您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Chồng có con riêng
NEWS2025-02-05 06:57:39【Công nghệ】7人已围观
简介Quá đỗi tò mò vì không biết chồng đã từng mắc bệnh gì mà không thấy nói với vợ,ồngcóconriêbongda 24hbongda 24hbongda 24h、、
Quá đỗi tò mò vì không biết chồng đã từng mắc bệnh gì mà không thấy nói với vợ,ồngcóconriêbongda 24h tôi đã mở ra xem thì thực sự sốc và đau đớn vì bí mật trong đó.
Tôi và Huy yêu nhau khi còn là những cô cậu sinh viên. Cả hai đều cùng quê và có xuất thân nghèo khó nên luôn thấu hiểu với nhau. Có lẽ từng khó khăn, vất vả tôi nếm trải đều được Huy san sẻ và vỗ về bằng niềm vui từ chính con người hóm hỉnh và vui tính của anh.
Ra trường, Huy xin vào làm cho một phòng khám tư lớn của thành phố còn tôi làm y tá cho một bệnh viện công. Ngày đó, hai đứa lúc nào cũng quấn quýt với nhau bằng một tình yêu trong sáng nhất. Tôi và Huy chỉ ao ước nhanh chóng kiếm tiền để giúp đỡ bố mẹ ở quê và ổn định tương lai.
Vậy mà chỉ sau hai năm, vì ham hư danh và lợi ích bản thân, Huy âm thầm phản bội tôi để đi theo một người phụ nữ khác. Đau khổ vì bị đánh mất lòng tin, tôi tìm cách chôn mình vào mớ hỗn độn của công việc để mong nhanh chóng quên đi kẻ phản bội.
Căm thù Huy bao nhiêu, tôi sợ hãi và lãnh cảm với những người đàn ông muốn tìm đến mình bấy nhiêu. Nhưng nhiều lúc tan ca, thấy những đứa trẻ vui đùa bên bố mẹ, tôi lại chạnh lòng và khao khát có một mái ấm gia đình như thế.
Từ ngày lấy nhau, tôi yêu thương và hết lòng chăm sóc cho tổ ấm nhỏ của mình. (Ảnh minh họa) |
Cho đến một ngày, tôi tình cờ gặp Vũ đang ngồi buồn bã trước phòng bệnh vì chăm cho con gái bị sốt thì trái tim tôi lần nữa rung động. Tôi là người phụ trách thuốc men cho con gái Vũ nên có dịp trò chuyện với anh nhiều hơn.
Chắc vì cảm động trước một người đàn ông góa vợ, một mình nuôi con nhỏ nên tôi đã thầm có tình cảm với từ lúc nào. Chúng tôi được mọi người xung quanh vun vén để làm nên một gia đình nhỏ.
Từ ngày lấy nhau, tôi yêu thương và hết lòng chăm sóc cho tổ ấm nhỏ của mình. Chưa bao giờ tôi đặt nặng nhẹ vấn đề mẹ ghẻ con chồng mà luôn cố gắng để hoàn thành thiên chức của một người vợ, người mẹ kế đảm đang và chu toàn.
Nhưng rồi, khi cái tuổi ba mươi trôi qua một cách nhanh chóng, tôi khao khát và mong mỏi có một đứa con chung với Vũ để tình cảm hai vợ chồng thêm khăng khít nhưng vẫn không có.
Mặc dù tôi và chồng vẫn sinh hoạt bình thường, cả hai còn nắm rõ lịch trình để quan hệ sao cho dễ có em bé. Nhưng bao hi vọng của hai vợ chồng đều không được đền đáp. Tôi đã nhiều lần tìm đến bệnh viện kiểm tra nhưng kết quả bình thường. Nhiều lúc thấy tôi buồn bã, Vũ đã động viên rất nhiều. Anh khuyên tôi hãy vững tin và tiếp tục hi vọng để có kết quả tốt nhất.
Cho đến một lần đang thu dọn nhà cửa, tiện thể tôi muốn thay mấy cái ga giường bằng chiếu trúc vì thời tiết mùa này có phần oi bức. Trong lúc lật tấm nệm trên giường hai vợ chồng xuống, tôi tình cờ phát hiện bên dưới, có giấu một tập hồ sơ bệnh án của Vũ.
Tôi đã mở ra xem thì thực sự sốc và đau đớn vì bí mật trong đó. (Ảnh minh họa) |
Quá đỗi tò mò vì không biết chồng đã từng mắc bệnh gì mà không thấy nói với vợ, tôi đã mở ra xem thì thực sự sốc và đau đớn vì bí mật trong đó.
Từng chữ của bác sỹ cứ nhảy múa trước mắt tôi, khiến tôi không thể ngồi vững. Thì ra bao lâu nay, Vũ đã lừa dối tôi mà âm thầm đi thắt ống dẫn tinh để hai đứa không thể có con. Căn cứ vào thời gian ghi trong bệnh án, tôi mới biết đó là khoảng thời gian một tuần trước khi hai đứa về chung sống với nhau.
Quá chán nản và tuyệt vọng, tôi đã xé tan quyển sổ bệnh án thành từng mảnh. Chiều hôm đó lúc Vũ đi làm về, nhìn thấy tôi khóc lóc, lại thêm cuốn sổ khám bệnh bị xé dưới nền nhà, thì biết bí mật mình giấu bao lâu nay đã bị vợ phát hiện ra. Anh mong tôi có thể hiểu và thông cảm cho anh.
