您现在的位置是:NEWS > Thể thao
2018 sẽ là năm khốc liệt của thế giới smartphone
NEWS2025-02-05 07:00:22【Thể thao】5人已围观
简介Hội nghị di động thế giới MWC 2018 sẽ là nơi mà các thương hiệu công nghệ ra mắt những thiết bị mới,bdhnbdhn、、
Hội nghị di động thế giới MWC 2018 sẽ là nơi mà các thương hiệu công nghệ ra mắt những thiết bị mới,ẽlànămkhốcliệtcủathếgiớbdhn giải pháp mới xoay quanh di động. Năm nay, Samsung, Sony, Nokia và nhiều thương hiệu đến từ Trung Quốc vẫn sẽ tham gia sự kiện này để trình làng những chiếc smartphone quan trọng trong năm.
Tuy nhiên, bất luận việc sản phẩm nào sẽ ra mắt tại MWC, 2018 vẫn sẽ là năm khắc nghiệt đối với thị trường smartphone nói chung. Nguồn cung ứng linh kiện ngày càng đắt đỏ khiến những chiếc smartphone giá cả ngàn USD như iPhone X tiếp tục xuất hiện. Thị trường có dấu hiệu đi ngang khiến những tên tuổi "thấp cổ bé họng" phải bán mình hoặc lựa chọn từ bỏ cuộc chơi.
Dông bão chờ đón Apple
Cuối 2017, Apple vướng vào scandal cố ý làm chậm iPhone cũ. Dù đã lên tiếng xin lỗi và đưa ra phương án khắc phục, hãng vẫn đối mặt với hàng chục, hàng trăm vụ kiện trên toàn cầu. Niềm tin của người dùng còn bị thử thách nhiều hơn khi iOS, iPhone X và macOS liên tục dính lỗi vặt, càng cập nhật phần mềm càng gặp lỗi.
Đó cũng là cơ hội không thể tuyệt vời hơn cho những thương hiệu smartphone Android giành lại khách hàng từ tay Apple.
Theo Nikkei, Apple đã phải cắt giảm các đơn hàng màn hình OLED và sản xuất iPhone X ít hơn dự kiến do tình trạng ế ẩm của model này. Dù vậy, nhờ có iPhone X, giá bán trung bình trên toàn cầu của iPhone đã cán mốc 796,42 USD, tăng gần như dựng đứng so với mức hơn 600 USD của quý trước đó, gấp đôi so với giá trung bình của một chiếc smartphone (tính cả Android lẫn iOS) trên toàn cầu.
Giảm sản lượng kỳ vọng iPhone X, Apple có thể ra mắt thêm iPhone SE 2 vào cuối quý I và ba mẫu iPhone nữa vào tháng 9/2018. Trong đó, việc làm sao để những chiếc iPhone mới có mức giá hợp lý hơn và công nghệ đột phá hơn sẽ là bài toán mà Apple phải giải, nếu không muốn lặp lại câu chuyện của iPhone X.
Smartphone đắt đỏ hơn
Giá nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng rõ rệt đến các ông lớn như Apple, Samsung. Năm 2017, chiếc iPhone X có giá lên đến trên 999 USD, Galaxy Note 8 (930 USD) và Google Pixel 2 XL cũng đắt không kém. Vậy điều gì đang khiến chiếc smartphone ngày càng đắt đỏ hơn?
Thứ nhất, màn hình của smartphone ngày càng lớn hơn. Điều này diễn ra ở mọi phân khúc. Kích thước 5,5 inch dần phổ biến hơn, cùng với đó là xu hướng viền mỏng, tràn viền hoặc mặt kính cong. Công nghệ OLED cũng có mặt nhiều hơn trên những model cao cấp, góp phần đẩy giá bán trung bình của smartphone lên cao.
Thứ hai, giá chip nhớ flash NAND đã tăng liên tục trong nhiều tháng qua và khan hiếm về số lượng. Cuối 2017, Samsung và Hynix công bố tăng 10-20% giá bộ nhớ eMMC, eMCP và SSD. Trong khi đó Toshiba và Micron Technology cũng thông báo giảm số lượng đơn hàng có thể cung ứng vì khan hiếm. Tình trạng này có thể tiếp tục kéo dài trong năm 2018.
Tương tự, Cobalt (coban) một trong những kim loại quan trọng dùng để sản xuất pin, cũng đang nằm trong nguy cơ khan hiếm và tăng giá do nhu cầu ngày càng cao của các hãng xe hơi chạy điện. Chỉ trong 18 tháng qua, giá cobalt đã tăng gấp ba. Hiện mỗi tấn có giá xấp xỉ 80.000 USD.
