您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Chí Trung ngầm xác nhận Quốc Khánh sẽ tham gia Táo Quân 2021
NEWS2025-02-12 13:45:36【Thời sự】5人已围观
简介Những ngày qua dư luận sôi sục về sự trở lại của Táo Quân 2021 vào đêm 30 Tết. Trong khi các nghệ sĩ bao an ninhbao an ninh、、
Những ngày qua dư luận sôi sục về sự trở lại của Táo Quân 2021 vào đêm 30 Tết. Trong khi các nghệ sĩ chủ chốt như NSND Tự Long cùng các nghệ sĩ Vân Dung,íTrungngầmxácnhậnQuốcKhánhsẽthamgiaTáoQuâbao an ninh Quang Thắng, Xuân Bắc, Chí Trung... đã quay trở lại các buổi tập thì NSƯT Quốc Khánh - người thủ vai Ngọc Hoàng trong các chương trình Táo Quân những năm trước vẫn vắng bóng. Vì thế, dấy lên đồn đoán NSƯT Quốc Khánh sẽ không xuất hiện trong buổi chầu cuối năm.
![]() |
Kịch bản Táo Quân 2021 sửa ngày 7/1 có tên Quốc Khánh. |
Trong khi VFC - đơn vị sản xuất chương trình cũng như Quốc Khánh đều chưa lên tiếng xác nhận thì bất ngờ cách đây ít phút, nghệ sĩ Chí Trung đã công bố trang đầu của kịch bản Táo Quân 2021 với bảng phân vai các nhân vật chủ chốt.
Theo đó, đầu bảng là Quốc Khánh trong vai Ngọc Hoàng. Thông tin này ngầm khẳng định Quốc Khánh sẽ trở lại với vai Ngọc Hoàng chứ không hề có sự thay đổi nào khác. Khán giả đang chờ đợi ngày anh sẽ tham gia các buổi tập cùng các nghệ sĩ trong các ngày tới.
![]() |
Xuân Bắc, Công Lý, Quốc Khánh sẽ là những nhân vật chủ chốt của Táo Quân 2021. |
Như vậy năm nay Táo Quân sẽ trở lại với format cũ với hình thức các Táo thuộc nhiều lĩnh vực lên chầu để báo cáo tình hình lĩnh vực mình phụ trách trong năm 2020. Chia sẻ với VietNamNet, NSND Tự Long cho biết năm nay anh được giao vai Táo Xã hội.
Trong khi đó nghệ sĩ Vân Dung xác nhận chị sẽ vào vai Táo Y tế. Nghệ sĩ Chí Trung cách đây ít ngày cũng ngầm xác nhận anh sẽ vào vai Táo Giáo dục qua bức hình đăng ngày 12/1 trên trang cá nhân với câu nói "kinh điển" của nhân vật này.
![]() |
Các Táo đang tập múa "vũ điệu rửa tay" ở hậu trường Táo Quân 2021. |
Mới đây các nghệ sĩ đã bắt đầu tập tiết mục "vũ điệu rửa tay" từng rất được yêu thích để biểu diễn trong Táo Quân sắp tới. Dự kiến chương trình sẽ ghi hình sau 3 tuần nữa. Năm nay chương trình hứa hẹn sẽ bùng nổ ở tất cả các màn chầu của các Táo bởi năm 2020 chứng kiến vô số các sự kiện thú vị ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống.
Mỹ Anh
![Hình ảnh đầu tiên các nghệ sĩ tập Táo Quân 2021](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/01/11/08/van-dung-cong-ly-tu-long-tap-luyen-tao-quan-2021-1.jpg?w=145&h=101)
Hình ảnh đầu tiên các nghệ sĩ tập Táo Quân 2021
Theo các nguồn tin riêng của VietNamNet thì các nghệ sĩ đã bắt đầu được tập hợp để tập luyện cho chương trình Táo Quân năm nay từ ngày 8/1.
很赞哦!(25847)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Hellas Verona vs Atalanta, 21h00 ngày 8/2
- Thảm họa chung cư và nước cờ '1 phát trúng 2 đích'
- Điểm chuẩn học bạ ĐH Bách khoa
- Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2022 có đáp án đầy đủ
- Siêu máy tính dự đoán Bayern Munich vs Bremen, 02h30 ngày 8/2
- Mẹ bị phạt 750 USD vì đánh con bằng thìa gỗ
- Sai phạm tại DA SDU 143 Trần Phú: “Quận
- Có thể để phụ huynh chọn lớp, chọn giáo viên chủ nhiệm cho con?
- Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Công an Hà Nội, 18h00 ngày 10/2: 3 điểm nhọc nhằn
- AI đầu tiên trên thế giới tự viết code như kỹ sư phần mềm
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Lecce vs Bologna, 0h00 ngày 10/2: Khó cho chủ nhà
Vợ chồng đạo diễn Lý Hải - Minh Hà cùng dàn diễn viên Lật mặt 7gồm: nghệ sĩ Thanh Hiền, Trương Minh Cường, Đinh Y Nhung, Quách Ngọc Tuyên, Trâm Anh, Trần Kim Hải, Ammy Minh Khuê, Thanh Thức, Đắc Tín, Lê Thu, Thái Vũ, Ceri, Tạ Lâm... thực hiện bộ ảnh du xuân sớm.
Lý Hải - Minh Hà đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống. Ngoại hình đạo diễn Lý Hải có sự thay đổi rõ rệt sau 2 tháng quay phim. Anh tiết lộ cùng đoàn “lăn xả” từ Bắc chí Nam, chịu nhiều áp lực công việc hơn các phần trước.
Lý Hải – Minh Hà là “cặp đôi vàng” trong giới showbiz Việt. Minh Hà được nhận xét là một người vợ, người mẹ khéo, tâm lý. Người đẹp luôn đồng hành trên nhiều dự án nghệ thuật của chồng.
Cặp đôi nỗ lực phát triển thương hiệu điện ảnh Lật mặt. Họ được khán giả yêu thích vì lối làm phim tử tế, tôn vinh văn hóa Việt.
Bên cạnh lưu giữ kỷ niệm về một hành trình gắn bó cùng nhau, đây còn là món quà ê-kíp dành tặng khán giả trước thềm năm mới 2024. Mọi người diện áo dài tông sáng với họa tiết hoa lá mùa xuân, mang nét đẹp nền nã, thanh lịch gợi không khí Tết quê hương.
Nghệ sĩ Thanh Hiền - người lớn tuổi nhất đoàn phim đẹp lão với áo dài.
Đạo diễn Lý Hải cho biết, do năm nay phim khai máy trễ nên việc hoàn tất các cảnh quay cuối cùng cũng khá cận Tết. Càng về thời điểm giáp Tết lịch trình làm việc của ê-kíp càng trở nên bận rộn hơn. Mọi năm Lý Hải sẽ đưa gia đình đi du xuân song Tết năm nay anh sẽ dành nhiều thời gian hơn cho công việc.
Cặp đôi Trương Minh Cường - Đinh Y Nhung. “Những năm trước phim quay xong trước Tết 1-2 tháng, nên tôi có thời gian đưa cả nhà đi du lịch. Nhưng năm nay phim bấm máy trễ nên tôi sẽ dành phần lớn thời gian cho công việc.
Như mọi năm, tôi và gia đình cũng sẽ về quê nhà Tiền Giang đón tết, sau đó sẽ sớm trở lại Sài Gòn để bắt tay vào công việc hậu kỳ cho kịp tiến độ của phim” - đạo diễn Lý Hải chia sẻ.
Tổng số diễn viên tham gia là 50 người - đông nhất từ trước tới nay của series, trong đó 15 diễn viên đảm nhận vai chính và thứ chính. Lý Hải cũng mời các diễn viên tham gia đa dạng vùng miền, từ Bắc - Trung - Nam và cả nước ngoài.
Các diễn viên tái hiện khoảnh khắc gia đình đoàn viên dịp Tết. Nhà sản xuất Minh Hà tiết lộ đây sẽ là phần phim sở hữu nhiều bối cảnh nhất series. Các cảnh quay được trải dài từ Nam ra Bắc với cảnh núi rừng bạt ngàn, những làng chài dân biển... trong chặng hành trình của các nhân vật trong phim.
Lật mặt 7: Một điều ướcbấm máy vào tháng 12/2023. Thời gian quay kéo dài trong 1,5 tháng. Bối cảnh phim lần này được đầu tư quay ở nhiều nơi tại TP.HCM, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Hà Nội. Phim dự kiến ra rạp ngày 30/4.