Vũ bảo rằng anh lo sợ cuộc sống hai vợ chồng sẽ bị xáo trộn, con gái riêng của anh sẽ không còn được tôi yêu thương mà phân biệt đối xử nếu tôi có thêm đứa con khác. Thì ra lý do mà Vũ đưa ra để đoạn tuyệt ước mơ và khao khát làm mẹ chính đáng của tôi là vậy.
Tôi đã yêu anh chân thành, chăm lo cho đứa con riêng của anh hết lòng. Chưa bao giờ tôi nghĩ mình có thêm con lại quay ra xa lánh và thờ ơ với nó. Vậy mà Vũ lại nỡ độc ác đối xử với tôi như vậy. Tha thứ hay bằng lòng tự trọng mà căm thù Vũ đến tận xương tủy, tôi biết phải chọn sao bây giờ?
(Theo Tri thức trẻ)
很赞哦!(4)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2: Khó tin Bianconeri
- Đạt G trở lại sau scandal
- Nếu nghi ngờ xe biển xanh hú còi đi sai, báo CSGT thay vì chặn đầu bắt lùi
- Nafosted sẽ tập trung cụm vấn đề lớn phát triển nhóm nghiên cứu mạnh
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Rizespor, 23h00 ngày 2/2: Chủ nhà khẳng định sức mạnh
- 3 nhóc tì nổi tiếng vừa đáng yêu vừa 'chất lừ' với đồ đen
- Đám cưới của nữ golf thủ gốc Hàn và con trai út nhà tài phiệt
- Những trò trả đũa người yêu cũ dịp Valentine hài hước không giống ai
- Soi kèo góc Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2
- Khán giả bức xúc vì ‘Ca sĩ mặt nạ’ mùa 2 cắt ghép vô lý
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs America Cali, 08h30 ngày 3/2: Tin vào chủ nhà
Chợ xe Chùa Hà ảm đạm, vắng vẻ sau ngày 15.8. Ảnh: Vĩnh Hoàng Anh Phạm Thành Trung (32 tuổi, nhân viên tại chợ xe máy cũ Chùa Hà) cho biết, sau ngày 15.8, lượng xe tiêu thụ tại cửa hàng rất ít, thậm chí như sáng hôm nay (17.8) không bán được chiếc xe nào.
"Trong mọi hợp đồng mua bán của cửa hàng, đều cam kết sẽ làm thủ tục sang tên đổi chủ. Tuy nhiên, lượng khách mua xe cũ vẫn giảm đi đáng kể từ sau khi Thông tư mới được ban hành" - anh Trung nói.
Anh Trung cho biết thêm, giá phí dịch vụ sang tên đổi chủ sau ngày 15.8 cũng có nhiều thay đổi. Trước đây, khách hàng chỉ mất 2 ngày và 2,5 triệu đồng để hoàn thiện giấy tờ sang tên.
Tuy nhiên, sau ngày 15.8, khách hàng cần mất 5 ngày và gần 3 triệu đồng để hoàn tất việc sang tên, đổi chủ đối với xe máy.
Cùng chung tâm lý lo lắng với anh Trung, anh Trần Hoàng Sơn (chủ cửa hàng bán xe cũ trên phố Chùa Hà) cho biết, hiện cửa hàng đang chi nhiều ngân sách hơn để nhập xe mới chưa đăng ký, phục vụ khách hàng.
"Với nhiều thay đổi trong quy định về hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, nhiều khách hàng đã lựa chọn mua xe mới để tránh các thủ tục khi mua xe cũ" - anh Sơn nói.
Mới mua chiếc xe Honda SH150 với giá 92 triệu đồng được 1 tuần, anh Trần Văn Hoàng (Nghĩa Đô, Cầu Giấy) cho biết, dù được chủ cửa hàng cam kết sang tên đổi chủ, nhưng anh vẫn rất bất an."Giá trị xe cao, nếu như không thể sang tên sẽ gây bất lợi cho tôi" - anh Hoàng nói.
Theo quy định, đối với xe đã qua nhiều chủ, người dân đang sử dụng xe không chính chủ cần đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe đó để làm thủ tục thu hồi và đăng ký sang tên mình. Nếu còn giấy tờ mua bán sẽ bị xử phạt hành chính, sau đó làm thủ tục đăng ký sang tên.Nếu không còn giấy tờ mua bán, công an sẽ phải niêm yết công khai trong 30 ngày rồi gửi thông báo cho người đang đứng tên trên đăng ký xe. Khi không có khiếu kiện, công an sẽ ra quyết định xử phạt hành chính sau đó làm thủ tục sang tên.
Thông tư 24/2023 quy định về hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới được quy định trong Luật Giao thông đường bộ, bao gồm:
Đăng ký xe lần đầu; đăng ký sang tên, di chuyển xe; cấp đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; đăng ký xe tạm thời; thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; đăng ký, cấp biển số xe trúng đấu giá (sau đây gọi chung là đăng ký xe); hướng dẫn giải quyết một số trường hợp cụ thể; biểu mẫu, thời hạn sử dụng chứng nhận đăng ký xe, xác định năm sản xuất của xe và biển số xe.
Theo Lao Động
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trước giờ G biển số định danh, Range Rover biển ngũ quý 88888 rao giá 2,3 tỷTrước giờ G áp dụng quy định về biển số định danh, chiếc Land Rover Range Rover biển số ngũ quý 8 (37A – 888.88) ở Nghệ An được rao bán với giá 2,3 tỷ đồng trên mạng xã hội sáng nay, 14/8 thu hút nhiều người quan tâm.">Chợ xe máy cũ ở Hà Nội ế ẩm sau ngày cấp biển số xe theo mã định danh
Nhớ những ngày con còn ấu thơ Đến tuổi mẫu giáo, con phải đi học. Ngày đầu, tôi chở con bằng chiếc Honda 50 màu đỏ tậm tịt, đến nhà trẻ 20/10 nằm ở góc chéo Thợ Nhuộm - Hai Bà Trưng.
