您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Trần Hồ Hà Đan phát tờ rơi để mưu sinh thi Hoa hậu Chuyển giới VN
NEWS2025-02-12 12:10:21【Giải trí】6人已围观
简介Trần Hồ Hà Đan (SBD 221) mang đến phong cách cá tính với mái t&oagiá vàng sjc hôm nay tại hà nộigiá vàng sjc hôm nay tại hà nội、、
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/001-hadan-1249.jpg)
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/002-hadan-1250.jpg)
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/003-hadan-1251.jpg)
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/004-hadan-1252.jpg)
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/005-hadan-1253.jpg)
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/006-hadan-1254.jpg)
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/007-hadan-1255.jpg)
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/008-hadan-1256.jpg)
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/010-hadan-1257.jpg)
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/ha-han-1258.jpg)
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/7/012-hadan-1259.jpg)
Hà Đan cho biết, Thuỷ Tiên không chỉ là một HLV mà còn là người chị, người bạn luôn quan tâm, chia sẻ với các thành viên trong đội. "Cách chị ân cần, quan tâm đến mọi người làm tôi thấy rất hạnh phúc", người đẹp chia sẻ.
Đỗ Phong
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/5/collage-maker-05-mar-2023-08-49-pm-5283-1535.jpg)
很赞哦!(1479)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Tottenham, 00h35 ngày 10/2
- Mua sữa mùa giãn cách, chỉ cần nhớ 1 cái tên…
- Sun Group hỗ trợ Bắc Ninh 50 tỷ đồng lắp đặt Trung tâm Hồi sức tích cực
- Chán nản với cuộc sống hôn nhân trong mùa dịch
- Nhân định, soi kèo Holstein Kiel vs Bochum, 21h30 ngày 9/2: Tận dụng lợi thế
- Bố lên thăm nhà con gái, chứng kiến cảnh nghẹn lòng
- Đòi hỏi vô lý của tiểu tam sau màn 'dính bầu' giật chồng sắp cưới
- 6 thủ thuật tâm lý giúp người giàu càng giàu hơn
- Soi kèo phạt góc Lecce vs Bologna, 0h00 ngày 10/2
- Ví điện tử gia đình thay con cái chăm sóc cha mẹ thời Covid
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Everton vs Bournemouth, 22h00 ngày 8/2: Chiến thắng thứ tư
Cô ấy dựa vào việc hơn tuổi tôi nên lúc nào cũng đối xử với tôi như một thằng em, mọi chuyện lớn nhỏ gì trong nhà cũng đều tự quyết hết, không coi ý kiến của chồng ra gì.
Trong ngôi nhà này tôi không có tiếng nói, bố mẹ vợ cũng rất coi thường tôi và bênh con gái. Cũng phải thôi, đến vợ tôi nói chuyện với chồng còn nói trống không, nhiều lúc mày tao với chồng luôn thì ai còn cảm thấy cần phải tôn trọng tôi nữa.
Nhà vợ tôi là dân buôn bán, có nhiều cái ở với họ tôi không cảm thấy hợp. Trước yêu nhau vợ tôi giỏi đóng kịch, hiền lành dịu dàng. Mẹ vợ còn bảo tôi năng đến nhà nấu ăn các món cho tôi.
Lúc đó họ bảo tôi là trai tỉnh, họ lại chỉ có mỗi một cô con gái, thôi thì ở rể cho vui cửa vui nhà, họ coi như cũng có thêm một người con trai. Tôi thấy vậy cũng không sao, nên đồng ý.
Nhưng từ khi về ở rể tôi mới thấy vợ mình khác hẳn, không hiền tí nào, cô ấy trở nên giống hệt mẹ. Mẹ cô ấy thì nói tục như cơm bữa, lô đề cờ bạc, và bia rượu không thua gì đàn ông. Vợ tôi giống mẹ cả cái "nết" rượu.
Lúc bình thường cô ấy vẫn còn trong giới hạn tôi có thể chịu được, nhưng khi nào cô ấy uống rượu thì chửi chồng như hát hay, chửi rồi tỉnh rượu lại khóc và xin lỗi.
