Người dân thuận lợi rút và chuyển tiền vào tài khoản bằng CCCD gắn chíp.

Xác định chuyển đổi số là thách thức, nhiệm vụ hàng đầu, vì vậy ngay khi Ban thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU (ngày 5/2/2022) "Về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", các ngành, địa phương trong tỉnh đã ban hành các kế hoạch triển khai với quyết tâm rất cao để dẫn dắt, định hướng kinh tế số, xã hội số, đưa các tiện ích của công nghệ số vào đời sống xã hội một cách tự nhiên nhất.

Chị Lương Thị Huyền Trang (phường Cao Thắng, TP Hạ Long) cần nộp tiền mặt vào tài khoản. Trước đây chị phải ra phòng giao dịch của BIDV để làm thủ tục, giờ có thể sử dụng CCCD gắn chip để nộp tiền tại cây ATM của ngân hàng. “Với việc nộp và rút tiền bằng CCCD gắn chip giúp tôi không phải mang quá nhiều thẻ ATM một lúc, giảm thiểu rủi ro giả mạo, tiết kiệm thời gian, rất thuận lợi”, chị Trang chia sẻ.

Là người làm nghề Spa, chị Nguyễn Thị Huyền Trang (phường Yết Kiêu, TP Hạ Long) công việc luôn bận rộn, ngày giờ làm không cố định. Vì vậy chị mua bán đồ dùng, lương thực, thực phẩm đặt qua online, thanh toán qua hệ thống ngân hàng. “Các tiện ích số đã giúp tôi mua bán nhanh chóng. Người dân rất thoải mái, tiện lợi, không cần cầm tiền mặt theo, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể giải quyết được các vấn đề”, chị Trang chia sẻ.

Không chỉ ở thành thị, mà ở những địa bàn nông thôn, vùng cao, biên giới, hải đảo của tỉnh, người dân đều có ý thức trở thành những công dân số. Nhờ sự tuyên truyền, hướng dẫn của tổ công nghệ số cộng đồng, chị Phùn Sám Múi (thôn Tân Sơn, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà) đã sử dụng thông thạo điện thoại thông minh để đọc báo, giao dịch hành chính. “Trước thì không biết dùng điện thoại đâu, cần gì là cứ phải đến tận nơi. Giờ có điện thoại thông minh, khi nào nhớ mẹ và bạn bè là gọi video thấy mặt là vui. Tôi đã biết đưa sản phẩm củ cải muối của gia đình đăng bán trên facebook và zalo, qua đó bán được cho nhiều người", chị Múi cho biết.

Quảng Tân là xã vùng cao, có 33% người dân là đồng bào dân tộch thiểu số, trước đây điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Từ khi thực hiện chuyển đổi số, đến nay 10/10 thôn được trang bị hệ thống wifi, lắp đặt 16 camera an ninh tại các nút giao thông trọng điểm. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 98 triệu đồng/năm.

Ông Trần Văn Hậu, chủ vườn cam 68 (xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn) quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội.

Nhiều hộ dân, doanh nghiệp, HTX nông nghiệp trong tỉnh đã chủ động đề xuất và phối hợp hiệu quả với đơn vị chức năng cấp mã số vùng trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cấp mã vạch cho nông sản, mở ra cơ hội đưa nông sản địa phương vào các kênh thương mại uy tín trong nước, lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện có 300 sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3-5 sao của tỉnh được giới thiệu, bán hàng trên các sàn TMĐT.

Ông Trần Văn Hậu, chủ vườn cam 68 (xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn), bán được gần 20 tấn cam các loại, nhiều hơn 5 tấn so với năm trước nhờ tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn đưa sản phẩm lên sàn TMĐT, như ocopquangninh, tiki, sendo...

Thời gian qua tỉnh đã đẩy mạnh “phủ sóng” thanh toán không dùng tiền mặt trong tất cả các lĩnh vực, được đông đảo người dân lựa chọn, từng bước hình thành thói quen của người tiêu dùng.

Trong lĩnh vực du lịch, nhiều doanh nghiệp đã số hóa các cơ sở dữ liệu du lịch nhằm giới thiệu tài nguyên, hệ thống các nhà hàng, khách sạn, giao thông... Thông tin đầy đủ, dễ tiếp nhận trên các giao diện, mang lại tiện ích cho các nhà quản lý, kinh doanh du lịch và du khách.

Phường Yên Giang (TX Quảng Yên) gắn mã QR Code các TTHC, tạo thuận tiện cho người dân tra cứu.

Tỉnh đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Hiện tỉnh cung cấp 69,9% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 30,2% dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, tích hợp 78% lên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% TTHC đủ điều kiện được thực hiện theo quy trình “5 bước tại chỗ” và “5 bước trên môi trường điện tử”, gắn với sử dụng chữ ký số cá nhân, chứng thư số thứ hai trong TTHC; 100% thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đủ điều kiện được số hóa lưu vào kho dữ liệu của người dân trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.

Những đột phá của công nghệ số mở ra những cơ hội số của sản xuất thông minh, xã hội thông minh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Ngọc Trâm (Báo Quảng Ninh)

" />

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Người dân thuận lợi rút và chuyển tiền vào tài khoản bằng CCCD gắn chíp.