Giao con cho cô, tôi vẫn nghe xót ruột tiếng con khóc thét khi cô dẫn vào lớp. Chính tiếng con vừa khóc vừa hét chuyển thành tiếng nấc ấm ức đã giữ tôi loanh quanh cả tiếng đồng hồ, xem con "nhập học" như thế nào.
Những ngày tiếp, mỗi lần đưa con vào lớp, trước khi quay đi, con đều nói một câu, nghẹn ngào, đầy nước mắt: "Chiều bố nhớ đón con về sớm, bố nhé!".
Cô động viên, "anh yên tâm, cháu nào buổi đầu cũng vậy, trẻ con rồi sẽ quen nhanh thôi". Tôi thường bị nhắc: "Anh đi đi, đừng loanh quanh ở đó, con càng khóc, khó cho tụi em". Còn con, vừa cởi dép, lò dò, lò dò đi vào lớp, ngoái cổ quay lại, đẫm nước mắt, nhìn bố.
Buổi chiều, tôi thường trốn về sớm để qua trường đón con. Tôi nấp ngoài cửa lớp, xem con ăn cháo, chơi đùa, học múa, hát. Bát cháo trường loáng thoáng một vài hạt thịt băm, nguội ngắt. Cổng trường có một dãy hàng quán. Sáng bán sữa, chiều bán cháo bột, mì, quẩy... Đồ ăn thức uống ở đây chất lượng cao, ngon hơn so với bữa ăn hàng ngày của lũ trẻ.
Vào mỗi kì lương, tôi dắt con gái ra cổng trường ăn quà trước khi về nhà.
Sẽ không bao giờ có thể quên được ánh mắt mừng rỡ và những bước chạy của con khi thấy tôi xuất hiện ở cửa lớp học cuối mỗi buổi chiều. Con thường quên cả chào cô, chào bạn, vội vàng chạy đến chỗ để dép và lao vào trong vòng tay của tôi.
Cuối năm 1989, tôi mang con theo trong chuyến công tác phía Nam cả tháng. Mấy ngày đầu phải đi Biên Hoà, tôi gửi con ở nhà bà bác, ngay ngã ba Điện Biên Phủ - Nguyễn Thiện Thuật (Quận 3, TP.HCM). Tỉnh xếp đoàn ăn ngủ, làm việc tại nhà khách công vụ. Chiều nào con cũng ra cửa, ngóng bố.
Không thấy tôi về, con khóc, không chịu vào nhà, không ăn, không ngủ. Mọi người dỗ sao cũng không nghe. Bà bác, chị tôi và mấy đứa cháu nghe con khóc dai dẳng xót ruột không chịu được, đành bảo cậu út, lấy Honda chở con lên Biên Hòa.
Con ở lại với tôi gần tháng suốt đợt công tác. Đêm đêm hai cha con ôm nhau ngủ. Con mặc quần cộc, áo hoa, suốt ngày lăn lê nằm bò ra sàn nhà, xem tôi vẽ...
Sau gần ba chục năm, tôi quay quắt nhớ lại những chuyện này. Người lớn thường nhớ dai, tụi trẻ ngược lại. Nhớ chuyện con đi học, nhớ cô giáo của con, nhớ những ông bố, bà mẹ đứng chờ con ở cổng trường mỗi buổi chiều...
Tóm lại, tôi nhớ tất cả những gì liên quan đến con. Chắc con sẽ rất ngạc nhiên, sao hôm nay lẩn thẩn, tôi lại nhắc những chuyện này. Tôi là ông bố, chả cần ghi nhật kí như thời trẻ, vẫn nhớ hết, nhớ dai.
Sau khi học cấp 3 trường Amsterdam, con tự tìm đến một trung tâm du học, tự làm đơn, hồ sơ theo một chương trình giao lưu văn hoá Việt - Mỹ. Tôi chỉ được biết và chấp nhận khi mọi việc gần như đã hoàn tất. Con mang gene tôi, tất cả mọi thứ đều tự quyết, dám làm và chịu trách nhiệm.
Tôi đưa con đi phỏng vấn xin visa vào Mỹ ở Láng Hạ. Con tỏ ra lo lắng, nhưng chuyện xin visa thuận lợi. Chỉ chờ vé máy bay và lên đường.
Tết đầu tiên xa nhà, từ Ohio, con viết cho tôi bức thư, gửi một người bạn từ Mỹ về Hà Nội nghỉ Tết. Tôi đã đọc bức thư không chỉ một lần với một tâm trạng thật đặc biệt, lần nào mắt cũng cay xè. Cảm nhận rất rõ của tôi là con viết hay, tình cảm và rất già.
Thư viết đại ý: "...Con đã đến được nơi con cần đến, để tránh xa những cuộc cãi vã triền miên của bố mẹ, mặc dù con biết bố đã tìm mọi cách giấu con và em Mi". Cuối thư, con kể, Mi đã viết cho con, khuyên rằng chị phải thông cảm với bố, vì bố cũng có những nỗi khổ riêng. Con kết thúc bức thư bằng 3 chữ, "con yêu bố!".
Tôi đã để bức thư ấy dưới gối, mỗi đêm lặng lẽ trở về, đọc đi đọc lại nhiều lần với tận cùng xót xa.
