Phát triển nguồn nhân lực CNTT qua các tổ công nghệ số cộng đồng
Để phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số,áttriểnnguồnnhânlựcCNTTquacáctổcôngnghệsốcộngđồliverpool gặp man city miền núi, Bộ TT&TT đã tập trung phát triển mạng lưới Tổ công nghệ số cộng đồng và bồi dưỡng kỹ năng số cho lực lượng cán bộ địa phương. Đây là 2 lực lượng quan trọng ở cơ sở “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân” kỹ năng số và sử dụng các nền tảng số.
Bộ TT&TT đã phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh triển khai thí điểm thiết lập mạng lưới Tổ Công nghệ số cộng đồng, hướng tới mỗi thôn, bản có một Tổ Công nghệ số cộng đồng.
Theo thống kê của Bộ TT&TT, trong số 61.633 Tổ Công nghệ số cộng đồng được tổ chức đến tận thôn, xóm, có 9.060 tổ với khoảng 72.365 thành viên tham gia thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ TT&TT đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn phát triển kỹ năng số cho lực lượng Tổ Công nghệ số cộng đồng và thông qua hoạt động của các Tổ này, để hướng dẫn trực tiếp người dân sử dụng các dịch vụ số trên các nền tảng số.
Đến đầu tháng 10/2022, Tổ Công nghệ số cộng đồng tại 59 địa phương đã được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số qua 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến qua nền tảng số.
Ngoài ra, việc bồi dưỡng kỹ năng cho lực lượng cán bộ, công chức, lãnh đạo tại các xã, phường, thị trấn để lực lượng này cùng Tổ Công nghệ số cộng đồng sẽ là 2 lực lượng nòng cốt hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng cho người dân.
Theo thống kê, đến tháng 9/2022, Bộ TT&TT đã phối hợp với các địa phương tổ chức bồi dưỡng về chuyển đổi số cho 29.258 cán bộ, công chức lãnh đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn trên toàn quốc thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến qua nền tảng số. Đã có gần 14.353 cán bộ, công chức các xã, phường, thị trấn của đồng bào dân tộc tham gia các lớp bồi dưỡng này.
Tuy nhiên, theo đánh giá vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực CNTT ở khu vực này, do trình độ, nhận thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số về việc học tập của con em vẫn còn hạn chế, chưa quan tâm tạo điều kiện để con em đi học. Các làng, bản có dân tộc thiểu số cư trú đều xa trung tâm xã và trung tâm huyện, nên một số học sinh chưa khắc phục được khó khăn khi xa nhà đi học nên đã bỏ học.
Bộ TT&TT cho biết, thời gian tới sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi bằng nhiều hình thức truyền thông phong phú, đa dạng như sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số trên hệ thống truyền thanh cấp huyện và cấp xã; tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về các thông tin thiết yếu ở các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi sinh sống.
Đồng thời tiếp tục thiết lập mạng lưới Tổ Công nghệ số cộng đồng và thúc đẩy hoạt động hiệu quả mạng lưới này trên phạm vi toàn quốc, để hỗ trợ tốt hơn cho các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Duy Vũ