您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Al Ain vs Al Rayyan, 21h00 ngày 3/2: Thất vọng cửa trên
NEWS2025-02-05 07:00:35【Thế giới】1人已围观
简介 Hư Vân - 03/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g vàng 9999 hôm nayvàng 9999 hôm nay、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Nhận định, soi kèo AS Roma vs Napoli, 2h45 ngày 3/2: Trở ngại lớn
- Kỳ Duyên một mình ‘hạ gục’ 8 chàng trai trên sóng truyền hình
- Chi Pu dạy Lâm Vỹ Dạ, Lan Ngọc nhảy 'Đóa hoa hồng' cực hài
- Tử vi hàng ngày của 12 cung hoàng đạo 20/6: Thiên Yết bị đánh giá kém hiểu biết
- Soi kèo phạt góc Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
- Cặp đôi kết hôn ở tuổi xế chiều sau 6 thập kỷ chia cắt
- Cuộc sống khốn khó sau ánh đèn sân khấu của những nghệ sĩ Việt nổi tiếng
- Chùm ảnh Hà Nội xưa của nghệ sĩ nhiếp ảnh gần 100 tuổi
- Nhận định, soi kèo Sreenidi Deccan vs Aizawl, 20h30 ngày 3/2: Cửa trên ‘tạch’
- Mới chớm Hè, hot girl Việt đã tưng bừng khoe ảnh diện đồ bơi nóng bỏng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Lille vs Saint
- Đó là một chiếc khăn lụa nhỏ. Nhưng anh bạn tôi kiên quyết từ chối. Anh nói, dù giá trị lớn hay bé, nhận quà sẽ gây xung đột lợi ích, ảnh hưởng đến tính khách quan của bài viết.
"Không phải gia đình, không phải người quen, không bạn bè, họ tặng tôi với mục đích gì?", anh giải thích khi ngồi trên xe về Hà Nội.
Tôi nhớ lại câu chuyện khi nghe bào chữa của nhiều bị cáo trong phiên tòa chuyến bay giải cứu, rằng các doanh nghiệp chỉ gửi tiền "cảm ơn" sau khi công việc suôn sẻ. Hành vi này diễn ra ngoài công vụ, nên "hết sức bình thường", như lời luật sư của một bị cáo. Tất nhiên, việc nhận hàng chục tỷ đồng cảm ơn là không bình thường, và lý lẽ của nhóm quan chức trên bị bác bỏ tại tòa. Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định "người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết".
Vụ án chuyến bay giải cứu là ví dụ rõ ràng của hành vi nhận tiền hối lộ. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống có những vùng xám, khiến cho việc phân biệt đâu là cảm ơn "trong sáng", đâu là cảm ơn "không trong sáng" không hề dễ dàng. Điều này phức tạp hơn trong một nền văn hóa coi trọng mối quan hệ cá nhân như ở Việt Nam.
Trong nội bộ đơn vị, ít ai coi việc biếu cấp trên chai rượu Tây sau chuyến công tác xa hay vào dịp lễ Tết là hành vi vi phạm đạo đức hay pháp luật ghê gớm. Ngược lại, những người không làm như vậy còn có thể bị đánh giá không biết trên biết dưới hoặc ứng xử kém. Trong môi trường công chức mà lời phê của cấp trên mang quyền sinh quyền sát, không ai muốn bị cô lập chỉ vì một chai rượu.
Ở bên ngoài, các doanh nghiệp đủ khôn ngoan để biết gửi lời "cảm ơn" đúng lúc. Đó một phần là lòng thành, nhưng đa phần là nhằm tác động tích cực đến quyết định chính sách liên quan đến lợi ích của họ. Cán bộ dù muốn công tâm cũng khó tránh việc ưu tiên giải quyết hồ sơ cho những ai có thái độ "biết ơn" hơn những người khác. Với cán bộ không công tâm, như trong vụ án chuyến bay giải cứu, thái độ biết ơn đó mang yếu tố quyết định chuyện kinh doanh thành hay bại.
