lạc hay thái độ cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Để con có chí tiến thủ nhưng không sa vào cái bẫy của động cơ sai lầm, cha mẹ hãy dạy con luôn biết cân nhắc giữa lợi ích của bản thân và lợi ích của những người xung quanh. Khi cảm thấy lưỡng lự trước hành động của mình, không rõ mình đúng hay sai, có nên làm hay không, con hãy biết tự hỏi mình: "Mục đích của việc này có chính đáng và tốt đẹp không?".
Không đòi hỏi mọi người phải yêu quý, tôn trọng mình
Cha mẹ hãy dạy con không nên quá tập trung vào việc những người xung quanh có yêu quý và tôn trọng con ở mức như con tự thấy mình xứng đáng được nhận hay không. Cách suy nghĩ này có thể khiến con rơi vào xúc cảm tiêu cực, mỗi khi con cảm thấy người khác đối xử không đẹp với mình.
Cha mẹ hãy định hướng để con không mất thời gian để tâm đến việc con đã bị đối xử không công bằng như thế nào, thay vào đó, con hãy học cách khiến mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng con với 3 câu hỏi sau đây.
Mình có thể cho đi những gì?Muốn người xung quanh yêu quý, tôn trọng con, con cần học cách cho đi, thậm chí là cho đi nhiều hơn những gì con đang nhận được. Con hãy cho đi những lời khen ngợi, sự ghi nhận, sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ...
Mình nên tránh bớt những chuyện gì?Con nên tránh những chuyện làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của con như tranh công, nói xấu, bịa chuyện, luôn đổ lỗi cho người khác, luôn tiêu cực, giận dỗi, phàn nàn...
Mình nên thể hiện những giá trị gì?Những giá trị đẹp mà con nên có là tinh thần trách nhiệm, sự thông minh, hiểu biết, sự chân thành, trung thực, đáng tin cậy, sự rõ ràng, nhất quán, sự thân thiện, vui vẻ, cởi mở...
Cha mẹ hãy cùng con vạch ra những điều con có thể cho đi, những điều con nên tránh và những giá trị con nên có. Qua quá trình thực hiện tốt những điều này, con sẽ dần có được sự yêu quý và tôn trọng của số đông.
Không tự đề cao cũng không tự hạ thấp chính mình
Một người có EQ tốt sẽ không quá tự tin, cũng không tự ti. Việc tự đánh giá sai về bản thân mình theo hướng quá đề cao hay tự hạ thấp chính mình đều có thể gây nên những vấn đề tiêu cực.
Việc quá tự tin sẽ khiến con chủ quan, thiếu sự cẩn trọng; còn quá tự ti lại khiến con trở nên nhút nhát, bỏ lỡ những cơ hội để nâng cao năng lực và trải nghiệm của bản thân.
Những người có EQ tốt luôn biết suy nghĩ cẩn trọng khi tự đánh giá về bản thân mình, trước khi họ bắt tay làm một việc gì. Nhờ vậy, họ có sự tự tin, nhưng cũng tự biết khi nào thì cần tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ.
Không mâu thuẫn giữa lời nói và hành động
Khi các quyết định và hành động của con liên tục dao động mà không có lý do hợp lý, điều đó khiến con tự tạo nên sự thiếu vững vàng, thiếu ổn định ở bản thân. Những người xung quanh sẽ cảm thấy khó đặt lòng tin vào con.
Sự thiếu ổn định có thể làm sụt giảm lòng tin, suy giảm chất lượng các mối quan hệ, thậm chí khiến người xung quanh tránh tương tác với con.
Những người có sự tự tin, mạnh mẽ sẽ không hành động bốc đồng rồi thay đổi quyết định nhanh chóng. Họ biết cách kiểm soát cảm xúc để không vội vã nói, quyết định hay hành động.
Người có EQ tốt biết rõ ưu tiên của mình là gì, mình có thể chờ đợi gì từ người khác, đặc biệt họ có sự nhất quán cao giữa lời nói và hành động, nói đi đôi với làm.
Không cố gắng làm hài lòng mọi người
Luôn cố gắng làm hài lòng mọi người xung quanh có thể khiến con không dám sống thật là mình, không sống đúng với những điều con tin tưởng và những giá trị mà con theo đuổi. Thậm chí, con còn tự chuốc về những xúc cảm tiêu cực, tự để mất thời gian, tâm trí, năng lượng vì những việc không đáng.
Để con không rơi vào cái bẫy "muốn được tất cả mọi người yêu quý", cha mẹ cần giúp con đặt ra những giới hạn lành mạnh, giúp con biết ưu tiên bản thân một cách phù hợp, thay vì luôn ưu tiên người khác hơn chính mình, mong làm hài lòng mọi người.
