您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Varazdin vs Hajduk Split, 23h45 ngày 18/4: Không dễ cho khách
NEWS2025-04-21 21:09:00【Bóng đá】5人已围观
简介 Chiểu Sương - 18/04/2025 08:06 Nhận định bóng ty gia vang hom nayty gia vang hom nay、、
很赞哦!(917)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Espanyol vs Getafe, 02h00 ngày 19/4: Khách ‘tạch’
- Quỳnh Nga lo lắng sau khi bơm ngực thêm 15cm
- Các ông trùm Yakuza “khốn khổ” vì không được dùng điện thoại đời mới
- Ngày hội Giáo dục ĐH Quốc tế: nhiều cơ hội học bổng
- Nhận định, soi kèo Leicester City vs Liverpool, 22h30 ngày 20/4: Khó lường
- Trang điểm lộng lẫy, tay xách túi đồ ăn thừa ở khách sạn về có kém sang
- Tại sao người thông minh hạnh phúc hơn khi ít bạn?
- Câu trả lời tuyệt vời của bé lớp 3 trong bài kiểm tra
- Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Nakhon Pathom, 19h00 ngày 19/4: Ba điểm ở lại
- Cách dùng điều hòa nhiệt độ mát nhanh, tiết kiệm điện trong ngày nóng
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Barca vs Celta Vigo, 21h15 ngày 19/4
Mẹ chồng có đủ lý do để cản tôi về quê ngoại ăn Tết sớm. Ảnh minh họa: Sohu Năm đầu làm dâu, tôi nghe theo mọi sự sắp đặt của mẹ chồng. Vì là dâu mới nên mẹ chỉ đâu tôi “đánh” đấy, không dám ho he cãi lời. Mẹ có chê bai làm gì chưa tốt, tôi cũng im lặng.
Năm sau đó, dù đã quen nhưng tôi vẫn phải làm theo ý của mẹ, không có quyền tự quyết.
Chính vì lẽ đó, tôi luôn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi Tết đến. Tôi nói với chồng nhiều lần rằng mình ước được về ăn Tết ở nhà ngoại một năm, buông bỏ việc nhà chồng, để được thực sự thảnh thơi nhưng anh không chấp nhận. Anh nói đàn bà lấy chồng thì phải theo chồng và làm dâu nhà anh thì phải theo ý mẹ anh.
Điều tôi bức xúc hơn cả suốt mấy năm qua là gần hết Tết tôi vẫn chưa được về nhà ngoại.
Mùng 1 ở nhà chồng, tôi phải chuẩn bị đủ 5 mâm cỗ vì bố chồng tôi là trưởng họ. Sau khi họ hàng đến ăn uống xong xuôi, tôi phải còng lưng dọn dẹp. Chưa kể mỗi lần khách đến nhà, mẹ chồng lại yêu cầu bê mâm cỗ ra mời. Ăn xong, tôi lại phải dọn, rửa… hết cả ngày.
Mùng 2, tất cả phải đến họ hàng nội, ngoại của nhà chồng để chúc Tết. Đi nguyên một ngày mùng 2 Tết cũng không hết được họ hàng nhà chồng. Có năm ốm mệt, tôi vẫn phải cố đi, không thì không hợp ý mẹ.
Đến ngày mùng 3, tôi chắc chắn mình sẽ được về quê ngoại nhưng không, mẹ chồng ngăn cản vì lý do con gái mẹ ở miền Nam ra ăn Tết. Tôi phải ở nhà lo liệu, tiếp đón.
Nghe câu mẹ nói, tôi tủi thân vô cùng. Mẹ chăm chút con gái mình nhưng lại không nghĩ đến con gái của người khác?
Hai năm đầu tôi chấp nhận chuyện đó vì không muốn cãi nhau. Năm nay, tôi quyết tâm bàn với chồng về quê ngoại mùng 2 Tết để tránh ngày không may mắn như mẹ nói. Rồi một cuộc cãi vã lớn xảy ra ở gia đình nhà chồng. Mẹ chồng phản đối kịch liệt, cho rằng tôi vô phép vô lối, trốn tránh việc chúc Tết ở nhà chồng để về nhà mình.
Tôi thực sự không hiểu được tại sao mẹ lại phản ứng dữ dội như vậy. Mẹ cũng từng làm dâu, cũng là phụ nữ, mẹ thực sự không hiểu cho nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa như tôi?