Trương Minh Cường từng suýt chết vì trầm cảm, trở lại đóng 'Lật mặt' của Lý HảiDiễn viên Trương Minh Cường tiết lộ bản thân từng suýt chết vì trầm cảm. Anh trở lại đóng 'Lật mặt' 7 của Lý Hải sau 12 năm vắng bóng vì muốn dành trọn tình yêu cho nghệ thuật.">Vợ chồng Lý Hải
I. Khi biết tôi sẽ đến thăm đại học Stanford, ở Việt Nam, nhiều người- nhất là dân IT nhắn nhủ, nếu có điều kiện thì nên tìm cách đến thăm các công ty, tập đoàn lớn quanh vùng như Google, Facebook, Intel, VMware… để "cho biết với người ta"!Ảnh Chụp tại lễ tốt nghiệp ở đại học Stanford ngày 16.6.2013. Từ trái sang: GS Andrew Ng, TS Lê Viết Quốc, ông Lê Viết Ái và bà Tôn Nữ Thị Huệ. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Vừa sang đến Stanford, nhờ người quen giới thiệu, tôi được TS Lê Viết Quốc nhận lời đưa đi thăm công ty Google.
Bản lý lịch tóm tắt của Quốc rất ấn tượng: cựu học sinh Quốc học Huế, du học đại học ở Úc, từng làm nghiên cứu ở Đức; vừa hoàn thành luận án tiến sỹ ở Stanford; đã có 2 năm làm việc ở Google và mới trở thành giáo sư của trường đại học Carnegie Mellon University (CMU), một ngôi trường danh tiếng khác của Mỹ về công nghệ thông tin.
Đúng hẹn, một chiếc Toyota Corolla nhìn đã cũ tiến vào sân khách sạn và một thanh niên nhỏ bé, giản dị quần jean áo pull bước xuống. Câu chào giọng Huế đặc sệt.
Xuống xe, biết đoàn có 5 người mà xe chỉ được chở tối đa là 4 nên Quốc quyết ngay: “chừ phải đi làm hai chuyến, từ đây qua đó cũng nhanh thôi!”
Lên xe, thắc mắc đầu tiên của chúng tôi là với dáng người nhỏ bé, trẻ như vậy, khi giảng trên lớp liệu giáo sư có... run không? Vừa đánh vô lăng Quốc vừa giải thích: “Khi trước chưa quen, nói trước 10 người, 20 người cũng run. Chừ quen rồi, nói trước 1.000 người, 2.000 người cũng bình thường”. Anh giải thích thêm về chức danh giáo sư ở các trường đại học tại Mỹ. Theo đó, sẽ có các cấp với tên gọi assistant professor, associate professor và full professor. Tại CMU (Carnegie Mellon University), anh sẽ bắt đầu công việc giảng dạy của mình là assistant professor.
Quốc ít nói về mình. Trên đoạn đường từ khách sạn đến trụ sở Google ở Mountain View, anh chỉ kể chuyện ở Stanford, người ta dạy sinh viên cái gì, như thế nào.
Còn về quá trình học tập của Quốc, sau buổi gặp đó, vừa hỏi thêm, vừa kết hợp với thông tin từ trang web của đại học Stanford tôi mới tóm tắt được nét chính: tốt nghiệp Quốc học Huế năm 2000, Quốc vào đại học Bách khoa TP.HCM học 1 học kỳ thì nhận được học bổng phát triển của Úc (AusAID). Quốc ra Hà Nội học tiếng Anh 6 tháng thì sang Úc học khoa học máy tính ở ANU (Australian National University) vào năm 2001 để bắt đầu 4 năm đại học. Đến cuối năm thứ nhất đầu năm thứ hai đại học, Quốc tham dự chương trình Distinguished Scholar làm công trình nghiên cứu của ANU liên kết với NICTA (National ICT Australia). Từ giữa năm 2004, Quốc làm việc về machine learning (một chuyên ngành của bộ môn trí tuệ nhân tạo) với GS Alex Smola. Giai đoạn này Quốc cũng đã có một số bài báo được đăng trong các kỷ yếu hội thảo và một số tạp chí chuyên ngành. Đầu năm 2006, Quốc có sang Mỹ cộng tác với một nhóm nghiên cứu ở Microsoft. Năm 2007 Quốc sang Đức làm nghiên cứu với viện Max Planck Biological Cybernetics.