Trong hành trình trưởng thành, con cần học cách cân bằng, tự tin, tự chủ để có thể giúp đỡ người khác, nhưng không tự bỏ quên chính mình.
Theo CNBC
很赞哦!(545)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Qatar SC vs Al
- Công ty quản lý lên tiếng chuyện G
- Một vở kịch, nhiều người phải suy nghi
- Nữ nghệ sĩ 19 tuổi gặp tai nạn nghiêm trọng trên sân khấu
- Nhận định, soi kèo FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1: Quỷ đỏ hoan ca
- Hỗn loạn khi tranh lộc tại lễ khai hội chùa Hương
- Vì sao người Nghệ An phải pha giọng?
- Bộ Công an yêu cầu Quảng Ngãi cung cấp hồ sơ các dự án trồng cây đô thị
- Nhận định, soi kèo Sharjah vs Dibba Al
- 'Lão nông' sẵn sàng chia sẻ bí quyết nuôi tôm cho nhân viên
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Sharjah vs Dibba Al
- Sau trận chống càn, một chiến sĩ trẻ bị thương nặng, mất nhiều máu. Hai nữ cứu thương được giao nhiệm vụ đưa anh về hậu cứ cứu chữa. Hai phụ nữ với một thương binh nặng sẽ phải vượt chặng đường xa, qua nhiều đồn bốt giặc. Một trong hai cô phát khóc vì bất lực. Người còn lại bình tĩnh đi đun một ít nước ấm, rồi chị đỡ chiến sĩ trẻ lên, lau mặt lau người, cho anh uống nước và thì thầm nói: "Yên tâm, chị sẽ đưa em về nhà". Một lúc sau, người chiến sĩ qua đời trong bình yên, trên môi còn phảng phất nụ cười.
Nữ y tá đó đã thực hiện công việc chăm sóc giảm nhẹ giai đoạn cuối đời, từ trước cả khi chuyên ngành y học này được công nhận.
Chuyên ngành chăm sóc giảm nhẹ (Palliative care) hiện đại ra đời từ sự khởi xướng của bác sĩ người Anh - Cicely Saunders. Năm 1948, khi còn là một y tá 20 tuổi ở London, bà đã quan tâm tới tình trạng đau đớn của người bệnh ung thư. Sau khi trở thành bác sĩ, bà đi tiên phong trong việc giúp đỡ người bệnh ở giai đoạn cuối đời, với phương châm cái chết cũng tự nhiên như sự sống, người bệnh không đáng phải chịu sự dày vò đau đớn trước khi chết. Phong trào chăm sóc cuối đời dần hình thành như thế.
Đến năm 1987, chuyên ngành y học giảm nhẹ bắt đầu được công nhận ở Anh, Australia và New Zealand, sau đó lan rộng ra toàn cầu. Ngày nay toàn thế giới có trên 8.000 viện chăm sóc cuối đời đang hoạt động và rất nhiều khoa chăm sóc giảm nhẹ được tổ chức trong các bệnh viện. Một số quốc gia, như Mỹ, dùng thuật ngữ "Hospice care", có ý nghĩa tương tự "Palliative care", nhưng tập trung vào chăm sóc nhiều hơn là điều trị.
Năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị: "Điều trị giảm nhẹ là một nhiệm vụ đạo đức của hệ thống y tế và là nghĩa vụ đạo đức của các chuyên gia y tế trong việc giúp giảm bớt, xoa dịu nỗi đau và sự chịu đựng về thể chất, tâm lý hoặc tinh thần, bất chấp tình trạng bệnh lý có thể chữa khỏi hay không...".
Đối tượng của chăm sóc giảm nhẹ là bệnh nhân ung thư, bệnh mạn tính giai đoạn cuối, người có các triệu chứng đau buồn khác về tâm lý - xã hội hoặc tinh thần; cũng như tất cả những người có tiên lượng sống ngắn hơn sáu tháng.
Các nội dung chăm sóc giảm nhẹ, gồm: Giảm đau và giảm các triệu chứng gây khó chịu, hỗ trợ về tâm lý - xã hội và tinh thần cho bệnh nhân và gia đình, tìm hiểu các giá trị, niềm hy vọng và nỗi sợ của bệnh nhân, hỗ trợ tinh thần giúp bệnh nhân và gia đình đối mặt với bệnh tật, giúp bệnh nhân hấp hối chuẩn bị trước cái chết nếu thích hợp...
Chăm sóc giảm nhẹ cũng bảo vệ người bệnh khỏi những can thiệp y tế không thích hợp hoặc không mong muốn, như những điều trị duy trì sự sống một cách quá mức. Chăm sóc giảm nhẹ xem sự sống và cái chết như một tiến trình tự nhiên: không bao giờ đẩy nhanh đến cái chết, nhưng cũng không cố kéo dài sự hấp hối.