Vậy là chưa Tết, mẹ chồng đã ra “tối hậu thư”, nói rõ ngày mùng 4 tôi mới được về quê ngoại. Lý do mẹ đưa ra là vì mùng 3 là ngày lẻ, không không đẹp, không hợp đi lại xa xôi. Tôi không biết mẹ lấy thông tin từ ai nhưng giọng mẹ có vẻ rất kiên quyết.
Nghĩ lại mấy năm làm dâu, chưa năm nào được vui vẻ một cái Tết, tôi nóng mặt phản bác lại: “Nếu nói như mẹ thì năm nào Tết cũng phải qua mùng 4 con mới được về nhà ngoại và mùng 5 lên đi làm? Như vậy con không làm được. Bố mẹ con cũng mong con cái về sum vầy, không thể hết Tết mới về được mẹ ạ. Vậy con xin phép mẹ năm nay về từ mùng 2 cho sớm, để tránh ngày mùng 3 như mẹ nói. Mọi việc con nhờ mẹ lo liệu”.
Chồng cũng bất ngờ về câu nói của tôi nhưng tôi quyết tâm rồi. Nhất định tôi phải làm khác vì chuyện mùng 4 về nhà ngoại ăn Tết thực sự quá khó chấp nhận.
Độc giả giấu tên
Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết cổ truyền, người dân khắp mọi miền đang tất bật chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Từ chuyện mua sắm, chuẩn bị Tết tới những nỗi lòng tết nội tết ngoại, những sẻ chia về cuộc sống khó khăn, bộn bề… đều là những mảng màu làm nên bức tranh ngày Tết.
Mời bạn đọc cùng chia sẻ với VietNamNet những khoảnh khắc thú vị, những câu chuyện ngày Tết của gia đình mình. Bài viết liên quan Chuyện ngày Tết vui lòng gửi về: bandoisong@vietnamnet.vn
Biếu mẹ vợ 5 triệu ăn Tết, chồng khó chịu ra mặt, vợ nói một câu anh cúi đầu
Bây giờ tôi mới nhận ra chồng mình ích kỷ, khó chịu. Tôi thực sự không biết trong đầu anh nghĩ được gì mà bủn xỉn vài triệu biếu mẹ vợ ăn Tết.">Mẹ chồng ra 'tối hậu thư' trước Tết, nàng dâu đỏ mặt nói 5 câu
- Chiều 15/1, trao đổi với VietNamNet,Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết kỳ thi THPTQG 2016 về cơ bản ổn định như 2015 nhưng sẽ có những điều chỉnh để tránh những bức xúc như năm 2015.
Thí sinh vùng giáp ranh được chọn cụm thi
PV: Xin Thứ trưởng cho biết những đổi mới trong kỳ thi THPTQG 2016 và tuyển sinh ĐH-CĐ 2016?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Về nguyên tắc, năm 2016 Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh việc tổ chức thi THPTQG, xét tuyển ĐH-CĐ để khắc phục những bất cập của năm 2015 khi đầu tiên thực hiện.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga. (Ảnh: Văn Chung). Về kỳ thi THPTQG, qua các hội nghị hiệu trưởng ĐH-CĐ, các sở GD-ĐT đều đánh giá kỳ thi 2015 thành công, đạt mục tiêu mong muốn, giảm áp lực, tốn kém.
Kỳ thi có độ tin cậy, giúp sử dụng xét tuyển ĐH-CĐ. Các trường cũng thấy việc tuyển sinh được những thí sinh có mức điểm tương đương nhau để tổ chức đào tạo nâng chất lượng thuận tiện.
Chỉ có vài ý kiến cho rằng quy định định cứng về cụm thi có bất cập với thí sinh vùng giáp ranh do ĐH chủ trì. Có em tới cụm thi không quy định gần hơn cụm quy định như thí sinh Phú Yên ra Bình Định thi gần hơn phải chạy sang Nha Trang, Khánh Hóa.
Năm nay quy định này sẽ mềm dẻo hơn, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh.
Giữ nguyên 2 cụm thi
Như vậy vẫn sẽ tồn tại hai cụm thi do sở GD-ĐT chủ trì và cụm thi do các ĐH chủ trì, thưa ông?