Nhà xã hội học Yuen Yuen Yang khái quát hóa tham nhũng thành bốn loại: tham nhũng vặt, tham nhũng lớn, tiền bôi trơn (doanh nghiệp, người dân chi tiền để công việc được xử lý nhanh hơn), và tiền quan hệ (doanh nghiệp bỏ tiền để xây dựng quan hệ với quan chức). Xóa bỏ hai hình thức đầu tiên đã khó, xử lý hai kiểu tham nhũng tiếp theo còn khó hơn. Làm sao xác định được quan hệ nhân quả giữa việc doanh nghiệp A thường xuyên thăm hỏi một cán bộ cấp cao với việc họ trúng các gói thầu lớn? Làm sao biết được món quà cảm ơn của họ xuất phát từ tình cảm thay vì vụ lợi?
Để ngăn chặn nguy cơ xung đột lợi ích ngay từ đầu, bởi thế, cần sớm bỏ văn hóa tặng quà "cảm ơn" ở cả bên trong lẫn bên ngoài bộ máy nhà nước. Điều này có thể thực hiện bằng cách áp mức "trần" giá trị quà tặng. Ở Mỹ, công chức không được nhận quà có trị giá hơn 20 USD (0,04% thu nhập trung bình hàng tháng) từ bất kỳ ai. Nếu quy đổi theo tỉ lệ thu nhập Việt Nam, mức tiền được phép nhận tương đương 24.000 đồng. Bởi thế, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người ở Mỹ và các nước khác, giữ thói quen mở gói quà để kiểm tra ngay khi được tặng.
Loại bỏ "tiền bôi trơn" và "tiền quan hệ" cần nhiều hơn các quy định lẫn hình phạt nghiêm khắc. Về hai mặt này, có lẽ Việt Nam không thua kém nước nào. Nhưng hàng chục nghìn văn bản chống tham nhũng sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu hệ thống giám sát đủ mạnh. Hệ thống đó cần tạo điều kiện để người dân trực tiếp tham gia một cách hiệu quả. Chính trị gia ở những nước có chỉ số minh bạch cao từ chối tiền "cảm ơn" không chỉ vì sợ vào tù, mà bởi áp lực giải trình khủng khiếp từ công chúng và cử tri. Không có hệ thống quy định nào là không có kẽ hở, nhưng khi cán bộ đủ tinh ranh để thoát lưới pháp luật, họ vẫn có thể bị trừng phạt bởi các khế ước xã hội khác.
Thêm vào đó, xây dựng bộ máy nhà nước vận hành hiệu quả, phi cá nhân, và không thiên vị trước hết cần bắt đầu từ việc đảm bảo mức thu nhập thỏa đáng cho cán bộ. Sẽ ít ai chấp nhận rủi ro mất việc khi nhận chút quà cảm ơn, nếu họ được đảm bảo cuộc sống bởi công việc hiện tại.
Với công chức, lời cảm ơn chỉ chân thành khi không mang sức nặng vật chất.
Nguyễn Khắc Giang
">Cảm ơn và hối lộ
Thiền viện Tuệ Quang. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Xây chùa để tròn đạo hiếu với mẹ
Được biết, tiền thân của thiền viện là ngôi chùa nhỏ có tên Huỳnh Võ. Người xưa kể rằng, Huỳnh Võ tự được xây dựng từ nỗi ân hận vì chưa tròn đạo hiếu với mẹ của người từng làm quan trấn thủ ở vùng Thủ Đức xưa.
Câu chuyện cảm động trên hiện vẫn được ông Mã Thành Công (79 tuổi), pháp danh Thông Hiểu lưu giữ, kể lại mỗi khi có cách viếng thăm thiền viện. Ông Công là cháu rể của ông Huỳnh Hữu Nho, người xây chùa Huỳnh Võ xưa kia.
Ông Công kể, tiền nhân của dòng họ Huỳnh là ông Huỳnh Văn Chừng theo chúa Nguyễn Ánh vào Nam lập nghiệp tại vùng Thủ Đức. Sau này, ông Chừng trở về Huế làm quan.
Trong khi đó, người cháu đời thứ ba của dòng họ là cụ Huỳnh Văn Đức vẫn ở lại Thủ Đức tiếp tục khai hoang, lập nghiệp. Về sau, ông tìm được mảnh đất có phong thủy tốt tại thôn Linh Xuân (nay là phường Linh Xuân) làm đất thổ mộ cho dòng họ.