Ở điểm này cần phân biệt với những tranh cãi về "trợ tử". Phía vận động cho quyền trợ tử cho rằng những khổ đau cuối đời thường vượt quá sự chịu đựng của người bệnh nên cần giải thoát họ bằng một cái chết nhanh và êm ái. Trong khi ngành chăm sóc giảm nhẹ lại tập trung làm giảm đau đớn, giúp người bệnh tận hưởng những ngày cuối đời trong bình an.
Trước những tranh cãi gay gắt về đạo đức và lo ngại về hệ quả xấu do việc trợ tử gây ra, tính đến năm 2024, mới chỉ có một số nước trên thế giới cho phép trợ tử, như: Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Colombia, Canada, Tây Ban Nha, New Zealand, Bồ Đào Nha, Ecuador... Ngoài ra có một số bang của Mỹ, Australia cho phép bệnh nhân dừng điều trị để tự tìm cái chết nhưng cấm mọi người khác (kể cả người thân và bác sĩ) gợi ý, kê đơn hoặc cung cấp phương tiện cho họ tự sát; nếu cung cấp sẽ bị xử lý hình sự.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hơn 40 triệu người cần được chăm sóc giảm nhẹ hàng năm và với phương thức thích hợp, sự đau khổ của những người này có thể được ngăn chặn. Tuy nhiên, nhiều người sống ở những vùng đất rộng lớn trên thế giới vẫn không thể tiếp cận bất kỳ hình thức chăm sóc giảm nhẹ nào. Điều quan trọng, vì vậy, là tiếp tục mở rộng các trung tâm chăm sóc giảm nhẹ và thức tỉnh nhận thức của xã hội.
Tại Việt Nam với truyền thống nhân ái, các hành động giúp đỡ người thân lúc ốm đau cũng như khi cuối đời đã có truyền thống từ xa xưa. Tinh thần của chăm sóc giảm nhẹ tồn tại trong mọi hoạt động của bệnh viện, và sau này theo xu hướng của thế giới, đã tách thành chuyên khoa riêng. Năm 2010, Bệnh viện K thành lập khoa chống đau, tiền thân của khoa chăm sóc giảm nhẹ hiện nay. Đến nay rất nhiều bệnh viện công và tư có trung tâm chăm sóc giảm nhẹ. Tôi đang làm ở một bệnh viện tuy nhỏ ở quê nhưng cũng có khoa chăm sóc giảm nhẹ, đón nhiều bệnh nhân từ tuyến trung ương về nằm những ngày cuối cùng.
Vấn đề tài chính của chăm sóc giảm nhẹ là một trở ngại khi muốn triển khai rộng hoạt động này. Tuy nhiên nếu hiểu chăm sóc giảm nhẹ không phải là cố gắng điều trị bệnh trong vô vọng, mà là làm giảm đau, giảm các biến chứng, làm cho những ngày cuối đời trở nên có thể chịu đựng được, thì chi phí dù sao cũng không quá tốn kém.
Một bác sĩ hỏi một bệnh nhân giai đoạn cuối rằng, trong tất cả sự chăm sóc dành cho ông, ông đánh giá việc nào quan trọng nhất, thì được trả lời, chính sự thông cảm và thấu hiểu của người xung quanh đã an ủi ông nhất. Điều này cũng phù hợp với tập quán của người Việt, con cháu người thân thông cảm, chia sẻ sẽ nâng đỡ tinh thần của người bệnh hơn tất cả loại thuốc tốt nhất.
Giúp một người được sống những ngày cuối cùng trong bình an và ra đi thanh thản là việc không dễ dàng, nhưng đáng để theo đuổi, bởi như người khai sinh ra ngành chăm sóc giảm nhẹ đã nói: "Bạn quan trọng vì bạn là bạn, và bạn quan trọng cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời".
Quan Thế Dân
">Cơn đau cuối đời
- Chìa khóa để tìm thấy cân bằng trong cuộc sống không phải là cố gắng thay đổi mọi thứ ngay tức thì mà cần thực hiện những điều chỉnh nhỏ theo thời gian nhằm xác định điều gì có hiệu quả với bạn. Từ đó, bạn sẽ tạo được những thói quen mới tích cực.
Cân bằng cuộc sống không chỉ quan trọng để cảm thấy hạnh phúc và khỏe mạnh mà còn là động lực để thúc đẩy năng suất lao động, mang lại thành công trong sự nghiệp.
Một người biết cân bằng cuộc sống giỏi có khả năng tập trung mối quan tâm và năng lượng của họ vào mục tiêu đề ra, thực hiện hành động một cách hiệu quả và tiến về phía trước bằng cách đầy ý nghĩa.