Thứ ba, đến từ sự "đua đòi" giữa các hãng công nghệ. Galaxy S9 và S9+ được đồn đoán sẽ có giá cả ngàn USD để "ngang cơ" với iPhone X, trong khi chính Samsung cũng góp phần đẩy giá iPhone X lên khi bán màn hình OLED giá 100 USD cho Apple. Tuy nhiên, đây chỉ mới dừng ở tin đồn, giá bán của Galaxy S9 và S9+ sẽ được công bố trong ngày ra mắt sắp tới.
Smartphone Trung Quốc tiếp tục bành trướng
Số liệu từ IDC cho thấy, kết thúc năm 2017, có đến 3 thương hiệu của Trung Quốc nằm trong top 5 hãng di động chiếm thị phần lớn toàn cầu. Ngoài Samsung và Apple chia nhau vị trí dẫn đầu, Huawei, Oppo và Xiaomi đang giữ ba vị trí kế tiếp.
Trong nhóm này, Huawei là cái tên đáng gờm nhất mà cả Samsung lẫn Apple nên sớm đề phòng. Thị phần của ngáo ộp đến từ Trung Quốc đã lên đến 10.%, rất gần với con số 14,7% của hãng công nghệ Hàn Quốc.
Nhờ được hậu thuẫn vững chắc từ chính phủ Trung Quốc cộng với tiềm lực tài chính hùng hậu của một tập đoàn viễn thông ở thị trường gần 1,5 tỷ dân, Huawei giống như một gã công tử nhà giàu trong sân chơi di động. Hãng sẵn sàng tung ra những model trang bị khủng và bán ở mức giá thấp hơn nhiều so với các đối thủ, thậm chí bị la ó "bán phá giá", "phá thị trường".
Tuy thắng lợi ở một số thị trường mới nổi, nhưng Huawei đang gặp khó khăn tại Mỹ. 6 lãnh đạo của các cơ quan an ninh và tình báo ở Mỹ vừa nói với Ủy ban Tình báo Thượng viện rằng họ không khuyến khích người dân nước này sử dụng sản phẩn, dịch vụ của Huawei. Nhà mạng AT&T cũng đã "lật kèo" phút chót khiến kế hoạch bán ra chiếc Mate 10 Pro của Huawei ở thị trường quan trọng này tan thành mây khói.
Trong khi Huawei đang chật vật với giấc mơ Mỹ, Xiaomi và Oppo có cách tiếp cận khác. Công ty của Lei Jun đang số 1 tại Ấn Độ và tích cực mở rộng hệ thống bán hàng ở các nước Đông Nam Á, trong khi Oppo (và cả người anh em Vivo) đang có doanh số tốt trong vài năm qua tại nhiều thị trường thông qua mô hình bán lẻ truyền thống.
Khi "thời đại Trung Quốc giá rẻ" kết thúc và thị trường 1,5 tỷ dân chuyển dịch từ những người chuyên đi gia công sang những người chuyên tiêu thụ xa hoa, cũng là lúc các thương hiệu smartphone của nước này vươn mình ra khỏi đại lục.
Chờ đợi bất ngờ từ Google và Nokia
Sau khi mua lại những gì tinh túy nhất của HTC, Google đã sẵn sàng tạo ra chiếc Pixel tiếp theo, hứa hẹn khắc phục được điểm yếu về phần cứng, vốn đang bị người dùng chê "xấu xí" hay "rẻ tiền".
Công bằng mà nói, hai thế hệ Google Pixel đầu tiên đã rất đáng khen khi có camera xuất sắc, tích hợp A.I để tự động điều tiết ánh sáng, cải thiện chất lượng ảnh và xóa phông mà không cần đến camera kép. Tuy nhiên, lớp vỏ kém hấp dẫn và nhiều lỗi vặt liên quan đến màn hình khiến chúng chưa thực sự là "iPhone killer".
Về phần Nokia, năm 2017 hãng đã phủ kín các phân khúc bằng loạt smartphone Android. Xét về doanh số, smartphone Nokia bán chạy hơn Pixel, HTC, Sony và OnePlus. Đây là một sự khởi đầu không tệ cho một thương hiệu hồi sinh từ đống tro tàn.
Trong năm 2018, HMD Global có thể tung ra chiếc Nokia 9 với camera kép dùng ống kính Zeiss, chip Snapdragon 845 và nhiều công nghệ mới. Đồng thời bổ sung thêm phiên bản kế nhiệm của Nokia 2,3,5,6 và 8. Nokia 1 siêu rẻ cũng có thể được ra mắt để nhắm đến nhóm người dùng mới tiếp cận smartphone.
Dù vẫn tham dự MWC 2018, nhưng Sony và LG có thể không mang đến nhiều bất ngờ. Với lợi thế của một nhà sản xuất cảm biến camera, hãng công nghệ Nhật Bản sẽ lại khoe cụm máy ảnh siêu việt mới trên một chiếc Xperia cao cấp trong một hình dáng cũ. Trong khi đó, LG có thể mang đến hậu duệ của V30, G6 hoặc ngưng ra smartphone.