Việc tổ chức vẫn sẽ có hai cụm thi như năm 2015. Các khâu chuẩn bị và thực hiện trong kỳ thi THPTQG đã phát huy tác dụng tốt. Sự phối hợp giữa các sở GD-ĐT và các trường ĐH cũng tốt. Các đơn vị cũng mong muốn năm nay tiếp tục duy trì hình thức như vậy.
Thí sinh và phụ huynh căng thẳng trong kỳ xét tuyển ĐH tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2015. (Ảnh: Phạm Minh Đức). Với những kinh nghiệm đã có được, kỳ thi năm 2016 sẽ được điều chỉnh nhỏ để ổn định tâm lí cho thí sinh, phụ huynh.
Rút ra nộp vào sẽ không gây bức xúc
Vậy còn vấn đề tuyển sinh ĐH-CĐ, việc thực hiện rút nộp hồ sơ của thí sinh sẽ thực hiện ra sao, thưa ông?
Thí sinh không nên quá bận tâm
"Về cơ bản, kỳ thi năm 2016 không có thay đổi gì lớn. Thí sinh không cần quá bận tâm việc này. Đây là khâu kỹ thuật để đảm bảo thuận lợi nhất cho các em nên sự chậm trễ ban hành để cân nhắc thật kỹ không có ảnh hưởng gì.
Các khâu chuẩn bị của học sinh từ đầu năm vẫn ổn định. Các em yên tâm lo học tập để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới" - Thứ trưởng Bùi Văn Ga đưa lời khuyên.
Về chủ trương cho thí sinh rút nộp hồ sơ đợt 1 kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ được đánh giá là nhân văn, tạo quyền lợi tối đa thí sinh. Dù các trường có đôi chút vất vả nhưng thí sinh không có khả năng đỗ ở trường này thì rút ra, nộp vào trường khác, tránh việc phải thi lại như những năm trước. Các trường cũng không bị ảo hồ sơ.
Tuy nhiên việc rút hồ sơ phút chót của thí sinh dù Bộ có kênh để thí sinh không phải đến trường vẫn nộp được nhưng vì lo lắng nên các đến trường gây nên sự bức xúc ở số trường tính cạnh tranh cao.
Năm nay, Bộ sẽ cùng các trường thảo luận để tìm giải pháp kỹ thuật, đảm bảo quyền lợi thí sinh, không gây khó cho các trường trên nguyên tắc các trường được tự chủ tối đa trong tuyển sinh. Bộ sẽ cung cấp công cụ kỹ thuật trường yêu cầu để tạo thuận lợi.
Như vậy là Bộ sẽ không làm thay một số việc của các trường ĐH như vừa qua?
Năm 205 Bộ cũng không làm gì sâu, xét tuyển vẫn là việc của các trường. Tuy nhiên, năm ngoái để tránh hồ sơ ảo cho trường Bộ quy định muốn nộp trường nào thì phải rút hồ sơ trường kia ra. Điều này thuận lợi cho trường không ảo nhưng phức tạp trong rút nộp hồ sơ.
Năm nay Bộ cùng các trường sẽ bàn kĩ lưỡng để thí sinh không phải phiền hà chuyện rút-nộp, chờ đợi phút chót gây lộn xộn và ảnh hưởng tới dư luận xã hội.
Điểm cũng là mấu chốt chúng đang bàn với các trường để có kỹ thuật tốt nhất.
Thời gian thi, các chế độ ưu tiên sẽ ra sao?
Về thời gian thi sẽ diễn ra vào đầu tháng 7? Bộ có điều chỉnh gì về điểm ưu tiên, khu vực ưu tiên mà dư luận băn khoăn?
Trong các hội thảo lấy ý kiến, cũng có đề xuất thay đổi lịch thi, rút ngắn thời gian cho phù hợp thời tiết, giảm nhẹ công tác tuyển sinh.
Tất cả các phương án sẽ đưa ra tham khảo lấy ý kiến, mỗi phương án Bộ sẽ phân tích ưu nhược điểm rồi mới chốt.
Những thay đổi hệ trọng này sẽ ảnh hưởng nhiều đến thí sinh nên cũng mong cả phía truyền thông có ý kiến góp ý.
Khi nào thì Bộ có thể công bố được Dự thảo quy chế thi và tuyển sinh?
Sau Tết Nguyên đán học sinh đã đăng ký nộp hồ sơ. Như Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói là sẽ công bố trước Tết Nguyên đán sẽ có phương án công bố cho thí sinh biết để sau Tết dự thi.