Cùng thời gian đó, Quốc nộp hồ sơ làm tiến sĩ ở Stanford và được chấp nhận. Quốc đến Stanford làm việc về machine learning dưới sự hướng dẫn của GS Andrew Ng. Trong thời gian nghiên cứu ở Stanfrod, từ hai năm nay, Google có lời mời cộng tác nên Quốc đến làm việc ở đây cùng nhóm với GS Andrew Ng.
Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào đầu năm 2013, Quốc bắt đầu nộp đơn làm giáo sư ở các trường đại học của Mỹ để theo đuổi các nghiên cứu của mình. Cuối cùng, Quốc được chấp nhận và chọn CMU là nơi làm việc sắp tới.
Theo Quốc thì các trường đại học sẽ duyệt hồ sơ cá nhân kèm theo thư giới thiệu, ý tưởng nghiên cứu, ý tưởng dạy học. Sau khi duyệt là phỏng vấn. Trong các buổi phỏng vấn, ứng viên phải trình bày hướng nghiên cứu và trả lời các câu hỏi liên quan đến nghiên cứu và dạy học.
Quốc kết luận, “đó là một quá trình vất vả”!
Đến Google, trong lúc vừa đi dạo tham quan văn phòng, cảnh quan... Quốc vừa giới thiệu về Google. Tôi trình bày rằng nói đến Google, tôi chỉ nghĩ đến… chức năng tìm kiếm trong khi quan sát thực tế, tôi không rõ cảm nhận của về Google là một trường học, một viện nghiên cứu hay là một doanh nghiệp, một tập đoàn? Quốc nói ngắn gọn: “Google không chỉ là tìm kiếm. Ở Google, người ta luôn muốn tập hợp những người hàng đầu”.
Về công trình của nhóm các GS và nghiên cứu sinh thuộc đại học Stanford làm việc ở Google mà Quốc đang tham gia, anh giới thiệu đơn giản là “mô phỏng não người”. Đó là nghiên cứu về mạng neuron, tìm cách dùng nhiều máy tính chạy cùng một lúc, tạo ra bộ não để có thể nhận biết các vật thể.
Nghiên cứu này được giới thiệu trên New York Timestrong bài “Bao nhiêu máy tính để nhận biết một con mèo? 16.000” (tạm dịch từ nguyên văn"How many computers to identify a cat? 16,000") xuất bản ngày 25.6.2012. Theo đó, trong công trình này, “các nhà khoa học của Google đã tạo ra một trong những mạng thần kinh lớn nhất bằng cách nối 16.000 bộ vi xử lý máy tính với nhau bằng một tỉ kết nối. Sau đó, bộ não nhân tạo này được cung cấp 10 triệu ảnh thumbnail chọn ngẫu nhiên trên youtube. Tiếp theo, bộ não được giới thiệu 20.000 vật thể khác nhau và nó bắt đầu nhận ra hình ảnh con mèo bằng cách sử dụng những thuật toán chuyên sâu. Những bộ vi xử lý này kết nối lỏng trên internet để tự học và sau đó tự nhận ra đâu là hình ảnh một con mèo cho dù không hề được “dạy” rằng một con mèo trông như thế nào. Thuật toán này có thể nhận diện những vật thể phổ biến trên youtube như người, vật nuôi, xe cộ… với độ chính xác cao. Trong khi nhiều công nghệ tự nhận thức khác đều có con người đứng sau giám sát quá trình tự học và phải giúp máy tính xác định trước các vật thể thì công nghệ mà Google thí nghiệm không có sự giúp đỡ này”.
Theo TS Lê Viết Quốc, đây là một bước tiến trong trí tuệ nhân tạo vì nhận dạng vật thể trong những bức hình từ lâu đã được coi là một vấn đề rất khó khăn.
Bài báo trên New York Timesnhận định nghiên cứu này dẫn đến sự phát triển quan trọng trong nhiều lĩnh vực như chế tạo những chiếc máy có khả năng nhận thức, quan sát, máy hiểu tiếng nói, hay các bộ máy chuyển ngữ, dịch thuật.
II. Hai ngày sau buổi thăm Google,chúng tôi được Quốc mời tham dự bữa cơm với ông bà Lê Viết Ái, Tôn Nữ Thị Huệ là ba mẹ của Quốc vừa từ Việt Nam sang dự buổi lễ tốt nghiệp năm 2013 ở Stanford. Quốc chọn một quán ăn nhỏ trên đường California gần đại học Stanford.