Chúng tôi có một con trai 4 tuổi. Thực tình tôi rất lo cho con khi có một người mẹ như vậy. Tôi không muốn con chứng kiến những cảnh xào xáo trong gia đình khi mẹ nó lên cơn điên đuổi đánh bố chạy quanh ngõ xóm, có lần tóm được chồng trong lúc đang nóng như lửa, cô ấy còn lên gối vào hạ bộ tôi đau đến chảy nước mắt.
Tất cả cũng chỉ vì cô ấy kiểm nhầm tiền hàng cuối ngày, tra hỏi tôi có lấy không. Tôi đi làm cả ngày biết gì đến tiền nong của cô ấy đâu, nên có chút sẵng giọng khi nói với vợ rằng "tiền nong của em thế nào ai biết!".
Thế mà cô ấy mày tao may tớ chửi tôi, cho tôi ăn đủ thứ, vợ chồng qua lại vài câu cô ấy vùng lên vác ghế đuổi theo tôi.
Tôi đã rất chán cuộc hôn nhân này rồi. Tôi không hợp tính cô ấy, càng không hợp với gia đình nhà vợ. Tôi là người làm việc trong môi trường công sở, đồng nghiệp xung quanh toàn phụ nữ ăn mặc trang nhã nói năng dịu dàng, nhẹ nhàng nên không tránh khỏi việc về nhà so sánh với vợ.
Càng so tôi lại càng chán, tôi thấy rất thấm thía khi trước kia vì yêu mà bất chấp tất cả, cứ quyết kết hôn với người không cùng phông văn hóa với mình, không học hành như mình, tất cả vì cô ấy xinh lại có nhà mặt phố.
Tôi muốn ly hôn nhưng không dám vì nếu làm vậy, gia đình vợ sẽ tước con ra khỏi tôi. Giờ tôi bế tắc trong cảnh bị vợ đánh chửi, gia đình vợ coi thường, tôi sẽ phải sống vậy đến hết đời hay sao?
Theo Dân Trí
Ly hôn 3 năm, vợ cũ báo tin có thai khiến tôi bối rối
Chỉ sau một đêm "thân mật", vợ cũ báo tin có thai khiến tôi bất ngờ. Trong lúc tôi đang bối rối, cô ấy còn đề nghị hàn gắn tình cảm để “gương vỡ lại lành”…
">Bị vợ coi khinh nhưng tôi không thể ly hôn
Ngồi ở hàng lang chờ chồng trao đổi với bác sĩ, chị Đinh Thị Khuyên (SN 1990, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) thấy cánh cửa phòng bật mở. Chồng của chị xuất hiện, nước mắt anh lưng tròng. Một tay anh cầm tờ kết quả xét nghiệm của vợ, tay kia anh đưa ra cho chị nắm.
Quãng đường hơn 40km, anh không rời tay chị, không nói một lời nhưng nước mắt chảy dài. Người chồng quay mặt ra phía cửa xe taxi để vợ không nhìn thấy, nhưng qua bàn tay chồng run run, chị vẫn hiểu anh đang khóc.
Đó là ngày 3/8/2020 - ngày chị Khuyên biết, mình đã nhận “án tử” bởi căn bệnh ung thư.
Sóng gió của gia đình nhỏ
Nhà chị Khuyên và anh Đinh Văn Hoàn (SN 1989) ở gần nhau và họ cùng học chung trường cấp 3. Nhiều điểm chung ấy đã khiến họ xích lại gần nhau hơn.
“Anh tốt, hiền lành và yêu mình thật lòng”, là những lý do để chị gật đầu khi anh Hoàn ngỏ lời.
Họ về chung nhà sau một đám cưới giản dị vào năm 2011. Năm 2012, họ sinh con gái đầu lòng. “Lúc đó, kinh tế gia đình khó khăn lắm do chúng mình còn trẻ, công việc lại chưa ổn định”, chị nhớ lại.
Chị Đinh Khuyên những ngày trên giường bệnh chiến đấu với ung thư. Sau khi sinh con thứ hai vào 2018, năm 2020, chị mang thai con thứ ba. Lúc này, kinh tế cũng đỡ khó khăn hơn trước khi chị trở thành chủ một tiệm spa nhỏ. Họ mạnh dạn vay mượn để xây căn nhà mới. Chị Khuyên không ngờ chính thời điểm này, cuộc đời mình lại bước sang một biến cố khác.