XEM THÊM
>>Các trường đại học đầu tiên công bố phương án tuyển sinh năm 2016">Kỳ thi quốc gia 2016 sẽ không còn bức xúc như 2015
Cuối tuần rồi, Oanh đi họp phụ huynh cho con gái. Khi đang đi dọc hành lang, chuẩn bị rẽ vào lớp con, Oanh bất ngờ thấy Kim trước mặt.
Kim bước xuống cầu thang từ tầng 2. Có lẽ Kim cũng đi họp cho cậu nhóc lớp 1 - con trai Kim và chồng cũ của Oanh.
2 người chạm mặt nhau. Kim bối rối quay đi. Oanh nhìn theo giây lát rồi vào lớp. Suốt buổi họp hôm ấy, cô không biết giáo viên của con đã nói những gì. Bao chuyện cũ ùa về.
Cô không hề nghi ngờ mối quan hệ của chồng với cô kế toán (ảnh minh họa) Ngày đó, Kim là kế toán trong công ty của Trung - chồng Oanh. Oanh từng tiếp xúc với Kim vài lần, trong các bữa tiệc chiêu đãi cuối năm của công ty, hay trong dịp vợ chồng cô tổ chức cho nhân viên đi du lịch.
Kim sắc sảo, ăn nói ngọt ngào. Cô đã có chồng và 1 bé gái xinh xắn. Có đôi lần Oanh thấy chồng mình và Kim nói chuyện rất ăn ý, nhưng cô chẳng mảy may nghi ngờ.
Từ khi Oanh mang bầu bé thứ 2, do mệt mỏi và thường xuyên ốm nghén, cô không còn “tháp tùng” chồng trong các dịp hội hè của công ty. Rồi Oanh sinh nở, nằm ổ, mải lo con cái nên cũng chẳng còn để tâm đến công việc và các mối quan hệ của chồng như trước.
Cho đến một ngày, Oanh vô tình phát hiện hàng loạt tin nhắn yêu đương trong Zalo của Trung. Anh đăng nhập Zalo trên laptop mà quên không thoát trước khi cho cậu con trai lớn mượn máy chơi game.
Oanh như chết lặng khi biết chồng ngoại tình, mà người tình của Trung không ai khác, chính là cô kế toán xinh đẹp tên Kim. 2 người đã mặn nồng với nhau từ lâu. Kim đã ly hôn và về sống trong căn nhà mà Trung mua cho. Đứa con chung của 2 người cũng sẽ chào đời sau vài tháng nữa.
Oanh sốc nặng. Cô rơi vào trạng thái trầm cảm. Nếu không nhờ người bạn thân đăng kí cho Oanh tham gia 1 khóa thiền thì có lẽ cô không thể vượt qua nỗi đau quá lớn đó.
Trở về sau khóa thiền, Oanh soạn đơn xin ly hôn. Trung ký đơn không chút đắn đo. Đám cưới của Trung và Kim diễn ra sau đó ít lâu. Từ cô kế toán, Kim trở thành vợ giám đốc.
Hậu ly hôn, Oanh và 2 con sống trong căn nhà Trung để lại. Oanh đón mẹ từ quê lên, nhờ mẹ chăm con để đi làm.
Ai đó nói: “Thành công là cách trả thù hay nhất”. Oanh cố gắng làm việc gấp đôi để đạt được điều đó. Giờ đây, sau 5 năm nỗ lực không ngừng nghỉ, Oanh đã có vị trí cao trong 1 công ty nước ngoài. Mẹ con cô không còn ở trong căn nhà cũ, mà chuyển sang căn hộ chung cư cao cấp. Oanh cũng sắm được xe hơi xịn. Cô cảm thấy mãn nguyện.
Thi thoảng, Trung đến đón các con đi chơi. Lúc trước, Oanh thường tránh mặt để đôi bên không phải khó xử hay gượng gạo khi nhìn thấy nhau. Lâu dần, Oanh bình thản hơn. Cô đã có thể đối diện với Trung không hờn, không oán. Thế nhưng bỗng nhiên chạm mặt vợ mới của chồng cũ, Oanh lại chạnh lòng.
