Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Chính phủ điện tử góp phần chống tiêu cực, nhũng nhiễu với nhân dân'
Chiều 14/5/2018,ủtướngNguyễnXuânPhúcChínhphủđiệntửgópphầnchốngtiêucựcnhũngnhiễuvớinhândâbảng xếp hạng bundesliga 2023 24 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc về việc xây dựng Chính phủ điện tử. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan, thành viên Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT.
Phát biểu tại cuộc làm việc, từ việc khảo sát, học tập kinh nghiệm tại Pháp, Estonia, Malaysia về xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết có thể rút ra một số bài học. Đó là họ rất chú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế về Chính phủ điện tử, Chính phủ số và dữ liệu mở. Estonia đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như luật về thông tin công cộng được ban hành năm 2001, luật về chữ ký số năm 2000, luật bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2008. Tương tự như vậy, Pháp cũng ban hành luật Cộng hòa số để thúc đẩy môi trường Chính phủ điện tử, xã hội số.
“Cần nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ cái nhỏ nhất, hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP kiến nghị quan điểm chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử và cho rằng, VPCP sẽ là cơ quan tiên phong trong xây dựng Chính phủ điện tử, đồng thời nêu một số kiến nghị cụ thể.
Kết luận cuộc làm việc, cho rằng việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử thời gian qua còn chậm, chưa như mong đợi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Chúng ta không hội nhập, không cải cách đổi mới, đặc biệt là áp dụng CNTT mà trước hết là xây dựng Chính phủ điện tử thì chúng ta sẽ chậm phát triển vì năng suất thấp. Thông qua xây dựng Chính phủ điện tử góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu đối với nhân dân".
Nhận định một số bộ, ngành coi nhẹ, né tránh công việc này hay còn mang nặng tính hình thức, chưa quan tâm hiệu quả, Thủ tướng nhấn mạnh, từng thành viên Chính phủ, các tỉnh, thành trên cả nước đều phải vào cuộc để triển khai mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn. Phải đổi mới cách làm với những giải pháp cốt lõi nâng cao hiệu quả xây dựng Chính phủ điện tử, đặc biệt là hiệu quả quản trị công, nhằm phục vụ phát triển kinh tế, quản lý xã hội.
Các thành viên Chính phủ, bộ, ngành, địa phương cần thay đổi nhận thức, hành động và thống nhất với quan điểm mà VPCP vừa báo cáo là: Hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy; phải nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Xây dựng Chính phủ điện tử gắn chặt với cải cách hành chính và ứng dụng CNTT ở mọi cấp, mọi ngành. Trong đó, CNTT là công cụ thực hiện mục tiêu cải cách.