“Lúc mang thai bé thứ 3, tôi phát hiện mình có vấn đề về sức khỏe, cụ thể là đường ruột. Nhưng do mang thai nên tôi không thể nội soi mà chỉ khám bình thường”, chị nói.
Chị đi siêu âm, được kết luận thai nhi phát triển bình thường. Chị chỉ nghĩ đơn giản rằng có thể mình bị rối loạn tiêu hóa do thai kỳ và mua thuốc lợi khuẩn về uống.
Sinh bé thứ 3 được 1 tháng, tháng 8/2020, tình trạng sức khỏe của chị không cải thiện. Người phụ nữ này tiếp tục bị đau, mệt mỏi, không thể ăn và sụt cân.
Lúc này, chị được chồng đưa đến BV ĐH Y Hà Nội để tiến hành thăm khám, nội soi. Khi nhận kết quả, chị ngồi chờ ở ngoài để chồng vào gặp bác sĩ.
Nhìn thấy chồng bước ra không nói gì, chỉ khóc, chị hiểu ra vấn đề. “Trước khi đi khám, tôi cũng tìm hiểu và biết rằng nặng nhất của đường ruột là ung thư nên thấy anh ấy khóc, tôi cũng đoán được. Lúc đó, quá nhiều suy nghĩ hỗn độn trong đầu, tôi không thể khóc, chỉ nghĩ đến 3 đứa trẻ ở nhà, đứa 8 tuổi, đứa 2 tuổi và bé mới sinh…”.
Suốt chặng đường về, anh Hoàn không nói với vợ một lời nào. Nhưng khi về đến nhà bình tĩnh lại, anh nói với chị, có bệnh thì phải chữa.
Chị nói, may mắn nhất của chị là luôn có người bạn đời đồng hành. Trong ảnh, anh Hoàn đang bóp tay khi vợ bị mỏi. “Anh ấy bảo: “Em không cần lo lắng gì cả, cứ yên tâm điều trị. Nếu cần, anh sẵn sàng bán nhà lấy tiền cho em chữa bệnh”. Sau này, tôi cũng từng hỏi sao hôm đó anh khóc nhiều vậy, vì đây là lần đầu tiên tôi thấy anh khóc dữ dội đến thế.
Chồng tôi chỉ nói rằng: “Lúc đó, anh hơi sốc vì không ngờ em mắc ung thư. Suốt thời gian mang thai, em đã mệt và đau nhiều, anh cũng không biết làm thế nào để em đỡ đau. Anh không ngờ em vừa mang thai mệt mỏi, trải qua lần sinh nở không dễ dàng gì lại vướng bệnh. Anh nghĩ đến vợ, đến con nên anh khóc”, chị nhớ lại.
Thời gian sau đó, chồng chị dồn toàn bộ nỗ lực để hỗ trợ vợ chữa trị. Hai vợ chồng vừa xây nhà với khoản nợ chưa trả xong, anh tiếp tục vay mượn tiền để lo cho vợ. Anh gọi điện, gặp gỡ các bác sĩ, những người từng bị ung thư để xin họ hướng dẫn, kinh nghiệm.
Chị Khuyên cũng cai sữa khi con vừa 1 tháng tuổi để chuẩn bị cho đợt phẫu thuật đầu tiên.
Hành trình chiến đấu với "tử thần" của bà mẹ ba con
Chị ở viện khoảng 10 ngày để phẫu thuật. Giai đoạn này, do dịch bệnh Covid-19 nên người nhà bị hạn chế vào bệnh viện. Chồng chị xin nghỉ làm, một mình vào viện chăm lo cho vợ. “Suốt cả quá trình phẫu thuật, các hoạt động vệ sinh, ăn uống… của tôi đều diễn ra tại giường. Chồng hỗ trợ vợ không một lời kêu than”.
Sau phẫu thuật, chị được về nhà nghỉ ngơi vào tuần nhưng sau đó lại nhận được thông báo của bác sĩ, chị phải truyền hóa chất.