Theo Zing
很赞哦!(6)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Pháo nổ rộn ràng
- Người Việt Nam tạo tài khoản Malaysia mua game Steam giá rẻ, coi chừng tiền mất tật mang
- Womentechmakers 2018: Khơi dậy niềm đam mê công nghệ của nữ giới
- Hà Nội thí điểm trông giữ ô tô qua smartphone
- Nhận định, soi kèo AC Milan vs Inter Milan, 0h00 ngày 3/2: Derby màu xanh
- FPT được chứng nhận là đối tác cao cấp đầu tiên tại ASEAN của AWS
- Giao diện Windows 10 sẽ được làm mới với ngôn ngữ thiết kế Fluent Design System
- Bị cấm quảng cáo tiền điện tử, nhiều tổ chức lên kế hoạch kiện Google, Facebook, Twitter
- Nhận định, soi kèo Al Bukayriyah vs Al
- Ngân hàng Anh thử nghiệm công nghệ Blockchain trong hệ thống thanh toán nội địa
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Abha, 20h10 ngày 3/2: Tin vào Abha
- ROG GT51CH đại diện cho dòng máy chơi game đỉnh cao của Republic Of Gamers với những phần cứng mới nhất như CPU Intel Core i7-7700K thế hệ thứ 7 và card đồ họa NVIDIA GTX 1080. Cùng với chức năng ép xung tức thì, cỗ máy này mang lại hiệu suất tuyệt vời giúp game thủ có thể thưởng thức trò chơi độ phân giải cao 4K và thực tế ảo VR Ready. Không chỉ là cấu hình mạnh, GT51CH cũng bắt kịp xu hướng RGB của ngành công nghiệp gaming khi các khu vực khe hút gió, mainboard được trang bị đèn nền LED đa màu sắc cùng công nghệ ROG Aura. Ngoài ra, chất lượng âm thanh vượt trội của chip âm thanh HiFi ESS Sabre DAC & AMP cũng sẽ giúp game thủ đắm chìm hơn vào thế giới trò chơi của mình.
Sản phẩm chính thức được bán ra tại các hệ thống bán lẻ ROG trên cả nước với mức giá 59,990,000 VND.
Ms. Doris Liang, Giám đốc Sản phẩm Desktop PC cho biết: “Nhiều game thủ muốn có một cỗ máy tính desktop PC để đáp ứng nhu cầu chơi game hardcore của mình nhưng lại không có thời gian và kiến thức để tự build lên một cấu hình phù hợp. Chính vì thế chúng tôi tạo ra cỗ máy desktop ROG GT51CH đáng mơ ước cho mọi người dùng khi mà hội tụ đầy đủ các yếu tố: hiệu suất, độ tin cậy và thiết kế độc đáo đến từ thương hiệu hàng đầu cho game thủ ASUS Republic Of Gamers”
Hiệu năng mạnh mẽ với CPU Intel thế hệ 7 và card đồ họa GTX 1080
Để đáp ứng nhu cầu chiến game độ phân giải cao 4K hoặc trải nghiệm thực tế ảo VR Ready, ROG GT51CH được trang bị những phần cứng mới và mạnh mẽ nhất như CPU Intel Core i7-7700K và card đồ họa GTX 1080 8GB GDDR5X. Đặc biệt là với tính năng ép xung 3-WAY OVERCLOCKING chỉ bằng một nút bấm trên thân máy hoặc trong phần mềm quản lý hệ thống ROG Aegis III, hiệu năng toàn hệ thống có thể tăng thêm lên đến 15%. Cùng với đó, máy cũng được trang bị SSD PCIe x4 (NVMe) có tốc độ truy xuất nhanh gấp 5 lần SSD SATA 3. Chính vì thế ROG GT51CH hứa hẹn mang lại hiệu năng hoàn hảo cho mọi tựa game hiện tại và trong tương lai.
Để đảm bảo cho các linh kiện luôn mát mẻ khi chơi trong thời gian dài các tựa game dù là nặng nhất, ROG GT51CH được thiết kế đặc biệt để hút gió từ ba hướng: quạt hút gió chủ động ở phía trước được lấy cảm hứng từ động cơ máy bay phản lực với đèn nền RGB đa màu sắc, khe thông khí bên trên với thiết kế họa tiết Mayan và hốc hút gió phía dưới chân máy. Luồng khí di chuyển tối ưu bên trong hệ thống để để tản nhiệt hoàn hảo cho CPU, card đồ họa VGA…
Tỏa sáng đa màu sắc cùng ROG Aura RGB
Một điểm nâng cấp đặc biệt trên ROG GT51CH đó là được áp dụng hệ thống đèn nền RGB đa màu sắc. Nhờ vào phần mềm quản lý tích hợp sẵn mà người dùng có thể dễ dàng thay đổi hiệu ứng ánh sáng ở 4 khu vực: mainboard, khe hút gió phía trước, dải đèn LED và logo ROG. ASUS Aura có thể được tùy chỉnh lên đến 8 triệu màu khác nhau để phù hợp với cảm giác của games đang chơi. Đặc biệt với bên trong máy, các kỹ sư ASUS đã tăng gấp đôi số lượng đèn LED trên bo mạch chủ từ 5 đến 10 lần, tạo ra hiệu ứng ánh sáng mạnh mẽ hơn.