Cô chợt nghĩ, nếu không có sự xuất hiện của Kim, có lẽ gia đình cô tới nay vẫn an ổn. Nhưng rồi Oanh bật cười, nếu không có sự đổ vỡ, chắc gì Oanh đã tự chủ như bây giờ. Thành công của Oanh, sự vững vàng của Oanh, theo một nghĩa nào đó, có phần nhờ cơ hội đổi thay mà Kim mang đến. Nghĩ tới đây, Oanh chợt thấy nhẹ lòng. Cô rời khỏi buổi họp phụ huynh với nụ cười nhẹ nhõm.
Vợ mới cho vợ cũ của chồng sống chung nhà gây xôn xaoTRUNG QUỐC - Người phụ nữ không phản đối vợ cũ của chồng sống chung nhà, thậm chí cả 3 người còn ăn chung mâm. Câu chuyện khiến cộng đồng mạng xôn xao.">Chạm mặt vợ mới của chồng cũ
Nhận định, soi kèo Beijing Guoan vs Shandong Taishan, 18h35 ngày 19/4: Chia điểm?
Tối 6/3, chị N.H.N (26 tuổi, Hà Nội) được xác nhận dương tính với virus corona và được công bố trở thành bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam.
Trên mạng xã hội, nhiều nghệ sĩ Việt cũng đã chia sẻ, động viên khán giả, người hâm mộ nên bình tĩnh trước bệnh dịch để có thể kiểm soát tình hình, sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Trấn Thành, Thanh Hằng, Võ Hoàng Yến kêu gọi khán giả bình tĩnh sau ca nhiễm Covid-19. Người mẫu Võ Hoàng Yến khuyên nhủ người dân nhập cảnh về Việt Nam nên chủ động khai báo đầy đủ. "Yến đọc tin thấy có thêm trường hợp dương tính với Covid-19 ở Hà Nội. Mọi người có ai đi đâu về nhập cảnh Việt Nam hãy khai báo đầy đủ để bảo vệ cho chính mình và người xung quanh. Yến cũng sẽ nghiêm chỉnh giác chấp hành luật vì an toàn của bản thân và xã hội", cô viết trên trang cá nhân.
Trấn Thành trấn an người hâm mộ nên tìm hiểu rõ thông tin trên mạng xã hội để tránh lan truyền tin tức xấu, không chính xác. Anh bày tỏ: "Mọi người đừng vội tin các tin không chính xác, và dĩ nhiên không chia sẻ để tránh làm rối loạn xã hội. Ai thấy sức khoẻ không ổn nên khai báo để được điều trị. Đừng giấu mà làm hại nhiều người vô tội".
Ca sĩ Dương Triệu Vũ viết: "Tránh chỗ đông người, rửa tay thật sạch, ăn uống chế độ bổ sung đề kháng, dự trữ lương thực và vật dụng vừa phải (để phần người khác), khẩu trang nên mang (nếu không có khẩu trang y tế xài khẩu trang vải xài lại).
Bình tĩnh chính là điều giúp Việt Nam vượt qua cơn dịch này. Tuy nhiên, những nơi bị phong tỏa chỉ là khoanh vùng để dễ kiểm soát. Đó cũng là lợi cho chúng ta. Có thể sẽ hơi "bất tiện" xíu, nhưng để tránh lây lan. Đừng trốn chạy lung tung.
Ca sĩ Dương Triệu Vũ. Bây giờ đã có những xét nghiệm có kết quả trong đêm/ngày nên không phải lo bị cách ly quá lâu. Vì an toàn của người thân đừng nên chủ quan. Vì tâm lý ai cũng nghĩ mình không thể nào là người bị lây nhiễm. Nhưng sao biết được... Mong mọi người đừng vì lo lắng cho cái lợi trước mắt mà quên cộng đồng. Tự vệ, và bảo vệ gia đình bằng ý thức và sự tự giác nhé".
Diễn viên Ngọc Lan chia sẻ: "Có một bài kiểm tra Lan thấy rất hay là hít hơi thật sâu, nín thở 10 giây, sau đó hít thở đều, nếu thấy khó thở hoặc ho thì nên đi khám. Tốt nhất nên đeo khẩu trang để bảo vệ mình và bảo vệ người khác".
Siêu mẫu Thanh Hằng nhắc nhở người hâm mộ: "Các bạn ở Hà Nội bình tĩnh và chăm sóc sức khỏe thật kỹ nhé. Cầu mong những điều tốt lành".