“Tháng 9/2020, tôi vào hóa chất đợt đầu tiên. Truyền hóa chất khủng khiếp lắm, mình cảm thấy cơ thể không bình thường nữa, không ăn nổi, chỉ buồn nôn. Đã có lúc, tôi tự hỏi: “Sao mình mới 30 tuổi đã bị bệnh? Mình có đời sống không quá tệ - không hút thuốc, không rượu chè, ăn uống lành mạnh, sao vẫn bị bệnh? Và tôi bắt đầu đọc các sách về sức khỏe để tìm hiểu”, chị Khuyên nói.
"Gia tài" của chị Đinh Khuyên là tình yêu của chồng và con. Người phụ nữ sinh năm 1990 thừa nhận, những cuốn sách như tấm phao cứu sinh khi cuộc đời chị gặp biến cố.
“Những cuốn sách về sức khỏe - tôi đọc hết quyển này đến quyển khác. Từ đó, tôi nhận ra nhiều điều và thay đổi lối sống tích cực hơn như tập thể dục, đi ngủ và dậy sớm… Trước đây tôi lao vào công việc, ít dành thời gian cho bản thân thì nay tôi dành thời gian cho mình nhiều hơn. Dần dần, tôi thấy cơ thể nhiều đổi khác”.
Nhưng điều lớn nhất là những cuốn sách đã giúp chị thay đổi về suy nghĩ, tâm lý. Thay vì bi quan, lo lắng chị đón nhận mọi chuyện một cách nhẹ nhàng, lạc quan hơn.
“Chẳng còn lo sợ, trái lại, tôi cảm thấy ung thư còn cho mình một sự trải nghiệm tuyệt vời. Tôi cảm thấy thấy biết ơn căn bệnh của mình hơn là sự oán trách, tuyệt vọng, buồn chán”, chị nói.
Theo chị Khuyên, khi mắc bệnh chị nhận ra được bản thân đã được yêu thương nhiều đến nhường nào.
Hai bà nội và ngoại luôn thay nhau chăm sóc bé vừa sinh. Khi bé cai sữa do mẹ phải truyền hóa chất, những người phụ nữ có con nhỏ ở làng, xã biết chuyện đã kêu gọi nhau vắt sữa tặng lại cho gia đình chị.
“Mọi thứ ban đầu hơi lộn xộn, xáo trộn một chút nhưng rồi đâu lại vào đấy”, chị cười nói.
Đặc biệt, chị dành rất nhiều tình cảm khi nói về người bạn đời của mình. “Mỗi lần đi truyền hóa chất, người ta thông báo 10, 15, 20 triệu đồng, anh lại tra danh bạ xem còn ai không để vay. Số tiền vay mượn giờ rất lớn nhưng anh quan niệm “còn người còn của”, không cho tôi được phép lo lắng, bi quan.
"Tôi vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu dù ngày mai có thế nào", người mẹ của 3 đứa trẻ cho biết. Vợ được về nhà, anh lại tranh thủ đi làm. Quãng đường cách nhau 40km, anh vẫn đi đi về về để đỡ đần các bà chăm vợ con. Có những lúc tôi mệt cáu gắt hoặc làm gì sai, anh biết đấy, nhưng vẫn im lặng. Tôi biết ơn anh vì điều đó”, chị nói.
Lúc chị Khuyên truyền hóa chất lần 3, chị được các bác sĩ đánh giá tiến triển tốt hơn. Hiện tại, chị đã trải qua 6 lần truyền hóa chất.
“Các lần đầu rất mệt nhưng càng về sau, tôi cảm thấy đỡ hơn có thể do mình thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện và tinh thần lạc quan hơn. Tôi vui vẻ đón nhận mọi chuyện và sẽ tiếp tục “chiến đấu”, chỉ đôi lúc ngồi một mình lại buồn vì thương chồng, thương con.
Con gái lớn (9 tuổi) của tôi, chưa biết ung thư là gì. Cháu chỉ biết mẹ ốm, phải đi bệnh viện. Có lần, cháu ngây thơ hỏi: “Khi nào mẹ không phải đến viện nữa?”. Chắc mẹ đi nhiều quá, cháu nhớ”, chị Khuyên lạc quan kể.