Ông Công kể: “Chuyện xây chùa bắt đầu từ đời thứ sáu của dòng họ Huỳnh. Người này tên Huỳnh Hữu Nho. Ông Nho là ông ngoại của vợ tôi. Ông vốn là con cháu đời sau của ông Huỳnh Văn Đức, người được tương truyền khai phá ra vùng đất Thủ Đức”.
Ông Nho nổi tiếng hiền đức, hiếu thảo nên được người dân trong vùng mến mộ, tin yêu. Khi già yếu, cha mẹ ông Nho có ý định để lại hết điền sản cho ông. Tuy nhiên, ông đã khước từ quyền thừa kế vài trăm mẫu ruộng. Ông để lại hết số điền sản trên cho các chị, em gái của mình.
Ông chỉ xin giữ lại mảnh đất thổ mộ, nơi chôn cất, thờ phụng những người trong dòng họ. Ông Công chia sẻ: “Ngôi chùa Huỳnh Võ được ông Nho xây cất trên đất này sau khi mẹ ông mất được 3 tháng. Ông cụ xây chùa là để báo hiếu với mẹ”.
Nơi đây là một trong những cơ sở khôi phục Thiền tông Việt Nam và phát triển tinh thần dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. (Ảnh: Nguyễn Sơn) “Cụ ghi lại rằng: “Khi mẹ tôi còn tại thế cứ ao ước có một kiểng chùa cạnh đất thổ mộ để mẹ tôi đi chùa lễ Phật và thăm viếng ông bà. Mẹ tôi còn sống, tôi chưa làm được thì nay mẹ tôi khuất bóng lòng tôi ân hận, tự cho mình chưa tròn đạo hiếu với mẹ hiền, nên tôi quyết chí cất ngôi chùa cho mẹ tôi được ngậm cười nơi chín suối”, ông Công kể thêm.
Ba tháng sau khi cụ bà Võ Thị Sô (mẹ cụ Nho) mất, ông Huỳnh Hữu Nho xin phép xây chùa và đặt tên là Huỳnh Võ tự. Ông lấy họ cha và họ của mẹ ghép lại thành tên chùa với ý nghĩa đây là thiền môn của họ Huỳnh, họ Võ.
Hiến tất cả điền sản xây thiền viện
Thiền viện luôn rợp bóng cây xanh cùng những tiểu cảnh được bố trí một cách hài hòa. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Sau khi xây cất xong Huỳnh Võ tự, cụ Nho đến Thiếu Lâm tự ở ấp Linh Chiểu Tây thuộc làng Linh Đông xưa để điều đình, thỉnh các tượng A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Hộ Pháp… về chùa Huỳnh Võ.
Tuy nhiên, sau này, Huỳnh Võ tự chỉ giữ lại đại hồng chung, trống bát nhã. Tất cả các tượng thỉnh về, chùa đều cúng cho Hòa Thượng Thích Trí Đức ở chùa Huê Nghiêm đem về chùa Bửu Thiền trên núi Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ông Công cũng cho biết, vì là chùa nhà nên Huỳnh Võ tự rất nhỏ, đơn sơ, lọt thỏm trong khu đất rộng bao la. Xung quanh ngôi chùa là các mộ phần của những người trong dòng họ Huỳnh.
Theo ông Công, mặc dù xây chùa để báo hiếu mẹ nhưng cụ Nho có tâm nguyện ngôi chùa Huỳnh Võ là nơi hoằng pháp, lợi sanh. Do đó, theo di nguyện của cha, năm 1967, con gái cụ là bà Huỳnh Thị Nga (sau này xuất gia là Sư cô Thích nữ Huệ Định) phát tâm cúng dường ngôi chùa Huỳnh Võ và toàn bộ khu đất để xây dựng Pháp Bảo Viện.