Âm thanh HiFi cực đỉnh với ESS Sabre DAC & AMP
Khi chơi games thì ngoài hiệu năng, hình ảnh thì chất lượng âm thanh cũng là một yếu tố rất quan trọng để tăng chất lượng trải nghiệm của người dùng. ROG GT51CH đáp ứng xuất sắc nhu cầu thính giác của game thủ khi được trang bị hệ thống DAC và Amplier chất lượng cao ESS Sabre ES9018 để giải mã tín hiệu âm thanh lossless, 32-bit/384kHz. Cùng với jack cắm được mạ vàng, GT51 hứa hẹn mang lại chất lượng âm thanh sống động và chân thật nhất để đáp ứng hoàn hảo cho các game thủ hardcore hay ngay cả những tín đồ âm nhạc audiophile khó tính.
Thông tin cấu hình:
">Mã sản phẩm
ASUS ROG GT51CH-VN006T
CPU
Intel Core i7-7700K
RAM
16GB DDR4 2400MHz
Bộ nhớ
256GB SSD PCIe + HDD 2 TB -7200rpm
Card đồ họa
NVIDIA GeForce GTX 1080 8GB GDDR5X
Âm thanh
ESS Sabre Hifi DAC & AMP
Kết nối
802.11ac + BT 4.1 + WiDi
Ổ quang
Không
Cổng giao tiếp phía sau
1x LAN, 6x USB 3.1 Gen-1, 2x USB 2.0, 1x PS2, 7.1 Surround Sound audio jacks
Cổng giao tiếp phía sau
3x USB 3.1, 1x USB 3.1 Type C (Quick-Charge), 1x 3.5mm Headphone jack, 1x 3.5mm Mic jack
Nguồn
500W
Kích thước
262 x 584 x 587 mm (WxDxH)
Hệ điều hành
Windows 10 Home 64 bit
Giá
59,990,000 VND
Quà tặng
Bàn phím, chuột
Địa điểm bán hàng
https://goo.gl/3P05QG
Ra mắt ASUS ROG GT51CH KabyLake – Cỗ máy desktop hạng nặng dành cho game thủ hardcore
Khảo sát về hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp tại Việt Nam được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thực hiện trong 3 tháng từ tháng 9 - 11/2017 tại gần hơn 4.100 doanh nghiệp trên cả nước. Trong đó, xét về loại hình doanh nghiệp, nhóm Công ty TNHH có tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát lớn nhất, chiếm 50% tổng số doanh nghiệp được khảo sát và nhiều hơn so với năm 2016 là 5%; tiếp đến là nhóm Công ty cổ phần, chiếm 29%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 11%; doanh nghiệp nhà nước chiếm 4%; 3% Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; và các loại hình khác chiếm 3%.
Còn xét theo lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số doanh nghiệp được khảo sát, chiếm 24%; tiếp đó là nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (19%) và nhóm doanh nghiệp xây dựng (chiếm 18%).
Kết quả khảo sát của VECOM cho thấy, trong giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với người dùng (B2C), có 43% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xây dựng website. Tỷ lệ này giảm nhẹ so với con số 45% của cuộc khảo sát năm 2016. Tuy nhiên, khảo sát mới của VECOM chỉ ra rằng, năm 2017 các doanh nghiệp đã chú trong hơn đến việc cập nhật thông tin thường xuyên trên website, với 49% doanh nghiệp cập nhật thông tin lên website hàng ngày và 25% doanh nghiệp cập nhật hàng tuần.
Cùng với đó, theo kết quả khảo sát, tên miền “.VN” được doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn hàng đầu khi xây dựng website với tỷ lệ 47% doanh nghiệp lựa chọn, tiếp đến là tên miền “.COM” với tỷ lệ 42%. Các tên miền quốc tế khác được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng thấp hơn nhiều.
Đáng chú ý, về hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, khảo sát thực hiện cuối năm 2017 của VECOM cho thấy, kinh doanh trên mạng xã hội đang là một xu hướng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân trong vài năm trở lại đây. Cụ thể, 32% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội, cao hơn so với tỷ lệ 28% của năm 2015 nhưng lại giảm nhẹ (2%) so với kết quả khảo sát năm 2016.
Bên cạnh mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử là một công cụ hữu ích với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên xu hướng sử dụng các sàn giao dịch tỏng vài năm trở lại đây chưa có dấu hiệu thay đổi: năm 2017 có 11% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã triển khai kinh doanh các sàn thương mại điện tử, giảm một chút so với năm 2016 (tỷ lệ này trong cả 2 năm trước đều là 13%).
