Vào một ngày cuối thu năm 1987,ểchuyệnđượcôngHàThếMinhtuyểndụngtrongbếpcủacănhộthuêlịch ngoại hàng anh sau khi tốt nghiệp đại học Bách Khoa với tấm bằng giỏi, với tâm trạng phơi phới “hướng tới tương lai số” và có chút kiêu căng vì tốt nghiệp điểm 10, còn được các thầy cô tâng bốc lên tận mây xanh với câu nhận xét: “Mặc dù còn là sinh viên song Nguyễn Trung Chính đã thể hiện khả năng làm việc và nghiên cứu khoa học như một kỹ sư thực thụ…”, tôi được một người quen là anh Trung Do Thái (togi) giới thiệu đến Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (NCCNQG) NACENTECH, với lời nhận xét “lương cao, không cần thực tập, có biên chế”.
Được tổ chức viện giới thiệu và hẹn đến viện phỏng vấn, tôi đi tầu điện từ nhà đến Viện (vì mới mất chiếc xe đạp Cuốc – Liên xô thân yêu kiêu hãnh của sinh viên thời đó…). Khi đó, Viện NCCNQG đang xây văn phòng và rải rác nhiều nơi, Viện được đặt tạm ở tòa nhà C15 Thanh Xuân. Cảm giác ban đầu khá thất vọng, Phòng Tin học của Viện Vi điện tử (sếp Hảo làm viện trưởng) là một phòng trên căn hộ ở tầng 5 với 3 phòng và bếp xếp đủ các loại máy tính ngổn ngang chật kín. Tuy nhiên, khi anh “nhân viên” Hà Thế Minh đưa đi giới thiệu một lượt với mọi người thì tôi nhìn thấy có dàn máy tính AT- 286 trị giá khoảng 10.000 USD là khá ấn tượng.