Hai năm sau, cuộc hôn nhân hai mươi năm của tôi kết thúc. Trời đã định như thế. Tôi rời khỏi ngôi nhà 25 Phan Đình Phùng, hai bàn tay trắng để lại bước vào một cuộc mưu sinh mới. Số phận, điều mà trước đó tôi chả mấy khi tin, đã gọi tên tôi, như được ông trời định đoạt sau gần 6 năm cố gắng níu kéo.
Năm 2005, tôi được tháp tùng chuyến đi của Thủ tướng Chính phủ, thăm chính thức nước Mỹ sau 30 năm kết thúc chiến tranh và 10 năm bình thường hoá quan hệ giữa 2 nước. Tôi đã đến Washington D.C, ở khách sạn Mayflower, khá gần với căn hộ con thuê trên đường Connecticut.
Ba năm sau khi con rời Hà Nội, giờ tôi mới được gặp lại con. Cũng là 3 năm khó khăn nhất trong quan hệ của cha con tôi với không ít những thị phi, những đồn thổi ác ý.
Con trưởng thành sau những tháng năm tự lập, hình như càng già dặn, càng lì. Cha con tôi dắt nhau đi chơi. Trước khi tạm biệt, con ôm tôi, nhìn tôi bảo, ngần ấy ngày, con muốn hỏi lại bố một vài chuyện đã qua, muốn nhận từ bố một câu trả lời mà không được... Ánh mắt con thật buồn.
Trên đường bay từ Boston sang Ottawa, tôi đã dành trọn những ý nghĩ về con. Qua Ottawa, tôi đã "chat" với con liên tục. Con bảo đã từng vô cùng giận bố, đã chờ ngày gặp bố để trút nỗi giận hờn chất chứa suốt nhiều năm. Không hiểu sao, sau ngần ấy năm chờ đợi, gặp bố, con lại không nói được. Một là, xung quanh bố lúc nào cũng đầy bạn bè, nên cuộc nói chuyện nào cũng dở dang. Hai là, mỗi khi đứng trước bố, con luôn cảm thấy mình bé nhỏ, mất cả tự tin về những gì con đã chuẩn bị, suốt những năm tháng buồn tủi đã qua...
Tôi nhớ như in cảm giác đã xót xa thế nào trên chặng bay ngắn từ Boston sang Ottawa. Làm thủ tục vào khách sạn ở Ottawa xong, tôi cuống cuồng vội lao vào phòng tìm cách mở máy tính để chat với con. Thời điểm cuối tháng 6/2005, kiến thức về internet của tôi bằng 0. May có nhân viên khách sạn kịp thời hỗ trợ, tôi mới liên lạc được. Dù chưa bù đắp được gì cho những buồn tủi của con, nhưng chuyến đi và hơn 1 tuần ở cùng con đã hàn gắn được phần nào những vết nứt tình cảm giữa hai cha con.
Yêu thương không phải bao giờ cũng cần diễn đạt bằng lời. Yêu thương càng không cần kiểm điểm, thanh minh. Vượt qua giận hờn buồn tủi, phương thuốc hữu hiệu nhất vẫn chính là thời gian...
Ra trường, con ở lại làm việc cho một công ty kiểm toán tại Washington D.C. Công việc ổn định, con thường xuyên đi về giữa Washington D.C và Hà Nội. Năm 2008, con gái thứ 2 - Anh Bui Mimi, theo gương chị tự làm tất cả mọi thứ cần thiết để sang học ở San Francisco. Một năm sau, vào đại học, con chuyển đến học tại American University, Washington D.C. Hai chị em ở cùng nhau, vẫn căn hộ trên đường Connecticut. Mọi việc sáng hơn, thuận hơn, cả vật chất và tinh thần.
Năm 2012, tôi đi Cuba và trở về Mỹ khoảng giữa tháng 9. Hai đứa nhỏ ra sân bay Dulles đón tôi lúc hơn 2h sáng. Ở Washington D.C 3 ngày, tôi cùng hơn ba chục người trong đoàn đi New York. Loanh quanh gần 2 tuần, chúng tôi rong ruổi khắp các thành phố từ miền Đông qua miền Tây nước Mỹ. Khi đoàn từ Los Angeles về Hà Nội, tôi một mình bay trở lại miền Đông chơi với hai đứa nhỏ. Có thể nói, đây là những ngày vui vẻ nhất của cha con tôi sau đúng 10 năm, kể từ khi con rời Việt Nam đến nơi con muốn.
Vết thương nào rồi cũng sẽ lành, dù vết sẹo có thể chỉ mờ dần không hết. Tôi đã ở với 2 đứa cả chục ngày. Ngày 10/10, tôi bay về Hà Nội. Còn 16 ngày nữa thì Mimi đủ 21 tuổi. Lễ sinh nhật lần thứ 21 đối với người Mỹ cũng như một số nước phương Tây là một ngày lễ quan trọng. Hai con rủ tôi ở lại đến sinh nhật Mi, nhưng không thể vì tôi còn bao nhiêu việc trong cuộc trường chinh để mưu sinh.
Những ngày đầu tôi về ở với tụi nhỏ, một số cư dân người Việt trong tòa nhà xì xào với nhau là con gái có bạn trai mới - một anh chàng đầu trọc. Chỉ đến khi tôi chuẩn bị về, con gái mời bạn bè đến nhà chơi, mọi người mới vỡ lẽ.
Một ngày cuối tuần, con chở tôi đến nhà bạn. Trên đường, tiện ghé đón một người bạn không có xe. Tôi ngồi ghế trước, đang điện thoại với Việt Nam. Cô bạn của con lên xe, rất lễ phép: "Em chào chị, em chào anh". Kết thúc cuộc điện thoại, tôi quay lại bảo: "Anh cũng chào em. Xin giới thiệu, anh là ông thân sinh ra chị Mino". Con bé ô a ô a, mặt đỏ lựng, xin lỗi rối rít. Kể ra 2 lần nhầm thế, nếu có chút ngầm sung sướng, cũng là bình thường. Vậy là mình vẫn chưa già.