">32% doanh nghiệp Việt đang triển khai kinh doanh trên mạng xã hội
Nếu bạn là một người thường xuyên để ý thì sẽ thấy được rằng trong vài tháng trở lại đây, đã có nhiều công ty cùng đồng loạt thêm những thay đổi vào chính sách quyền riêng tư của mình. Từ Google tới Slack, nhiều công ty đang âm thầm cập nhật các chính sách, chỉnh sửa mẫu hợp đồng, tung ra các công cụ dữ liệu cá nhân mới để chuẩn bị cho đợt thay đổi lớn trong bối cảnh pháp lí. Và khi mà các chính sách được thay đổi, khi những cuộc chiến hợp đồng được đưa ra dư luận, những cơ quan luật pháp và người dùng sẽ đồng thời bị ảnh hưởng.
Đạo luật mới này có tên là Quy định chung về Bảo vệ dữ liệu (GDPR), và nó đã sẵn sàng để tái định hình lại những vùng lộn xộn nhất của mạng Internet. Và dưới đây là những gì mà bạn cần biết về sự thay đổi này.
Theo TheVerge, Quy định chung về Bảo vệ dữ liệu là bộ luật đã được Liên minh Châu Âu thông qua vào năm 2016, nó sẽ là thứ quy định cách mà các công ty quản lý và chia sẻ dữ liệu cá nhân. Theo lý thuyết, GDPR sẽ chỉ có tác dụng trên công nhân của các nước thuộc EU, tuy nhiên, Internet có tính chất toàn cầu, điều này có nghĩa là hầu như mọi dịch vụ trực tuyến sẽ đều bị ảnh hưởng và quy định này đã dẫn đến những thay đổi đáng kể cho người dùng tại Mỹ khi các công ty nhảy vào cuộc chiến tranh giành để thích nghi.
Phần lớn của GDPR được xây dựng dựa trên các biện pháp bảo mật trước đây của EU như Hướng dẫn Bảo vệ Dữ liệu và Tường chắn Riêng tư, nhưng GDPR sẽ đóng vai trò mở rộng các biện pháp trên theo hai hướng đi lớn. Thứ nhất, GDPR sẽ thiết lập một mức cao chưa từng có trong việc thu nhập dữ liệu cá nhân. Theo mặc định, các công ty chỉ có thể thu thập dữ liệu của công dân EU chỉ khi có được sự đồng thuận từ đối tượng thu thập. Người dùng cũng sẽ cần một phương thức để thu hồi quyền thu thập dữ liệu trên, đồng thời họ cũng có quyền yêu cầu có những dữ liệu được thu thập để có thể xác nhận sự tuân thủ của các công ty. Những thay đổi mới này mạnh hơn bất kì những gì chúng ta có ở hiện tại và nó còn sẽ được mở rộng tính áp đặt lên cả những công ty bên ngoài EU. Đối với ngành công nghiệp mà trước giờ gần như không bị hạn chế gì trong việc thu thập và chia sẻ dữ liệu thì đây sẽ chính là cú hích khiến những chúng ta phải viết lại các quy tắc cho quảng cáo nhắm hướng đối tượng.
Thứ hai, các hình phạt áp đặt bởi GDPR sẽ đủ nặng để cả ngành công nghiệp này phải chú ý. Mức phạt tối đa cho mỗi vi phạm được xác định tương đương với 4% doanh thu toàn cầu của cả công ty đó hoặc là 20 triệu USD (tùy theo mức giá trị nào là lớn hơn). Con số này cao hơn nhiều so với con số do Hướng dẫn Bảo vệ Dữ liệu đề ra và nó sẽ là lời nhắc về tính nghiêm túc của EU trong việc giữ bảo mật dữ liệu. Tuy rằng những công ty lớn như Google hay Facebook có thể chịu được mức phạt trên song nó hoàn toàn có đủ khả năng để nhấn chìm bất kì công ty nào nhỏ hơn. Mức phạt đáng chú ý này chính là động lực giúp các công ty đưa ra các thay đổi cho chính sách về quyền riêng tư của mình.
Và điều quan trọng nhất là khoảng thời gian cho tới lúc bộ luật này có hiệu lực không còn dài, GDPR sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 25/5 năm nay. Các công ty sẽ chỉ có hai lựa chọn: một là nhanh tay thay đổi, hai là "ăn" khoản phạt cao kỷ lục.
Điểm thay đổi dễ nhìn thấy nhất chính là các thay đổi trong Điều khoản Dịch vụ và các cảnh báo về quyền khi sử dụng. Nhờ vào những thay đổi đến từ GDPR, các công ty sẽ phải yêu cầu sự cho phép thu thập dữ liệu thường xuyên hơn. Cụ thể là người dùng sẽ nhận được nhiều đoạn văn bản yêu cầu cung cấp quyền thu thập dữ liệu nhiều hơn, đồng thời những nội dung của đoạn thông báo xin quyền cũng sẽ được trình bày rõ ràng hơn trước kia.