Gặp nhau, khi một người trong đoàn tự giới thiệu là đồng hương ở Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế, ông Lê Viết Ái ngạc nhiên làm quen bằng chất giọng đặc Huế: “Nhà tôi cũng ở Hương Thủy, ngay phường Thủy Dương".
Ông kể, suốt những năm học phổ thông cấp 3, Quốc vẫn hàng ngày đạp xe từ Thủy Dương đến Huế. Rồi Quốc ra nước ngoài du học, thỉnh thoảng vài ba năm cũng có lần về thăm nhà chừng mươi ngày lại đi. Thấm thoắt 13 năm trôi qua, chàng trai sinh năm 1982 nay đã là tiến sĩ, giáo sư của một trường đại học ở Mỹ. Nhưng đây mới là lần đầu tiên ông bà Lê Viết Ái, Tôn Nữ Thị Huệ biết đến môi trường học tập sinh sống của con ở nước ngoài.
Câu chuyện nhắc nhiều đến việc học hành, hội nhập của cộng đồng học sinh, sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ. Quốc kể về lần đến một trường đại học giảng dạy, tập thể sinh viên Việt Nam ngạc nhiên với vị giáo sư thế hệ 8X người Việt. Sau buổi giảng, họ tập hợp lại, nấu một bữa ăn thuần túy Việt Nam mời giáo sư. “Những lần đi dạy như vậy thật vui”, Quốc nói.
Quốc cho biết, sau hè năm 2013, anh sẽ có buổi lên lớp đầu tiên ở CMU trong môn trí tuệ nhân tạo.
Trở lại câu chuyện lên lớp giảng bài, mọi người cười đùa là vị giáo sư trẻ bước vào lớp, có khi sinh viên lại không nghĩ anh là giáo sư. Có lẽ Lê Viết Quốc đã từng gặp những tình huống như vậy. Vị tiến sĩ 31 tuổi hóm hỉnh trào lộng như tự phê bình: "Người làm nghiên cứu nghĩ thân hình của mình chỉ có nhiệm vụ là mang cái đầu từ chỗ này sang chỗ khác để nói ra cho người ta nghe cái mà mình đang nghĩ", rồi nói tiếp: "Ở đây người ta tôn trọng mình lắm. Người mình to hay nhỏ, già hay trẻ đâu có sao. Quan trọng là mình nói cái chi, giảng cái chi. Người làm nghiên cứu thường coi cái đầu là đáng kể nhất chứ chi nữa!"
Theo Hy Hưng(Sài Gòn Tiếp Thi)
">Giọng Huế ở Stanford
Tại Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2023, Chung Khiết Anh (SBD 101) gây ấn tượng bởi gương mặt cá tính, xinh đẹp và hình thể bốc lửa. Cô sinh năm 2001, là người mẫu tự do đến từ TP. HCM. Cô cao 1,72m, có số đo 3 vòng 94-60-96cm. Chia sẻ với VietNamNet, Khiết Anh cho biết lý do tham gia cuộc thi là muốn kết nối với các thí sinh, khán giả và người hâm mộ, mục tiêu của cô là chiếc vương miện danh giá. "Tôi không muốn là đại diện cho bất cứ giới nào mà chỉ muốn hành trình này có sự đồng hành và đồng cảm của những bạn giống tôi", cô chia sẻ. Người đẹp 10x tự nhận mình là người hài hước, có khả năng kết nối với mọi người. Từng bị so sánh trên mạng xã hội là người đẹp đô vật... Khiết Anh đã có khoảng thời gian khủng hoảng tâm lý, không thể ăn uống nhưng đó cũng là động lực giúp cô giảm cân thành công. "Biến những thứ tiêu cực nhất thành động lực để trở nên tích cực hơn", người đẹp cho biết. Khiết Anh từng đi thi học sinh giỏi văn, vẽ sơ đồ tư duy cấp quận. Đặc biệt, cô từng đoạt huy chương bạc môn bơi lội. Đam mê thời trang từ nhỏ, Khiết Anh hay thiết kế cho búp bê và giấu bố mẹ. Năm 15 tuổi, người đẹp được NTK Đỗ Mạnh Cường chọn diễn ở show "The love". Ngoài công việc người mẫu, việc quay clip hướng dẫn trang điểm giúp cô tiếp cận được nhiều mối quan hệ và người nổi tiếng. "Vẻ ngoài hào nhoáng khiến mọi người không tin tôi xuất thân từ gia đình bán hủ tiếu. Khi không trang