Dưới đây là 10 cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn tìm được cân bằng trong cuộc sống.
1. Tắt các thiết bị điện tử
Ngắt kết nối các thiết bị điện tử vào cuối tuần là điều rất khó nhưng hãy cố gắng làm điều này, ít nhất trong một ngày trong tuần hoặc một vài giờ mỗi tối.
Hãy đặt điện thoại của bạn xuống và tắt máy tính đi để cho đầu óc được nghỉ ngơi. Hơn nữa, hãy dành nhiều thời gian hơn để tương tác với gia đình và bạn bè.
2. Cắt giảm những điều không cần thiết
Nếu cuộc sống quá tải, bạn sẽ không bao giờ có thể tìm được sự cân bằng hoặc kiểm soát được tất cả. Đó là điều không thể. Hãy nói không với mọi thứ không cần thiết hoặc những thứ không tạo thêm giá trị cho cuộc sống của bạn.
3. Quan tâm đến sức khỏe
Bạn nghe nói nhiều đến việc cần phải quan tâm đến sức khỏe nhưng lại không xem đó là ưu tiên cho đến khi bị một vấn đề sức khỏe nào đó.
Sức khỏe ảnh hưởng đến đến chất lượng cuộc sống và công việc của tất cả chúng ta. Bạn sẽ càng làm việc năng suất hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn khi ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và dành thời gian để vận động cơ thể.
4. Hạn chế tiếp xúc với những người tiêu cực
Tránh xa những người “độc hại” như người hay kêu ca, phàn nàn và người có thái độ sống tiêu cực. Nếu không thể tránh xa hoàn toàn thì ít nhất bạn nên hạn chế tiếp xúc với họ càng nhiều càng tốt. Hãy ở bên những người sống tích cực, biết cảm thông và luôn tự tin.
5. Dành thời gian ở một mình
Dành thời gian cho chính bản thân có thể là điều khó khăn nhất với người bận rộn nhưng lại rất quan trọng để giảm stress, mang lại hạnh phúc và thúc đẩy sự sáng tạo.
Bạn có thể thử tập thiền, viết lách, vẽ phác họa, tập yoga hoặc đơn giản là ngồi im lặng vài phút và không làm gì mỗi ngày.
6. Dành thời gian để làm những việc quan trọng
Hãy dành thời gian riêng cho gia đình và bạn bè. Đừng chỉ ngồi dán mắt vào tivi mà hãy thực sự kết nối và dành thời gian cho những người bạn quan tâm.
Lên kế hoạch dành thời gian cho những người quan trọng như uống cà phê với bạn bè, chơi game với con cái. Hãy bắt đầu quan tâm đến những người bên cạnh bạn.
7. Tự thưởng cho bản thân
Hãy đi làm nail, chăm sóc da mặt và đặc biệt là lên lịch đi mát-xa cơ thể. Đó không cần phải là những thứ đắt đỏ. Chỉ cần một ly rượu, một ly cà phê hay ly trà bạn yêu thích, một cây nến có mùi hương hấp dẫn hoặc những bông hoa đẹp là đã tạo sự tác động lớn.
8. Khám phá thế giới xung quanh
Dành thời gian đi bộ và ngắm nhìn những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Thử đi trên một con đường mới, thăm một thành phố mới hoặc thử du lịch một mình.
Hãy đi xem một biểu diễn, đóng vai một nhiếp ảnh gia nghiệp dư hay đi tới công viên và ngắm nhìn trẻ em vui chơi để cảm nhận cách trẻ tận hưởng niềm vui trong cuộc sống.
9. Nâng cao hiểu biết
Tham gia một lớp học, học vẽ hoặc thử những thứ mới mẻ mà bạn luôn luôn muốn học. Đọc một cuốn sách mang lại sự hứng thú hay thử nghe nhạc…Hãy tìm những điều bạn thấy thú vị sẽ mang lại sự cân bằng cho cuộc sống.
10. Hãy luôn hài hước
Mỉm cười, đùa giỡn, vui chơi, theo dõi một câu chuyện hài mỗi ngày …hãy tìm ra khía cạnh hài hước của bạn. Không có điều gì khiến cảm xúc của bạn tốt lên nhanh chóng bằng những tiếng cười giòn giã.
Chàng trai đến show hẹn hò bật khóc nhớ người yêu cũ
Lê Phong gây ấn tượng với khán giả khi chia sẻ về mối tình “ảo” kéo dài suốt 7 năm của mình.
">10 cách đơn giản giúp bạn tìm được sự cân bằng trong cuộc sống
- Ông được công nhận nằm trong top 1% các nhà khoa học hàng đầu thế giới ở lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ trong ba năm liên tiếp, đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học uy tín trong và ngoài nước.