Tháng 10, Washington D.C thoáng xen những ngày khá lạnh, cây bắt đầu thay lá, cảm thấy như mùa đông đang sắp về. Hai đứa nhỏ, đứa đi làm, đứa đi học. Sáng, tụi nhỏ thả tôi ở đâu đó. Hẹn gặp lại nhau vào buổi tối. Chuyến đi này, tôi lang thang nhiều hơn so với những lần đã đến đây.
Con bay đi rồi. Lần này về, con chính thức giới thiệu bạn trai - một anh chàng Việt, có nét giống Trung Quốc, không mới. Tôi nghĩ mãi về chữ "hạnh phúc và số phận" trong ngày gia đình bạn trai con "dạm ngõ".
Chẳng hiểu có phải tôi chưa kịp chuẩn bị để làm "bố vợ phải đấm" hay vì quá yêu con, nên chưa bao giờ tôi mong con lấy chồng hay cảm thấy sốt ruột chuyện lấy chồng của con. Con ở Mỹ, loanh quanh cũng sang năm thứ 13 rồi.
Ban đầu, định sẽ chỉ viết đôi điều, ghi lại cảm xúc khi tiễn con đi. Sau 5 tháng, thành bản tóm tắt tiểu sử, rất dài. Con đang chuẩn bị cho một dự định mới, một quyết định quan trọng nhất của đời người. Mới đấy mà đã hơn ba chục năm rồi.
Thành phố giờ không ruộng, không trâu. Chả hiểu sao ngày xưa các cụ lại đánh giá cao "ruộng sâu trâu nái" thế? Con là con gái đầu lòng, sau con là hai em gái.
Nhiều lần, con bé út Bui Lucky hỏi tôi, "bố viết về chị Mi, về con rồi, sao bố không viết về chị Mino?". Những hồi tưởng này, như một món quà tặng con gái đầu lòng Anh Bui Minô, trước khi lấy chồng!
Ông bố một đời lang bạt xốn xang dựng vợ gả chồng cho 2 con những ngày cuối năm
Bạn bè gặp nhau ai cũng bảo tôi hạnh phúc, khi chỉ vài tháng cuối năm 2023 này, dựng vợ gả chồng cho cả hai đứa con, trong khi con họ đã trên ba nhăm mà còn chưa có gì.">Bức thư khiến ông bố cay xè mắt và món quà ngày con đi lấy chồng
Ngoài ra, Sở VH&TT Hà Nội yêu cầu đơn vị tổng duyệt chương trình trước 3 ngày diễn ra là không hợp lý vì: "đội chi phí ăn ở, đổi vé máy bay… cho nghệ sĩ và ê-kíp từ Sài Gòn ra". Theo Vietart, thông thường việc tổng duyệt diễn ra trước 1 ngày hoặc sáng/chiều cùng ngày biểu diễn.
“Thời gian tổng duyệt của Ngôi sao Phương Nam số 10bị thay đổi theo yêu cầu của Sở VH&TT là vào hồi 14h ngày 12/10/2022 (chương trình chính thức diễn ra 2 đêm 15-16/10/2022 - PV) cùng địa điểm Nhà hát Lớn Hà Nội và cùng ngày tổng duyệt kèm tổ chức biểu diễn đêm nhạcPhú Quang - Miền ký ứcdo bà Phạm Thị Mỹ Hoa - Phó Giám đốc Sở VH&TT phê duyệt.
Với chức vụ là người quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật, bà Phạm Thị Mỹ Hoa cần biết rằng một chương trình đang tổng duyệt và chuẩn bị tổ chức thì đã được sắp xếp sân khấu đầy đủ, không thể phù hợp cho việc tổng duyệt một chương trình khác ngay trên sân khấu đó.
Thêm vào đó, chúng tôi tự đặt câu hỏi rằng: Tại sao đêm nhạc Phú Quang – Miền ký ứctổng duyệt cùng ngày biểu diễn chính thức, trong khi chúng tôi bị thay đổi thời gian tổng duyệt trước 3 ngày. Có thể thấy cán bộ giải quyết hồ sơ của Sở VH&TT đã có hành vi gây phiền hà cho chúng tôi trong việc thực hiện thủ tục hành chính và tổ chức chương trình”, đại diện Vietart nêu.
Phía Vietart cũng cho rằng, Sở VH&TT Hà Nội yêu cầu đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, cung cấp văn bản chấp thuận đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả vở cải lương Tiếng trống Mê Linhlà vi phạm quy định về thủ tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo Nghị định số 144/2020/NĐ-CP.
Do đó, Vietart khởi kiện đòi Sở VH&TT Hà Nội bồi thường thiệt hại 672.831.879 đồng tiền chi phí sản xuất chương trình; 1.000 đồng tiền bồi thường về danh dự cho công ty; yêu cầu Sở VH&TT Hà Nội phải xin lỗi công khai.
Vì đại diện Sở VH&TT vắng mặt, chủ toạ phiên toà đã đọc ý kiến của Sở này về nội dung Vietart cho rằng “Sở VH&TT gây phiền hà, khó khăn...”. Nội dung ý kiến như sau:
“Năm 2022, Sở VH&TT tiếp nhận và xử lý 355 hồ sơ đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Các tổ chức, cá nhân đến thực hiện thủ tục hành chính đều được nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hành chính, cán bộ tại bộ phận một của tiếp đón niềm nở, hướng dẫn tận tình theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. 100% hồ sơ trả kết quả đúng thời gian theo quy định.