Trong đêm qua, các nghệ sĩ Thảo Vân, Khắc Hưng, Hương Tràm và ST cũng đã chia sẻ những quan tâm, lo lắng đầu tiên của mình dành cho bệnh dịch và khuyên nhủ mọi người những bước căn bản đầu tiên để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình, tránh làm rối tình hình.
H.K
Lời kêu gọi 'mọi người bình tĩnh' lúc 2h sáng của tác giả 'Ghen Cô Vy'
MC Thảo Vân, ca sĩ Hương Tràm, nhạc sĩ Khắc Hưng đều cùng chung suy nghĩ khuyên mọi người hãy thực sự bình tĩnh trước diễn biến mới dịch Covid-19.
">Trấn Thành và nhiều nghệ sĩ khuyên mọi người tỉnh táo sau ca mới Covid
1. Qúa quan tâm đến việc có được học sinh yêu quý hay không
Ai cũng muốn được yêu quý, nhưng nếu bạn cứ nghĩ về việc muốn học sinh yêu quý mình như thế nào thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc giảng dạy của mình. Bạn nên tập trung trở thành một giáo viên giỏi để học sinh của mình có thể tôn trọng, bởi vì học sinh thường yêu quý những người mà chúng tôn trọng hơn là những người cố trở thành một giáo viên dễ mến.
2. La hét học sinh
Tất cả giáo viên đều từng có lúc nổi nóng với học sinh, nhưng nếu đây là thói quen của bạn thì nó hoàn toàn không tốt chút nào. To tiếng hiếm khi mang lại kết quả tốt và luôn làm mất đi sự tôn trọng. Vì thế, thay vì nhiếc móc học sinh, hãy cố gắng thở sâu, giữ im lặng, sau đó nói một cách rõ ràng và bình tĩnh điều mà bạn cần nói.
3. Bỏ qua những vấn đề nhỏ nhặt
Lần đầu tiên tôi giảng bài, tôi thường bỏ qua những điều nhỏ nhặt. Nhưng vấn đề là nếu bạn không giải quyết những vấn đề nhỏ thì chúng sẽ trở thành những vấn đề lớn và lớp học của bạn nhanh chóng bị mất kiểm soát. Đôi khi vấn đề đó chỉ là “Ian, làm ơn ngồi xuống chỗ của em đi!”
4. Không chuẩn bị cẩn thận
Tất cả chúng ta đều từng có lúc nhận ra rằng mình đã quên bản copy tờ bài tập mà chúng ta đang rất cần. Nhưng nếu bạn thấy mình bắt đầu có thói quen không biết sẽ bắt đầu lớp học hôm nay thế nào thì bạn đang gặp rắc rối rồi. Có thể bạn vẫn xoay sở được nhưng bạn đang làm việc không hiệu quả. Vì thế hãy cố gắng hết sức để chuẩn bị càng kỹ lưỡng càng tốt.
5. Phòng thủ
Dù là học sinh, phụ huynh hay lãnh đạo trường là người chỉ trích chúng ta thì khi chúng ta ở tâm thế phòng thủ, hiếm khi chúng ta giải quyết được vấn đề một cách đúng đắn. Trước tiên, chúng ta cần tìm kiếm để hiểu và cởi mở với khả năng có thể có cách làm tốt hơn. Sự khiêm tốn chắc chắn sẽ đi được một quãng đường dài.
6. Nghĩ rằng mình đã hiểu ra
Bất cứ khi nào chúng ta bắt đầu nghĩ rằng chúng ta không cần học tập và phát triển nữa, là chúng ta đang bắt đầu trì trệ. Chúng ta sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu tiếp tục tìm kiếm những ý tưởng mới, những phương pháp giảng dạy tốt hơn.
- Nguyễn Thảo(Theo Teach4theheart)
6 thói quen xấu của giáo viên
Tôi tính toán tiền tiêu Tết mà đau hết cả đầu. Ảnh minh họa: PX Tôi đinh ninh, mẹ chồng sẽ vui vẻ và trách yêu: “Mua gì mà nhiều thế”. Thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn ngược lại.
Vợ chồng tôi vừa bước xuống xe khách, khệ nệ xách hành lý vào nhà thì mẹ chồng từ sau bếp ra đón. Nụ cười của bà chợt tắt khi cùng tôi soạn đến túi quà cuối cùng.