Đến nay, thầy có ba năm gắn huy hiệu "Best Rising Stars of Science in the World"; 5 năm nằm trong top 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới; công bố hơn 70 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI với những nghiên cứu thuộc lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ...
Nhận định, soi kèo Al Khor vs Al Ahli, 22h45 ngày 29/1: Khó cho cửa dưới
Kim Huệ tập boxing, khoe con gái đẹp như mẹ
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, "hoa khôi bóng chuyền" một thời Phạm Thị Kim Huệ đã chia sẻ bức ảnh cùng con gái Huệ Anh đi làm đẹp.
Nét xinh xắn của cô bé Huệ Anh, cùng vẻ trẻ trung của Kim Huệ khiến người hâm mộ vô cùng thích thú, thậm chí một người bạn còn hài hước bình luận: "Hai chị em thì đúng hơn là hai mẹ con".
Kim Huệ tập boxing và cùng cô con gái Huệ Anh đi làm đẹp trong dịp nghỉ lễ
Huệ Anh hiện bước sang tuổi 12 và sở hữu chiều cao ấn tượng như mẹ. Kim Huệ cũng thường xuyên đăng ảnh chụp chung với cô bé trên mạng xã hội.
Thời điểm hiện tại, "hoa khôi bóng chuyền" đang miệt mài tập luyện boxing để duy trì vóc dáng, sức khỏe. Theo lời tâm sự của Kim Huệ, cô vô tình trở thành "học viên chăm chỉ nhất" khi... một mình có mặt ở địa điểm tập luyện sau khi Hà Nội nới lỏng cách ly xã hội.
"Hot girl bóng chuyền" Đặng Thu Huyền khoe chân dài miên man
Đặng Thu Huyền là một trong những mỹ nhân được yêu mến nhất làng bóng chuyền Việt Nam thời điểm hiện tại. Bên cạnh tài năng, VĐV thuộc biên chế Thông tin Liên Việt Post Bank còn có gương mặt ưa nhìn, chiều cao ấn tượng 1m74.
"Hot girl bóng chuyền" Đặng Thu Huyền xinh đẹp trong trang phục thi đấu
Mới đây, người hâm mộ lại được dịp thổn thức khi Thu Huyền "khoe" đôi chân dài miên man trong bộ trang phục thi đấu của đội tuyển Việt Nam. Ở tuổi 18, cô gái quê Thường Tín (Hà Nội) được kỳ vọng tiếp bước các đàn chị trở thành trụ cột ở đội tuyển.
"Thiên thần" Sabina sắp theo nghiệp diễn viên?
Trang Indosport.com tiết lộ, "thiên thần bóng chuyền" Sabina Altynbekova đang cân nhắc lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh sau khi nhận được nhiều lời mời diễn xuất ở Indonesia. "Xứ sở vạn đảo" cũng là quốc gia có lượng người hâm mộ Sabina hùng hậu bậc nhất thế giới, bên cạnh Việt Nam.
Sabina, 23 tuổi, nổi lên từ giải bóng chuyền vô địch châu Á 2014 trong màu áo ĐT Kazakhstan, hiện thi đấu cho CLB Al-Wasl (UAE). Cô nàng trở thành thần tượng của giới trẻ nhờ khuôn mặt đẹp tựa búp bê và thân hình nóng bỏng.
Bồ nhí của 'người kế thừa Jack Ma' kiếm hơn 1000 tỷ nhờ livestream quần áo
Nhờ internet, nhiều cô gái vô danh trở nên giàu có từ việc làm mẫu, bán quần áo.
">Người đẹp bóng chuyền Kim Huệ tập boxing, khoe con gái xinh xắn
Kiều Đức Thắng và chú chó TuTu Mùa Phát rẫy
Mùa phát rẫy từ tháng 2 tới tháng 4 âm lịch hằng năm, cả làng gần như vắng bóng người hơn, chỉ còn lại người già yếu, phụ nữ mang bầu, nuôi con nhỏ.
Lần này phát rẫy cùng tôi có 4 người: 1 phụ nữ, 3 đàn ông và thêm con Tutu. Theo tiếng Raglay, tôi gọi người phụ nữ là Away, đàn ông gọi là Ama.
Chúng tôi khởi hành từ khi Mặt Trời chưa lên đến đỉnh núi. Mọi dụng cụ, hành trang được chuẩn bị đầy đủ trong những chiếc gùi và balo.
Khi tôi còn chưa hết mệt sau 1 tiếng đi bộ từ nhà tới rẫy thì đã bị choáng ngợp bởi khung cảnh diễn ra trước mắt. Không phải cảnh của thiên nhiên hùng vĩ, không phải tiếng chim hót líu lo mà chính là hoạt động của những con người xứ Thượng.