điểm, ăn mặc đẹp, tôi trở nên rất bình thường", cô bộc bạch. Từ cuộc thi, cô mong muốn có được công việc tốt để trang trải cuộc sống và giúp đỡ mọi người. Cô muốn đầu quân về một công ty giải trí - nơi có thể mở lòng với người chuyển giới và hiểu được những thiếu sót của cô. Hoa hậu Hương Giang là hình mẫu, người truyền cảm hứng cho Khiết Anh trong hành trình chinh phục ước mơ. Cô thích sự thông minh, tài năng, thẳng thắn của Hương Giang trong công việc lẫn cuộc sống. "Khi tham gia cuộc thi năm nay, tôi không được gia đình ủng hộ. Nhưng khi thấy tôi xuất hiện trên truyền hình, mẹ đã khóc rất nhiều", cô bày tỏ. Người đẹp 21 tuổi đặc biệt quan tâm đến giáo dục và việc làm. Nhóm đối tượng mà Khiết Anh muốn mọi người quan tâm là trẻ em mất đi người thân sau dịch, phụ nữ đơn thân nuôi con và người già neo đơn. Chia sẻ về Bùi Quỳnh Hoa, Khiết Anh cho biết HLV của mình còn rất trẻ nhưng đã có kinh nghiệm và thành công riêng. "Chị ấm áp và rất có tâm nên đôi lúc ranh giới giữa huấn luyện viên và thí sinh không còn nữa. Tôi xem chị Hoa như một huấn luyện viên thực thụ và tin tưởng 100%", Khiết Anh chia sẻ. Đỗ Phong
">Người đẹp bị chỉ trích 'mập như heo' quay lại Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam
Soi kèo góc Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2
Đạn pháo của Mỹ trên đường vận chuyển tới Ukraine. Ảnh: USAF "Khó khăn của quân đội Ukraine tới từ vấn đề hậu cần. Số lượng vũ khí phương Tây đổ vào Ukraine là không nhỏ, nhưng tất cả các đơn vị của nước này đều muốn sở hữu chúng. Việc này dẫn tới nhiều khó khăn trong việc phân bổ viện trợ cho các lực lượng chiến đấu", ông Kofman nói.
Cũng theo chuyên gia Mỹ, việc không thể sử dụng máy bay quân sự và trực thăng cũng khiến cho việc vận chuyển vũ khí của Ukraine trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Quân đội Ukraine thay đạn cho một xe chiến đấu bộ binh ở Donetsk. Ảnh: Anadolu Một vấn đề khác liên quan tới vận hành các vũ khí phương Tây là sự thay đổi liên tục bên trong các lực lượng Ukraine. Vào tháng 7/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói rằng đã có hơn 130.000 người tình nguyện nhập ngũ sau khi cuộc xung đột nổ ra.
Sự xuất hiện của một lượng lớn tân binh đã vô tình tạo ra nhiều vấn đề trong việc trang bị cho các đơn vị mới và hỗ trợ các đơn vị đã sẵn sàng chiến đấu. Hiện Kiev vẫn đều đặn gửi các lực lượng quân sự mới tới Mỹ và châu Âu để tham gia các khóa huấn luyện, nhưng quá trình này tiêu tốn rất nhiều thời gian.
Một ví dụ tiêu biểu cho vấn đề này là việc các xe tăng chiến đấu chủ lực của châu Âu vẫn chưa thể hiện được gì nhiều trên tiền tuyến. Trên thực tế, sự hiệu quả của các xe tăng hiện đại tới từ hệ thống điện tử của chúng, không phải những vũ khí để lộ ra bên ngoài. Để tận dụng hết tiềm năng của các chiến xa, binh lính Ukraine cần một thời gian huấn luyện tương đối dài.
Nga cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự trực tiếp với Mỹ gia tăng
Nguy cơ đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai cường quốc hạt nhân là Nga và Mỹ đang gia tăng không ngừng, Giám đốc cơ quan kiểm soát và không phổ biến hạt nhân thuộc Bộ Ngoại giao Nga Vladimir Yermakov cho biết.">Tại sao vũ khí phương Tây gửi tới Ukraine chưa thể có mặt tại tiền tuyến?