Ngọc Trang
Ảnh: NVCC
Cô gái Hà Nội vượt 'cửa tử' ung thư nhờ tình yêu tuyệt vời
Một ngày tháng 10/2018, Nguyễn Thị Thu Hường (SN 1987, Hà Nội) nhận được tin mắc ung thư sau đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Cầm kết quả trên tay, 2 vợ chồng Hường choáng váng.
">Bà mẹ ba con ở Hà Nội: 'Tôi biết ơn căn bệnh ung thư'
Giữa tình hình căng thẳng leo thang tại Trung Đông, trong đó có xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Lebanon, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon ngày 30/7 khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Lebanon vào thời điểm hiện nay.
Những công dân đang sinh sống ở Lebanon, nếu không có công việc thực sự quan trọng và cấp thiết ở nước sở tại, nên cân nhắc rời khỏi nước này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.
">Việt Nam khuyến cáo an toàn cho công dân tại Israel, Lebanon
Nhận định, soi kèo Everton vs Bournemouth, 22h00 ngày 8/2: Chiến thắng thứ tư
Sáng 31/1, Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc công bố Bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu diễn viên điện ảnh trong tháng 1. Kết quả dựa trên thuật toán phân tích các dữ liệu liên quan gồm: hiệu ứng trên các phương tiện truyền thông, tần suất tham gia sự kiện, mức độ quan tâm của cộng đồng và tương tác trên mạng xã hội... của 50 nghệ sĩ, từ ngày 31/12/2021 đến 31/1/2022.
">Lee Jung Jae đứng đầu top diễn viên nổi tiếng
Ngôi nhà cũ ở quận Nam Từ Liêm của gia đình anh Đức "thuận tiện đủ thứ" từ đầy đủ tiện ích đến việc đi học, đi làm cũng gần. Nhưng cả nhà liên tục ốm đau. Các con 3 tuổi và 5 tuổi của anh ho dai dẳng. Người đàn ông 49 tuổi năm nào cũng trải qua 4 - 5 đợt viêm họng, khó thở.
"Có những hôm 2-3 giờ sáng tỉnh dậy, tôi thấy khó thở vô cùng. Đợi sáng ra, tôi chạy xe máy một mạch ngược lên vùng Hòa Lạc để tìm chút không khí trong lành hít thở", anh kể.
Năm ngoái, gia đình anh quyết định chuyển sang huyện ngoại thành Gia Lâm, chọn khu chung cư nhiều cây xanh để sống. Dù chỗ học, chỗ làm xa hơn, nhưng "ít nhất không khí cũng dễ thở hơn, đỡ hẳn bụi bặm".
">Những người tìm cách trốn ô nhiễm không khí Hà Nội
Nghĩa trang "Đường về cõi tịnh"
Là giám đốc một công ty xăng dầu với nhiều điểm kinh doanh trải khắp tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Nguyễn Xuân Hiệp (SN 1979, trú phường An Đông, TP Huế) vẫn luôn cho rằng, cuộc đời của mình chưa bao giờ là “đủ”.
Tiếp xúc nhiều với anh, chúng tôi mới hiểu hết được “sự thiếu thốn” của con người này.
Khuôn viên nghĩa trang thai nhi “Đường về cõi tịnh”. Nguyễn Xuân Hiệp không phải là cái tên xa lạ với người dân xứ Huế. Hiệp “Bồ Tát” là biệt danh trân trọng của họ khi nói về anh, người đã sử dụng mạng xã hội để kêu gọi hàng tỷ đồng mỗi năm, giúp người nghèo mua quan tài, lo chi phí mai táng.
“Làm thiện nguyện là phát tâm để giúp đỡ những hoàn cảnh khốn khó. Nó có thể là hành động để nâng đỡ những người còn sống nhưng cũng là tấm lòng để tưởng nhớ những người đã khuất.
Làm tốt điều này, tôi mới cho đó là “đủ”. Chỉ thiếu một trong hai thôi cũng khiến con người mình có cảm giác thiếu thốn”, anh Hiệp tâm sự.
Nghĩa trang "Đường về cõi tịnh" được xây dựng từ tâm nguyện của anh Hiệp. Anh Hiệp kể, khoảng 3 năm về trước, anh và nhóm thiện nguyện “Những tấm lòng hảo tâm Facebook” được biết nhiều trường hợp thai nhi với nhiều lý do khác nhau, khi chưa kịp chào đời đã mất và không có nơi chôn cất đàng hoàng.