Ngoài vở cải lương Tiếng trống Mê Linh, năm 2022 Vietart còn đề nghị tổ chức biểu diễn 4 chương trình nghệ thuật khác. Các hồ sơ này của công ty đều được Sở VH&TT xử lý giải quyết, trả kết quả theo đúng quy định, không chậm muộn, không gây phiền hà cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc Vietart cho rằng Sở VH&TT gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân là chưa khách quan và đúng bản chất vấn đề”.
Về yêu cầu bồi thường thiệt của Vietart, Sở VH&TT không chấp thuận.
Với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Vietart trong vụ kiện, luật sư của đơn vị này cho rằng, một doanh nghiệp đi kiện cơ quan Nhà nước là hơi hiếm. Luật sư của Vietart bác bỏ toàn bộ quan điểm của bên bị kiện vì "dài dòng, không chứng minh được vấn đề".
Ngày 2/8, toà sẽ tiến hành tuyên án.
NSƯT Hùng Minh 'Tiếng trống Mê Linh' nhập viện cấp cứuNghệ sĩ Hoa Lan đưa chồng - NSƯT Hùng Minh nhập viện cấp cứu do bệnh trở nặng, sức khỏe yếu.">Sở Văn hoá và Thể thao bị kiện ‘gây phiền hà thủ tục hành chính’
Nhận định, soi kèo Al Masry vs Wadi Degla, 19h30 ngày 4/2: Cửa trên đáng tin
Ông Phan Văn Hùng - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam (đứng) cho rằng, bộ phận lớn NCT ở độ tuổi 60-69 vẫn còn đủ sức khoẻ, trí tuệ để tham gia lao động, sản xuất - Với bộ phận NCT có học vấn cao thì nên tận dụng trí tuệ của họ như thế nào, theo ông?
Đây là nguồn lực rất lớn, rất quý báu, trong khi nước ta còn chưa giàu. Chúng ta cần phải tận dụng, huy động NCT tham gia phát triển kinh tế, xã hội.
Sức khoẻ của NCT có thể giảm so với trước, nhưng trí tuệ vẫn sáng suốt, vẫn có thể làm việc, với tiềm năng rất lớn. Để khai thác tiềm năng này, Nhà nước ta đã có chính sách kéo dài thời gian làm việc của cán bộ, công chức có trình độ Tiến sỹ, học hàm PGS, GS trong các cơ sở đào tạo.
Luật NCT cũng đã đề cập đến chính sách phát huy vai trò của NCT tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm để phát huy tiềm năng NCT có học vấn cao tham gia các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, phản biện chính sách, tham gia giảng dạy, giữ gìn di sản văn hóa dân tộc…
- Đặc điểm dân số già của Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì so với các quốc gia trong việc tạo công ăn việc làm cho NCT, thưa ông?
Tốc độ già hóa của Việt Nam nhanh hàng đầu thế giới vì thế ứng phó của chúng ta chưa kịp. Chúng ta có Luật Người cao tuổi ban hành vào năm 2009 nhưng đã lạc hậu rồi. Luật Việc làm không đề cập tới NCT. Một số bộ luật khác cũng chưa đề cập đầy đủ.
Việt Nam là một nước phương Đông nên vẫn còn tư tưởng “ốm tha già thải”. Nhưng chúng ta không biết rằng cách đây 50-60 năm hoặc xa hơn nữa, tuổi thọ người Việt Nam rất thấp - 50 tuổi đã là già. Còn bây giờ tuổi thọ người Việt lên tới 74 tuổi, có những khu vực thành thị còn cao hơn. Vì thế, 60-69 tuổi vẫn còn khoẻ mạnh.
Quan điểm của người phương Đông là già thì nghỉ, ở nhà trông cháu. Lối suy nghĩ đó không còn phù hợp với thực trạng nữa.
Thứ hai, độ tuổi 60-69 của NCT Việt Nam chiếm quá nửa, tức là NCT Việt Nam còn trẻ hơn rất nhiều so với các nước khác. Bản thân NCT ngồi không một chỗ cũng thấy mình lãng phí, kể cả là có lương hưu.
- Theo quan sát của ông, NCT ở các nước đang được cộng đồng của họ tận dụng như thế nào để không lãng phí nguồn nhân lực, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho lực lượng lao động chính?
Các quốc gia trên thế giới cũng đều nhận ra tiềm năng, vai trò của NCT. Ở Úc và Đức, Chính phủ hỗ trợ NCT đào tạo lại, chuyển đổi sang nghề mới và họ đầu tư rất lớn cho các hạng mục này. Thái Lan già hóa dân số sớm hơn chúng ta và họ cũng có những chiến lược đào tạo, chuyển đổi nghề cho NCT khi họ không làm nghề cũ được nữa. Họ thống kê ra những ngành nghề mà NCT có thể tham gia được một cách hiệu quả, sau đó tổ chức giới thiệu những ngành nghề đó tới NCT, kết nối NCT với người sử dụng lao động.
Ở Nhật Bản, chúng ta có thể bắt gặp những lái xe taxi 70-80 tuổi. Với các trí thức bậc cao, có học vấn thì hầu như người ta không nghỉ hưu, mà làm việc suốt đời.
Năm ngoái, tôi có tham dự hội thảo các nhà khoa học trên thế giới gồm 50 quốc gia, chủ trì là Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ. Các chuyên gia đều tập trung nhiều vào người già châu Á vì châu Á chiếm 60% NCT trên thế giới.