“Khi đó, khu đất có chùa Huỳnh Võ rộng hơn 47000m2. Ý tưởng của bà Nga là cúng dường khu đất này để xây dựng Pháp Bảo Viện, nơi các đại lão Hòa thượng sẽ phiên dịch Tam Tạng kinh điển. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc xây dựng Pháp Bảo Viện không thành”, ông Công chia sẻ.
Năm 1990, bà Nga cho tu bổ lại toàn bộ ngôi chùa Huỳnh Võ và xây dựng thêm phần Ni xá. Tuy nhiên, sau đó 3 năm, Nhà nước có kế hoạch xây dựng Khu chế xuất Sài Gòn-Linh Trung. Toàn bộ khu đất và chùa Huỳnh Võ đều nằm trong quy hoạch nên phải giải tỏa.
Tháp chứa tro cốt những người trong dòng họ Huỳnh, dòng họ xây dựng chùa Huỳnh Võ- tiền thân của thiền viện Tuệ Quang. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Ông Công kể thêm: “Lúc này, chúng tôi đã dời chùa về khu đất mới tại phường Linh Trung ngày nay. Sau khi xây dựng xong chùa, hoàn tất các công trình phụ… gia đình chúng tôi lại cúng ngôi chùa cùng toàn bộ khu đất cho Hòa thượng Thích Thanh Từ để làm cơ sở khôi phục Thiền tông Việt Nam và phát triển tinh thần dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử”.
Sau này, Hòa thượng Thích Thanh Từ cho thay thế danh hiệu chùa Huỳnh Võ thành thiền viện Tuệ Quang. Theo ông Công, việc này được Thành hội Phật Giáo TP.HCM chấp thuận, ban hành QĐ số 702/QĐ/THPG ngày 19/11/2001 và công bố trong buổi lễ khánh thành lầu chuông, trống ngày 30/1/2002.
Sau khi hiến toàn bộ khu đất và chùa Huỳnh Võ, vợ chồng ông Công cũng xuất gia quy y tại thiền viện Tuệ Quang. Ông Công được đặt pháp danh Thông Hiểu. Tuy nhiên, hiện ông chỉ tu tập chứ không giữ bất cứ vị trí gì ở thiền viện.
Ông Công tâm sự, tro cốt, mộ phần của một số thành viên dòng họ Huỳnh đã được di dời về thiền viện Tuệ Quang như một cách tri ân người người xưa khai phá vùng đất Thủ Đức, xây chùa Huỳnh Võ. Tuy nhiên, ông vẫn tỏ ra tiếc nuối vì không thể lưu giữ được nhiều mộ chí của tiền nhân dòng họ.
Ông nói, trong chùa cũ có mộ phần của ông bà xưa. Mộ bằng đá xanh rất đẹp, nhưng không dời về thiền viện được. Bây giờ, những mộ phần ấy không còn nữa. Mộ ông Huỳnh Văn Đức trước đây nằm ở trong khu chế xuất Linh Trung.
“Lúc khu đất chưa giải tỏa để làm khu chế xuất, chúng tôi có ý cải táng, bốc mộ ông. Nhưng khi bốc mộ thì không còn gì, mọi thứ hóa đất cát cả. Còn chăng chỉ là ngôi mộ được xây cất bằng đá xanh trạm trổ những hoa văn tinh xảo. Sau này, mộ phần ấy cũng thất lạc hết”, ông Công nói trong tiếc nuối.
Cảnh đẹp cùng không gian thanh tịnh khiến thiền viện được nhiều khách đến viếng thăm, ngắm cảnh. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Ngôi chùa có 80 lớp học ngoại ngữ miễn phí ở Sài Gòn
Nằm sâu trong con hẻm nhỏ đường Quang Trung, phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM, Trung tâm ngoại ngữ và bồi dưỡng văn hoá miễn phí Thiện Nhơn do chùa Lá mở ra đã hoạt động được hơn 10 năm nay.
">Gia đình Sài Gòn cúng toàn bộ điền sản để xây thiền viện Tuệ Quang
- Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.
Di sản thiên nhiên thế giới
1. Vịnh Hạ Long
Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương...
Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan.Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị về địa chất, địa mạo.
2. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt Nam với tổng diện tích 343.300ha. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ, tiêu biểu phải kể đến hang Sơn Đoòng – Hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.
3. Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ "Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn" đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
Di sản văn hóa vật thể thế giới
4. Quần thể di tích Cố đô Huế
Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.
5. Phố cổ Hội An
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.
6. Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi. Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích.
Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại.
7. Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Vào ngày 31/7/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.
8. Thành Nhà Hồ
Thành nhà Hồ, nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể
9. Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.
10. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...)
11. Dân ca Quan họ
Dân ca quan họ ở Bắc Giang và Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó còn được gọi là dân ca quan họ Kinh Bắc do được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, UNESCO đã chính thức công nhận Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể của thể giới.
12. Ca trù
Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam[1] kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
13. Hội Gióng
Hội Gióng là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm ở nhiều địa phương tại Hà Nội nhằm tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Năm 2010, hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
14. Hát xoan Phú Thọ
Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng. Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới.
Năm 2011, hát xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
15. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời ở Việt Nam mà trọng tâm là tỉnh Phú Thọ. Loại tín ngưỡng này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012.
16. Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2013. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian
17. Ví giặm Nghệ Tĩnh
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. Dân ca ví giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp).
Di sản tư liệu thế giới
18. Mộc bản triều Nguyễn
Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20.
19. Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, đầu tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê - Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
20. Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm được mệnh danh là “Đại danh lam cổ tự”, một trung tâm Phật giáo lớn nhất của thời Trần, nơi có những văn bản Hán tự được UNESCO công nhận năm 2012.
21. Châu bản triều Nguyễn
Châu bản là những văn bản của vương triều đã được nhà vua “ngự phê” bằng mực son đỏ. Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính được hình thành trong quá trình quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802 - 1945), triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, bao gồm văn bản của các cơ quan trong bộ máy chính quyền trung ương và địa phương trình lên nhà vua phê duyệt, văn bản các vua ban hành cùng một số văn kiện ngoại giao và thơ văn ngự chế.
Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào năm 2014
Di sản văn hóa hỗn hợp
22. Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình
Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ nhất trên thế giới. Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp dạng nón hùng vĩ cao 200m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh bởi các sống núi nối liền nhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm có chiều dài lên tới 1 km.
Ngoài ra, nơi đây còn sở hữu di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư.
Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Doha, với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy ban Di sản thế giới,Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam.
Bích Ngọc
">Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam
Nhận định, soi kèo Motherwell vs Celtic, 22h00 ngày 2/2: Khách gặp khó
- Cuộc gặp bất ngờ ở Hà Nội
Chuyện tình của Lê Thu Phương (31 tuổi - Hà Nội) và Cee Jay (31 tuổi - Nigeri) từng gây xôn xao suốt một thời gian dài, khi Thu Phương chấp nhận yêu một chàng trai ngoại quốc nghèo.
Vượt qua mọi lời dị nghị, họ động viên nhau gây dựng cơ ngơi khang trang và vun đắp tổ ấm nhỏ.
Cách đây vài tháng, vợ chồng Thu Phương còn tham gia game show “Vợ chồng son” và “Bếp chiến” để chia sẻ về gia đình của mình đến khán giả.
Hai vợ chồng trong game show 'Vợ chồng son'. Cee Jay chia sẻ, anh và vợ gặp nhau lần đầu vào tháng 3/2018. Lần đó, anh lên phố đi bộ Hồ Gươm gặp 2 cô gái. Chàng trai ngoại quốc nói vài câu bông đùa. Một cô gái bất ngờ quay lại đáp trả Cee Jay bằng tiếng Anh. Điều đó khiến anh chú ý và hỏi chuyện nhiều hơn.
Lúc này anh mới biết, cô gái mình vừa trò chuyện là Thu Phương. Hai ngày sau, Cee Jay quyết định nhắn tin hẹn gặp cô. Tình yêu cứ thế nảy nở giữa hai người. Khi đó công việc của anh không ổn định, thu nhập lại bấp bênh.
Về phía Thu Phương, cô sinh ra trong gia đình gốc Hà Nội. Mẹ mất sớm nên Thu Phương hỗ trợ bố chăm sóc các em, lo toan mọi việc trong gia đình.