Ảnh chân dung Sharbat Gula trên bìa tạp chí Mỹ National Geographic năm 1985. Văn phòng Thủ tướng Italia Mario Draghi ngày 25/11 cho biết, nhà chức trách nước này đã tổ chức cho Sharbat Gula đi di tản sau khi cô đề nghị được giúp đỡ rời khỏi Afghanistan. Chính phủ Italia khẳng định sẽ hỗ trợ Gula hòa nhập cuộc sống tại đất nước Tây Âu.
Theo báo Guardian, Gula nổi tiếng khắp thế giới năm 1985 khi ảnh chân dung cô, lúc ấy đang là một bé gái người Pashtun mồ côi, 12 tuổi với đôi mắt xanh đầy ám ảnh, xuất hiện trên trang bìa của tạp chí National Geographic. Bức hình gây ấn tượng mạnh do nhiếp ảnh gia chiến tranh Steve McCurry chụp một năm trước đó, tại một trại tị nạn ở biên giới Afghanistan - Pakistan.
Vào thời điểm đó, Gula được biết đến đơn giản với biệt danh "Cô gái Afghanistan".
Năm 2014, Gula ở Pakistan nhưng phải lẩn trốn vì nhà chức trách lệnh trục xuất cô vì cáo buộc mua một căn cước giả mạo người Pakistan. Cô được đưa tới Kabul, nơi tổng thống Afghanistan tổ chức tiệc chào đón cô tại dinh tổng thống và trao cho cô chìa khóa một căn hộ mới.
Ảnh chụp Gula ở Kabul năm 2016. Ảnh: Anadolu Gula sau đó sinh sống ở thủ đô Afghanistan cho đến khi được di tản khỏi đây. Italia là một trong số các quốc gia phương Tây đã tham gia chiến dịch không vận nhằm sơ tán công dân của họ và hàng trăm người Afghanistan khỏi đất nước Nam Á sau khi Mỹ và NATO rút quân hồi cuối tháng 8.
Tuấn Anh
>>> Đọc tin thế giới mới nhất trên Vietnamnet
Bi kịch của các gia đình Afghanistan gả vội con gái nhỏ để sinh tồn
Thất nghiệp và chìm trong nợ nần, Fazal, một công nhân lò gạch ở Afghanistan buộc phải bắt các con gái còn nhỏ đi lấy chồng để tránh nguy cơ cả gia đình chết đói.
">Cô gái Afghanistan nổi tiếng trên bìa tạp chí Mỹ được quyền tị nạn ở Italia
7 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân lần này đều làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học.
Các nhà giáo được phong tặng danh hiệu 'Nhà giáo Nhân dân' năm 2021
Danh sách 7 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2021:
GS.TS Trần Hữu Dàng, Giảng viên cao cấp, Trường ĐH Y Dược, Đại học Huế.
PGS.TS Phan Trọng Ngọ, Giảng viên cao cấp Viện Nghiên cứu sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
GS.TS Nguyễn Viết Lâm, Giảng viên cao cấp, Khoa Marketing, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
PGS.TS Trương Đình Chiến, Giảng viên cao cấp, Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
GS.TS Võ Quang Minh, Trưởng Bộ môn Tài nguyên Đất đai, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường ĐH Cần Thơ.
GS.TS Võ Thanh Thu, Giảng viên cao cấp, Khoa Kinh doanh Quốc tế - Marketing, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
GS.TS Đinh Văn Sơn, nguyên Hiệu trưởng, Trường ĐH Thương mại.
Là 1 trong 7 nhà giáo được phong tặng lần này, GS.TS Nguyễn Viết Lâm, Giảng viên cao cấp, Khoa Marketing, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, danh hiệu cao quý này là một món quà, một phần thưởng ý nghĩa và cũng là một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời làm nghề giáo.
Nhận thức được điều này không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là trách nhiệm lớn lao, thầy Lâm hứa sẽ tiếp tục làm việc và cống hiến bằng cả tài và đức của mình cho sự nghiệp trồng người, góp phần vào công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, để sự nghiệp giáo dục, đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu.
Ngoài 7 nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” năm nay, có 72 nhà giáo cũng được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”. Xem danh sách cụ thể TẠI ĐÂY.
Thúy Nga
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân ngày 20/11
Sáng ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi gặp mặt cán bộ, nhà giáo tiêu biểu đại diện cho hơn 1,5 triệu nhà giáo trên cả nước nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
">Danh sách nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú năm 2021