Cùng nhau lên rẫy Các Ama và Away gần như chỉ ngồi một vài phút nghỉ ngơi sau khi tới rẫy, rồi mọi người tự động chia nhau ra mỗi người một hướng.
Những người đàn ông đã chọn được một vị trí đẹp đẽ để dựng lều trại nằm phía dưới những tán cây to và gần nước để tiện cho sinh hoạt. Hai người đàn ông đã kịp hạ vài ba cây rừng để làm khung căng bạt ngay sau đó, trong khi người đàn ông còn lại đã kéo từ đâu về những sợi dây rừng chắc chắn và đang ngồi chẻ bên cạnh một tảng đá. Sợi dây sẽ dùng để buộc khung và kéo căng bạt làm mái.
Trong khi tôi còn chưa biết mình phải làm gì thì một bếp lửa đã được nhóm cháy bập bùng, một nắm lá rau rừng đã được hái trên tay người phụ nữ.
Lều trại, bếp lửa xuất hiện trước mắt tôi chỉ trong tích tắc. Người phụ nữ nhanh chóng tới đầu nguồn lấy nước nấu cơm. Một người đàn ông vác những hòn đá về kê bếp, hai người còn lại lật một tảng đá xuống làm bàn uống trà. Mọi thứ hoàn thành nhanh tới mức tôi chưa kịp làm gì, chỉ kịp đứng để sững sờ trước những kỹ năng ở rừng của người dân Raglay.
Người Raglay dựng lều trại để ăn ngủ luôn tại rẫy. Tôi ăn Rừng
Cho đến ngày hôm nay tôi mới được trải nghiệm cuộc sống ở rừng, tắm rừng, ăn rừng. Nó ở ngay đây, ngay lúc này, không phải chỉ có trong các cuốn sách của những nhà sử học.
Mỗi người tự chuẩn bị cho mình một cái bát, một chiếc thìa, một ly uống trà, đũa ăn cơm thường được vót từ những cây như lồ ô, tre, nứa. Trong rẫy của tôi không có những cây đó nên mỗi người tự chặt cho mình những cành cây rừng khác và thường ngồi vót đũa trong lúc đợi cơm chín.
Những đồ nấu ăn chung gồm có 2 chiếc nồi, một dùng để nấu cơm, một dùng để nấu đồ ăn. Có thêm một ấm đun nước và một bình pha trà tôi đã về nhà lấy bổ sung vào mấy ngày sau đó.
Vật dụng dùng cho sinh hoạt nấu nướng chỉ có vậy nhưng trong quá trình ở đó tôi nhận thấy gần như chẳng thiếu cũng chẳng thừa một thứ gì. Một cái thớt, một cái chảo, hay một cái rổ nào đó ở đây có vẻ cũng không cần thiết. Có thể môi trường sống và cách sinh hoạt tự khiến mình có nhu cầu tối giản mọi thứ.
Vót đũa trong lúc đợi cơm chín Mỗi người một việc tự phân công nhau Uống cà phê, trà sau bữa sáng Góp gạo thổi cơm chung
Khi đi phát rẫy thuê, mỗi người sẽ tự mang theo 3-4 kg gạo tùy vào việc ở rẫy bao nhiêu ngày. Trước khi nấu cơm sẽ múc mỗi người một bát gạo vào nồi nấu chung. Gia vị như muối, dầu ăn mỗi người cũng mang theo một ít, ai có trà mang trà, ai có cà phê mang cà phê, ai có gì thì mang theo đó. Đồ ăn ở rừng cũng do mỗi người hái lượm hoặc săn bẫy rồi góp lại ăn chung.
Tôi nhìn thấy trong mỗi cá nhân đều có sự tự thức về hành động cũng như công việc mình làm, không ai ỷ lại hay giao phó trách nghiệm cho một thành viên nào cụ thể. Có lẽ vì tính tự giác của mỗi cá nhân nên mới có một tập thể đoàn kết như vậy.
Tôi biết sự khó khăn của những người dân nơi đây nên lần này tôi chuẩn bị luôn 1 bao gạo 25kg, các gia vị cần thiết, chút đồ ăn khô, trà và café cho mọi người. Không ai phải mang theo những đồ ăn đó nữa, mọi người chỉ việc chia nhau rồi gùi lên rẫy.
Ngoài những thực phẩm cơ bản mang theo sẽ có thêm những sản vật từ rừng nên tôi rất hào hứng chờ đợi mỗi ngày mình sẽ được ăn gì.
Vì ngày đầu mới lên rẫy để ổn định chỗ ăn ở nên bữa ăn đầu tiên có canh rau rịa nấu với cá khô tôi mang theo. Khi đã bắt đầu ổn định nơi sinh hoạt và làm việc rồi thì các bữa ăn cũng thay đổi hàng ngày.