Ngày biết cô yêu Cee Jay, bạn bè và người quen đều thắc mắc, tại sao một người xinh xắn, giỏi giang như cô lại trao trái tim cho chàng trai da đen chỉ có hai bàn tay trắng.
Khi Cee Jay về ra mắt và đặt vấn đề kết hôn, bố Phương từng hỏi thẳng anh: "Liệu cậu có làm ra tiền để nuôi được vợ con hay không?".
Cee Jay không trả lời câu hỏi của bố vợ ngay mà chứng minh bằng hành động. Anh phát triển công việc truyền thông, làm giáo viên dạy tiếng Anh và mở một kênh YouTube.
Dần dần, bố Phương cảm động trước sự chân thành của chàng trai xứ lạ dành cho con gái mình nên gật đầu đồng ý.
Cuộc tình của họ từng trắc trở khi Cee Jay hai lần đòi chia tay. Lần thứ nhất, công việc của anh gặp bế tắc, trong túi chỉ có 20 nghìn đồng và không biết ngày mai phải ăn gì. Anh đòi chia tay để Phương tìm bến đỗ mới.
Lần thứ hai, công ty của Cee Jay phá sản, anh một lần nữa rơi vào khó khăn. Anh quyết tâm cắt đứt liên lạc với Thu Phương, chặn số điện thoại, Facebook… Anh còn thẳng thừng nói: “Anh hết yêu em rồi”.
Vượt qua khó khăn, cặp đôi cùng xây dựng tổ ấm nhỏ của mình. Ngày Cee Jay về nước, anh không đủ tiền mua vé máy bay. Thu Phương biết chuyện, cầm tiền mặt đến hỗ trợ Cee Jay. Hai người thi thoảng vẫn nhắn tin thăm hỏi. Duyên số xui khiến, ngày Cee Jay quay lại Việt Nam, họ quyết định hàn gắn.
“Những lúc tôi không có gì trong tay, những lúc cuộc đời tồi tệ nhất, tôi quay lưng để em đi tìm hạnh phúc khác nhưng Phương vẫn chờ tôi, đưa tôi qua giai đoạn khủng hoảng”, Cee Jay tâm sự.
Nhân dịp kỷ niệm tình yêu của 2 người, anh từng viết thư cho vợ: “Người ta nói: Làm sao mà 2 người đến từ 2 châu lục khác nhau có thể đến với nhau, yêu nhau, lập gia đình mà hạnh phúc và bền vững được? Nói thật là anh cũng không biết. Anh chỉ biết một điều là "Em đã cho anh biết tình yêu thật sự là gì.
Anh từng sống ở Mỹ, Anh và rất nhiều quốc gia khác. Mỗi nơi anh đều gặp và tiếp xúc với vô số người nhưng chỉ đến khi tới Việt Nam, anh mới gặp được người con gái anh muốn lấy làm vợ. Em chính là cô gái đó và Việt Nam là quê hương thứ hai của anh”.
Trái ngọt cuộc hôn nhân của họ là cô con gái đầu lòng giống bố như tạc và làn da bánh mật, lai giữa bố và mẹ.
Thời điểm biết tin Thu Phương có thai, Cee Jay càng ý thức hơn về vai trò của người đàn ông trong gia đình. Anh nỗ lực kiếm tiền, hoàn thành nghĩa vụ của một người chồng, người cha.
“Mẹ anh ấy muốn con trai quay về Nigeria lấy vợ nhưng ông xã làm trái lời mẹ, lập nghiệp ở Việt Nam để có cơ hội được gần tôi”, Phương nói.
Ngày Phương chuyển dạ, cô phải vất vả 30 tiếng mới “mẹ tròn con vuông”. Giây phút ẵm con gái trên tay, giọt nước mắt anh lăn dài, khẽ thầm cảm ơn vợ.
"Mấy tháng ở cữ, chuyện cơm nước do anh ấy làm hết. Cee Jay hay nấu món canh mồng tơi thịt bằm, là món tôi thích ăn nhất”, Phương kể.
Mặc dù Thu Phương cũng làm ra tiền từ kinh doanh online nhưng phần lớn kinh tế gia đình, Cee Jay đảm nhiệm. “Thu nhập tôi làm ra, dành hết cho gia đình”, Cee Jay khẳng định.