Xác định chuyển đổi số là thách thức, nhiệm vụ hàng đầu, vì vậy ngay khi Ban thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU (ngày 5/2/2022) "Về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", các ngành, địa phương trong tỉnh đã ban hành các kế hoạch triển khai với quyết tâm rất cao để dẫn dắt, định hướng kinh tế số, xã hội số, đưa các tiện ích của công nghệ số vào đời sống xã hội một cách tự nhiên nhất.

Chị Lương Thị Huyền Trang (phường Cao Thắng, TP Hạ Long) cần nộp tiền mặt vào tài khoản. Trước đây chị phải ra phòng giao dịch của BIDV để làm thủ tục, giờ có thể sử dụng CCCD gắn chip để nộp tiền tại cây ATM của ngân hàng. “Với việc nộp và rút tiền bằng CCCD gắn chip giúp tôi không phải mang quá nhiều thẻ ATM một lúc, giảm thiểu rủi ro giả mạo, tiết kiệm thời gian, rất thuận lợi”, chị Trang chia sẻ.

Là người làm nghề Spa, chị Nguyễn Thị Huyền Trang (phường Yết Kiêu, TP Hạ Long) công việc luôn bận rộn, ngày giờ làm không cố định. Vì vậy chị mua bán đồ dùng, lương thực, thực phẩm đặt qua online, thanh toán qua hệ thống ngân hàng. “Các tiện ích số đã giúp tôi mua bán nhanh chóng. Người dân rất thoải mái, tiện lợi, không cần cầm tiền mặt theo, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể giải quyết được các vấn đề”, chị Trang chia sẻ.

Không chỉ ở thành thị, mà ở những địa bàn nông thôn, vùng cao, biên giới, hải đảo của tỉnh, người dân đều có ý thức trở thành những công dân số. Nhờ sự tuyên truyền, hướng dẫn của tổ công nghệ số cộng đồng, chị Phùn Sám Múi (thôn Tân Sơn, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà) đã sử dụng thông thạo điện thoại thông minh để đọc báo, giao dịch hành chính. “Trước thì không biết dùng điện thoại đâu, cần gì là cứ phải đến tận nơi. Giờ có điện thoại thông minh, khi nào nhớ mẹ và bạn bè là gọi video thấy mặt là vui. Tôi đã biết đưa sản phẩm củ cải muối của gia đình đăng bán trên facebook và zalo, qua đó bán được cho nhiều người", chị Múi cho biết.

Quảng Tân là xã vùng cao, có 33% người dân là đồng bào dân tộch thiểu số, trước đây điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Từ khi thực hiện chuyển đổi số, đến nay 10/10 thôn được trang bị hệ thống wifi, lắp đặt 16 camera an ninh tại các nút giao thông trọng điểm. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 98 triệu đồng/năm.

Ông Trần Văn Hậu, chủ vườn cam 68 (xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn) quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội.

Nhiều hộ dân, doanh nghiệp, HTX nông nghiệp trong tỉnh đã chủ động đề xuất và phối hợp hiệu quả với đơn vị chức năng cấp mã số vùng trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cấp mã vạch cho nông sản, mở ra cơ hội đưa nông sản địa phương vào các kênh thương mại uy tín trong nước, lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện có 300 sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3-5 sao của tỉnh được giới thiệu, bán hàng trên các sàn TMĐT.

Ông Trần Văn Hậu, chủ vườn cam 68 (xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn), bán được gần 20 tấn cam các loại, nhiều hơn 5 tấn so với năm trước nhờ tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn đưa sản phẩm lên sàn TMĐT, như ocopquangninh, tiki, sendo...

Thời gian qua tỉnh đã đẩy mạnh “phủ sóng” thanh toán không dùng tiền mặt trong tất cả các lĩnh vực, được đông đảo người dân lựa chọn, từng bước hình thành thói quen của người tiêu dùng.

Trong lĩnh vực du lịch, nhiều doanh nghiệp đã số hóa các cơ sở dữ liệu du lịch nhằm giới thiệu tài nguyên, hệ thống các nhà hàng, khách sạn, giao thông... Thông tin đầy đủ, dễ tiếp nhận trên các giao diện, mang lại tiện ích cho các nhà quản lý, kinh doanh du lịch và du khách.

Phường Yên Giang (TX Quảng Yên) gắn mã QR Code các TTHC, tạo thuận tiện cho người dân tra cứu.

Tỉnh đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Hiện tỉnh cung cấp 69,9% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 30,2% dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, tích hợp 78% lên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% TTHC đủ điều kiện được thực hiện theo quy trình “5 bước tại chỗ” và “5 bước trên môi trường điện tử”, gắn với sử dụng chữ ký số cá nhân, chứng thư số thứ hai trong TTHC; 100% thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đủ điều kiện được số hóa lưu vào kho dữ liệu của người dân trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.

Những đột phá của công nghệ số mở ra những cơ hội số của sản xuất thông minh, xã hội thông minh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Ngọc Trâm (Báo Quảng Ninh)