Các nhà khoa học nói rằng, loài người đang đứng trước 2 vấn đề mới kể từ khi chúng ta xuất hiện, đó là biến đổi khí hậu và già hóa dân số.
Ứng phó với già hóa dân số chưa có một quốc gia nào thành công cả, kể cả Nhật Bản và Singapore. Chính vì thế, các nhà khoa học khuyến cáo các quốc gia nên xây dựng lộ trình già hóa dân số khoẻ mạnh, hạnh phúc đến năm 2050. Chúng ta phải chuẩn bị từ bây giờ, nếu không, sẽ không kịp.
Trong vấn đề già hóa dân số, đừng chỉ nhìn già hóa là gánh nặng, mà còn phải nhìn thấy ở đó những tiềm năng, cơ hội để phát triển và tăng trưởng kinh tế. Ví dụ như chúng ta có thể phát triển các ngành nghề phục vụ NCT. Đặc biệt, NCT không chỉ là gánh nặng mà còn là nguồn lực để phát triển, tăng trưởng nếu chúng ta biết tận dụng năng lực của họ. Nếu các quốc gia không tranh thủ được nguồn lực này thì sẽ già hóa không thành công.
LTS: Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, chỉ 1/3 số người cao tuổi Việt Nam có lương hưu, và các trợ cấp khác. Hầu hết lao động người cao tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương – không có hợp đồng, lương thấp, không được đóng bảo hiểm…
Tuy nhiên, có một thực tế là, hơn một nửa người cao tuổi Việt Nam đang ở độ tuổi 60-69 – độ tuổi mà hiện nay nhiều người vẫn còn khoẻ mạnh, minh mẫn. Nhưng một phần do không tìm được công việc phù hợp, một phần vì tư tưởng cũ, họ chưa được tận dụng hết sức khoẻ, trí tuệ của mình, gây ra lãng phí cho chính người cao tuổi và cả cho đất nước.
VietNamNet giới thiệu tuyến bài Già hoá dân số và việc làm cho người cao tuổinhằm làm rõ hơn về vấn đề này.
">Người già còn sức khoẻ, trí tuệ có thể làm việc suốt đời
- Mới lớp 2 nhưng Yến Nhi đã sở hữu fanpage lên tới 10 nghìn người theo dõi.
Trong làng mẫu nhí Hà Thành, cái tên Nguyễn Đặng Yến Nhi không phải là một cái tên xa lạ. Cô bé lớp 2 với gương mặt xinh xắn, đôi chân dài và khả năng vũ đạo xuất sắc vừa trở về với danh hiệu Á quân cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ nhí 2014 nhưng ít ai biết rằng trước đó, Yến Nhi đã từng khổ luyện và tham gia học nhảy, làm mẫu từ khi mới lên 5.
Nguyễn Đặng Yến Nhi là một cái tên nổi bật trong làng mẫu nhí không chỉ nhờ gương mặt và chiều cao 1m24 mà còn do khả năng vũ đạo, diễn xuất cực giỏi.
Cô bé được mệnh danh "Tiểu Hồ Ngọc Hà" sau khi xuất sắc thể hiện phần thi nhảy của mình trong cuộc thi Bước nhảy Hoàn vũ nhí 2014
Mới lớp 2 nhưng Yến Nhi đã sở hữu fanpage lên tới 10 nghìn người theo dõi.
Trò chuyện với chị Tuyết Anh, mẹ của Yến Nhi, bà mẹ trẻ cho biết, ban đầu chị chỉ định cho con gái học nhảy, đi làm mẫu để Nhi đỡ nhút nhát chứ không nghĩ con lại có năng khiếu và đam mê đến thế. “Yến Nhi là một cô bé rất đặc biệt. Tôi đã từng thấy có những khi con bị chấn thương, bật cả móng chân chảy máu đầm đìa, khó thở khi thử một động tác khó…vậy nhưng con vẫn tiếp tục thực hiện, không kêu ca, không khóc lóc. Việc học nhảy đẽ rèn giũa cho một cô bé 5 tuổi nhút nhát ngày ấy trở nên kiên trì và bạo dạn như bây giờ”.
Thời điểm biết ban tổ chức cuộc thi Bước nhảy Hoàn vũ nhí thông báo tuyển thí sinh, Yến Nhi cũng đã từng tham gia nhiều chương trình nhỏ, đoạt một vài cúp và huy chương nhưng chưa bao giờ được chính thức đặt chân lên một sân khấu lớn đến như vậy. Cô bé nhỏ tuổi nhất cuộc thi bất ngờ đã vào đến vòng chung kết và đoạt danh hiệu Á quân.
Hóa thân thành “nữ hoàng giải trí” Hồ Ngọc Hà trong bài dự thi Đêm chung kết Bước nhảy Hoàn vũ nhí 2014, cô bé út ít của chương trình Yến Nhi đem lại tiết mục hết sức thành công khiến khán giả phải trầm trồ, ngạc nhiên. Những bước nhảy xuất thần của cô bé khiến Hà Hồ cũng phải rung động. Yến Nhi được nhiều người yêu mến gọi tên “Tiểu Hồ Ngọc Hà” từ đó.
Yến Nhi (váy đỏ ngoài cùng bên trái) đăng quang Á quân Bước nhảy hoàn vũ nhí khi tuổi nhỏ nhất cuộc thi
Hồ Ngọc Hà từng "thổn thức" vì màn trình diễn của Yến Nhi
Hình ảnh Yến Nhi xuất hiện trên trang web của một nhãn hàng thời trang có tiếng ở Việt Nam
Hình ảnh về cô bé 7 tuổi này được nhiều khán giả tìm kiếm. Thậm chí, một bộ phận người hâm mộ còn lập một fanpage có tên Hội những người yêu quý bé Yến Nhi Bước nhảy hoàn vũ nhí.