Những hoàn cảnh này khiến anh Hiệp đau đáu trong lòng, anh quyết định phải xây dựng một “ngôi nhà chung” cho các bào thai bất hạnh.
“Tôi đem tâm nguyện của mình bàn với gia đình và các bạn trong nhóm thiện nguyện, ai cũng đồng lòng, ủng hộ”, anh Hiệp chia sẻ.
Mỗi tháng 2 lần, anh Hiệp và các nhà hảo tâm lại lên nghĩa trang thắp hương. Để biến tâm nguyện thành hiện thực, anh bỏ hơn 100 triệu đồng, cùng với sự góp sức của các nhà hảo tâm, nhóm thiện nguyện do anh Hiệp khởi xướng mua mảnh đất rộng hơn 300m2 trên đường Võ Văn Kiệt (phường An Tây, TP Huế) và bắt tay vào xây dựng nghĩa trang thai nhi.
Giữa năm 2018, sau nhiều tháng xây dựng, nghĩa trang “Đường về cõi tịnh” được hoàn thành, đưa vào sử dụng với tổng kính phí hơn 700 triệu đồng.
Góc khuất nhói lòng
Mới đưa vào sử dụng gần 3 năm, nghĩa trang đã quy tập hơn 500 mộ phần của các thai nhi xấu số. Trong đó, hơn một nửa số thai nhi do chính tay anh Hiệp cùng những người bạn từ thiện trực tiếp chôn cất.
Khu nghĩa trang được chăm sóc chu đáo. Khác với hình ảnh sôi nổi thường thấy của một vị giám đốc trẻ khi hoạt động thiện nguyện, nét mặt Hiệp “Bồ Tát” có chút trầm lắng khi thổ lộ về những hoạt động của anh và nhóm bạn tại nghĩa trang thai nhi.
Theo anh Hiệp, việc xây dựng nghĩa trang miễn phí để đón nhận hài nhi bất hạnh xuất phát từ tâm nguyện giúp cho các sinh linh có mái nhà chung ấm cúng, người thân của họ an tâm nhưng xen lẫn trong đó, anh cũng cảm thấy có những nỗi xót xa.
Mỗi lần tiếp nhận thai nhi tử vong, anh Hiệp cùng nhóm thiện nguyện tự mua đồ làm lễ an táng.
“Tôi đã từng chứng kiến hàng chục thai nhi bị lưu (tử vong trước khi chào đời - PV) được đưa đến nghĩa trang “Đường về cõi tịnh” để chôn cất. Những trường hợp có người thân đưa đến thì không nói, nhưng có nhiều trường hợp, họ để các cháu trước cổng nghĩa trang rồi bỏ đi, nhìn rất tội nghiệp. Khi phát hiện sự việc và tự tay chôn cất các cháu, chúng tôi cảm thấy rất đau xót”, anh Hiệp chia sẻ.
Theo thống kê của người đàn ông này, trong số hơn 500 mộ phần tại nghĩa trang, có khoảng 200 ngôi mộ là thân nhân của những người có hoàn cảnh nghèo hoặc một số phụ nữ trẻ, chưa có gia đình, gặp chuyện bất hạnh.
Mỗi lần tiếp nhận các thai nhi xấu số, anh Hiệp và nhóm bạn thiện nguyện tự bỏ tiền túi, mua dụng cụ và đồ lễ rồi tự an táng cho các cháu cẩn thận. Hàng tháng, vào dịp giữa và đầu tháng (âm lịch), anh Hiệp thường cùng các nhà hảo tâm khác tổ chức dọn dẹp, vệ sinh cũng như cúng bái theo tập tục địa phương cho các mộ phần.
Quang Thành
Vị doanh nhân của những cảnh đời ‘chết không có quan tài’
Mỗi lần nhận thông tin có người nghèo tử vong, anh Hiệp cùng nhóm bạn lại kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền để mua quan tài và giúp họ lo chi phí mai táng.
">Chuyện ở 'ngôi nhà' của hơn 500 sinh linh xấu số