Đám cưới trên du thuyền hạng sang
Hơn 2 năm kết hôn và có 1 cô con gái, cặp đôi mới tổ chức đám cưới vào đầu tháng 10 năm nay trên du thuyền 5 sao ngoài vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Cee Jay tặng vợ đám cưới như mơ. “Ông xã biết tôi không thích tổ chức đám cưới vội vã chỉ để cho có và hợp thức hóa em bé trong bụng. Vì thế anh đợi con gái ra đời, mới lên ý tưởng tổ chức đám cưới tặng vợ”, Phương xúc động nói.
Phương kể, thời điểm mới sinh con gái, cô tăng cân mất kiểm soát. Chồng đã đưa cô đến phòng tập gym, cùng vợ tập luyện lấy lại vóc dáng cũ. Bởi anh biết vợ muốn trở thành cô dâu lộng lẫy nhất.
Vợ chồng Thu Phương tổ chức đám cưới theo phong cách nước ngoài. Trong đó có màn First look - chú rể được ngắm cô dâu của mình trong chiếc váy cô dâu.
Đây là màn riêng tư và chỉ dành riêng cho hai người và cũng là cách để hạn chế sự xúc động vượt ngưỡng chịu đựng khi vào lễ cưới chính của chú rể.
Trong đám cưới, Thu Phương gặp sự cố khi bước xuống cầu thang với chiếc váy nặng hơn 10 kg. Cô luống cuống nên dẫm vào váy nhưng may mắn chồng đã kịp thời đưa tay ra đỡ vợ.
“Trước đó, tôi đã tập đi xuống cầu thang 5 - 6 lần cho quen, tập nâng váy, bước chân sao cho đẹp mà không ngờ phút cuối lại bị sự cố”, Phương mỉm cười nói.
Trong đám cưới Phương gặp sự cố nhỏ nhưng chồng đã 'giải cứu' kịp thời. Niềm hạnh phúc của họ càng được nhân đôi khi con gái bé nhỏ Upi làm phù dâu cho mẹ.
Trước đông đảo quan khách và bạn bè của hai bên, Cee Jay trao cho vợ nụ hôn nồng cháy. Mặc dù không nói rõ, nhưng cặp đôi tiết lộ, chi phí cho đám cưới không dưới 1 tỷ đồng.
“Tôi không nghĩ đám cưới này là bước ngoặt của hai vợ chồng mà chỉ là một sự kiện trong cuộc đời chúng tôi làm cùng nhau”, Phương nói thêm.
Thái Minh
Cỗ cưới toàn cua hoàng đế, bào ngư ở Bắc Ninh khiến dân mạng trầm trồ
Hình ảnh các đầu bếp đang chuẩn bị phục vụ món cua hoàng đế, bào ngư Hàn Quốc… tại đám cưới ở Từ Sơn, Bắc Ninh khiến nhiều người xôn xao.">Cô gái Việt yêu chàng trai ngoại quốc nghèo, đám cưới tổ chức trên du thuyền
- Đêm hội Thành Tuyên năm nay có trên 60 mô hình đèn Trung thu khổng lồ, độc đáo.
Trong khuôn khổ Đêm hội Thành Tuyên năm nay, Ban Tổ chức đã công bố ghi nhận của sách kỷ lục Guinness Việt Nam xác nhận cặp đèn kéo quân lớn nhất Việt Nam. Khởi phát từ mong muốn đem đến cho thiếu nhi một đêm Rằm Trung thu vui tươi, ý nghĩa, người dân trên địa bàn 6 huyện và các tổ dân phố TP Tuyên Quang đã chuẩn bị trước hàng tháng để làm những mô hình đèn Trung thu “khủng” trong niềm niềm háo hức của con trẻ cho những đêm hội tưng bừng.
Những ngày này Tuyên Quang đã vào hội, đường phố đông vui, nhộn nhịp và tưng bừng. Đêm đêm, từng đoàn người với những mô hình đèn Trung thu khổng lồ, biểu tượng con giống ngộ nghĩnh nối đuôi nhau theo tiếng nhạc, tiếng trống, tiếng hò reo phấn khích của người dân.