Người dùng cũng có nhiều khả năng hơn trong việc tải về toàn bộ dữ liệu mà công ty đã thu thập về bản thân mình. Và không phải chỉ sau khi GDPR, đã có các công ty bắt đầu triển khai lựa chọn này ở thời điểm hiện tại. Các dịnh vụ cũ như Google Takeout hay những dịch vụ nhỏ hơn như Slack cũng đang bắt đầu đưa ra những lựa chọn tương tự để đáp ứng yêu cầu về tính di động của dữ liệu yêu cầu bởi GDPR. Điều này sẽ mang lại tác dụng theo hai cách chính: nó cho phép bạn kiểm tra những gì các công ty đang thu thập về bạn, đồng thời nó cũng sẽ giảm bớt sự thống trị của các nền tảng bằng các cho phép người dùng di chuyển dữ liệu giữa các mạng lưới. Với yêu cầu về tính di động của dữ liệu, bạn hoàn toàn có thể xuất dữ liệu tin nhắn từ Facebook sang Ello hoặc ngược lại.
Nhưng những thay đổi lớn nhất sẽ lại nằm ở phía "hậu trường". GDPR cũng có những quy tắc quy định cách các công ty chia sẻ dữ liệu đã thu thập, điều này có nghĩa là các công ty sẽ phái tìm ra cách mới để thực hiện các thống kế, đăng nhập và trên hết là tạo ra nội dung quảng cáo. Thông thường, một trang web sẽ thể dễ dàng bắt tay với 20 đối tác về quảng cáo hướng đối tượng mà người dùng, những người có dữ liệu bị chia sẻ mà chẳng hề hay biết. Nhưng GDPR đã thêm một vài yêu cầu phức tạp khác trong việc tham gia sử dụng dữ liệu người dùng từ nguồn khác, điều này sẽ làm tăng tính minh bạch hơn về những gì công ty đang làm với dữ liệu của bạn. Do đó danh sách đối tác phải được công khai, và các hợp đồng giữa các bên phải được làm lại sao cho phù hợp với chuẩn của GDPR. Những thay đổi này sẽ chấm dứt tình trạng lộn xộn và tính tự do trong việc chia sẻ dữ liệu của người dùng.
Việc thay đổi điều khoản trên hợp đồng không chỉ đơn giản như việc thêm vào đó một vài hội thoại "Tôi đồng ý". Sẽ có những vấn đề rất khó giải quyết, kiểu như liệu các nhà cung cấp nội dung có được giữ lại quyền điều khiển dữ liệu khách hàng của mình không, hay liệu các mạng lưới quảng cáo lớn như Google có thể tự cung cấp quyền cho các bên phát hành nội dung hay không. Khi phóng viên trang tin The Verge nói chuyện với Shannon Yavorsky, một luật sư tại Venable đang theo sát về những yêu cầu của GDPR, Yavorsly kể rằng các khách hàng của cô còn bị bối rối bởi việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu dữ liệu bị rò rỉ bởi một trong số các đối tác thuộc mạng lưới. Cô nói: "Tôi đã được hỏi về những tiêu chuẩn của thị trường rất nhiều lần. Nhưng chúng tôi không biết, chưa từng có hình phạt nào được đưa ra để giúp chúng tôi hiểu được cách thức nó thi hành". Và cho tới hiện tại thì vẫn chẳng có phương án giải quyết nào cho các vấn đề này, và những bất đồng cơ bản sẽ tiếp tục nở rộ trong thời gian trước ngày GDPR chính thức có hiệu lực.
Vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kì câu trả lời chính thức nào cho câu hỏi trên. Chúng ta đều biết những gì phải tuân thủ, song lại không hiểu được cách thức thi hành, những phản ứng và mức độ quyết liệt của các cơ quan quản lí. Và điều chúng ta cần ghi nhớ đó chính là cái giá của việc rò rỉ, chia sẻ dữ liệu trong mạng lưới. Việc chia sẻ dữ liệu sẽ dần trở nên đắt đỏ hơn, các trang web sẽ dần giảm bớt số lượng đối tác. Với những dự đoán trên, chúng ta có thể tạm coi đó là chiến thắng dành cho người sử dụng Internet phổ thông trong cuộc chiến giành lại quyền riêng tư. Khi bộ luật GDPR này có hiệu lực, những công ty nhỏ chính là đối tượng sẽ bị tác động nặng nề nhất, song nó cũng có thể là lý do để tạo ra khoảng cách về quyền lợi giữa những công khi lớn như Google và Facebook với những công ty nhỏ ngay cả khi quy mô của dữ liệu không còn lớn như trước.