Trong fanpage này, hầu hết đều khen ngợi vẻ đẹp dễ thương của Yến Nhi. Các thành viên của hội cũng thường xuyên cập nhật những hình ảnh mới của bé, đặc biệt là hình ảnh biểu diễn trên sân khấu của Yến Nhi.
Trở về từ cuộc thi, Yến Nhi lại quay về là cô bé học sinh lớp 2 của trường tiểu học Trưng Vương, Hà Nội. Khi được hỏi liệu Yến Nhi có mắc “bệnh sao” sau khi nổi tiếng, chị Tuyết Anh tâm sự “Con gái chỉ mới 7 tuổi, chưa biết thế nào đã là nổi tiếng. Con vẫn nhõng nhẽo và thỉnh thoảng hay khóc nhè làm nũng mẹ. Yến Nhi rất hoà đồng với các bạn và được thầy cô quý mến. Tôi vẫn ưu tiên cho con đi học văn hoá đều đặn, chỉ những ngày cuối tuần được nghỉ học, Yến Nhi mới được phép đi diễn hoặc chụp mẫu cho các hãng thời trang”.
Một số hình ảnh đẹp của "Tiểu Hồ Ngọc Hà" Nguyễn Đặng Yến nhi:
(Theo Khám phá)
">Vẻ đẹp mẫu nhí 7 tuổi được mệnh danh “Tiểu Hồ Ngọc Hà”
- Công thức chung cho các món salad nên có những thứ sau: Rau (rau cải mầm, xà lách, Rocket, cải bó xôi...), củ quả (dưa chuột, cà chua, táo xanh, quả oliu, quả bơ...). Protein (trứng gà luộc, lườn gà luộc hoặc áp chảo, thịt thăn bò, tôm, thăn lợn luộc áp chảo, thịt xông khói, cá hồi....)
Salad ngon miệng, đưa cơm cho những người ăn kiêng Ngoài ra, bạn cho thêm các loại hạt tăng sự béo ngậy và giòn ngon (óc chó, hạt điều, hạt bí... Các loại củ quả có mùi vị (hành tây, củ cải...).
Nước xốt trộn là thứ không thể thiếu với salad. Bạn có thể tham khảo một số cách pha chế sau:
Lườn gà nướng ăn kèm măng tây, nấm và salad trộn dầu dấm Nước xốt trộn dầu dấm:
Bạn pha xốt dầu dấm: Hai thìa canh dầu ôliu + 1 thìa canh dấm táo (hoặc nước cốt chanh) + 1/2 thìa cà phê muối tinh (tuỳ vào lượng salat mà có thể thêm bớt tỉ lệ dầu dấm) + 1/3 thìa cà phê hạt tiêu + 1 gói đường ăn kiêng.
Xốt chanh leo:
Cách 1: Hai quả chanh dây nạo lấy ruột, đem đun sôi không cho thêm nước, chỉ cần sôi bắc xuống luôn.
Ta dùng một cái rây lọc lấy phần cốt + pha thêm chút đường ăn kiêng + hai thìa xốt mayonnaise kewpie + một thìa creamchese trộn thật đều (Nếu bạn không có creamcheese thì thay bằng một miếng phomai con bò cười) + 1/3 thìa cà phê muối tinh + 1/3 thìa cà phê hạt tiêu xay + 2 thìa cà phê mù tạt vàng + 1 thìa cà phê dấm táo + 2 thìa cà phê dầu ôliu. Sau đó, trộn thật đều, để các nguyên liệu tan đều.
Cách 2: Chanh dây lọc lấy nước cốt, để lại một ít hạt trang trí cho đẹp, còn lại bỏ đi. Nước cốt chanh dây pha với 1 gói đường ăn kiêng, xíu muối, 3 thìa canh nước trắng, cho tất cả vào chảo đun nhỏ lửa cho sền sệt, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Tiếp đến, bạn cho 1 miếng bơ vào, bơ tan tắp bếp là xong phần nước xốt chanh dây.
Xốt sữa chua:
Một hộp sữa chua không đường đường + một gói đường ăn kiêng + hai thìa canh dấm táo hoặc chanh + 1/3 thìa cà phê muối tinh + hai thìa canh xốt mayonnaise kewpie nắp đỏ + 1 thìa canh dầu ôliu, trộn thật đều sánh mịn.
Lưu ý: Phần salad và nước trộn bạn nên để riêng, khi nào ăn mới trộn, ăn đến đâu trộn đến đó sẽ tươi ngon và giòn và tránh bị nhũn nát. Bạn cho các nguyên liệu vào tủ lạnh trước khi ăn cũng làm cho món salad ngon hơn.
Nhanh gọn hơn mọi người có thể mua sẵn các loại xốt đóng chai sẵn cho nhanh.
Các món thịt, cá, hải sản... nên trộn với dầu oliu hoặc bơ, muối, các loại lá thơm khô, hạt tiêu, tỏi...đem nướng hoặc áp chảo ăn kèm với các loại salad hoặc rau củ nướng, áp chảo, luộc...Người hướng dẫn: Tô Hưng Giang
Đổi vị với thạch rau câu bí đỏ hạt chia
Bí đỏ là loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Bạn hãy thử đổi vị cho cả nhà với thạch rau câu bí đỏ, hạt chia nhé.
">Cách làm nước xốt salad ngon miệng cho những người ăn kiêng