Sự kiện thu hút sự quan tâm lớn của người dân. Hai bên đường Bình Thuận, đại lộ Tân Trào, đường Quang Trung... du khách đứng chật kín, thích thú xem, quay phim, chụp ảnh những mô hình đèn Trung thu rực sáng, độc đáo. Thi thoảng lại có một đám hoạt náo viên, hóa trang nhảy nhót làm náo động cả tuyến phố. Không gian các tuyến phố, quán xá như được trải dài, lung linh bởi các sắc màu ánh sáng.
Đêm hội Thành Tuyên năm nay có trên 60 mô hình đèn Trung thu khổng lồ, độc đáo, ngộ nghĩnh do các tổ dân phố trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và các huyện sáng tạo nên. Những huyện Lâm Bình, Na Hang xa hàng trăm km cũng đưa mô hình về dự hội. Mục đích của đêm hội với mong muốn tổ chức các hoạt động bổ ích nhất cho thiếu niên, nhi đồng trong dịp Tết Trung thu, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác chăm lo, giáo dục trẻ em.
Phạm Hải">Hình ảnh tại Đêm hội thành Tuyên 10/9 Đêm hội Thành Tuyên rước đèn trung thu khổng lồ
Sức khỏe kém cản trở người cao tuổi thực hiện những điều mình mong muốn Sức khỏe yếu khiến nhiều người cảm thấy bất an, sợ mình trở thành gánh nặng cho con cháu.
Bà Đinh Thị Hòa (62 tuổi, Hà Nội) tâm sự: “Tôi đủ thứ bệnh trong người, nào là tiểu đường, huyết áp cao, mất ngủ, cuối năm ngoái mới đi đặt stent tim mạch. Người dặt dẹo, mệt mỏi, lúc nào tôi cũng chỉ sợ mình đau ốm dài thì khổ con cháu”.
Khát khao được khỏe mạnh để sống trọn vẹn tuổi già là mong ước của người cao tuổi. Sức khỏe chính là tiền đề để có một tuổi già hạnh phúc.
Bí quyết cho tuổi già vui khỏe bách niên
Người già sức khỏe suy giảm, sức đề kháng kém, do vậy cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tập thể dục đều đặn, bổ sung vitamin tổng hợp, sử dụng các sản phẩm bồi bổ như Sâm nhung Đại bổ Tâm Bình để hỗ trợ phục hồi và nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
Sâm nhung Đại bổ Tâm Bình là sản phẩm của Dược phẩm Tâm Bình - Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín. Sản phẩm có hàm lượng nhân sâm 25%, nhung hươu 12%, Đông trùng hạ thảo 10%.
Trong đó, nhân sâm được biết đến là thành phần giúp bổ khí huyết, giảm mệt mỏi, điều hòa huyết áp, kiểm soát đường huyết, giảm mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, chống lão hóa.
Nhung hươu có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết, giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng, tăng cường chức năng hệ xương khớp.
Đông trùng hạ thảo giúp hỗ trợ bổ phổi, bổ khí, tăng cường chức năng hô hấp; cải thiện suy nhược thần kinh giúp an thần, dễ ngủ, tăng trí nhớ.
Ngoài ra trong Sâm nhung Đại bổ Tâm Bình còn có: đương quy, kỷ tử, thục địa, hoài sơn, giúp tăng cường chức năng tạng phủ, bồi bổ khí huyết, cải thiện tình trạng thiếu máu, da dẻ xanh xao, hoa mắt, chóng mặt.
Sâm nhung Đại bổ Tâm Bình là sản phẩm chăm sóc và bồi bổ sức khỏe hiệu quả cho người cao tuổi, đặc biệt là người có thể trạng gầy yếu, có bệnh lý nền, mới ốm dậy, sau phẫu thuật.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Công ty Dược phẩm Tâm Bình
Địa chỉ: 349 Kim Mã, Hà Nội
Hotline: 1800 28 28 85
Đinh Thùy
">Cách chăm sóc sức khỏe để tuổi già bách niên, viên mãn