Chỉ có 2 chiếc nồi - một cái nấu cơm, một cái nấu canh Dân bản có thói quen hái rau rừng bất kể khi đi đâu, đang làm gì. Bữa sáng thường được ăn cua đá hay ếch bắt từ đêm hôm trước nấu với rau rừng. Loại cua và ếch của rừng rất ngon và ngọt.
Tôi không phải là người hay ăn mấy con đó nhưng quả thật lần này tôi hút lấy hút để từng cái càng cua, nhai hết phần bụng, nhể hết phần gạch, chỉ bỏ cái vỏ cứng lại cho con TuTu. Tôi được nếm những cái đùi ếch thơm ngon chắc nịch đã được nấu nhừ từ đêm hôm trước. Tôi không biết là loại ếch gì nhưng nghe nói những loại ếch trên rừng ngon hơn ếch ở rưới ruộng rất nhiều.
Ngoài những loại rau rừng nấu cùng những con vật soi bắt được còn có thêm đu đủ xanh, hoa chuối, mít non có sẵn quanh đó.
Các món ăn chỉ nấu theo một công thức duy nhất là cho vào nồi một chút dầu, sau đó cho tiếp những thứ cần chín trước như cua, ếch hay cá… Tiếp đến là các loại rau, hoa chuối, đu đủ hoặc mít non, sau cùng là nước và muối đun tới khi mềm thì ăn. Cùng một kiểu nấu canh nhưng mỗi ngày tôi đều thấy vị nó khác nhau khi được nấu từ những thực phẩm khác nhau.
Vào một buổi sáng, khi đang phát những bụi cây rậm rạp, một người đàn ông bị mấy con kiến rơi từ trên cây xuống đốt vào cổ, ngẩng lên thấy hai tổ kiến vàng to đùng. Vài phút sau, tổ kiến đã được chặt xuống, hơ lửa trên tảng đá lớn cạnh đó. Vậy là chúng tôi mang về được đầy một cái mũ những con kiến vàng cho bữa trưa.
Tôi từng được nghe có nơi ăn kiến vàng hay dùng kiến vàng làm nhân bánh. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi được thưởng thức món đó. Con non màu trắng thì ăn như nhộng ong, con có cánh đang mọc thì ăn như nhộng tằm nhưng có vị chua chua. Tóm lại món kiến này ăn thơm, béo và có vị chua, mùi giống như quả tai chua hay dùng để nấu canh.
Ở rừng mỗi mùa sẽ có những sản vật khác nhau, mỗi mùa một loại. Tôi đã từng gặp những người già sống cả cuộc đời ở trên rẫy, ăn những thứ từ rừng và không xuống làng bản bao giờ.
Ăn Rừng là tôi được ăn những thứ hoàn toàn từ tự nhiên, không có bàn tay chăm sóc của con người. Tôi chế biến và ăn nó ngay tại rừng. Tôi sẽ còn tiếp tục ăn rừng nhiều lần nữa…
Tổ kiến rừng Hái mít non để nấu canh Canh mít non Cơm trắng với kiến rừng và mít non Kỳ 1: 9x từng đi bar tới sáng, từ Sài Gòn về Khánh Hòa xây nhà, làm vườn
Từ Sài Gòn, chuyển về sống trong căn nhà nhỏ giữa bản làng cùng chú chó tên Tu Tu, thỉnh thoảng Thắng lại nghe tiếng gọi í ới của hàng xóm.
">Nhật ký ở rừng của chàng trai 9x bỏ Sài Gòn về thôn bản làm rẫy
- Thu hút với vóc dáng cao, mái tóc ngắn năng động, lúc nào cũng tươi cười lạc quan ấy, ít ai biết rằng chị Nguyễn Thị Huệ - nữ tài xế có câu chuyện vươn lên đầy tích cực - đã từng có lúc muốn đầu hàng trước số phận và chọn cách chấm hết tất cả.
Tài xế, đó vừa là “nghề” nhưng cũng là “nghiệp”
Phụ nữ làm nghề tài xế vốn đã khó khăn. Vậy mà con đường đến với nghề làm chủ vô lăng này của chị Huệ còn trắc trở hơn nhiều. Vì tính chất công việc của gia đình, nên nhiều lần chị theo anh trai trên các chuyến xe chở hàng, cũng gọi là biết lái chút đỉnh. Nhưng vì là con gái, lái xe lại quá nặng nhọc, ngay từ đầu gia đình không ủng hộ chị theo nghề tài xế dù bản thân chị Huệ cũng yêu thích công việc này.
Cho đến năm 2017, anh trai của chị không may qua đời trong một vụ tai nạn xe. Để đảm bảo công việc kinh doanh của gia đình, chị chính thức khoác lên mình chiếc áo tài xế, bắt đầu những hành trình mới mà cuộc đời đã sắp đặt.