Bà kéo tôi vào phòng riêng và dạy dỗ: “Sao năm đầu về nhà chồng mà con không chuẩn bị quà bánh biếu họ hàng?
Nhà mình có thông lệ, năm đầu về nhà chồng ăn Tết, cô dâu mới phải chuẩn bị quà bánh, bao lì xì cảm ơn cô bác, anh em… đã đến dự cưới.
Chồng con không nói cho con biết sao, cha mẹ con không dạy con điều này sao?”.
Tôi có chút hoang mang nhưng kịp nói đỡ rằng, ở quê mình không có thông lệ đó.
Nghe vậy, mẹ chồng sang phòng riêng lấy giấy bút, rồi ghi “những thứ cần làm, cần tiêu” trong lần đầu về nhà chồng ăn Tết. Bà đưa cho tôi tờ giấy và nói: “Ngày trước, chị gái của thằng T. (chồng tôi) lấy chồng, mẹ cũng đưa giấy, dặn nó làm theo. Nhờ vậy, cha mẹ chồng quý nó lắm”.
Đọc từng việc cần làm và những khoản cần chi tiêu trong tờ giấy của mẹ chồng đưa mà tôi run lẩy bẩy. Tiền quà, tiền lì xì, tiền biếu cha mẹ chồng, tiền góp vào ăn Tết chung… cứ nhảy múa trong đầu tôi.
Chỉ riêng khoản tiền góp vào ăn Tết chung, tôi đã phải đưa cho mẹ chồng 3 triệu đồng. Vì mẹ chồng có lưu ý rõ trong giấy là “ít nhất 2 triệu đồng”.
Ngoài ra, tiền lì xì cha mẹ chồng vào mùng 1 Tết là 500.000 đồng/người, các cháu nhỏ thì 200.000 đồng/bé. Chưa kể, quà thăm họ hàng mỗi nhà bao gồm: 1 hộp bánh ngọt, 1 túi trà hoặc cà phê.
Tết năm ngoái, tôi không còn thời gian vui chơi, phải dành trọn mùng 2, mùng 3 để đến biếu quà từng nhà. Đến nhà nào có trẻ con, tôi lại phải lì xì từ 20.000 – 50.000 đồng/bé.
Tổng chi tiêu “cảm ơn họ hàng” phải hơn 10 triệu đồng, chưa tính đến quà bánh trước đó vợ chồng tôi chuẩn bị cho cha mẹ chồng.
Với đồng lương công nhân và nhất là thời điểm khó khăn, hơn 10 triệu đồng đó trở thành món nợ mà vợ chồng tôi phải dè sẻn mới trả hết.
Lần này về quê chồng, tôi đã chuẩn bị 3 triệu đồng góp vào ăn Tết, 2 triệu đồng tiền lì xì. Dù rất xót xa nhưng tôi cũng cố gắng thu xếp, tính toán để chồng được vui.
Tôi chỉ mong lần về Tết này không phát sinh thêm khoản chi tiêu nào khác. Bởi, tôi đang lên kế hoạch có em bé trong năm mới. Việc gánh thêm nợ sau Tết sẽ khiến dự định của chúng tôi phải hoãn lại mất thôi.
Độc giả giấu tên
Chi tiêu mua sắm chuẩn bị cho Tết như thế nào, tiêu bao nhiêu để vẫn đủ đầy mà không lãng phí... luôn là những câu hỏi khó trả lời của các gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về.
VietNamNet mở diễn đàn "Tết này, tiêu gì?" để các độc giả chia sẻ cách mua sắm, chi tiêu ngày Tết. Những bài viết chất lượng, chia sẻ cách chi tiêu hữu ích sẽ được VietNamNet đăng tải.
Bài viết của độc giả xin gửi về địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vn
Thất nghiệp, nợ nần ngập đầu, về quê ăn Tết làm sao đối diện được với bố mẹ
Đã nửa năm nay tôi không có việc làm, chuyển sang chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập song cũng ế ẩm, chẳng được bao. Thế nhưng mỗi lần gọi điện về nhà, bố mẹ hỏi công việc thế nào, tôi vẫn nói "con ổn" để ba mẹ yên tâm.">Lần đầu ăn Tết nhà chồng, nàng dâu run rẩy trước bảng chi tiêu của mẹ