GDPR cũng đồng thời chia cắt Liên minh châu Âu với phần còn lại của thế giới Internet. Từ trước tới giờ, hầu hết các công ty đều hướng tới một tập hợp các quy tắc bảo mật dành cho tất cả người dùng, đây chính là lí do tại sao nhiều người dùng Mỹ lại quan tâm đến các tính năng bảo mật và các điều khoản dịch vụ mới. Nhưng trong nhiều trường hợp, tạo ra một bộ quy tắc riêng cho người dân EU và phần còn lại của thế giới lại dễ dàng hơn, điều này có thể dẫn đến việc những người dùng tại châu Âu có thể được nhìn thấy một bộ mặt khác của Internet so với phần còn lại của thế giới.
Mặt khác, các hoạt động thu thập dữ liệu sẽ bớt đáng lo ngại hơn vào thời điểm này. Song, phần lớn mạng Internet hoạt động dựa vào cơ chế tự do chia sẻ dữ liệu người dùng, đặc biệt là ngành công nghiệp quảng cáo. Điều này cũng sẽ có những hậu quả về chính trị như Cục An ninh nội địa Mỹ có thể sử dụng chung cách thức mà họ đã sử dụng vào năm 2013 để theo dõi người dùng web, hay các công ty phục vụ chính trị như Cambridge Analytica có thể tiếp tục thu thập dữ liệu song chỉ khác là các hoạt động như vậy sẽ chỉ được chia sẻ thầm lặng trong một hội nhóm kín. Chúng ta đã vừa dành 15 năm để tìm ra các cách sinh lợi với số dữ liệu đó, với suy nghĩ rằng chúng sẽ mãi miễn phí. GDPR sẽ thay đổi điều đó, và tuy có thể mất đến vài năm để có thể phát huy tối đa sức mạnh, nó chắc chắn sẽ thay đổi mạng Internet mà chúng ta từng biết.
">Bộ luật quyền riêng tư mới của châu Âu sẽ tái định hình mạng Internet như thế nào?
Nhận định, soi kèo Osasuna vs Sociedad, 0h30 ngày 3/2: Chủ nhà tự tin
Honda Super Dream 110 vừa bị khai tử tại thị trường Việt Nam.
Mẫu xe có giá bán rẻ nhất của Honda Việt Nam hiện đã ngừng sản xuất và khả năng có phiên bản mới hay không vẫn còn bỏ ngỏ.
Thông tin về việc khai tử dòng xe số Super Dream 110 được Tổng giám đốc của Honda Việt Nam chia sẻ trong một sự kiện cách đây chưa lâu. Theo đó, liên doanh Nhật Bản sẽ ngừng sản xuất Super Dream 110. Mặc dù vậy, hãng không đề cập đến khả năng ra phiên bản mới thay thế.
Nhà sản xuất xe máy có thị phần số 1 ở Việt Nam cũng không cho biết lý do khai tử Honda Super Dream 110. Dù là model có mức giá thấp nhất trong danh mục sản phẩm của hãng nhưng Super Dream 110 lại có doanh số bán khá thấp.
Số lượng Honda Super Dream 110 bán ra trung bình hàng tháng chỉ ở mức 1.200 đến 1.800 xe.
Ngoài ra, kể từ khi ra mắt hồi năm 2013, Honda Super Dream 110 cũng không được lòng người dùng trẻ vốn thích kiểu dáng trẻ trung và thể thao.
Super Dream là dòng xe gắn liền với lịch sử của Honda tại Việt Nam. Năm 1997, nhà máy sản xuất xe máy của Honda Việt Nam đi vào hoạt động và Super Dream chính là dòng xe đầu tiên được đưa vào sản xuất.
Ở thế hệ Super Dream 100, model tiền nhiệm khá thành công với doanh số trên dưới 10.000 xe mỗi tháng. Dòng xe này thậm chí còn bị đội giá gấp đôi khi có sự xuất hiện của Super Dream 110.
Trước khi bị khai tử, Honda Super Dream 110 được hãng chú trọng thay đổi diện mạo khi tăng thêm nhiều màu sắc nhưng giá bán giữ nguyên 18,7 triệu đồng.
">Honda Super Dream 110 bị khai tử ở Việt Nam
- Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường GfK, doanh số điện thoại phổ thông tại Việt Nam những tuần gần đây đạt mức trung bình khoảng 25.000 máy. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 55.000-60.000 máy của smartphone.
Như vậy, điện thoại phổ thông hiện chiếm khoảng 30% thị phần tại Việt Nam. Khoảng một năm trước, dòng sản phẩm này vẫn chiếm 40% thị phần, theo số liệu của GfK.
Không chỉ thị phần sụt giảm, giá trị trung bình của những chiếc điện thoại cục gạch ở Việt Nam cũng ở mức rất thấp, khoảng 530.000 đồng. Trong danh sách 10 điện thoại phổ thông bán chạy nhất kể từ đầu năm, thường chỉ có 1 model có giá bán trên 1 triệu đồng là chiếc Nokia 230 Dual SIM (giá khoảng 1,375 triệu đồng).