Nhờ năng lượng tích cực, mình biết cuộc đời này thật đáng sống
Mồ côi cha từ nhỏ, chị Huệ xem anh trai cũng chính như là cha của mình. Mọi quyết định lớn nhỏ, chị đều nhờ anh trai cho ý kiến. Chính vì lẽ đó, sự ra đi đột ngột của anh trai vào ba năm trước đối với chị Huệ là một cú sốc quá lớn, nó đánh gục chị hoàn toàn. Đối mặt với sự thật này, chị nhất thời rơi vào trầm cảm nặng, phải nhập viện để điều trị.
Chị gọi khoảng thời gian đó là “những ngày của không có gì cả”, không phương hướng, không niềm vui, không mục đích sống. Nhiều lúc chị nghĩ đến ý định tiêu cực, hay là cứ đặt một dấu chấm, nhanh và gọn ghẽ để kết thúc những khoảng không vô định đang dày vò tâm trí mình.
Thế nhưng, điều đáng mừng là dù trong những giờ phút bế tắc nhất chị đã không cô đơn một mình. Chính người mẹ và hai đứa con nhỏ là nguồn động viên tinh thần cho chị tại thời điểm ấy. Nhìn vào những ánh mắt hồn nhiên, sự vô âu vô lo của hai đứa trẻ khát mẹ, ngọn lửa của nguồn sống nơi chị lại bùng cháy mạnh mẽ.
Chính sức mạnh của tình yêu thương đã thôi thúc chị nhìn lại con đường của bản thân, để thấy mình đi đủ xa và không thể dừng lại như vậy, nguồn năng lượng tích cực đã “cứu” chị khỏi những suy nghĩ đen tối và đưa chị trở lại.
“Thật ra lúc đó mình không có quá nhiều sự lựa chọn đâu. Nhưng quan trọng là mình có quyền quyết định sẽ chọn cái gì. Chị nhìn lại hành trình của bản thân, thấy mình đã cố gắng đủ xa, vậy tại sao lại không cố thêm một chút nữa... Chút nữa, chút nữa, cứ thế tinh thần tích cực, lạc quan đã giúp chị quyết định bước tiếp”, chị Huệ chia sẻ.
Bây giờ, mỗi khi nhìn lại khoảnh khắc đó, chưa khi nào chị thôi biết ơn bản thân vì đã mạnh mẽ và can đảm chọn tin tưởng vào chính mình.
Tích cực chính là một thành công
2020, chị sở hữu một quán ăn nhỏ, bên cạnh việc duy trì lái xe chở hàng cho các bếp công nghiệp. Sắp tới chị sẽ để việc chở hàng cho nhân viên, còn bản thân tập trung mở rộng kinh doanh và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Với chị, bấy nhiêu chẳng phải thành tựu gì to tát, thành công thực sự là mình vẫn luôn tích cực và lạc quan sống.
Việc kinh doanh quán ăn ở thời điểm hiện tại, nó không đơn thuần là nguồn thu nhập, mà còn là niềm vui, là một nguồn động lực để chị cố gắng mỗi ngày.
“Quán của chị tuy không lớn nhưng lúc nào cũng có khách ra khách vào. Nhìn người ta thưởng thức và hài lòng với những món ăn được phục vụ, mình cũng thấy có gì đó vui và mãn nguyện”, chị Huệ nói.
Dù chặng đường phía trước sẽ còn lắm những rủi ro và vất vả nhưng chị chưa bao giờ cho phép bản thân ngừng cố gắng. Chị Huệ trải lòng, “Phụ nữ mà, nhiều khi mình cũng tủi thân, yếu đuối. Nhưng những vất vả này lại là chất xúc tác giúp chị có thêm động lực vượt lên sự yếu đuối của bản thân. Động lực đó cũng đã cho phép chị tự nhìn lại con đường của chính mình, để được tiếp nguồn năng lượng tích cực mà mạnh mẽ bước tiếp.”
Hành trình của chị Huệ cũng chính là thông điệp mà Red Bull muốn lan tỏa đến cộng đồng. Tuy con đường của mỗi người mang một dấu ấn riêng, nhưng Red Bull tin rằng thành công hay thất bại, niềm vui hay nỗi buồn đều góp phần định nghĩa hành trình ấy. Chính những khoảnh khắc nhìn lại con đường trưởng thành của bản thân sẽ giúp giải phóng nguồn năng lượng tích cực, đưa chúng ta trở lại đường đua mạnh mẽ và vững vàng hơn bao giờ hết.
Ngọc Minh
">Năng lượng tích cực của nữ tài xế từng chạm ‘đáy vực’ cảm xúc