Điều này hoàn toàn trái ngược với thị trường smartphone khi giá trị trung bình của một chiếc smartphone bán ra tại Việt Nam đã cán mốc 6 triệu đồng.
Trong một thị trường đang ngày một thu hẹp, Nokia vẫn là tên tuổi hàng đầu ở nhóm di động phổ thông với doanh số thường xuyên đạt mức xấp xỉ 50%. Thương hiệu di động vừa thuộc quyền sở hữu của HMD Global cũng thường chiếm 5-6 suất trong tổng số 10 di động phổ thông bán chạy nhất mỗi tuần.
Dưới sự vây hãm của smartphone, việc di động phổ thông ngày một sa sút tại Việt Nam không gây bất ngờ. Vài năm qua, Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường smartphone có tốc độ phát triển nóng bậc nhất thế giới. Giá bán trung bình của smartphone tại Việt Nam cũng tăng nhanh từ mức 3 triệu đồng lên 6 triệu đồng chỉ sau khoảng 4 năm.
Nhiều nhà bán lẻ trong nước dự đoán sức bán điện thoại phổ thông sẽ còn giảm mạnh trong bối cảnh 4G bắt đầu phủ sóng toàn quốc. “Mạng 4G xuất hiện, cước phí không tăng so với 3G sẽ khuyến khích người dùng nâng cấp từ điện thoại phổ thông lên smartphone – vốn có mức giá được xem là đủ hấp dẫn”, đại diện một hệ thống bán lẻ nhận định.
Tuy nhiên, họ tin không có chuyện điện thoại phổ thông sẽ diệt vong ở Việt Nam, ít nhất là trong vài năm tới. Nhu cầu mua và sử dụng điện thoại cục gạch vẫn cực lớn.
Nắm bắt được tâm lý này của người dùng, các nhà sản xuất vẫn đều đặn tung ra các mẫu di động phổ thông mới. Chẳng hạn, HMD Global hồi đầu năm cho ra mắt chiếc Nokia 150 với giá bán khoảng 750.000 đồng. Sắp tới, họ sẽ đem về nước bản Nokia 3310 2017 giá trên 1 triệu đồng.
Khác với Nokia, các nhà sản xuất còn lại chủ yếu tập trung vào một số sản phẩm giá thực sự rẻ. Chỉ cần đem theo 300.000 đồng vào một siêu thị bất kỳ, người dùng có thể lựa chọn một trong hàng chục mẫu di động từ Philips, Itel, Mobell hay Mobiistar.
Về tùy chọn cấu hình, không ít model vẫn trang bị đầy đủ các tính năng cần thiết như camera để chụp ảnh, màn hình màu và hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD ở tầm giá siêu rẻ này.
Theo Zing
">Sức bán điện thoại 'cục gạch' xuống thấp chưa từng thấy tại VN
Theo trang tin Recode, CTO của Facebook là Mike Schroepfer đã viết trên blog hôm nay rằng: "Chúng tôi tin rằng, tổng cộng thông tin Facebook của hơn 87 triệu người - phần lớn tại Mỹ - đã bị chia sẻ trái phép với Cambridge Analytica bằng các ứng dụng mà mọi người hoặc bạn bè họ đã sử dụng".
Facebook cho biết hãng sẽ bắt đầu cảnh báo những người dùng kia rằng dữ liệu của họ có thể là một phần trong khối dữ liệu lớn này vào thứ 2, ngày 9/4 tới. Công ty dự định sẽ đặt một đường link ở trên cùng mỗi trang News Feed của người dùng để giúp họ biết ứng dụng bên thứ 3 nào đang nắm giữ dữ liệu của họ. Cảnh báo này còn bao gồm thông tin về việc liệu dữ liệu của người dùng có nằm trong số đã bị thu thập bởi Cambridge Analytica hay không.
Vụ scandal lộ lọt dữ liệu vừa qua đã khiến Facebook chìm trong bão lửa. Trong vài tuần từ khi bị phát giác, công ty đã ráo riết thực hiện nhiều thay đổi chóng vánh liên quan chính sách dữ liệu trong một nỗ lực nhằm xoa dịu những quan ngại của người dùng và các nhà đầu tư. Trong số những thay đổi đó, đáng kể nhất là việc soạn lại các điều khoản dịch vụ (terms of service - ToS) và chặn truy cập đến một số loại dữ liệu mà các nhà phát triển bên thứ ba trước đó có thể thu thập được.
CEO Facebook Mark Zuckerberg cũng sẽ điều trần trước Quốc hội Mỹ trong tuần tới liên quan các hành động về quyền riêng tư dữ liệu của hãng.
">Không phải 50 triệu, Cambridge Analytica đã thu thập dữ liệu của hơn 87 triệu người dùng Facebook